Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH X QUANG CỦA BỆNH PHỔI<br />
DO MYCOBACTERIUM KHÔNG LAO SO VỚI BỆNH LAO PHỔI<br />
Ở BỆNH NHÂN CÓ TRỰC KHUẨN KHÁNG ACID DƯƠNG TÍNH<br />
TRONG ĐÀM VÀ THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ LAO<br />
Nguyễn Đức Lập*, Nguyễn Hữu Lân*, Lê Tự Phương Thảo**, Lê Hồng Ngọc***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Chẩn đoán sớm và điều trị bệnh phổi do mycobacteria không lao (nontuberculous mycobacterial –<br />
NTM) và lao phổi là vấn đề quan trọng trong lâm sàng. Điều trị bệnh phổi do NTM và lao phổi khác nhau. Nhiều<br />
bệnh nhân có xét nghiệm đờm soi tìm trực khuẩn kháng axít cồn (Acid Fast Bacilli – AFB) dương được điều trị<br />
kháng lao không cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh các biểu hiện lâm sàng, kết quả X quang<br />
phổi ở bệnh phổi do NTM và lao phổi.<br />
Mục tiêu: Xác định và so sánh các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh Xquang giúp phân biệt bệnh phổi NTM từ<br />
PTB ở những bệnh nhân có xét nghiệm tìm trực khuẩn kháng acid cồn (AFB) trong đàm dương tính và thất bại<br />
điều trị.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng Tám năm 2014, chúng tôi thu<br />
nhận được 182 bệnh nhân có AFB trong đờm dương tính và thất bại điều trị lao. Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh<br />
học thực hiện trong quá trình chẩn đoán được phân tích.<br />
Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 138 bệnh nhân lao phổi và 44 bệnh nhân bệnh phổi do NTM với tuổi trung<br />
bình là 43,3 ± 15,1 năm (từ 17-80 tuổi). Ở những bệnh nhân lao phổi, tuổi trung bình là 40,7 ± 14,3 tuổi, nam /<br />
nữ = 2,9: 1; các triệu chứng thường gặp nhất là ho, khạc đờm, ho ra máu, sụt cân, sốt, khó thở, đau ngực (93,3%,<br />
59,7%, 18,1%, 16,8%, 13,8%, 10,1%, 7,9% tương ứng); tổn thương trên hình ảnh học thường gặp nhất là xơ<br />
sẹo, thâm nhiễm, tạo hang, xẹp phổi, giãn phế quản, khí phế thũng (79,7%, 71,7%, 61,6%, 32,6%, 28,9%, 10,1%,<br />
1,4%, tương ứng). Trong số 44 bệnh nhân bệnh phổi do NTM, tuổi trung bình là 51,3 ± 14,9 tuổi, nam / nữ = 1:<br />
1,6; các triệu chứng thường gặp nhất là ho, khạc đờm, ho ra máu, khó thở, đau ngực, sốt, sụt cân (81,8%, 63,6%,<br />
27,3%, 20,5%, 18,2%, 15,9%, 15,9%, tương ứng); tổn thương trên hình ảnh học thường gặp nhất là xơ sẹo, giãn<br />
phế quản, tạo hang, thâm nhiễm, nốt, xẹp phổi, khí thũng (81,8%, 65,9%, 40,9%, 40,4%, 29,5%, 22,7%, 4,5%,<br />
tương ứng); vi khuẩn thường gặp nhất bao gồm: M. fortuitum (68,2%), M. chelonaea (27,2%), M. avium<br />
(2,3%), M. abscessus (2,3%).<br />
Kết luận: Sự khác biệt trên hình ảnh CT Scan giữa bệnh phổi do NTM và lao phổi có thể giúp các bác sĩ lâm<br />
sàng và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phân biệt hai bệnh lý này ở những bệnh nhân có xét nghiệm đờm tìm AFB<br />
dương tính; tránh những tác dụng phụ và chi phí không cần thiết khi điều trị kháng lao trong vùng lưu hành lao.<br />
Từ khóa: soi AFB dương tính trong đờm, bệnh phổi do nontuberculous mycobacteria, bệnh lao phổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh<br />
***<br />
Bộ môn Lao, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Hồng Ngọc ĐT: 0908 562 040 Email: christiengoc@yahoo.com<br />
<br />
Bệnh Nhiễm 231<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPARATIVE STUDY OF CLINICAL PRESENTATION, RADIOLOGICAL FINDINGS OF NON-<br />
TUBERCULOUS MYCOBACTERIAL LUNG DISEASES AND PULMONARY TUBERCULOSIS<br />
IN PATIENTS WITH ACID FAST BACILLI SMEAR-POSITIVE SPUTUM<br />
AND TUBERCULOSIS TREATMENT FAILURE.<br />
Nguyen Đuc Lap* Nguyen Huu Lan, Le Tu Phuong Thao, Le Hong Ngoc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 – 2016: 231 - 236<br />
<br />
Background: Early diagnosis and treatment of nontuberculous mycobacterial lung diseases (NTM-LD) and<br />
pulmonary tuberculosis (PTB) are important. Treatment of NTM-LD and PTB also differs. Many patients with<br />
Acid Fast Bacilli (AFB) smear-positive sputum received unnecessary anti-tuberculosis treatment. There has been<br />
few studies compare the clinical presentation, radiological findings of NTM-LD and PTB.<br />
Objective: The aim of this study was to compare and identify the clinical presentation, radiological findings<br />
to distinguish NTM lung disease from PTB in patients with acid-fast bacilli (AFB) smear-positive sputum and<br />
tuberculosis treatment failure.<br />
Methods: From January 2009 to August 2014, we received 182 patients with acid fast bacilli smear-positive<br />
sputum and tuberculosis treatment failure. The clinical presentation, radiological findings assessed during<br />
diagnostic evaluation were analyzed.<br />
Results: The study consisted of 138 PTB and 44 NTM-LD with a mean age of 43.3 ± 15.1 years (range, 17-<br />
80 years). In patients with PTB, mean age was 40.7 ± 14.3 years, male/female = 2.9:1; the most common<br />
symptoms were cough, sputum, hemoptysis, weight loss, fever, dyspnea, chest pain (93.3%, 59.7%, 18.1%,<br />
16.8%, 13.8%, 10.1%, 7.9%, respectively); the most radiological findings were fibrotic scars, consolidations,<br />
cavities, nodules, atelectasis, bronchiectasis, emphysema (79.7%, 71.7%, 61.6%, 32.6%, 28.9%, 10.1%,<br />
1.4%, respectively). Of the 44 patients with NTM lung diseases, mean age was 51.3 ± 14.9 years, male/female =<br />
1:1.6; the most common symptoms were cough, sputum, hemoptysis, dyspnea, chest pain, fever, weight loss<br />
(81.8%, 63.6%, 27.3%, 20.5%, 18.2%, 15.9%, 15.9%, respectively); the most radiological findings were fibrotic<br />
scars, bronchiectasis, cavities, consolidations. nodules, atelectasis, emphysema (81.8%, 65.9%, 40.9%,<br />
40.4%, 29.5%, 22.7%, 4.5%, respectively); the most common species include: M. fortuitum (68.2%), M.<br />
chelonaea (27.2%), M. avium (2.3%), M. abscessus (2.3%).<br />
Conclusions: The distinction of CT Scan between NTM-LD and PTB may help radiologists and physicians<br />
to make differential diagnosis in AFB-smear positive patients and avoid unnecessary adverse effects and the<br />
related costs of anti-TB drugs in endemic areas.<br />
Keywords: AFB smear-positive sputum, nontuberculous mycobacterial lung diseases, pulmonary<br />
tuberculosis<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ từ bệnh phẩm hô hấp được khuyến khích cho<br />
chẩn đoán xác định lao phổi(3). Soi đàm tìm trực<br />
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh phổi do khuẩn kháng axit cồn (soi AFB dương) được sử<br />
mycobacteria là vấn đề lâm sàng rất quan trọng.<br />
dụng rộng rãi và là bước hiệu quả nhất để sàng<br />
Trong nhóm bệnh do Mycobacteria, lao phổi lọc ban đầu cho lao phổi. Sự hiện diện của AFB<br />
thường chủ yếu và bệnh đứng đầu trong các trong đờm chỉ cho ra một chẩn đoán sơ bộ là<br />
bệnh nhiễm trùng trên thế giới. Trong năm 2012, nhiễm mycobacteria ở phổi. Tuy nhiên, xét<br />
trên Thế Giới có 8,6 triệu người bệnh lao và 1,3 nghiệm soi AFB dương không đặc trưng cho lao<br />
triệu người chết do lao (17). Phân lập vi khuẩn lao<br />
<br />
<br />
232 Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phổi (16,13,8). Soi đàm AFB dương cũng có thể hiện ảnh học X quang lồng ngực và định danh vi<br />
diện ở vi khuẩn lao, nhưng cũng có thể hiện diện trùng, đặc điểm nhạy cảm hay đề kháng<br />
cả ở mycobacteria không lao (NTM)(1). kháng lao. Các số liệu sau khi thu thập sẽ<br />
Mycobacterium không lao (NTM) là vi sinh vật được mã hóa và nhập vào máy vi tính, sử<br />
khá phổ biến, có biểu hiện bất thường trên X dụng phần mềm Stata 10 để xử lý. Chúng tôi<br />
quang lồng ngực và có triệu chứng lâm sàng sử dụng phép kiểm Mann-Whitney để so sánh<br />
diễn tiến chậm so với lao phổi (PTB)(15).. Các tỷ lệ sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân cho các<br />
phân lập NTM ngày càng tăng dần, làm nâng biến định lượng và phép kiểm 2 để so sánh sự<br />
cao sự quan tâm đến chi phí của các thuốc chống khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm bệnh nhân<br />
lao và các tác dụng phụ không cần thiết(10,9). Kết cho các biến định tính. Thực hiện phép kiểm<br />
quả cấy đàm của bệnh nhân là xét nghiệm giúp chính xác của Fisher (Fisher’s Exact Test) nếu<br />
chẩn đoán phân biệt lao phổi và NTM. Các xét có trên 20% số ô trong bảng chéo có tần số<br />
nghiệm về hình ảnh học như chụp cắt lớp vi tính mong đợi nhỏ hơn 5. Chúng tôi đánh giá ảnh<br />
(CT Scan) có tính năng hữu ích để giúp chẩn hưởng cùng lúc của các biến độc lập lên biến<br />
đoán lao phổi và NTM trước khi có kết quả cấy phụ thuộc là bệnh phổi do NTM hay lao phổi<br />
mycobacteria định danh vì tính sẵn có và thời bằng phân tích hồi quy logistic. Tất cả các<br />
gian thực hiện ngắn(7). Mục tiêu của nghiên cứu phương pháp kiểm định giả thuyết được thực<br />
này là so sánh và xác định các đặc điểm CT Scan hiện bằng cách sử dụng kiểm định 2 đuôi<br />
ngực giúp phân biệt bệnh phổi do NTM và lao (two-sided alternatives). Ngưỡng ý nghĩa là<br />
phổi ở bệnh nhân AFB đờm dương. 0,05 (p < 0,05) để chấp nhận hay bác bỏ giả<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP thuyết thống kê.<br />
<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả loạt KẾT QUẢ<br />
lâm sàng các trường hợp bệnh nhân đến khám Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong<br />
và điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ nghiên cứu là 43,3 ± 15,1, của bệnh nhân bệnh<br />
tháng 1 năm 2009 đến tháng 8 năm 2014, có xét phổi do NTM là 51,3 ± 14,9, của bệnh nhân lao<br />
nghiệm AFB trong đàm dương tính và có tiền phởi là 40,7 ± 14,3, sự khác biệt của 2 tuổi trung<br />
căn ghi nhận thất bại điều trị lao. Tất cả bệnh bình này có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nam nữ<br />
nhân đều được thực hiện xét nghiệm cấy đàm trong nhóm bệnh nhân bệnh phổi do NTM là 1 :<br />
định danh vi trùng và làm kháng sinh đồ. Tất 1,6, còn ở bệnh nhân lao phổi 2,9 : 1, sự khác biệt<br />
cả bệnh nhân đều được ghi nhận đặc điểm này có ý nghĩa thống kê.<br />
nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng, hình<br />
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi do NTM và lao phổi<br />
Triệu chứng lâm sàng Bệnh phổi do NTM (n = 44) Lao phổi (n = 138) p<br />
Không triệu chứng 04 9,1% 04 3,0% 0,098<br />
Đau ngực 08 18,2% 11 7,9% 0,054<br />
Ho 36 81,8% 125 93,3% 0,113<br />
Khạc đàm 28 63,6% 80 59,7% 0,537<br />
Ho ra máu 12 27,3% 25 18,1% 0,189<br />
Khó thở 09 20,5% 14 10,1% 0,073<br />
Sốt 07 15,9% 19 13,8% 0,724<br />
Sụt cân 07 15,9% 23 16,7% 0,906<br />
Bệnh nhân bệnh phổi do NTM và lao phổi có nghĩa thống kê. Các triệu chứng của bệnh nhân<br />
ho là triệu chứng thường gặp nhất. Khi so sánh bệnh phổi do NTM và bệnh nhân lao phổi biểu<br />
sự khác biệt tỷ lệ các triệu chứng giữa 2 nhóm, hiện giống nhau.<br />
chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt có ý<br />
<br />
<br />
Bệnh Nhiễm 233<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
Bảng 2: Tổn thương phổi trên X quang lồng ngực của bệnh nhân bệnh phổi do NTM và lao phổi<br />
Bệnh phổi do NTM Lao phổi Tổng cộng<br />
Tổn thương X quang P<br />
(n = 44) (n = 138) (n = 182)<br />
Tạo hang 13 29,5% 85 61,6% 98 50,5% < 0,001<br />
Giãn phế quản 29 65,9% 14 10,1% 43 23,6% < 0,001<br />
Xơ hóa 36 81,8% 118 79,7% 146 80,2% 0,760<br />
Nốt 10 22,7% 45 32,6% 55 30,2% 0,214<br />
Thâm nhiễm 18 40,9% 99 71,7% 117 64,3% < 0,001<br />
Xẹp phổi 08 18,2% 40 28,9% 48 26,4% 0,157<br />
Kén khí phổi 02 4,5% 02 1,4% 04 2,2% 0,247<br />
Tổn thương dạng xơ hóa trên hình ảnh học giãn phế quản, thâm nhiễm sự khác biệt tỷ lệ<br />
thường gặp nhất ở cả 2 nhóm bệnh nhân bệnh giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; xơ<br />
phổi do NTM và bệnh nhân lao phổi. Khi so hóa, nốt, xẹp phổi, khí phế thủng/ kén khí sự<br />
sánh tỷ lệ các dạng tổn thương phổi giữa 2 nhóm khác biệt tỷ lệ giữa 2 nhóm không có ý nghĩa<br />
bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận kết quả: tạo hang, thống kê với p > 0,05.<br />
Bảng 3: Phân tích hồi quy logistic<br />
Biến số B OR KTC 95% P<br />
Giới (nữ) 1,588 4,896 2,285 – 10,487 < 0,001<br />
Tuổi 0,049 1,050 1,024 – 1,077 < 0,001<br />
Tạo hang -0,969 0,379 0,154 – 0,936 0,035<br />
Giãn phế quản 2,797 16,289 6,240 – 43,0045 < 0,001<br />
Nốt -0,432 0649 0,238 – 1,770 0,399<br />
Thâm nhiễm -1,566 0,209 0,081 – 0,537 0,001<br />
Xẹp phổi 0,019 1,020 0,363 – 2,863 0,971<br />
Khí phế thũng/ kén khí 1,413 4,109 0,262 – 64,511 0,315<br />
Đau ngực 1,062 2,892 1,015 – 8,234 0,047<br />
Ho -0,805 0,447 0,161 – 0,242 0,123<br />
Ho ra máu 0,711 2,037 0,891 – 4,658 0,092<br />
Khó thở 1,149 3,155 1,203 – 8,274 0,020<br />
Các biến được đưa vào phân tích hồi quy hồi quy logistic đánh giá sự tương quan của tuổi<br />
logistic, chúng tôi ghi nhận giới nữ, tuổi, tổn với bệnh phổi do NTM, kết quả là có sự tương<br />
thương dãn phế quản (trên hình ảnh học), triệu quan thuận, chúng tôi kết luận rằng nếu tuổi<br />
chứng ho, khó thở có tương quan thuận với bệnh bệnh nhân tăng lên 1 có nguy cơ bệnh phổi do<br />
phổi do NTM; tổn thương dạng tạo hang và NTM tăng lên 1,050 lần. Trong nghiên cứu của<br />
thâm nhiễm (trên hình ảnh học) có tương quan Brian và cs, tác giả kết luận tuổi tương quan<br />
nghịch với bệnh phổi do NTM. ngược với lao phổi với OR = 0,95 (KTC 95% =<br />
0,93 – 0,98, p < 0,01), như vậy tuổi bệnh nhân<br />
BÀN LUẬN<br />
giảm xuống 1 thì nguy cơ lao phổi tăng lên 1/0,95<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi quan sát = 1,052 lần. Theo nghiên cứu của Kundu và cs,<br />
trên 206 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận tuổi tác giả ghi nhận tuổi trung bình của bệnh nhân<br />
trung bình 43,3 ± 15,1 tuổi (từ 17 đến 80 tuổi), bệnh phổi do NTM (46,5 tuổi) cao hơn tuổi trung<br />
bệnh nhân bệnh phổi do NTM có tuổi trung bình bình của bệnh nhân lao phổi (32,7 tuổi), nhưng<br />
là 51,3 ± 14,9 tuổi, bệnh nhân lao phổi có tuổi tác giả không đánh giá sự khác biệt tuổi trung<br />
trung bình là 40,7 ± 14,3 tuổi. Khi so sánh sự khác bình của 2 nhóm. Với nghiên cứu của Jarad và<br />
biệt tuổi trung bình của 2 nhóm bệnh nhân này, cs, tác giả cũng đã kết luận bệnh nhân bệnh phổi<br />
chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống do NTM lớn tuổi hơn bệnh nhân lao phổi với<br />
kê với p < 0,01. Khi đưa biến tuổi vào phân tích tuổi trung vị lần lượt là 58 tuổi và 45 tuổi, tác giả<br />
<br />
<br />
234 Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chỉ ghi nhận có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê cũng thường hay gặp trên bệnh nhân lao phổi.<br />
tuổi của 2 nhóm bệnh nhân, nhưng tác giả lại Do biểu hiện lâm sàng gần như giống nhau, nên<br />
không đánh giá sự tương quan của tuổi đối với chúng tôi không thể dựa vào các dấu hiệu lâm<br />
bệnh phổi do NTM(1). Nghiên cứu của Shahram sàng để dự đoán bệnh nhân có thể bệnh phổi do<br />
và cs cũng ghi nhận bệnh phổi do NTM cũng NTM hay lao phổi(4,6,14).<br />
thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi hơn với<br />
Chúng tôi ghi nhận biến tổn thương tạo<br />
tuổi trung bình cao hơn bệnh nhân lao phổi<br />
hang, giãn phế quản, thâm nhiễm có sự tương<br />
(51,57 tuổi so với 44,86 tuổi). Tuy nhiên, tác giả<br />
quan với bệnh phổi do NTM với p < 0,05. Trong<br />
không đánh giá sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
đó, tổn thương tạo hang và thâm nhiễm có sự<br />
hay không.<br />
tương quan nghịch. Chúng tôi kết luận bệnh<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam<br />
nhân có tổn thương dạng giãn phế quản có nguy<br />
nữ trong nhóm bệnh nhân bệnh phổi do NTM là<br />
cơ bệnh phổi do NTM tăng lên 16,289 lần; bệnh<br />
1 : 1,6, bệnh nhân lao phổi là 2,9 : 1, sự khác biệt<br />
nhân không có tổn thương dạng tạo hang có<br />
giữa tỷ lệ nữ giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê.<br />
nguy cơ bệnh phổi do NTM tăng lên 1/0,379 =<br />
Từ đây, chúng tôi đưa biến giới tính vào mô<br />
2,64 lần; bệnh nhân không có tổn thương dạng<br />
hình phân tích hồi quy logistic, kết quả chúng tôi<br />
thâm nhiễm có nguy cơ bệnh phổi do NTM tăng<br />
ghi nhận giới nữ có mối tương quan với bệnh<br />
lên 1/0,209 = 4,78 lần. Theo nghiên cứu của Brian<br />
phổi do NTM với OR = 4,896 (KTC 95% = 2,285 –<br />
và cs, khi so sánh mối tương quan của dạng tổn<br />
10,487, p < 0,001). Nghiên cứu của Brian và cs, tác<br />
thương phổi dựa trên X quang lồng ngực với lao<br />
giả đã xét mối tương quan của giới nam với bệnh<br />
phổi, tác giả ghi nhận tổn thương phổi dạng tạo<br />
lao phổi, và kết luận bệnh nhân là giới nam thì<br />
hang có nguy cơ lao phổi tăng lên 2,7 lần (KTC<br />
nguy cơ lao phổi tăng lên 1,6 lần (KTC 95% = 1,2<br />
95% = 1,3 – 5,3, p < 0,01) và dạng thâm nhiễm có<br />
– 2,2, p < 0,01), tác giả đã kết luận giới nam là yếu<br />
nguy cơ lao phổi tăng lên 1,6 lần (KTC 95% = 1,3<br />
tố nguy cơ của bệnh lao. Nghiên cứu của<br />
– 1,9, p < 0,01). Nghiên cứu của Kisembo và cs<br />
Martien và cs trên 3.479 bệnh nhân lao phổi tại<br />
cũng ghi nhận tương tự với tổn thương phổi<br />
Hà Lan, tác giả cũng nhận thấy bệnh nhân lao<br />
dạng tạo hang ở phổi có nguy cơ lao phổi tăng<br />
phổi thường gặp ở nam chiếm ưu thế 65% (11).<br />
lên 2,58 lần (KTC 95% = 1,42 – 4,70, p = 0,001) và<br />
Nghiên cứu của Griffith và cs cũng cho thấy<br />
dạng thâm nhiễm có nguy cơ lao phổi tăng lên<br />
bệnh nhân bệnh phổi do NTM chủ yếu là nữ<br />
3,85 lần (KTC 95% = 2,53 – 5,87, p < 0,01). Kết quả<br />
giới chiếm tỷ lệ 65%(5). Từ các kết quả được<br />
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận<br />
nêu trên, chúng tôi kết luận nữ có nguy cơ<br />
của Brian và cs, Kisembo và cs. Khi gặp tổn<br />
bệnh phổi do NTM, trong khi nam là yếu tố<br />
thương tạo hang hoặc thâm nhiễm trên X quang<br />
nguy cơ của lao phổi.<br />
lồng ngực và/ hoặc CT Scanner lồng ngực, bệnh<br />
Các biến triệu chứng lâm sàng khi so sánh nhân có khả năng cao bị lao phổi. Nghiên cứu<br />
giữa 02 nhóm bệnh nhân bệnh phổi do NTM và của Prevot và cs tại Hoa Kỳ từ năm 2004 đến<br />
bệnh nhân lao phổi thỏa điều kiện p < 0,25 được năm 2006, về đặc điểm hình ảnh học dựa trên X<br />
đưa vào phân tích hồi quy logistic nhằm đánh quang lồng ngực và CT Scanner lồng ngực của<br />
giá mối tương quan với bệnh phổi do NTM. Kết 151 bệnh nhân, tác giả ghi nhận bệnh phổi do<br />
quả là các biến triệu chứng lâm sàng không mối NTM có tổn thương phổi dạng nốt chiếm ưu thế<br />
có tương quan với bệnh phổi do NTM (p > 0,05). với 89 bệnh nhân (58,9%), giãn phế quản 60 bệnh<br />
Chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân bệnh phổi nhân (39,7%), tổn thương tạo hang chỉ ghi nhận<br />
do NTM thường có triệu chứng như ho, khac trên 09 bệnh nhân (8,5%)(12).<br />
đàm, mệt mỏi, sốt, sụt cân, các triệu chứng này<br />
<br />
<br />
Bệnh Nhiễm 235<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
5. Griffith DE, Aksamit T, Brown-Elliott BA, et al. (2013),<br />
KẾT LUẬN<br />
“Treatment of non-tuberculous mycobacterial infections of the<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu lung in HIV-negative patients”, Up to date.<br />
6. Huang JH, Kao PN, Adi V, et al. (1999), “Mycobacterium<br />
là 43,3 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân bệnh avium-intracellulare pulmonary infection in HIV-negative<br />
phổi do NTM là 51,3 tuổi lớn hơn tuổi trung bình patients without preexisting lung disease: diagnostic and<br />
management limitations”. Chest, 115, pp.1033-1040.<br />
của bệnh nhân lao phổi là 40,7 tuổi, sự khác biệt<br />
7. Jeong YJ, Lee KS, Koh WJ, Han J, Kim TS, Kwon OJ (2004),<br />
có ý nghĩa thống kê. Tuổi tăng lên 1 có nguy cơ "Nontuberculous mycobacterial pulmonary infection in<br />
bệnh phổi do NTM tăng lên 1,050 lần. immunocompetent patients: comparison of thin-section CT<br />
and histopathologic findings", Radiology, 231:880-886.<br />
Tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu, nam : nữ = 8. Maiga M, Siddiqui S, Diallo S, Diarra B, Traoré B, Shea YR,<br />
1,7 : 1. Bệnh nhân bệnh phổi do NTM, tỷ lệ nam : Zelazny AM, Dembele BP, Goita D, Kassambara H,<br />
Hammond AS, Polis MA, Tounkara A (2012), Failure to<br />
nữ = 1 : 1,9. Bệnh nhân lao phổi, tỷ lệ nam : nữ = recognize nontuberculous mycobacteria leads to misdiagnosis<br />
2,6 : 1. Sự khác biệt tỷ lệ nam nữ giữa 2 nhóm có of chronic pulmonary tuberculosis. PLoS One 7:e36902<br />
ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân là nữ có nguy cơ 9. Marras TK, Chedore P, Ying AM, Jamieson F (2007), "Isolation<br />
prevalence of pulmonary non-tuberculous mycobacteria in<br />
bệnh phổi do NTM tăng lên 4,896 lần. Ontario, 1997–2003", Thorax 2007, 62:661-666<br />
Không có sự khác biệt các dấu hiệu lâm sàng 10. Marras TK, Daley CL (2002), "Epidemiology of human<br />
pulmonary infection with nontuberculous mycobacteria",<br />
giữa bệnh nhân bệnh phổi do NTM và bệnh Clin. Chest. Med. 2002, 23:553-567<br />
nhân lao phổi. Các triệu chứng lâm sàng không 11. Martien W. Borgdorff, Nico J. D. Nagelkerke, Petra E. W. de<br />
Haas and Dick van Soolingen (2001), “Transmission of<br />
có tương quan với bệnh phổi do NTM.<br />
Mycobacterium tuberculosis Depending on the Age and Sex<br />
Tổn thương tạo hang, giãn phế quản, thâm of Source Cases”, Am J Epidemiol;154:934–43<br />
nhiễm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 12. Prevots R D, Shaw PA, Strickland D, et al. (2010), “Non-<br />
tuberculous Mycobacterial Lung Disease Prevalence at Four<br />
nhóm bệnh nhân. Bệnh nhân có tổn thương Integrated Health Care Delivery Systems”. Am J Respir Crit<br />
dạng giãn phế quản có nguy cơ bệnh phổi do Care Med, Vol 182. pp 970–976<br />
13. Tuberculosis Division, International Union against<br />
NTM tăng lên 16,289 lần; bệnh nhân không có<br />
Tuberculosis and Lung Disease (2005), "Tuberculosis<br />
tổn thương dạng tạo hang có nguy cơ bệnh phổi bacteriology-priorities and indications in high prevalence<br />
do NTM tăng lên 2,64 lần; bệnh nhân không có countries: position of the technical staff of the tuberculosis<br />
division of the International Union against Tuberculosis and<br />
tổn thương dạng thâm nhiễm có nguy cơ bệnh Lung Disease", Int J Tuberc Lung Dis 2005, 9:355-361<br />
phổi do NTM tăng lên 4,78 lần. 14. Van Ingen J, Bendien SA, de Lange WCM, et al. (2009),<br />
“Clinical relevance of Non-tuberculous mycobacteria isolated<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO in the Nijmegen-Arnhem region, The Netherlands”.<br />
1. Al Jarad N, Demertzis P, Jones DJ, et al. (1996), “Comparison Thorax;64(6):502–506<br />
of characteristics of patients and treatment outcome for 15. Woodring JH, Vandiviere HM (1990), "Pulmonary disease<br />
pulmonary non-tuberculous mycobacterial infection and caused by nontuberculous mycobacteria", J. Thorac<br />
pulmonary tuberculosis”. Thorax; 51:137-139 Imaging 1990.<br />
2. American Thoracic Society (2000), "Diagnostic standards and 16. World Health Organization (2009), Treatment of<br />
classification of tuberculosis in adults and children", Am J tuberculosis: guidelines for national programmes, 4th<br />
Respir Crit Care Med, 161:1376-1395 edition.<br />
3. Blumberg HM, Burman WJ, Chaisson RE, et al. (2003), 17. World Health Organization (2013), Global tuberculosis report<br />
"American Thoracic Society, Centers for Disease Control and 2013.<br />
Prevention and the Infectious Diseases Society: American<br />
Thoracic Society/Centers for Disease Control and<br />
Prevention/Infectious Diseases Society of America: treatment Ngày nhận bài báo: 20/11/2015<br />
of tuberculosis", Am J Respir Crit Care Med, 167:603-662 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015<br />
4. Griffith DE, Aksamit T, Brown-Elliott BA, et al. (2007), “An<br />
official ATS/IDSA statement: diagnosis, treatment, and Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br />
prevention of non-tuberculous mycobacterial diseases”. Am J<br />
Respir Crit Care Med, 175, pp.367-416.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
236 Chuyên Đề Nội Khoa II<br />