Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
lượt xem 1
download
"Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên ra đời trong thời kì miền Bắc đang náo nức, khẩn trương xây dựng cuộc đời mới vào những năm đầu thập niên 1960. Bài thơ là sự thể hiện tiếng lòng sôi nổi, say mê, hân hoan của nhà thơ cùng khát vọng lên Tây Bắc, về với mọi miền Tổ Quốc, trở về với nhân dân. Bài thơ cũng cho thấy mối quan hệ độc đáo giữa cá nhân với cuộc đời, giữ nhà văn với hiện thực, giữa nhà thơ với khát vọng lên đường cháy bỏng. Để cảm nhận rõ hơn về bài thơ, mời bạn đọc tham khảo tài liệu Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
VĂN MẪU LỚP 12 BÌNH GIẢNG BÀI THƠ TIẾNG HÁT CON TÀU CỦA CHẾ LAN VIÊN BÀI MẪU SỐ 1: Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên được rút ra từ tập thơ “Ánh sáng và phù sa”, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945. Bài thơ là tiếng lòng của một người con, người chiến sĩ, là lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, với đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy con đường soi sáng cho những tác phẩm của mình – đó là đời sống nhân dân và đất nước. Bài thơ có một lời đề từ bằng khổ thơ bốn câu: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu” Cả Tổ quốc đều rộn ràng, nhộn nhịp xây dựng cuộc sống mới cùng Tây Bắc. Không cần ở tại nơi ấy, cùng bà con xây dựng đất nước, những một lòng vẫn nhớ về Tây Bắc, Tây Bắc luôn ở trong tim. Lời đề từ của bài thơ như tiếng lòng của một người con đã đi xa nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về Tây Bắc. Bài thơ mở đầu bằng lời thúc giục: “ Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi ,sao chửa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay dạt dào đã chính trái đầu xuân Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương” Những lời giục giã nhân vật “anh”, cũng là đại biểu cho những người đang loay hoay với cái tôi nhỏ bé, chưa tìm được lí tưởng của mình, cũng như đang giục giã chính mình. Đi đi, lên tàu đi, lên Tây Bắc đi, bởi vì “Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”.Đã đi rất nhiều, rất xa, đã trăn trở , rồi cuối cùng nhận ra, về Tây Bắc đi, để “gặp lại Mẹ yêu thương”. Đoạn thơ tiếp theo là tất cả những kỉ niệm mà tác giả đã có ở nơi Tây Bắc: “ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ …. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” Đoạn thơ thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của một người con đã đi xa nay được trở về với Tây Bắc. Tác giả so sánh việc được trở lại với nhân dân như “nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa”, “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”, “chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa”. Những hình ảnh thật đẹp, nhưng cũng thật gần gũi. Về với nhân dân, là về với cội nguồn, về với nơi nuôi dưỡng tâm hồn, là thuận theo những gì tự nhiên nhất. Về với nhân dân, là khát vọng sau bao tháng ngày đợi chờ. Niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân còn được thể hiện qua những hình ảnh, những con người cụ thể. Là nhớ người anh du kích, thằng em liên lạc, những người không tiếc xương máu để hoàn thành nhiệm vụ, những người luôn quan tâm đến đồng đội, hơn chính bản thân mình. Là mế với ơn nuôi sâu sắc, cả đời người chiến sĩ ấy cũng không thể nào quên. Nhớ con người, nhớ luôn cả cảnh vật nơi đây. Nhớ những ngày sương giăng mây phủ đầy trời. Nỗi niềm nhớ thương sâu sắc đã đúc kết lại thành triết lí sâu sắc: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” Trong mạch cảm xúc nhớ nhung, tác giả đột ngột chuyển sang một thứ cảm xúc khác, đó là tình yêu: “ Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét …. Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương” Tình yêu của nhà thơ thật đẹp, thật thiêng liêng nhưng cũng thật gần gũi. Tình yêu cũng có một sức mạnh thật lớn, làm cho “đất lạ hóa quê hương”. Kết lại, vẫn là lòng yêu miền đất Tây Bắc ấy, có tình yêu là chất xúc tác, những con người ấy càng thêm yêu Tây Bắc. Đoạn kết bài thơ là khúc hát lên đường gợi lại khí thế hừng hực: “ Đất nước gọi hay lòng ta gọi … Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân” Là lời giục giã của đất nước, hay chính là tiếng lòng của một con người mong mỏi về với nhân dân, với Tây Bắc. Nỗi nhớ đã thôi thúc khát vọng trở về. Những hình ảnh đẹp như tương lai, như tưởng tượng của nhà thơ về Tây Bắc, về những ngày tươi sáng đang chờ. Bài thơ đầy chất trí tuệ nhưng cũng dạt dào cảm xúc, là một bài thơ tiêu biểu đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Chế Lan Viên. Không chỉ thế, bài thơ còn là tiếng lòng của một người con khi được trở về với nhân dân, với đất nước, tìm được lí tưởng và nguồn nuôi dưỡng cho hồn thơ của mình. BÀI MẪU SÔ 2: Chế Lan Viên là nhà thơ để lại cho hậu thế số lượng thơ lớn, thơ của ông rất dễ đi vào lòng người. Những câu thơ với âm hưởng mượt mà như những làn điệu trữ tình mà sâu sắc mà cũng mang chất giọng lạ táo bạo và đầy trí tuệ. “ Tiếng hát con tàu” là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về nguồn cội khi đã hóa thân “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.Nhà thơ ý thức rõ nhiệm vụ của người cầm bút và hướng tới cuộc sống mới bằng một tâm hồn khát khao mãnh liệt qua Tiếng hát con tàu. Những kí ức những khát khao bùng cháy với miền Tây Bắc “Xứ thiêng liêng rừng núi hóa anh hùng”, những kỉ niệm ngày nào về tình nghĩa dân quân cả nước lại được sống dậy trong tâm tư tác giả. ”, nhớ mế: “Năm con đau mế thức một mùa dài". Nhân dân được hiện ra trong quầng sáng ấp ám của nghĩa tình ruột thịt, đây là những người anh với “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, Nhà thơ nhớ “thằng em liên lạc", “người anh du kích những người mẹ “lửa hồng soi tóc bạc” đã hết lòng cưu mang đùm bọc che chở tác giả trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó còn có những người mẹ, người anh không là “núm ruột rứt ra”, nhưng tấm lòng của nhân dân đáng quý đáng trọng đến dường nào!những tình cảm tha thiết được tác giả gửi gắm qua tác phẩm và từng câu chữ. Nỗi nhớ của tác giả hiện hữu với những hình ảnh đặc trưng của miền Tây Bắc, đó là nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương. Trong đó vẫn những giọng điệu rất quen đầy gợi cảm và của suy tưởng, câu thơ ngỡ như rất lạ mà vẫn đậm đà nỗi nhớ về Tây Bắc, tác giả dẫn người đọc có dịp trải lòng. Nỗi nhớ từ những hình ảnh cụ thể được khái quát và bất ngờ nhân lên thành một chân lí: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Đây là hai câu thơ hay nhất và đúng là một chân lí dung dị và sâu sắc nhất. Nhẹ như không “hình tượng thơ trong đoạn thơ trên đã vận động từ cảm xúc đến suy tưởng. Từ những tình cảm nhớ thương mảnh đất con người, tác giả đã nâng cảm xúc lên thành một suy nghĩ. Đất là nơi vô tri vô giác nhưng khi con người gắn bó với nó thì nó cũng là một mảnh hồn của chính con người chúng ta. Đi xa thì phải nhớ phải thương. Đoạn thơ trên có cái gì đó thật mông lung, mơ hồ như một thứ trái chín đỏ lấp ló giữa vườn xanh gợi cho ta biết bao háo hức, suy tưởng. Điều đó khiến người đọc như cùng chung dòng tâm tưởng của nhà thơ nhớ về những miền đất đã qua và đã sống, nhớ về những con người tuy “không phải hòn máu cắt” nhưng “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Phải chăng chính sợi dây nghĩa tình ấy đã làm sống lại mảnh đất ngỡ như vô tri mà: Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở. Chính nghĩa tình sâu nặng dân quân đã hóa thân vào mảnh đất khiến cho nó cũng có tâm hồn: Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Không những thế mạch thơ đang vận động một cách đều đặn theo dòng suy tường đột nhiên bị chặn đứng lại bởi nỗi nhớ “bỗng” tràn về. Nhà thơ dành hẳn một đoạn thơ để viết cho “em”: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoa quê hương. Đoạn thơ như một nốt đệm rất lạ sang ngang dòng tâm tưởng. Vâng, lạ ngay từ câu đầu: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét. Câu thơ dường như có cái gì đó phi logic nhưng vẫn rất đúng với tình yêu. Và để minh chứng thêm cho điều đó nhà thơ đưa ra một loạt so sánh về tình yêu giữa anh và em như “Đông về nhớ rét” như “cánh kiến hoa vàng” như “xuân đèn chim rừng lông trở biếc”. Giữa muôn vàn định nghĩa về tình yêu phải chăng Chế Lan Viên đang tìm cho mình một định nghĩa mới về tình yêu? Phải chăng nhà thơ đang định nghĩa tình yêu thông qua những so sánh táo bạo đầy bất ngờ. Cái rét đầu mùa anh rét xa em Đêm nay lạnh chăn chia làm hai nửa Nửa đắp cho em ở vùng biển lạnh Nửa đắp cho mình ớ phía không em. Khi tình yêu đến một cách bất ngờ chữ “bỗng”thể hiện nỗi nhớ mà nỗi nhớ đã thiết tha như thật. Và cái giây phút “bỗng” ấy đã giúp họ tìm thấy nhau và tìm thấy chính mình.Tình yêu bỗng hiện ra lung linh sắc màu, giản dị mà thiêng liêng đến nhường nào. Và chính tình yêu ấy khiến Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
14 p | 550 | 88
-
Bình giảng bài thơ Tiếng Hát con tàu của Chế Lan Viên (3)
10 p | 457 | 69
-
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
7 p | 608 | 66
-
Bình giảng đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
15 p | 351 | 41
-
Bình giảng đoạn thơ sau bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (2)
7 p | 323 | 39
-
Hãy bình giảng đoạn thơ sau, trong bài Việt Bắc của Tố Hữu (2)
10 p | 255 | 32
-
Tài liệu: Bình giảng đoạn thơ trong“Việt Bắc” của Tố Hữu
19 p | 186 | 23
-
Cảm nhận 10 câu đầu bài thơ Việt bắc của Tố hữu
8 p | 212 | 10
-
Giáo án tiếng việt lớp 5 - Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH
5 p | 212 | 7
-
Lá ngụy trang biếc xanh của Chính Hữu
5 p | 195 | 6
-
Tổng hợp 6 bài bình giảng khổ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
16 p | 93 | 4
-
Tài liệu tham khảo ôn thi: TIẾNG HÁT CON TÀU
9 p | 51 | 2
-
Bình giảng khổ thơ 5 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
10 p | 71 | 1
-
Bình giảng khổ thơ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
15 p | 90 | 1
-
Bình giảng khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
8 p | 54 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn