intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình giảng khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tiếng hát con tàu" là bài thơ cho năng lực sáng tạo dồi dào, bất tận của nhà thơ lớn. Bài thơ được mở đầu với 4 câu thơ đề từ có ý nghĩa nêu lên cảm hứng chủ đạo. Sự độc đáo của khổ thơ đề từ chính là ở chỗ đã khái quát tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ trong bài Tiếng hát con tàu. Trong bài thơ, có nhiều hình tượng mang tính tượng trưng. Các hình tượng ấy hoặc sẽ được mở rộng, phát triển, hoặc sẽ làm phong phú thêm cho các hình tượng ở khổ thơ này: con tàu, tiếng hát, Tây Bắc. Mời bạn đọc tham khảo 3 bài viết mẫu để cảm nhận rõ hơn về khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình giảng khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

VĂN MẪU LỚP 12 BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ ĐỀ TỪ TRONG BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU CỦA CHẾ LAN VIÊN BÀI MẪU SỐ 1: Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới 1930- 1945. Sau này ông tham gia cách mạng và trở thành nhà thơ lớn của nền thơ hiện đai. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1 – 1996). Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh tài hoa. Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ đặc sắc của ông, rút từ tập Ánh sáng và phù sa – 1960. Tiếng hát con tàu là hình ảnh có tính chất biểu tượng – biểu tưởng cho con tàu tâm tưởng, cất tiếng hát về lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, Đất nước; đó còn là tiếng hát của một tâm hồn thơ đã giác ngộ được một chân lẽ sống, chân lý nghệ thuật: Hãy trở về với Đất nước, nhân dân, cội nguồn sáng tạo thơ ca chân chính. Chủ đề của bài thơ trên hầu như được kết tinh ở bốn câu thơ đề từ: Tày Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu? Những câu thơ "đề từ” thường có ý nghĩa đặc biệt đối với một tác phẩm văn học. Nó nêu rõ ý đồ nghệ thuật và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, một bài thơ mang đậm cảm xúc không gian, vũ trụ, đất nước đã được đề từ bằng câu thơ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Đối với bài thơ Tiếng hát con tàu, mấy câu thơ đề từ trên cũng có ý nghĩa nêu lên cảm hứng chủ đạo. Với phong cách trí tuệ độc đáo, ngay câu thơ mở đầu, Chế Lan Viên đã tạo nên được một câu thơ đặc sắc: "Một câu hỏi để xoáy sâu vào tâm hồn người đọc. Tây Bắc ư?" và một câu trả lời rất hàm súc đầy tính chất khẳng định "Có riêng gì Tây Bắc" mà bất kỳ một vùng đất nào của Tổ quốc, nơi đã để lại nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa yêu thương trong kháng chiến chống Pháp; nơi có cuộc sống cần lao của nhân dân; nơi đang mong đợi những cánh tay và tấm lòng đến khai phá dựng xây. Tố Hữu ngày ấy cũng đã viết: Đi ta đi! Khai phá rừng hoang. Hỏi núi non cao đau sắt đau vàng? … Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy … Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì Tên Đất nước reo vui bao tiếng gọi… Và một khi nhà thơ – người nghệ sĩ – công dân đã cảm nhận hết được tình yêu và trách nhiệm của mình là phải đóng góp vào sự nghiệp xây dựng kiến thiết Tổ quốc bằng những sáng tác nghệ thuật "miêu tả chân thật và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới”, thì lúc đó tâm hồn nhà thơ đã "hóa nhũng con tàu" náo nức trong hành trình về Tây Bắc, về với đất nước, về với cuộc sống dựng xây cần lao và anh dũng của nhân dân. Cuộc sống xây dựng cần lao và anh dũng ấy là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Ở đây nhà thơ đã khẳng định vai trò của hiện thực khách quan đối với nghệ thuật. Một nhà văn hiện thực Nga thế kỷ 19 đã khẳng định "cái đẹp là cuộc sống". Hiện thực đời sống là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác, là đối tượng, là chất liệu; từ đó làm nên các sáng tác văn nghệ: Vì thế mà nhìn trông bạn trẻ hơn 10-15 tuổi! Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi Còn một nửa cho mùa thu làm lấy Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh, nhưng nó là mùa (Chế Lan Viên) “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi, hãy nhặt những chữ của đời mà góp lên trang" Nhưng nghệ thuật không phải tự dưng đến với nhà thơ nghệ sĩ. Nó chỉ có thể nảy sinh, khi nghệ sĩ chân thành đón nhận và hòa nhập với cuộc đời. Khi tiếng hát con tàu tâm tưởng của nhà thơ hòa nhập với tiếng hát rộn ràng không khí xây dựng "bốn bề" của Tổ quốc, thì cũng chính là lúc người nghệ sĩ có thể soi vào tâm hồn mình mà thấy cả đất nước, cả cuộc đời rộng lớn: "Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?". Cuộc đời rộng lớn sẽ ùa vào thế giới cá nhân và chuyển hóa thành máu thịt tâm hồn cá nhân ấy, kết tinh thành tác phẩm nghệ thuật. Ở trong bài thơ Chế Lan Viên cũng khẳng định: "Chẳng có thơ đâu giữ lòng đóng khép". Trước các mạng, thời "Điêu tàn", Chế Lan Viên chỉ soi vào mình nên chỉ thấy bóng mình mà không nhìn thấy Tổ quốc, nhân dân. Đừng quên nỗi chua cay một thời thơ ấy Tổ quốc trong lòng có cũng như không Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng. Còn giờ đây hồn thơ ông đã "thoát khỏi phòng nhỏ bé", "lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông", thì hình ảnh cuộc đời, đất nước mới được tượng hình trong thơ ông: Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào. Thấy trời núi nghìn sông diễm lệ Như vậy là nhà thơ đã ý thức được một cách rõ ràng vai trò quyết định của hiện thực đời sống, song cũng không hề coi nhẹ vai trò của chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng xuất phát từ một thôi thúc của nội tâm, từ khát vọng của nhà văn muốn thế hiện trong tác phẩm những tâm tư, tình cảm, cá tính, phong cách của mình. Lao động nghệ thuật mang tính đặc thù so với một số ngành lao động khác. Nó đòi hỏi phải có ngọn lửa từ bên trong, phải có sự thôi thúc của nội tâm. Vì thế những câu thơ tưởng như có sự trái ngược, mâu thuẫn "lòng ta đã hóa những con tàu" rồi "tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?". Những câu thơ ấy rất hợp lý thống nhất một cách chặt chẽ trong quy luật tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Đúng là chủ thể và khách thể, ngoại cảnh và nội tâm, hướng ngoại và hướng nội. Tất cả đều có thế tìm thấy sự hòa hợp thống nhất trong hình ảnh thơ giản dị mà rất sâu sắc của Chế Lan Viên. Câu thơ của ông cất lên như một sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước một phát hiện về chân lý sáng tạo nghệ thuật… Còn câu thơ "Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát", chỉ có mấy chữ nhưng đã tái hiện được một cách khá chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống xây dựng lúc bấy giờ. Có riêng gì Tây Bắc mới náo nức không khí xây dựng mà cả miền Bắc lúc bấy giờ đều lên tiếng hát xây dựng. Ở nơi này là "Lúa chín rì rào"; ở nơi kia là "ngói đỏ trăm ga”, đâu đâu cũng "mặt đất nồng nhựa nóng cần lao". Thơ của Chế Lan viên là tiếng lòng của tác giả. Chỉ có bốn câu thơ đề từ mở đầu bài thơ Tiếng hát con tàu mà có ý nghĩa như một tuyên ngôn nghệ thuật cho cả một thế hệ nhà thơ tham gia xây dựng đất nước sau ngày hòa bình lập lại. BÀI MẪU SỐ 2: Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên viết năm 1960, trong tâp Ánh sáng và phù sa, nhân sự kiện Đảng và chính phủ phát động đi xây dựng kinh tế ở niền núi Tây Bắc. Thực ra, sự kiện kinh tế – xã hội chỉ là cái cớ để nhà thơ bày tỏ niềm khát vọng trở về với cuộc sống rộng lớn của nhân dân, ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật. Hiểu điều này giúp ta hiểu được ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu và khổ thơ đề từ của tác phẩm. Thực ra, những năm 60 chưa có đường tàu nào, con tàu nào đi lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu được nói đến trong nhan đề và ở trong một số khổ thơ là con tàu trong tâm tưởng mang tính chất biểu tượng, lại đi lặp lại trong nhiều câu thơ, khổ thơ trở thành hình tượng nghệ thuật của tác phẩm: - Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng? - Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng… - Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội - Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga - Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Đối với nhiều người thời kỳ ấy, hình ảnh con tàu nói lên khát vọng ra đi đến với nhân dân, với những miền xa xôi để xây dựng đất nước. Đối với người nghệ sĩ, con tàu là biểu tượng cho khát vọng vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé, quẩn quanh để đến với nhân dân và cuộc sống mới, tìm đến nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Như vậy Tiếng hát con tàu là hình ảnh nhân hóa biểu tượng cho khát vọng lên đường say mê náo nức. Dùng từ tiếng hát nhà thơ đã diễn tả được niềm vui, niềm hạnh phúc của tâm hồn. Bình giảng khổ thơ đề từ: Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu. Nếu con tàu là biểu tượng cho khát vọng ra đi, thì Tây Bắc ngoài nghĩa là một địa danh cụ thể còn là biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng tình của nhân dân, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng tình của nhân dân, nơi đả khắc ghi những kỉ niệm không quên của đời người trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa qụa, cũng là nơi đang vẫy gọi mọi người chung sức xây dựng cuộc sống mới. Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Với người nghệ sĩ nói chung, nhà thơ Chế Lan Viên nói riêng, Tây Bắc chính là tâm hồn, là cuộc sống khi người nghệ sĩ biết mở rộng lòng mình với cuộc sống rộng lớn. Nói cách khác, qua khổ thơ đề từ và cả bài thơ, Chế Lan Viên muốn khẳng định vai trò của cuộc sống với sáng tạo nghệ thuật. Ý tưởng này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong bài thơ. Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ. Nếu bài thơ là tiếng hát lên đường thì khổ thơ đề từ là khúc dạo đầu mang tính khái quát tạo âm điệu chung cho cả bài thơ. Đó là người nghệ sĩ phải dấn thân vào cuộc đời rộng lớn mới mong tạo được sức sống cho ngòi bút. Từ ý nghĩa nhan đề và khổ thơ đề từ ta hiểu được những hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống trong bài thơ. Sự độc đáo của khổ thơ đề từ chính là ở chỗ đã khái quát tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ trong bài Tiếng hát con tàu. Trong bài thơ, có nhiều hình tượng mang tính tượng trưng. Các hình tượng ấy hoặc sẽ được mở rộng, phát triển, hoặc sẽ làm phong phú thêm cho các hình tượng ở khổ thơ này: con tàu, tiếng hát, Tây Bắc.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2