intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 qua việc phân tích, so sánh các bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà, ‘’Vội vàng’’ của Xuân Diệu

Chia sẻ: Cao Thi Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

534
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên mỗi chặng đường dài rộng của lịch sử, mỗi tác phẩm văn học ra đời làm tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống theo dòng chảy thời gian, Văn học dần có những bước tiến mới, những cách tân mới làm giàu them kho tang văn học Việt Nam. Có thể nói, quá trình hiện đại hóa thơ ca thời đầu thế kỉ XX đến đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 được thể hiện rõ nhất qua 3 bài thơ “Lưu biệt khi xuất Dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà, và ‘’Vội vàng’’ của Xuân Diệu. Hãy cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây để làm rõ quá trình hiện đại hóa của các nhà thơ!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 qua việc phân tích, so sánh các bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà, ‘’Vội vàng’’ của Xuân Diệu

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU<br /> LÀM RÕ QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA THƠ CA THỜI KÌ TỪ ĐẦU<br /> THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 QUA VIỆC PHÂN<br /> TÍCH, SO SÁNH CÁC BÀI THƠ “LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG’’ CỦA<br /> PHAN BỘI CHÂU, ‘’HẦU TRỜI’’ CỦA TẢN ĐÀ, ‘’VỘI VÀNG’’ CỦA XUÂN<br /> DIỆU<br /> Trên mỗi chặng đường dài rộng của lịch sử, mỗi tác phẩm văn học ra đời làm tấm gương<br /> phản chiếu hiện thực cuộc sống. theo dòng chảy thời gian, văn học dần có những bước tiến mới,<br /> những cách tân mới làm giàu them kho tang văn học Việt Nam. Có thể nói, quá trình hiện đại hóa<br /> thơ ca thời đầu thế kỉ XX đến đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 được thể hiện rõ nhất qua 3 bài<br /> thơ “Lưu biệt khi xuất Dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà, và ‘’Vội vàng’’ của<br /> Xuân Diệu.<br /> Sinh ra không cùng thời và có lẽ bởi thế đến với mỗi thế hệ nhà thơ về sau ta lại bắt gặp<br /> những cách tân sáng tạo mới ra đời dựa trên nền tảng thơ ca truyền thống. Vừa kế thừa, vừa phát<br /> huy đổi mới cho nền văn học dân tộc.<br /> Ra đời vào năm 1905, đầu thế kỉ XX, bài thơ ‘’Lưu biệt khi xuất dương’’ của Phan Bội<br /> Châu đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng, với tư tưởng mới mẻ, táo<br /> bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước:<br /> ’Làm trai phải lạ ở trên đời<br /> Há để càn khôn tự chuyển dời<br /> Trong khoảng trăm năm cần có tớ<br /> Sau này muôn thủa há không ai’’<br /> Câu thơ mở đầu nói đến chí nam nhi, quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời phong kiến.<br /> Nam nhi phải lập nên công danh sự nghiệp lớn, lưu danh muôn thủa:<br /> ‘’Đã làm trai ở trên trời đất<br /> Phải có danh gì với núi sông’’<br /> Nhưng điểm mới mẻ, táo bạo trong quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu là sự chủ<br /> động xoay chuyển thời thế ‘’Há để càn khôn tự chuyển dời’’ và sự tự khẳng định mình đầy khí<br /> phách đáng kính trọng:<br /> ‘’Trong khoảng trăm năm cần có tớ<br /> Sau này muôn thủa há không ai’’<br /> Qua đó, nhà thơ thể hiện rõ lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai. Tác giả khẳng<br /> định mình đồng thời thúc giục mọi người sống có ích cho đời. Đó là một cái tôi công dân đầy<br /> tinh thần trách nhiệm, gánh vác giang sơn.<br /> Và như thế, khát vọng hành động bùng lên trong long trí sĩ với tư thế hiên ngang lên<br /> đường:<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 1<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> ‘’Non sông đã chết sống them nhục<br /> Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài<br /> Muốn vượt biển đông theo cánh gió<br /> Muôn trùng song bạc tiễn ra khơi’’<br /> Ra đời trong lúc giao thời giữa văn học trung đại và văn học hiện đại, bài thơ vừa mang<br /> những nét mới: lẽ sống, quan niệm ý thức cá nhân trước thời cuộc…nhưng thể thơ vẫn là thể thơ<br /> cũ (thất ngôn bát cú), niêm luật và ngôn ngữ vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.<br /> Nhưng đến với Tản Đà- Gạch nối giữa 2 thế kỉ qua Hầu trời (1921), trong bài thơ ta đã<br /> thấy xuất hiện một cái tôi cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và<br /> khao khát được khẳng định mình:<br /> Từ cách vào đề, nhà thơ đã hấp dẫn người đọc:<br /> ‘’Đêm qua chẳng biết có hay không<br /> Chẳng phải hoảng hốt hay mơ mòng<br /> Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!<br /> Thật được lên tiên sướng lạ lùng’’<br /> Ông là một con người có cá tính rất ‘’Ngông’’. Ở cõi trần đời, thân phận nhà thơ bị xem<br /> thường, văn chương rẻ như bèo, bởi vậy Tản Đà đã tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của<br /> mình.<br /> Không chỉ có vậy, nhà thơ còn đánh giá cao tài năng văn chương của mình thông qua sự<br /> tán thưởng của Trời và các Chư Tiên:<br /> ‘’Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!<br /> Khí văn hùng mạnh như mây chuyển<br /> Êm như gió thoảng, tinh như sương!<br /> Đầm như mưa xa, lạnh như tuyết!’’<br /> Mặc dù bài thơ bao trùm là cảm hứng lãng mạn nhưng trong bài cso đoạn Tản Đà đã bộc<br /> lộ quan niệm khá hiện đại về nghề văn:<br /> ‘’Trần gian thước đất cũng không có‘’<br /> Hay<br /> ‘’Văn chương hạ giới rẻ như bèo<br /> Kiếm được đồng lãi thực rất khó<br /> Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều<br /> Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu’’<br /> Lời thơ nghẹn ngào chi tiết chân thực. đó cũng chính là cuộc đời tác giả và cuộc đời bao<br /> nhà văn khác.<br /> Và một nét mới không thể không nói tới, nó nằm ngay trên từng trang viết của Tản Đà, đó<br /> là cách chia khổ mà ta chưa từng bắt gặp trong thơ trung đại.<br /> Qua bài thơ Hầu trời, tác giả đã mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân nhưng cái tôi phóng<br /> túng ấy vẫn phảng phất tinh thần ‘’ngông’’ của nhà nho tài tử trong thơ ca cuối thời trung đại<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 2<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> kiểu Nguyễn Công Trứ hay Tú Xương.<br /> Đến với Hầu trời, bài thơ đã có nhiều nét mới hơn so với ‘’Lưu biệt khi xuất dương’’ của<br /> Phan Bội Châu nhưng theo dòng luân chuyển của thời gian, bước chân vào xứ thơ trong giai đoạn<br /> từ 1932 trở đi, một cuộc ‘’cách mạng trong thơ ca’’ đã làm thay đổi hoàn toàn. Các bài thơ không<br /> hề còn dấu vết của thi pháp thơ trung đại nữa.<br /> Có thể nói đặc trưng của thơ mới thể hiện rõ nhất trong thơ Xuân Diệu mà tiêu biểu là<br /> ‘’Vội vàng’’.<br /> Qua bài thơ, ta có thể thấy quá trình hiện đại hóa thơ ca được thể hiện rõ trên mọi phương<br /> diện. đó là tiếng nói nghệ thuật của cái tôi cá nhân tự giải phóng hoàn toàn ra khỏi hệ thống ước<br /> lệ của thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới và lòng mình bằng con mắt của cá nhân. Ngôn<br /> ngữ thơ được tổ chức gần với lời nói thường.<br /> Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng<br /> phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuooit trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống<br /> đến cuồng nhiệt.<br /> Ngay bước dạo đầu, ta đã thấy sự táo bạo trong hành động của Xuân Diệu:<br /> ‘’Tôi muốn tắt nắng đi<br /> Cho màu đừng nhạt mất<br /> Tôi muốn buộc nắng lại<br /> Cho hương đừng bay đi’’<br /> Điệp cấu trúc ‘’Tôi muốn…cho…’’ gợi cảm xúc hối hả, dồn dập, nhà thơ như muốn níu<br /> giữ tất cả hương thơm, thanh sắc cho trần gian, cho cuộc đời để tận hưởng. Bằng động từ mạnh<br /> ‘’tắt nắng, buộc gió’’, Xuân Diệu đã khao khát hành động và dường như muốn đoạt quyền của<br /> tạo hóa. Có lẽ vì yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân đến cháy bỏng nên ông mới thể hiện ‘’cái tôi’’<br /> mạnh mẽ đến vậy.<br /> Cũng bởi cuộc sống trần thế tuyệt đẹp, vạn vật căng tràn sức sống tươi mới, đầy xuân sắc<br /> mà đượm xuân tình, nhà thơ sao không khỏi thả hồn mình cùng đất trời hòa mình trong hơi thở<br /> mùa xuân:<br /> ‘’Của ong bướm này đây tuần tháng mật<br /> Này đây hoa của đồng nội xanh rì<br /> Này đây lá của cành tơ phơ phất<br /> Của yến anh này đây khúc tình si<br /> Và này đây ánh sáng chớp hang mi<br /> Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa<br /> Tháng giêng ngon như một cặp môi gần’’<br /> Vâng, thiên nhiên dâng lên những thức say nồng đầy dư vị hạnh phúc nhưng thời gian qua<br /> đi nó sẽ mang mọi thứ lùi vào hư vô rồi tàn lụi.<br /> Trong quan niệm của Xuân Diệu, thời gian tuyến tính mà không tuần hoàn như trong thơ<br /> xưa.<br /> Chính vì ý thức được rằng ‘’Xuân không tuần hoàn và tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại’’ nên<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 3<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> ông phải sống vội vàng, chạy đua với thời gian để tận hưởng và cống hiến:<br /> ‘’Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua<br /> Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già<br /> Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất<br /> Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật<br /> Không cho dài thời trẻ của nhân gian<br /> Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn<br /> Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại<br /> Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi<br /> Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời’’<br /> Nuối tiếc mùa xuân và tuổi trẻ qua đi, tâm hồn nhà thơ luôn thường trực một mùa xuân:<br /> ‘’Xuân của đất trời nay mới đến<br /> Trong tôi xuân đã đến lâu rồi’’<br /> (Nguyên đán)<br /> Ông hưởng thụ cuộc sống bằng tất cả hồn mình:<br /> ‘’Sống toàn tim, toàn trí sống toàn hồn<br /> Sống toàn thân và thức nhọn giác quan’’<br /> (Thanh niên)<br /> Yêu cuộc đời, yêu mùa xuân say mê, cuồng nhiệt đến vậy nên cái tôi trỗi dạy muốn hòa<br /> tan vạn vật vào hơi thở của mình:<br /> ‘’Ta muốn ôm<br /> Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn<br /> Ta muốn riết mây đưa và gió lượn<br /> Ta muốn say cánh bướm với tình yêu<br /> Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều’’<br /> ‘’Cho no nê thanh sắc của trời tươi<br /> Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi’’<br /> Và lời giục giã trong ‘’Vội vàng’’ dường như đã đánh thức bao trái tim bạn đọc, khiến ta<br /> them yêu cuộc đời này biết bao.<br /> Có thể nói mỗi thời đại đều chứa đựng những đề tài hay để các nhà thơ tìm thi hứng dệt<br /> nên những khúc ca diệu kì. Và càng về sau, thơ văn càng có nhiều đổi mới, đa dạng về nhiều măt.<br /> “Lưu biệt khi xuất Dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà ra đời trong độ<br /> giao thời, nội dung và cảm xúc có những nét mới nhưng thể thơ, thi pháp cơ bản vẫn thuộc phạm<br /> trù văn học trung đại. nhưng giai đoạn 1930-1945, nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình<br /> hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. và ‘’Vội vàng’’ là một bài thơ như<br /> thế. Nó là một trong những tác phẩm tiêu biểu mang đặc trưng của thơ mới về cả cảm xúc và<br /> nghệ thuật. không còn cái ta trong thơ trung đại hay cái ngông của Tản Đà mà đã trở thành cái tôi<br /> phóng túng, tự do hơn.<br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 4<br /> <br /> Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br /> <br /> W: www.hoc247.net<br /> <br /> F: www.facebook.com/hoc247.net<br /> <br /> T: 0989 627 405<br /> <br /> Trang | 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2