Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đây mùa thu tới: "Rặng liễu... dệt lá <br />
vàng."<br />
<br />
Bài làm:<br />
<br />
Từ xưa đến nay, trong văn học, có biết bao bài thơ viết về mùa thu. Phải chăng chính của <br />
dư vị của đất trời những ngày vào thu khiến người ta khắc khoải, khiến tâm hồn người <br />
dễ rung động mà viết nên những vần thơ đẹp và tinh tế như thế. Xuân Diệu nhà thơ mới <br />
nhất trong những nhà thơ mới cũng đã có rất nhiều tác phẩm viết về thu. "Đây mùa thu <br />
tới" là một trong những bài thơ đó, bài thơ như một nốt nhạc trầm buồn, sâu lắng thể <br />
hiện những cung bậc cảm xúc rung động huyền diệu trong tâm hồn thi nhân.<br />
<br />
Đoạn đầu bài thơ là nỗi buồn man mác, bâng khuâng giữa thiên nhiên đẹp nhưng mang nét <br />
buồn thiết tha khi thu sang:<br />
<br />
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang<br />
<br />
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng".<br />
<br />
Nếu Hữu Thỉnh chợt thấy thu sang quá vị thơm thoang thoảng của hương hoa ổi trong làn <br />
gió nhẹ:<br />
<br />
"Bỗng nhận ra hương ổi<br />
<br />
Phả vào trong gió se<br />
<br />
Sương chùng chình qua ngõ<br />
<br />
Hình như thu đã về."<br />
<br />
Thế lữ cảm thu qua tiếng nai vàng đạp trên lá mùa thu :<br />
<br />
"Em không nghe rừng thu<br />
<br />
Lá thu kêu xào xạc<br />
<br />
Con nai vàng ngơ ngác<br />
<br />
Đạp trên lá vàng khô?"<br />
Hay Nguyễn Đình Thi nhớ về thu Hà Nội trong cái lạnh đầu mùa của những cơn gió heo <br />
may:<br />
<br />
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội<br />
<br />
Những phố dài xao xác hơi may"<br />
<br />
Thì Xuân Diệu lại cảm nhận về thu qua hình ảnh rặng. Không gian thu mang nét trầm <br />
mặc, buồn thương, rặng liễu " đìu hiu" như cảnh tang thương của đất trời, của lòng <br />
người. Rặng liễu như đang xõa mái tóc mượt mà nhưng trĩu nặng tâm tư xuống thế gian. <br />
Những làn sương mỏng còn vương trên từng làn liễu như những dòng lệ nhoà mang nỗi <br />
sầu buồn nhân thế. Dáng liễu trầm tư, nét liễu buồn không nói, gợi không gian hoang <br />
vắng, đìu hiu, tĩnh lặng. Điều gì đó đánh thức trong lòng người , khiến tác giả thốt lên <br />
một cách háo hức, đợi chờ, vui mừng khi thu đến: <br />
<br />
"Đây mùa thu tới, mùa thu tới<br />
<br />
Với áo mơ phai dệt lá vàng"...<br />
<br />
Từng bước đi nhịp nhàng của mùa thu đến như thỏa lòng mong đợi của người thi nhân <br />
bấy lâu ao ước thu về. "Áo mơ phai dệt lá vàng" một hình ảnh rất đẹp, rất thơ. Nếu mùa <br />
xuân là muôn sắc hoa rực rỡ, mùa hạ của cây cối xanh tươi, thì thu đến vạn vật đổi một <br />
sắc mới sắc thu "sắc mơ phai". Sắc thu, tình thu dệt nên vẻ đẹp trong từng sắc vàng của <br />
chiếc lá, câu thơ thật nhẹ nhàng nên thơ, gợi nét uyển chuyển, tinh tế, khéo léo của mùa <br />
thu làm cho cảnh vật đầy sức gợi. Thu đến khiến tâm hồn thanh thoát, dịu nhẹ là lùng, thu <br />
không chỉ dệt nét mới cho thiên nhiên còn dệt cho tâm hồn con người thảnh thơi, cho lòng <br />
người được khắc khoải, nhớ thương, xuôi theo dòng cảm xúc với thiên nhiên tuyệt diệu.<br />
<br />
Qua khổ thơ trên ta thấy được hồn thu và dáng thu được hiện lên qua cách nhìn đầy tinh <br />
tế và gợi cảm. Bằng lối hiệp vần hợp lí cùng cách dùng từ đầy chọn lọc, tác giả đã vẽ <br />
nên bức tranh thu đầy ấn tượng, góp vào thế giới thu một nốt nhạc da diết yêu thương.<br />