Bình giảng khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
lượt xem 10
download
Làm thơ từ năm mười sáu tuổi, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào trong phong trào Thơ mới. Một trong những bài thơ đặc sắc về thiên nhiên, đất nước và con người là Đây thôn Vĩ Dạ. Khổ thơ mở đầu miêu tả thiên nhiên xứ Huế vô cùng gợi cảm, hòa vào một tình cảm nhớ thương đằm thắm, bâng khuâng, tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Hàn Mặc Tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bình giảng khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ ĐẦU TRONG BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ BÀI MẪU SỐ 1: Hàn Mặc Tử (1912-1940) là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào "Thơ mới" (1932-1941). Ông là nhà thơ đa phong cách. Bên cạnh những kịch thơ huyền ảo thơ mộng là những bài thơ "thuận nghịch độc" cực kì điêu luyện, bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi lại sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt mĩ và hồn nhiên, trong trẻo lạ thường. "Mùa xuân chín", "Đây thôn Vĩ Dạ",… là những bài thơ tuyệt bút đầy hương sắc trong vườn thơ Việt Nam hiện dại. "Đây thôn Vĩ Dạ" viết về cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ Huế đáng yêu, nói lên nỗi niềm khao khát được hòa hợp, gắn bó với người, với cảnh của nhà thơ đối với một miền quê thơ mộng. Đây là khổ đầu của áng thơ trữ tình này: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?" Vĩ Dạ, một làng cổ nổi tiếng, nơi cố đô Huế, nằm bên bờ Hương Giang. Cảnh vườn tược xanh tươi, cây trái bốn mùa, với sông nước con đò và những nếp nhà duyên dáng, êm đềm… Vĩ Dạ từng gắn liền với những câu hò Mái nhì, Mái đẩy, hò Giã gạo…, từng làm say đắm lòng người đã mấy trăm năm qua: "Núi Truồi ai đắp mà cao, Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu ? Nong tằm ao cá nương dâu Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò " Những tiếng "ai" thân thương trong câu hò xứ Huế ấy đã vọng vào thơ Hàn Mặc Tử, gợi nên bao ám ảnh thương nhớ bồi hồi: "Vườn ai… Thuyền ai… Ai biết tình ai có đậm đà”. Câu thơ đầu mang tính lưỡng ngôn vừa như một lời chào mời thân mật, vừa như một lời trách nhẹ nhàng sơ sơ mà nghe rất đáng yêu: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Câu hỏi tu từ chứa đựng bao hoài niệm bâng khuâng. Sáu thanh bằng liên tiếp, rồi đọng lai một thanh trắc "Vĩ", âm điệu vần thơ lâng lâng, tình tứ: đã lâu anh không về thăm thôn Vĩ và thăm… em. Vĩ Dạ phải là nơi để lại trong lòng Hàn Mặc Tử nhiều kỉ niệm đẹp mới thoáng hiện chút tâm tình ấy. Câu thứ 2, thứ 3 tả cảnh sắc Vĩ Dạ: "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". "Nắng mới lên" là nắng sớm bình minh, cảnh được nhìn từ xa với bao trìu mến, vẫy gọi. Hàng cau cao vút, thẳng tắp là hình ảnh thân thuộc của Vĩ Dạ, ở đây, hầu như vườn nhà nào cũng có một, hai hàng cau thẳng tắp, vút cao lên như đón chào du khách từ xa, như trầm mặc trong sương sớm, lắng nghe chuông chùa Diệu Đế, Thiên Mụ, và tắm ánh hình minh rạng ngời tàu cau. Nhịp thơ 1- 3-3: "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên" như nhịp bước khoan thai của khách xa, rồi đứng dừng lại, trầm ngâm ngắm nhìn nắng mới trên những tàu cau xanh biếc rạng ngời. Câu thơ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" như một lời trầm trồ, ngạc nhiên thốt lên trước vẻ đẹp lộng lẫy của cỏ cây, hoa trái. "Vườn ai" không xác định, một chút ngỡ ngàng bâng khuâng. Đích thị là vườn xuân của cô gái, của nhà em; của lòng em, vẫn là cảnh cũ người xưa, nhưng đã lâu chưa về chơi nên ngỡ ngàng mới thốt lên như vậy. Vườn tược Vĩ Dạ xanh tươi và sum sê bốn mùa. Lá xanh mỡ màng ướt đẫm sương đêm, láng mướt lên, ánh ngời lên dưới nắng hồng bình minh màu xanh ngọc bích. Hai tiếng "mướt quá" và hình ảnh so sánh "xanh như ngọc” là những nét vẽ thần tình đã tô đậm cái hồn của cây lá trong "vườn ai. Tưởng như nghe thấy tiếng nhựa đang chuyển lên cành lá xôn xao. Tất cả đều tưng hừng, rạo rực, đầy sức sống. Chỉ có vườn xuân mới có màu xanh mướt mỡ màng như ngọc vậy. Chỉ có "vườn em" mới đáng yêu và hữu tình như thế! Sau cảnh đẹp là hóng hình thôn nữ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?" Gương mặt cô gái Huế thường gắn liền với chiếc nón bài thơ. "Lá trúc che ngang" là một nét vẽ tài hoa, gợi tả thấp thoáng gương mặt thiếu nữ. Một nét vẽ rất đẹp gợi tả vẻ dịu dàng, duyên dáng và tình tứ của thiếu nữ sông Hương. Lá trúc thanh mảnh biếc xanh đã làm tôn thêm vẻ đẹp phúc hậu của gương mặi chữ điền. Đã có giai nhân vin cành mẩu đơn. Đã có mĩ nhân ngắm hoa tử kim nở, hức thêu dở dang trên đôi tay thon nhỏ, nõn nà. Và ở đây, trong thư Hàn Mặc Tử lại có "gương mặt chữ điền" ẩn hiện thấp thoáng sau cành trúc, lá trúc. Cây đẹp, cảnh đẹp và người đẹp là thế! Hàn Mặc Tử cũng tả ít mà gợi nhiều như các tao nhân nghìn xưa. Có màu phơn phới hồng bình minh. Có màu ngọc xanh mướt của cây lá. Có đường nét thanh mảnh xinh xắn của lá trúc. Và còn có gương mặt dịu dàng, e ấp, phúc hậu của thiếu nữ. Nếu tách riêng khổ thơ này ra khỏi bài thơ, nó là một bài tứ tuyệt đặc sắc. Cảnh và người đều thình lình thương mến, bâng khuâng. Bức tranh quê hương xinh đẹp, tràn đầy sức sống mơn mởn và có sức quyến rũ lạ lùng. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ ". Cảnh đẹp thế, người đáng yêu thế sao đã lâu anh không về chơi ? Đâu chỉ là sự mời chào, hay lời nhẹ trách mà còn hàm chứa cả niềm tiếc nuối, bâng khuâng của thi sĩ. Trên cái nền phong cảnh đầy hương sắc ấy, vương vấn một hoài niệm, một tiếng thầm thì của tình yêu. Người đọc tưởng như nhà thơ đang đi tìm bóng hình giai nhân, bóng hình cô gái Huế sau lá trúc của "vườn ai" mờ sương khói nơi Vĩ Dạ. BÀI MẪU SỐ 2: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: – Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Cuộc đời ngắn ngủi chỉ hai tám năm nhưng Hàn Mặc Tử để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ tiêu biểu nhất của ông. – Lúc đầu bài thơ có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, khi tác giả đã mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ in trong tập Thơ Điên. Sau này đổi tên thành Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với người con gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. – Khổ đầu của bài thơ đã miêu tả rất thành công vẻ đẹp của khu vườn Vĩ Dạ và tâm trạng của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên buổi mai tinh khôi đó. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ Dạ Khổ thơ thứ nhất mở đầu bằng câu hỏi tu từ; “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Câu thơ như một lời trách móc nhẹ nhàng vừa như một lời chào mời tha thiết. Riêng từ “về chơi” mang sắc thái thân mật, tự nhiên, gợi lên sự gắn bó. Đồng thời ẩn trong câu hỏi ấy còn là giới thiệu kín đáo, tế nhị về thôn Vĩ Dạ. Sao không về chơi thôn Vĩ để được thưởng thức cảnh đẹp của nơi đây. – Bức tranh cảnh vườn Vĩ Dạ được tả vào một buổi mai: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. “Nắng mới lên” là nắng ban mai, ấm áp, tươi sáng, thanh dịu. Ở Vĩ Dạ có rất nhiều khu vườn xinh xắn. Vườn tược xanh mướt những thanh trà, những đào tiên (miền Bắc gọi là roi, miền Nam gọi là mận), những cam, chanh, quýt và cau vút cao. Từ xa nhìn lại, ta sẽ thấy những hàng cau cao, thẳng tắp chan hoà ánh nắng mai. Tất cả gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo. – Trong ánh nắng buổi mai ấy, vườn thôn Vĩ càng phô diễn vẻ đẹp mượt mà, phô diễn sức sống mơn mởn, xanh non của nó: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lối so sánh “xanh như ngọc” đã diễn tả màu xanh rất tươi, rất sáng, long lanh trong ánh nắng mai. Đặc biệt từ “mướt” gợi cảm giác của sự xanh non mơn mởn, mượt mà và lấp lánh ánh sương mai. -» Vẻ đẹp của Khu vườn thôn Vĩ Dạ được quan sát theo từng tầng lớp. Ở trên cao có ánh nắng mai, có những ngọn cau đan cài ánh nắng. Ở dưới thấp có cây cối xanh mướt. Tất cả tạo nên bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên Vĩ Dạ. Phải là người gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở, phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế biết rung động trước cái đẹp mới có thế viết nên những vần thơ hay đến như vậy. 2. Hình ảnh con người thôn Vĩ Vĩ Dạ càng đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Hình ảnh con người xứ Huế được hiện lên: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Hình ảnh lá trúc gợi lên dáng vẻ mảnh mai, thanh tú. Mặt “chữ điền” là khuôn mặt phúc hậu. Chỉ bằng một đôi nét phác thảo, hình ảnh giản dị, phúc hậu của con người xứ Huế hiện lên thật dễ mến. 3. Tâm trạng của nhà thơ – Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? ở đầu bài thơ như một lời chào mời, nhắc gợi ý nhị của nhân vật em với anh. Câu hỏi đó như tác giả đang hỏi chính mình. Lời mời chào ấy chân thành gợi lên trong lòng thi nhân những kĩ niệm đẹp về thôn Vĩ, về xứ Huế. Về những ngày tác giả còn là một học sinh trung học ở Huế. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ – Hàn Mặc Tử đã khắc hoạ một bức tranh về thôn Vĩ Dạ tràn đầy sức sống, có sự hài hoà giữa vẻ đẹp của thiên nhiên với con người xứ Huế. – Khổ thơ không chỉ miêu tả cảnh đẹp của vườn thôn Vĩ, con người thôn Vĩ mà còn nói lên tâm trạng của nhà thơ, một tâm trạng bâng khuâng, hoài nghi… – Khổ thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm ngưỡng mộ về vẻ đẹp của xứ Huế, của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam, ngưỡng mộ về thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 19: Khi con tu hú - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 1059 | 45
-
Cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
4 p | 422 | 42
-
Bình giảng đoạn thơ sau bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (2)
7 p | 323 | 39
-
NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ TRONG BÀI THƠ TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH
5 p | 210 | 33
-
Giáo án Luyện từ và dấu câu lớp 3: Đề bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ SẬT-SO SÁNH
6 p | 415 | 30
-
Bài giảng Muốn làm thằng Cuội - Ngữ văn 8
26 p | 466 | 22
-
Slide bài Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen - Sinh 12 - GV.N.Anh Thư
13 p | 110 | 11
-
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
6 p | 154 | 6
-
Bình giảng văn học - 5
6 p | 105 | 5
-
Bình giảng khổ thơ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
15 p | 90 | 1
-
Bình giảng khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
8 p | 56 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn