Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong đất nước (trích trường ca Mặt đường <br />
khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... Đất Nước <br />
có từ ngày đó<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Cùng một cách cảm nhận về đất nước, nhưng nếu ở những khổ thơ khác, Nguyễn Khoa <br />
Điềm thường dùng các từ ngữ, hình ảnh tượng trưng, giàu chất duy lý, thì ở khổ thơ mở <br />
đầu của chương Đất Nước: Khi ta lớn... Đât Nước có từ ngày đó..., nhà thơ lại sử dụng <br />
các từ ngữ, hình ảnh rất quen thuộc, bình bị trong đời sống người dân Việt Nam để trả <br />
lời cho câu hỏi: Đất nước được hình thành như thế nào?<br />
<br />
Dĩ nhiên với cách trả lời bằng thơ, không bao giờ là những phán đoán, suy luận đơn giản, <br />
khổ thơ gợi lên trong lòng người đọc bao cảm xúc. Và, từ câu trả lời đã gợi mở sự trả lời <br />
nhiều câu hỏi khác về đất nước, nhân dân.<br />
<br />
Mở đầu cho khúc ca Đất Nước của bản trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn <br />
Khoa Điềm đã viết:<br />
<br />
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi<br />
<br />
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể<br />
<br />
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Hai câu thơ diễn tả một ý khá rành mạch: Đất nước có từ rất lâu, ở trong những cái “ngày <br />
xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Nhưng đây mới chỉ là hiển ngôn. Đúng, đất nước đã từ <br />
lâu lắm rồi, không phải bây giờ, trước cả ngày ta mới chào đời. Song vì sao lại là lớn lên <br />
mà không là sinh ra (Khi ta sinh ra)? Đất nước cũng như dân tộc, nhân dân, và những điều <br />
thiêng liêng khác cần được nhận thức. Lớn lên tức là trưởng thành, có hiểu biết. Ngày <br />
xưa, còn bé, ta chưa biết. Khi lớn lên, ta ý thức sâu sắc về đất nước cũng như những điều <br />
thiêng liêng, cao quý khác.<br />
Đất nước thiêng liêng, nhưng đất nước cũng rất gần gũi. Đất nước không ở đâu xa. Đất <br />
nước ở ngay trong câu chuyện cổ tích mẹ ta thường kể hằng đêm. Không một câu chuyện <br />
cổ nào mẹ ta kể lại không bắt đầu bằng ngày xửa ngày xưa. Câu chuyện ấy thuộc về <br />
một thế giới xa xăm, hàng nghìn đời trước. Nhưng điều lạ là, qua lời kể của mẹ, thế giới <br />
ấy thật gần. Đất nước là như vậy đó. Đất nước đã có rất lâu. Những câu chuyện về đất <br />
nước là những câu chuyện rất xa. Nhưng cũng không có gì gần gũi, thân thiết bằng đất <br />
nước.<br />
<br />
Những câu thơ kế tiếp hướng người đọc vào sự hình thành và phát triển của đất nước:<br />
<br />
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc<br />
<br />
Tóc mẹ thì bới sau đầu<br />
<br />
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn<br />
<br />
Cái kèo, cái cột thành tên<br />
<br />
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng<br />
<br />
Đất Nước có từ ngày đó...<br />
<br />
Ta chú ý, về hình thức, cuối câu thơ thứ hai của đoạn thơ này có dấu chấm. Như vậy, hai <br />
câu thơ trên diễn đạt trọn vẹn một ý. Bốn dòng thơ kế tiếp không có dấu câu nào ở cuối <br />
dòng. Đến dòng thơ thứ năm mới có những dấu chấm lửng. Dòng thơ đó kết thúc cả khổ <br />
thơ theo kiểu đúc kết lại, khai quát lên: Đất Nước có từ ngày đó... Như vậy, nếu có chia <br />
tách để phân tích, đoạn thơ được cấu trúc thành: 2 + 6 + 1.<br />
<br />
Sáu câu ở giữa có hai câu mang tính phán đoán:<br />
<br />
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc<br />
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng<br />
<br />
Hai câu này cấu trúc giống nhau. Mỗi câu đều có một động từ (làm vị ngữ): bắt đầu, lớn <br />
lên. Không ai nói chính xác đất nước ta bắt đầu từ bao giờ. Nhà sử học, mỗi người nêu <br />
một số liệu. Và, ngay cả khi số liệu tưởng chừng rất chính xác cũng không nói được đầy <br />
đủ về sự bắt đầu của đất nước. Nhà thơ nói theo cách của mình: Đất Nước bắt đầu với <br />
miếng trầu bây giờ bà ăn. Ăn trầu là một phong tục cổ xưa của người Việt, đến nay còn <br />
tồn tại. Nó có thể là thú vui. Nhưng trước hết nó là một tập tục văn hóa. Do đó, trong <br />
miếng trầu đơn sơ, bình dị của người Việt hàm chứa một giá trị văn hóa (Vì thế, trong rất <br />
nhiều sự kiện quan trọng của người Việt luôn có mặt của miếng trầu: bàn thờ ngày giỗ, <br />
việc hiếu hỷ...). Một đất nước được sinh thành, được gọi là đất nước không phải chỉ có <br />
một dải non sông và những con người tồn tại trên đó. Đất nước chỉ thực sự là đất nước <br />
khi có văn hóa. Bởi vậy, cách cắt nghĩa đất nước được hình thành từ bao giờ theo cách nói <br />
của nhà thơ hóa ra rất chính xác, được đông đảo mọi người chấp nhận.<br />
<br />
Nhưng đất nước không bao giờ đứng yên. Đất nước luôn phát triển. Nhà thơ viết: Đất <br />
Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Lớn lên cũng có nghĩa là trưởng <br />
thành. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam phải chống <br />
chọi với biết bao cuộc chiến tranh xâm lược. Song, đất nước như một chàng trai tuấn tú, <br />
trải qua gian lao, thử thách, càng nhanh chóng trưởng thành. Các cuộc chiến tranh đó <br />
không những không khuất phục được dân tộc Việt Nam mà còn thúc giục dân tộc trở nên <br />
vững vàng hơn.<br />
<br />
Bốn câu thơ còn lại bổ sung cho luận đề về sự hình thành và phát triển của đất nước:<br />
<br />
Tóc mẹ thì bới sau đầu<br />
<br />
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn<br />
<br />
Cái kèo, cái cột thành tên<br />
<br />
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng<br />
Đất nước hình thành và phát triển từ những cái rất lớn (văn hóa, chiến tranh giữ nước). <br />
Nhưng cũng hình thành và phát triển từ quá trình lao động bền bỉ (Hạt gạo phải một nắng <br />
hai sương xay, giã, giần, sàng), từ tình yêu thương gắn bó trong gian lao (Cha mẹ thương <br />
nhau bằng gừng cay muối mặn), từ phong tục, nếp sống hàng ngày (Tóc mẹ thì bới sau <br />
đầu)... Cả bốn câu thơ này chỉ có câu: Cái kèo, cái cột thành tên nghe có vẻ khác lạ. Nó <br />
diễn tả về thời gian hơn là không gian. Cái kèo, cái cột những vật dụng bình thường <br />
nhưng vô cùng cần thiết trong mỗi căn nhà người Việt, như bất kỳ vật dụng nào khác, <br />
ban đầu được tạo ra chưa có tên. Người ta sử dụng từ đời này sang đời khác và thấy cần <br />
thiết phải đặt tên cho nó. Bao nhiêu vật dụng gắn bó với con người đều trải qua quá trình <br />
đó. Để cái cột, cái kèo thành tên là cả một quãng thời gian đằng đẵng. Đấy cũng là quá <br />
trình sinh thành của đất nước, từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ nhỏ hẹp tới rộng lớn, <br />
giàu có.<br />
<br />
Khi viết về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ kể về sự giàu đẹp của đất <br />
nước. Nhà thơ chú trọng nói về quá trình hình thành và phát triển của đất nước với biết <br />
bao vất vả, gian lao, mồ hôi, nước mắt của hàng hàng lớp thế hệ nối tiếp nhau. Nhìn <br />
rộng ra, trong cả bài thơ Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm luôn nhất quán với cách nhìn <br />
như thế. Đấy cũng chính là điều nhà thơ muốn nhắn gửi với thế hệ trẻ trong những tháng <br />
năm dân tộc ta phải dồn sức vào cuộc chiến tranh khốc liệt, một mất một còn với kẻ thù. <br />
Lời nhắn gửi cho thế hệ trẻ ngày ấy đến nay hẳn vẫn còn tha thiết đối với thế hệ hôm <br />
nay.<br />
<br />
Bài làm 2<br />
<br />
Có được lớn lên từ mái ấm gia đình, từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ ta mới thấy câu <br />
ca dao "gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau" là lời nhắn nhủ, dặn dò quý giá biết bao. <br />
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đang tìm cho mình một cách cảm nhận mới về đất nước <br />
vốn là một đề tài rất cũ, một hình ảnh rất quen trong chín câu đầu của trường ca:<br />
<br />
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi<br />
<br />
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể.<br />
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc<br />
<br />
Tóc mẹ thì bới sau đầu<br />
<br />
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn<br />
<br />
Cái kèo, cái cột thành tên<br />
<br />
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng<br />
<br />
Đất Nước có từ ngày đó...<br />
<br />
Muốn hiểu về Đất Nước nhưng "khi ta lớn lên đất nước đã có rồi": lời thơ khẳng định <br />
đất nước ra đời từ rất lâu như ta thường bảo 4000 năm lịch sử. Câu thơ cũng khẳng định <br />
sự trường tồn của đất nước sau bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu lần đánh giặc ngoại xâm, <br />
chống lại nội thù để bảo vệ đất nước. Nhưng câu thơ cũng nói lên nỗi lòng băn khoăn <br />
của nhà thơ vì làm sao hiểu được đất nước khi đất nước đã có từ lâu, đã cách ta quá xa, đã <br />
"có từ ngày xửa ngày xưa...": một cụm từ vô cùng quen thuộc, thân thương vì ai trong <br />
chúng ta không từng được đắm mình trong những câu chuyện cổ tích thần tiên" mẹ <br />
thường hay kể". Những câu chuyện kể, những lời ru của mẹ đưa con về với đất nước <br />
yêu dấu.<br />
<br />
"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn", câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm <br />
khiến con nhớ đến câu chuyện cảm động "Sự tích trầu cau" mẹ kể con nghe về tình nghĩa <br />
gia đình thắm thiết, ven tròn, hoà quyện nhau như màu đỏ huyết thống thiêng liêng. Đấy <br />
chính là nền tảng để xây dựng gia đình, để khởi đầu đất nước hay đây cũng chính là bài <br />
học đầu tiên về đất nước. Miếng trầu bình thường bà vẫn ăn hàng ngày sao bỗng dưng <br />
trở thành thiêng liêng, thấp thoáng đâu đó dáng hình đất nước qua tập tục ăn trầu thân <br />
quen.<br />
<br />
Hình ảnh cây tre trong câu thơ" Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh <br />
giặc" con đã từng gặp trong "Sự tích Thánh Gióng" khi cậu bé chỉ mới 3 tuổi đã vươn vai <br />
thành người chiến sĩ nhổ tre, đánh giặc thù, bảo vệ bờ cõi. Cây tre hiền hoà hằng ngày ta <br />
vẫn thấy trong xóm làng cho ta những vật dụng và bóng mát, thế nhưng cây tre đã từng là <br />
vũ khí theo suốt con đường cha ông ta đánh giặc để giữ cho con cháu hôm nay đất nước <br />
này. Truyền thống đấu tranh bất khuất của người xưa dẫu ko có vũ khí tương xứng <br />
nhưng đã để lại cho con cháu một bài học: muốn đất nước lớn lên vững vàng thì dân mình <br />
phải biết trồng tre để chuẩn bị thành vũ khí đánh giặc. Bài học lịch sử quý giá này cháu <br />
con luôn ghi nhớ và đang vận dụng trong những ngày đánh Mỹ ác liệt để bảo vệ đất nước <br />
với "gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. <br />
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín" (Thép mới)<br />
<br />
Mỗi một đất nước đều có riêng những phong tục tập quán và dân tộc ta cũng thế. Hình <br />
ảnh" tóc mẹ thì bới sau đầu" đã nói lên một nét đẹp của phong tục Việt Nam ta từ xưa <br />
còn lưu lại đến bây giờ dù đất nước đã phải trải qua bao năm bị ngoại bang đô hộ và <br />
đồng hoá nhưng dân tộc này vẫn giữ được tập quán riêng của đất nước mình.<br />
<br />
Có được lớn lên từ mái ấm gia đình, từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ ta mới thấy câu <br />
ca dao "gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau" là lời nhắn nhủ, dặn dò quý giá biết bao. <br />
Với Nguyễn Khoa Điềm "cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" để con được <br />
hưởng hạnh phúc đầy đủ, cho con hiểu thêm một nét đẹp đạo lí dân tộc là tình nghĩa luôn <br />
thuỷ chung, son sắc.<br />
<br />
Từ cái nhà con ở khi "cái kèo, cái cột thành tên" đến hạt gạo con ăn"phải một nắng hai <br />
sương xay, giã, giần, sàn" ta hiểu được bao thế hệ mẹ cha đã lao động vất vả, chắt chiu, <br />
dành dụm để tạo dựng cuộc sống cho những đứa con nên người và góp phần dựng xây <br />
đất nước. Tất cả chính là đất nước. Thế thì đất nước ko phải đâu xa lạ, vô hình mà là <br />
những vật dụng, những hình ảnh hàng ngày ta vẫn thấy quanh đây rất đỗi thân quen đã <br />
từng gắn bó với ta từ thời thơ bé khi bên ta có bà, có mẹ , có cha. Nhưng chính những câu <br />
chuyện cổ tích mẹ kể con nghe, chính những lời ru ca dao đã đưa con vào thế giới sâu <br />
nặng nghĩa tình của đất nước thiêng liêng với bao truyền thống, tập quán tốt đẹp.<br />
<br />
Từ những hình ảnh thân quen nhưng ẩn chứa chiều sâu kiến thức văn học dân gian cùng <br />
với giọng thơ ngọt ngào đoạn thơ như lời kể chuyện tâm tình, Nguyễn Khoa Điềm đã <br />
bình dị hoá đất nước, đất nước hóa thân vào cổ tích, ca dao, vào cuộc sống hàng ngày. Tác <br />
giả đã có một cách cảm nhận mới vừa quen vừa lạ, vừa cụ thể với trừu tượng, vừa gần <br />
gũi vừa rất đỗi thiêng liêng...tạo nên sự xúc động sâu sắc. Điều đó nói lên thành công của <br />
tác phẩm cũng như những đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm đối với nền Văn học Việt <br />
Nam.<br />
<br />
<br />