Đề bài: Bình giảng bài thơ bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu <br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Tố Hữu – cái tên gọi thân quen đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một biểu tượng <br />
của thơ ca cách mạng. Mồi lời thơ tác giả viết ra đều tràn đầy nhuệ khí yêu nước, thấm <br />
nhuần tình cảm cách mạng. Với giọng thơ vừa bồi hồi náo nức, vừa mạnh mẽ thiết tha, <br />
người đọc đã cảm nhận được cái tôi – cái tôi công dân, cái tôi chiến sĩ của một thanh niên <br />
cách mạng đồng thời cũng là cái tôi trữ tình mới mẻ, trẻ trung dạt dào và tràn đầy cảm <br />
hứng lãng mạn. “Tâm tư trong tù” là một bài thơ như thế, mà có lẽ đoạn trích sau đây là <br />
đoạn hay nhất, xúc động nhất của cả bài thơ:<br />
<br />
“Cô đơn thay là cảnh thân tủi<br />
<br />
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi vệ…<br />
<br />
“Tâm tư” – ấy là tâm sự, tình cảm và tư tưởng của Tố Hữu trong những ngày đầu bị giam <br />
ở nhà lao Thừa Thiên (Huế). Với một người bình thường thì tâm sự ấy có thể là lời nỉ <br />
non, cầu khổ hay chua chát; nhưng với Tố Hữu thì không. Đọc bài thơ ta đã phải bất ngờ <br />
trước những cảm nhận tinh tế và một giọng thơ chân thành, tha thiết của tác giả:<br />
<br />
“Cô đơn thay là cảnh thân tù!<br />
<br />
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực<br />
<br />
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức<br />
<br />
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”<br />
<br />
Bao trùm lên khổ thơ là cả một tâm trạng “cô đơn”. Lần đầu tiên gặp “cảnh thân tù” Tố <br />
Hữu cảm thấy cô đơn, thèm khát cuộc sống rộn rã bên ngoài. Và người thanh niên ấy đã <br />
hướng ra cuộc sống bên ngoài bằng đôi tai của mình để quên đi cảnh hiện tại. Với cảm <br />
nhận tinh tế nhà thơ đã nghe được nhịp đời đang “lăn náo nức”, cảm nhận được cuộc <br />
sống bên ngoài thật là “vui sướng biết bao”. Từng câu, từng chữ đầy nuối tiếc, thể hiện <br />
tột cùng sự khao khát tự do.<br />
<br />
Sở dĩ Tố Hữu cô đơn và phải hướng ra cuộc sống bên ngoài để quên đi thực tại là vì: <br />
trước đó không lâu, tác giả còn là một học sinh, một người thanh niên:<br />
<br />
“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước<br />
<br />
Chọn một dòng hay để nước trôi”<br />
<br />
Rồi khi được giác ngộ cách mạng, chọn cho mình một con đường đi đúng đắn, tác giả đã <br />
hăng hái hoạt động cách mạng với niềm vui dạt dào trong trái tim tuổi thanh xuân:<br />
<br />
“Vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo<br />
<br />
Bốn phương trời và sau dấu muôn chân<br />
<br />
Cũng như tôi tất cả tuổi đương xuân<br />
<br />
Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng”<br />
<br />
(“Hy vọng”, 1938)<br />
<br />
Tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trẻ là “một vườn hoa lá. Rất đậm hương và rộn tiếng <br />
chim”. Cuộc đời phía trước là mùa xuân bát ngát: “Bạn đời là vui lắm cả trời hồng”. Với <br />
sức sống mãnh liệt ở tuổi đời mười tám, đôi mươi:<br />
<br />
“Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu<br />
<br />
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão<br />
<br />
Gân đang săn và thớ thịt căng da<br />
<br />
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa”<br />
<br />
Tố Hữu đang nhìn cuộc đời bằng màu hồng, đang hăm hở bước vào cuộc chiến đấu với <br />
tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết. Vậy mà bồng chốc đã bị nhốt giữa “bốn tường <br />
khắc khổ” bị cùm trói, nằm trong xà lim lạnh lẽo tối tám, ngăn cách hoàn toàn với thế giới <br />
bên ngoài thì làm sao tác giả tránh khỏi cảm giác cô đơn. Và không chỉ cô đơn mà còn bực <br />
bội, u uất.<br />
<br />
Trong bài “Khi con tu hú”, Tố Hữu cũng đã thể hiện tâm trạng đó:<br />
<br />
“Ta nghe hè dậy bên lòng<br />
<br />
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!<br />
<br />
Ngột làm sao, chết uất thôi<br />
<br />
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”<br />
<br />
Song, nỗi niềm “cô đơn thay là cảnh thân tù” ở đây không phải là lời than thở kêu rên hèn <br />
yếu. Đó là sự xác nhận – xác nhận một sự thật phũ phàng. Mấy ai chưa phải sống “cảnh <br />
thân tù” mà hiểu hết nỗi đời cực nhọc “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Nhưng điều <br />
quý giá nhất ở đây là tác giả xác định đúng cảnh tù đày:<br />
<br />
‘Đời cách mạng từ khi tôi đà hiểu<br />
<br />
Dấn thân vô là phải chịu tù đày<br />
<br />
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai<br />
<br />
Là thân sống chỉ coi còn một nửa”<br />
<br />
Xác định để chấp nhận. Vì yêu nước, gắn bó với cách mạng nên người thanh niên ấy vẫn <br />
nguyện; Quyết hi sinh phá tan hết gông xiềng cho Tổ quốc muôn muôn năm độc lập”<br />
<br />
Nếu không có tấm lòng ham sống thiết tha yêu.đời và tinh thần nhiệt huyết cách mạng thì <br />
làm sao Tô Hữu có thể bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình bằng những câu thơ hay đến <br />
thế. Và điều thể hiện rõ nhất sự thiết tha với đời, muôn hòa nhập với thế giới bên ngoài <br />
để quên đi cảnh cô đơn ấy, tác giả đã hướng ra cuộc sống bên ngoài bằng thính giác:<br />
<br />
“Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều<br />
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh<br />
<br />
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh.<br />
<br />
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về”<br />
<br />
Với “tai mở rộng” và “lòng sôi rạo rực”, người thanh niên chăm chú và hào hứng đón <br />
nhận mọi âm thanh, mọi diễn biến, luôn ước muốn nắm bắt được vi mạch cuộc sống <br />
bằng mọi giác quan, bằng tất cả tâm hồn mình. Cuộc đời đang “lăn”, nhịp đời đang trôi và <br />
tiếng đời đang vang xa. Hiện thực là đây tiếng chim reo, tiếng dơi chiều đập cánh, tiếng <br />
lạc ngựa và cả tiếng guốc đi về. Đấy là âm thanh của cuộc sống hàng ngày mà người đời <br />
thường lãng quên.<br />
<br />
Thế nhưng với Tô’ Hữu đó lại là sợi chỉ hồng duy nhất nôi nhà thơ với cuộc sống bên <br />
ngoài. Nhà thơ đã chăm chú lắng nghe, trân trọng những hoạt động ấy mà tưởng tượng <br />
mạnh mẽ với cảnh hùng vĩ “gió mạnh lên triều”, âm thanh vội vã của tiếng dơi chiều đập <br />
cánh và cả tiếng ngựa rùng chân để báo hiệu một nước “kiệu” mạnh mẽ. Nhưng có lẽ <br />
bình dị và thân thuộc nhất vẫn là “tiếng guốc đi về một âm thanh nhỏ bé rất dễ bị lãng <br />
quên nhưng hình ảnh mộc mạc ấy lại có sức lay động lòng người một cách thấm thía.<br />
<br />
Nếu như âm thanh của tiếng chim, tiếng gió và cả tiếng lạc ngựa rừng chân là những nốt <br />
nhạc dạo đầu, khơi dòng tâm sự thì tiếng guốc nhỏ, to xuất hiện mới xoáy sâu vào trái <br />
tim con người. Bởi lẽ mọi âm thanh ấy còn xa lắm, lạnh lẽo lắm; chỉ có tiếng guốc bình <br />
dị thân thương mới gần gũi, mang hơi ấm của con người, đó mới là sự sống đích thực. <br />
Mới nghe qua ta tưởng tiếng guốc ấy lạc lõng giữa dòng đời, thậm chí còn tầm thường <br />
nữa. Nhưng càng đọc ta càng cảm nhận thấy tiếng guốc thân thuộc biết bao, gắn liền với <br />
mồ hôi và nước mắt của con người cần lao, cũng nhức nhối như “một tiếng rao đêm” <br />
nghe được giữa đêm khuya qua song sắt nhà tù:<br />
<br />
“Rao đi em, kẻo nửa quá khuya rồi…<br />
<br />
Anh nằm nghe qua cửa khám, xa xôi<br />
Tiếng em bước trên đường đêm nhỏ nhỏ<br />
<br />
Nhưng cũng đủ cho lòng anh lắng rõ”.<br />
<br />
(Xà lim Qui Nhơn tháng 11 – 1941).<br />
<br />
Tiếng guốc ấy gợi bao tình cảm của người thanh niên trong cảnh ngộ: thân tù cô đơn. <br />
Nghe tiếng guốc đi về mà người thanh niên thấy thèm khát được tự do, được trở về tổ <br />
ấm gia đình. Phải có sự cảm nhận tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm thế nào, nhà thơ mới <br />
có thể nghe và tưởng tượng được cảnh ngoài phố vừa cụ thể vừa sinh động ấy được. Chỉ <br />
bằng thính giác mà nhà thơ đã cảm giác được âm thanh, hình tượng và cả cái lạnh đã <br />
thấm sâu vào làn nước ở đáy tầng sâu. Tác giả đã tạo nên hai cảnh đối lập giữa tâm tư <br />
trong tù và cuộc sống bên ngoài.<br />
<br />
Nếu trong tù cô đơn, lẻ loi bao nhiêu thì cuộc sống bên ngoài là sự sống, hương thơm mật <br />
ngọt của đời bấy nhiêu. Tuy nhiên trong hoàn cảnh tù đày, sự cô đơn ấy không hề làm cho <br />
người chiến sĩ cách mạng tàn lụi và nhỏ bé đi mà trái lại đó là động lực để thúc tỉnh, lay <br />
gọi và vươn tới, khẳng định một tâm thế giữ trọn “trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn”. <br />
Nhà tù đầy rẫy những bất công tàn bạo ấy không thể uy hiếp được tinh thần, không thể <br />
giam hãm được tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản, tâm thế ấy vẫn một lòng với cách <br />
mạng, vẫn hiên ngang tranh đấu:<br />
<br />
“Tu vì ta ba chục triệu người<br />
<br />
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”.<br />
<br />
Có thể nói đoạn thơ đã minh chứng cho phong cách nghệ thuật trữ tình chính trị của Tố <br />
Hữu và nổi bật là cái “tôi” trữ tình. Nói về tâm tư, tình cảm, những trăn trở cũng như khát <br />
vọng của một thanh niên hừng hực khí thế cách mạng rất hợp lý, nồng nhiệt và tinh tế. <br />
Nhân vật trữ tình là “tôi” nhưng lại là cả một cộng đồng, tâm trạng của riêng, một con <br />
người trong tù ngục nhưng lại biểu hiện cho cuộc sống ngục tù của tất cả mỗi người <br />
Việt Nam thời ấy. Suy nghĩ và nhận thức của một người chiến sĩ trẻ luôn lắng nghe, trân <br />
trọng và nâng niu cuộc sống, khao khát tự do và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng. “Tâm tư <br />
trong tù’ phản ánh chân thực tình cảm và tâm trạng của người chiến sĩ trẻ trong những <br />
ngày đầu bị đọa đày trong ngục tối: đó là nỗi cô đơn nhưng đích thực là khúc tráng ca về <br />
tự do. Bài thơ đẹp vì người chiến sĩ ấy đã sông tuyệt đẹp trong “Máu lửa – xiềng xích – <br />
giải phóng”.<br />
<br />
<br />