Bình giảng bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
lượt xem 8
download
Bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận thể hiện được tâm hồn đầy nhạy cảm của nhà thơ trước sự sống cũng như sự ý thức về cuộc sống của mình. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện được tình yêu thầm kín nhưng vô cùng da diết của nhà thơ với quê nhà của mình. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Bình giảng bài thơ Tràng Giang của Huy Cận" dưới đây để rõ hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bình giảng bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Tràng giang là một trong những bài thơ xuất sắc cùa nhà thơ Huy Cặn thời kì Thơ mới. Đã có khá nhiều bài viết về tác phẩm này. Mỗi bài có những khám phá riêng, đôi chỗ rất sâu sắc và vượt quá phạm vi, cách hiểu đối với trình độ một học sinh trung học phổ thông. Để có bài viết tốt, cần hiểu hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám, một hồn thơ đượm nỗi buồn rầu, triền miên, dằng dặc. Nỗi buồn ấy vươn tới cả vũ trụ, vượt qua thời gian, gợi nỗi buồn trần thế, xuất phát từ chính cuộc đời nhà thơ đang sống. Ngoài ra, bài thơ còn là một công trình điêu luyện về ngôn ngữ thi ca tiếng Việt. Tràng giang là Thơ mới nhưng đã đạt đến trình độ cổ điển về ngôn ngữ. Bởi vậy, khi bình giảng, ngoài việc hiểu, còn đòi hỏi phải tỏ ra tinh tế, cần nắm một số điểm sau: Tiêu đề bài thơ Bài thơ có tên Tràng giang, một từ Hán Việt. Đây cũng là điểm lạ đối với một nhà thơ mới. Nhiều bài thơ trong tập Lửa thiêng, Huy Cận đặt tên khá mộc mạc, bình dị như: Em về nhà, Trông lên, Gánh xiếc, Ngủ chung, Áo trắng. Tràng giang có nghĩa là sông dài. Riêng chữ tràng thường đọc là trường. Huy Cận đặt tên bài thơ của mình là Tràng giang, chứ không phải là Trường giang, càng không phải là Sông dài - tất cả những từ đồng nghĩa. Lí do có lẽ là như thế vừa gợi cho người đọc nhiều liên tưởng về văn hóa, mà cụ thể là con sông dài, khá nổi tiếng là Trường giang ở Trung Hoa. Song, nhà thơ đã thay trường bằng tràng, tạo ra sự phối âm (ang), gợi lên cảm giác mênh mang, dài rộng huyền hoặc hơn. Thời thơ mới, Huy Cận hay ghi dòng đề từ trên các bài thơ là tặng một người nào đó, thường là những nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ thân thiết với ông như Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, Hoàng Đạo, Tô Ngọc Vân. Bài này Huy Cận đề tặng Khái Hưng, người đã cùng với nhà văn Nhất Linh lập nên nhóm Tự Lực văn đoàn. Nhưng, Huy Cận không ghi bút danh quen thuộc của nhà văn này mà lại ghi tên thật của ông ta (Trần Khánh Dư). Khó có thể biết rõ lí do Huy Cận dành bài Tràng giang cho Khái Hưng. Có thể một phần vì do tình cảm quý mến, trân trọng đối với một bậc tài hoa, có công tạo đựng nên một phong trào văn chương, cũng có thể là vì Khái Hưng, bên cạnh nhiều tác phẩm viết về đề tài hôn nhân, tình yêu trong buổi đầu Âu hóa, đã viết không ít tác phẩm xuất sắc về các thời kì lịch sử đã qua như tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ. Bên cạnh đó, trên phần đề từ còn có câu thơ của Chính Huy Cận (Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài). Câu thơ này phần nào đã thâu tóm được cả tình (bâng khuâng, nhớ thương) lẫn cảnh (trời rộng, sông dài) của Tràng giang. Khổ hai Mở ra một cảnh sông nước mênh mông, tưởng chừng như vô tận. Trên cái nền không gian rộng lớn ấy, hình bóng một con thuyền đơn chiếc càng thêm lẻ loi và sự xuất hiện của nó lại càng khiến cho cảnh thêm hoang vắng: Nắng xuống chiều lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Khổ ba Đến khổ thơ thứ ba, mọi âm thanh của cuộc sống con người đều không còn nữa, chỉ còn có cảnh vật với nhau mà cũng hết sức lặng lẽ: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật. Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Bèo dạt mây trôi vô định; bờ xanh tiếp nối bãi vàng. Tất cả ở bên nhau mà dường như không biết có nhau, không cần có nhau. Thế mới lạ làm sao? Chỉ có một người biết rõ sự cô đơn ấy và cũng chỉ có người khao khát sự sống, cần thiết sự giao hòa. Song, mọi cánh cửa có lẽ khép, mọi mối tương giao đã không còn. Người ấy làm sao tránh nổi cô đơn? Khổ bốn Khổ cuối vừa có cảnh, vừa có diễn tả nỗi lòng của chủ thể trữ tình: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Cảnh ấy, tình này là lẽ đương nhiên! Khổ thơ câu nào, hình ảnh nào cũng dễ hiểu được. Chỉ có một câu lạnh lùng: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Xưa nay, thơ cổ điển phương Đông viết nhiều về cảnh hoàng hôn. Cảnh nào cũng đẹp, nhưng đều buồn: Ngày mai, gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu, sương sa khách bước dồn. (Cảnh chiều hôm - Bà Huyện Thanh Quan) Thơ Huy Cận có cảnh hoàng hôn như thế và nỗi buồn man mác. Có người nói, khi viết: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà, nhà thơ đã liên tưởng đến tình ý của bài Hoàng Hạc Lâu trong thơ Thôi Hiệu: Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Dịch thơ: Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. (Tản Đà) Nhà thơ mới tiếp thu vốn văn hóa cổ, nhưng vẫn khác nhà thơ cổ. Nỗi buồn trong thơ của người xưa đôi khi do cảnh vật tạo ra, cảnh khiến người buồn. Còn ở nhà thơ hiện đại, nhất là với Huy Cận, nỗi buồn ấy như tiềm ẩn. Vì thế, người ta làm thơ không cần mượn cớ của thiên nhiên, tạo vật. Và họ thành thật giãi bày nỗi lòng mình cùng với trời đất! Tràng giang bao trùm một nỗi buồn thương mênh mang và nhớ mong tha thiết. Bài thơ tiêu biểu cho chặng đường thơ của Huy Cận trước năm 1945, khi mà ở đó cái buồn tỏa ra từ một hồn người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh (Hoài Thanh). Song, đó cũng là nỗi buồn của một thế hệ. nỗi buồn mang tính thời đại. Nỗi buồn ấy xuất phát từ sự bơ vơ, lạc loài và luôn khao khát được cảm thông chia sẻ trước cuộc đời. Buồn nhưng lại sáng trong và rất đáng trân trọng. Vì thế, nói như nhà thơ Xuân Diệu. “Tràng giang” là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc. Huy Cận đã dựng lên nỗi buồn của cả thế hệ mình. Người đã dựng và khắc ghi nó bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh của một ngôn ngữ trác tuyệt. Vì thế. biết bao năm tháng đã trôi qua, dòng Tràng giang ấy vẫn chảy trong tâm hồn người yêu thơ Việt Nam. BÀI MẪU SỐ 2: Tràng giang, nỗi buồn mênh mông da diết sớm đưa Huy Cận vào một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, trước năm 1945, một phong trào thơ đầy những tiếng thở dài trữ tình và lãng mạn. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận mang nỗi buồn man mác, ngậm ngùi, nhưng đó là nhừng ngậm ngùi đẹp về thiên nhiên và tình yêu. Sau Cách mạng tháng Tám, dòng thơ Huy Cận vẫn còn đó nỗi buồn trong suy tưởng, nhưng là nỗi buồn cảm thong với quá khứ “Sờ soạng tìm lối ra” của cha ông. Và những niềm vui rộn ràng của người trong xã hội mới. Cả hai dòng thơ ấy đều tạo cho Huy Cận tình yêu thương, lòng cảm phục của bao thế hệ sau ông, mà dấu ấn sâu đậm nhất là tác phẩm đầu tay - tập thơ Lửa thiêng được in vào năm 1940, trong đó có bài Tràng giang. Tràng giang, nỗi buồn mênh mông da diết sớm đưa Huy Cận vào một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, trước năm 1945, một phong trào thơ đầy những tiếng thở dài trữ tình và lãng mạn. Chàng trai Huy Cận đã có sẵn trong người: Một chút linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu. Cái sầu lặng miên man kia lại đang đứng trước dòng sông thực với cảnh sơn thủy hữu tình, mà cũng là dòng sông đời lặng lẽ trôi theo thời gian để hoài niệm giữa khung cảnh mênh mang xuôi theo dòng cảm xúc: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài Câu thơ được chọn làm đề từ cho cả bài thơ viết về con sông dài, sông lớn đã hàm chứa nỗi buồn mênh mang tỏa đầy không gian “trời rộng”, hòa lẫn vào những gì xuôi theo con nước của “con sông dài”, Rồi nỗi nhớ bâng khuâng kia được nhà thơ chi tiết hóa từng cảnh, từng cảnh nhỏ trong từng khổ thơ một... Khổ thơ mở đầu: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Nhịp thơ 4/3 chậm rãi theo lối cố phong, giọng thơ có nhiều thanh bằng chấm dứt ở từ “dòng” hợp vần chéo (song / dòng) cùng với những từ tạo hình tạo nên không khí buồn lặng, cô đơn của những gì gắn bó với sông tại điểm mà nhà thơ quan sát. “Sóng gợn” theo kiểu “sóng biếc theo làn hơi gợn tí” cùa Nguyễn Khuyến cứ lan tỏa nhẹ nhàng làm cho “tràng giang” cứ rộng thêm ra. Đấy chỉ là hiện tượng vật lí tự nhiên, chẳng mang tâm trạng nào nếu không có cảm xúc “buồn” của con người. Đã thế, từ láy lại “điệp điệp” làm cho không gian của tràng giang như mênh mông hơn, nỗi buồn của tràng giang đậm hơn. Cũng là một hình ảnh động nhưng không tạo thanh giống như hình ảnh “sóng gợn”, “củi một cành khô” cô đơn trôi lặng lờ giữa bao nguồn nước chảy. Sóng cứ gợn, củi khô cứ lạc mấy dòng, nỗi buồn cô đơn thầm lặng cứ trôi, lặng lẽ khép lại, rồi mở ra với hình ảnh “con thuyền xuôi mái nước song song”, và chỉ có hình ảnh ấy là mang tí âm thanh róc rách khua động của mái chèo xuôi, nhưng nào được bao khoảng khắc? Thuyền đi rồi, cái lặng lẽ khép lại với con nước “Sầu trăm ngả”, một nỗi sầu vô cớ, hay cái cớ hoang liêu mênh mông giữa trời chiều hiu quạnh. Sau khi nhìn sông, nhà thơ bắt đầu quan sát bên sông. Bao người đến đây vẩn vơ quan sát như thế. Và với tâm hồn nhạy cảm của mình, Huy Cận đã ghi lại những hình ảnh cho riêng ông: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống trời lên sâu chót vót, Sông dài trời rộng bến cô liêu. Cả không gian lẫn thời gian đều buồn, cái buồn tự nhiên như tăng thêm trong tâm tưởng của người đọc. Cảnh gần xa cứ đan xen nhau giữa cồn nhỏ, làng xa và bến đò ngang. Cả khổ thơ là bức tranh có màu vàng đất nhạt làm phỏng, còn màu của cây cối trở thành gam màu phụ. Thời gian “chiều” mang nỗi buồn của tự nhiên, không gian phủ màu nắng chiều cũng buồn. Cái buồn càng tăng lên từ những từ láy âm, láy vần ở trong mỗi câu. “Cồn nhỏ” đã trơ trọi, lại thêm cây cỏ “lơ thơ” khiến gió cũng cảm thấy “đìu hiu” cô quạnh. Âm thanh tan chợ từ trong làng xa vẳng lại cũng chẳng thể nào xóa tan cái lặng lẽ nơi đây. Nỗi buồn vươn cao trong không gian với hai từ láy “chót vót”, rồi cô đặc lại ở “bến cô liêu”. Cảnh đơn sơ, bến đò không một bóng người xem ra còn ảm đạm hơn Bến đò xuân đầu trại với Con đò gối bãi... của Nguyễn Trãi ngày nào. Dõi mắt nhìn ra lòng sông thì chỉ thấy mênh mông nước với những: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn thi đại học môn văn – Bình giảng bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận
14 p | 522 | 160
-
Bình giảng bài thơ Tiếng Hát con tàu của Chế Lan Viên (3)
10 p | 454 | 68
-
Bình giảng bài thơ Tây Tiến - Chứng minh nhận định nét đau thương nhưng đó là cái buồn bi tráng chứ không phải là cái buồn đâu thương bị lụy
3 p | 461 | 44
-
Bình giảng bài thơ "Thu điếu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến
4 p | 66 | 7
-
Bình giảng bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu
10 p | 163 | 6
-
Bình giảng bài thơ “Đèo Gió” của Nông Quốc Chấn
5 p | 52 | 5
-
Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ ai động đất trời... Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu
5 p | 188 | 4
-
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát đi đày của Tố Hữu: Đường lèn xứ lạ Kon Tum……Chim kêu chiu chít, ai nào kêu ai?
4 p | 56 | 3
-
Bình giảng khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
6 p | 398 | 3
-
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
5 p | 127 | 3
-
Bình giảng bài thơ Tràng Giang
15 p | 95 | 2
-
Bình giảng bài thơ "Cuốc kêu cảm hứng"
3 p | 47 | 2
-
Bình giảng bài thơ "Sa hành đoản ca" của Cao Bá Quát
3 p | 49 | 2
-
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
3 p | 39 | 2
-
Bình giảng khổ thơ cuối bài Tràng giang: "Lớp lớp mây cao... hoàng hôn cũng nhớ nhà."
3 p | 43 | 2
-
Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang: "Lơ thơ cồn nhỏ... trời rộng, bến cô liêu."
4 p | 45 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định
39 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn