Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang: "Lơ thơ cồn nhỏ... trời <br />
rộng, bến cô liêu."<br />
Bài làm:<br />
Trong phong trào thơ mới giai đoạn 19321945 có lẽ nồng nàn, lãng mạn nhất là Xuân <br />
Diệu, điên cuồng nhất thì chính là Hàn Mặc Tử, rồi buồn nhất thì có lẽ không ai qua <br />
được Huy Cận. Nỗi buồn của Huy Cận không phải là nỗi buồn tình yêu đôi lứa, mà là <br />
nỗi buồn đời, buồn thân phận nổi trôi. Có người nói vui rằng lúc mang thai có lẽ thân <br />
mẫu Huy Cận thường sầu, nên chàng thi sĩ trẻ ấy sớm đã mang trong mình một nỗi <br />
buồn bã vô tận, mắt luôn đẫm lệ đời. Biệt tài văn chương của Huy Cận chính là biết <br />
cách gợi nỗi buồn, lây nỗi buồn của mình sang cả không gian mênh mang, mà thể hiện <br />
rõ ràng nhất ấy là trong bài thơ Tràng giang.<br />
Thơ Huy Cận thường giàu triết lý và nỗi niềm suy tưởng về nhân sinh quan, thế giới <br />
quan, giá trị quan một cách sâu sắc. Huy Cận yêu thích nhất là thể loại Đường thi của <br />
văn học Trung Quốc, rồi cũng yêu luôn cả cái chất lãng mạn của văn học Pháp. Thế nên <br />
đọc thơ ông lúc nào ta cũng thấy đậm màu sắc cổ kính trong từng vần thơ, rồi đôi chỗ <br />
lại thấy một nét hiện đại chen vào. Thế nhưng, chúng lại hỗ trợ cho nhau thật tuyệt vời <br />
tạo nên một hồn thơ rất Huy Cận, rất mênh mang rộng lớn.<br />
Trong Tràng giang, nếu như khổ thơ thứ nhất đặc tả cảnh sông nước mênh mông, thì <br />
qua đến khổ thơ thứ hai dường như tầm mắt của tác giả đã thu lại, ông nhìn đến những <br />
cồn cát, tai ông bắt đầu lắng nghe, tấm lòng cũng lặng lại và buồn hơn.<br />
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,<br />
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều<br />
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;<br />
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."<br />
Huy Cận không nhìn thấy những cồn cát lớn, mà lại thấy những cái cồn nhỏ nhoi, lạc <br />
lõng "lơ thơ", rất thưa thớt mong manh, cảm giác Huy Cận tả cồn cát mà như tả một <br />
cành liễu phất phơ trước gió vậy. Thêm chút "gió đìu hiu", lại càng khiến không gian trở <br />
nên hoang vắng, hiu hắt hơn cả, gió ở bến sông mà chỉ tới mức "đìu hiu" thì ảm đạm <br />
quá, đọc từ láy ấy người ta chỉ có thể liên tưởng đến một từ "buồn thiu" mà thôi!<br />
Thế rồi đang lúc trầm tư, suy tưởng Huy Cận bỗng đưa vào một câu hỏi, câu hỏi ấy đã <br />
chính thức đánh dấu cái sự sống mong manh giữa cái không gian thật hoang vắng nơi <br />
bến Chèm khi ấy. Ông nghe đâu đây có tiếng người vãn buổi chợ chiều hoặc đang nghi <br />
vấn tiếng vãn chợ ồn ào văng vẳng ở đâu chăng? Dù thế nào thì cũng không quan trọng, <br />
bởi chúng đều đúng và đều hướng tới một cảnh duy nhất, có tiếng chợ đấy nhưng xa <br />
lắm, chỉ lờ mờ, thấp thoáng mà thôi và Huy Cận vẫn cô đơn, lẻ loi tại bến sông này. <br />
Nghệ thuật lấy động chế tĩnh thật hay và thật tài tình qua ngòi bút buồn của Huy Cận, <br />
lấy cái tiếng vãn chợ tận "làng xa" nào ấy đem vào không gian rộng lớn này, điều ấy <br />
càng nhấn mạnh thêm cái hoang vắng, bốn bề tĩnh lặng của bến sông Hồng. Rồi thì <br />
lòng Huy Cận cũng càng trở nên trầm lặng hơn, buồn hơn, cảm giác cô đơn lạc lõng <br />
hơn cả.<br />
"Nắng xuống, trời lên" là một hình ảnh có sự phá cách hơi hướng hiện đại kết hợp thêm <br />
với cụm "sâu chót vót" đã mở cái không gian sông nước vốn rộng lớn theo chiều ngang <br />
nay lại càng trở nên bao la hơn theo chiều dọc. Trời và đất dường như được giãn rộng <br />
thêm khoảng cách trong thơ Huy Cận, vừa sâu lại vừa xa hơn rất nhiều. Những tưởng <br />
mở rộng không gian thì nỗi buồn Huy Cận sẽ loãng hơn, đỡ hiu hắt hơn, nhưng không, <br />
dường như ta cảm giác được rằng thi sĩ đang nhả nỗi buồn của mình một cách từ từ. <br />
Huy Cận tựa như một chú mực đang phun thứ mực đen của mình ra khiến chúng lan tỏa <br />
khắp mặt nước vậy. Để rồi đâu đâu ta cũng thấy vương vấn nỗi buồn của Huy Cận, từ <br />
gió, trời, sông, bến đều nhuốm nỗi sầu của ông. Đọc câu thơ cuối, dường như Huy Cận <br />
đang ngầm khẳng định thêm cái nỗi sầu của mình "Sông dài trời rộng, bến cô liêu". <br />
Khắp cả cái không gian dài rộng ấy, không có ai cả, chỉ có "bến cô liêu" và bến chính là <br />
phiến chỉ Huy Cận đó. Ông đang thầm thở dài trước cái thân phận nổi trôi, cô đơn của <br />
người thi sĩ trong một xã hội rối ren, tam quan đảo lộn này, có lẽ ông cũng đang thầm <br />
hoài niệm về những ngày xưa cũ nơi mà ở đấy có cảnh huy hoàng, đẹp đẽ chăng?<br />
Chỉ một đoạn thơ ngắn bốn dòng, mang màu sắc cổ điển và một nét chấm phá hiện đại, <br />
cũng đủ để cho ta thấy một hồn thơ Huy Cận thật đặc sắc. Dường như thơ ông chỉ gói <br />
gọn trong một chữ "buồn" mà khai thác, có lẽ sống dưới thân phận một thi sĩ nghèo, lại <br />
đương buổi rối ren, loạn lạc nên Huy Cận mới sinh ra nhiều nỗi buồn như thế. Thơ <br />
Huy Cận phải đọc thật kỹ ta mới có thể thấy một tình yêu quê hương, đất nước thật <br />
nồng nàn, tha thiết chẳng kém ai đang ẩn hiện trong những vần thơ buồn man mác của <br />
ông.<br />
Bài làm 2<br />
Không tha thiết, nồng nàn như Xuân Diệu, cũng chẳng điên cuồng lãng mạn như Hàn <br />
Mặc Tử, thơ của Huy Cận là một nỗi buồn mênh mang vô tận, buồn từ tâm hồn đến <br />
cảnh vật. Đọc thơ ông, ta thấy pha tạp chút hiện đại của văn học Pháp, nhưng nhiều <br />
nhất vẫn là nét cổ điển đậm đà của thơ Đường, thế nên ta thường thấy trong thơ ông có <br />
nỗi buồn rất lạ, rất vô định. Nhưng suy cho cùng, nỗi buồn thơ ông cũng chỉ xuất phát <br />
từ nỗi buồn thế sự, nỗi hoài niệm những điều xưa cũ, những phong cảnh huy hoàng nay <br />
đã hết, chỉ còn lại một cuộc đời rối ren. Một trong số những bài thơ tiêu biểu nhất của <br />
Huy Cận phải nhắc đến Tràng giang.<br />
Chàng thi sĩ mới 21 tuổi đời, đứng ở nam bến Chèm sông Hồng mà suy tư về cuộc đời <br />
mình, cuộc đời người, rồi trước cái không gian rộng lớn, trời rộng sông dài đã tức <br />
cảnh sinh tình đem đến một thi phẩm tuyệt vời, khiến độc giả phải đắm chìm vào trong <br />
cả nỗi buồn của chàng thi sĩ. Chỉ lấy nội dung khổ thơ thứ 2 của Tràng giang cũng đủ <br />
để ta chiêm nghiệm về nỗi sầu nhân thế ấy.<br />
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,<br />
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều<br />
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;<br />
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."<br />
Ngắm mãi cảnh sông nước dập dềnh, Huy Cận hướng tầm mắt buồn của mình về phía <br />
những cồn nhỏ "lơ thơ", từ láy ấy gợi cho độc giả một cảm giác ít ỏi, nhẹ tênh, lơ lửng. <br />
Dường như mấy cái cồn cát nho nhỏ bên bến sông ấy đang phe phẩy, phiêu lãng cùng <br />
với cơn gió "đìu hiu", buồn bã biết mấy. Cả cồn cả gió đều gợi nên một nỗi buồn khôn <br />
tả, ấy là cảm giác chơi vơi, lạc lõng của người thi sĩ cô đơn trước cảnh sông nước, <br />
buồn bã trước thời cuộc. Rồi Huy Cận bỗng nghe "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều", đó <br />
là một câu hỏi ngỏ, nhà thơ tự hỏi chính bản thân mình hay hỏi trời đất như thế. Huy <br />
Cận hỏi gì? Hỏi tiếng làng xa vãn chợ ở đâu hay hỏi dường như đâu đây có tiếng vãn <br />
chợ chiều văng vẳng vọng về cũng đều có ý nghĩa cả. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh thật <br />
đặc sắc và khéo léo, "làng xa" như thế nhưng Huy Cận vẫn có thể nghe thấy tiếng <br />
người râm ran buổi chợ chiều thì chứng tỏ bến Chèm này phải thật hoang vắng tĩnh <br />
lặng đến nhường nào chứ? Thoang thoảng trong khổ thơ thứ hai này đã có sự sống xuất <br />
hiện, nhưng nó cứ thấp thoáng và mỏng manh, thế nên Huy Cận lại càng trở nên cô đơn <br />
hơn.<br />
Một hình ảnh khác lại càng nhấn mạnh được cái tính thi vị đầy sáng tạo trong nỗi buồn <br />
thơ Huy Cận, "nắng xuống, trời lên" kết hợp với cụm tính từ "sâu chót vót", dễ khiến <br />
người ta liên tưởng đến một khung cảnh sâu rộng vô ngần, trời và đất vốn đã xa nhau <br />
nay lại càng sâu, càng xa hơn nữa. Chỉ một câu thơ đơn giản vậy thôi nhưng Huy Cận <br />
đã đem vào đó cái không gian rộng lớn, bao la và riêng mình thi sĩ cô độc trong cái <br />
khoảng không ấy. Quả thực lời nhận định Huy Cận là nhà thơ có nỗi ám ảnh với không <br />
gian sâu sắc là không sai chút nào, bởi nếu không có cái cảm xúc sâu sắc như vậy thì <br />
làm sao lại có những vần thơ tuyệt diệu về không gian như vậy.<br />
Kết lại đoạn thơ, là câu thơ dường như là nhận định của tác giả "Sông dài, trời rộng, <br />
bến cô liêu". Đúng vậy trời càng rộng sông càng dài thì bến ở một chỗ lại càng nhỏ bé, <br />
càng cô độc như bóng người thi sĩ ngẩn ngơ ở bến Chèm. Huy Cận buồn gì mà nhiều <br />
đến thế, làm sao cái nỗi buồn ấy có thể lan rộng khắp không gian, từ sông, tới trời, tới <br />
bến, tới gió, tới cồn cát cũng buồn thiu theo nỗi sầu man mác mang tên Huy Cận. Đúng <br />
như lời Nguyễn Du trong Kiều: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", đó là nỗi buồn <br />
thế sự, buồn cho thân phận nổi trôi vô định giữ thời buổi rối ren Tây ta lẫn lộn, là nỗi <br />
buồn chung cho cả một xã hội Việt Nam thời bấy giờ.<br />
Như vậy chỉ là một đoạn thơ ngắn 4 câu vẻn vẹn, nhưng ta đã thấy được cái nỗi sầu <br />
của Huy Cận, đồng thời qua đó ta cũng thấy được cái tài hoa của một nhà thơ mang nỗi <br />
ám ảnh không gian sâu sắc. Thơ Huy Cận vừa cổ điển vừa hiện đại, thật nhiều ý vị và <br />
sâu sắc biết mấy, đọc riết rồi ta như chìm vào thơ ông để buồn theo cái buồn của ông.<br />