Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ: <br />
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội... Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Mùa thu là cảm hứng muôn đời của người nghệ sĩ. Thu đến, thu đi; thu là khoảng giao <br />
mùa, khoảng lặng để thi nhân tìm thấy ở đó một mối đồng cảm sâu xa, để tạc nên những <br />
bức tranh cảnh sắc đa thanh, đa hình mà người đọc bao thế hệ vẫn ngẩn ngơ chiêm <br />
ngưỡng. Giữa mạch thơ chung dồi dào ấy, ta luôn nhớ đến mùa thu Hà Nội xưa đầy ý vị <br />
của Nguyễn Đình Thi:<br />
<br />
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội<br />
<br />
Những phố dài xao xác hơi may<br />
<br />
Người ra đi đầu không ngoảnh lại<br />
<br />
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.<br />
<br />
Mùa thu xưa nay vẫn đẹp và dịu dàng, thanh nhã. Thu trở thành một phần không thể thiếu <br />
khi nhắc đến thơ viết về thiên nhiên. Ấy là một mùa thu thuần quê đất Việt trong thơ <br />
Nguyễn Khuyến, một mùa thu thâm trầm, huyền bí trong thơ Lưu Trọng Lư, một mùa thu <br />
chứa đầy sự phôi pha theo nhịp chảy thời gian trong thơ Xuân Diệu. Rõ ràng nét phong <br />
phú của một đề tài cũ như thế là thách thức cho sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Nguyễn <br />
Đình Thi hiểu hơn ai hết điều đó. Ông không muốn bị mờ đi, thậm chí chìm hẳn giữa <br />
những nét rất đậm, rất sâu, rất tinh của người trước. Chẳng phải" Trời thu xanh ngắt <br />
mấy tầng cao" (Nguyễn Khuyến), cũng không phải "Sen tàn, cúc lại nở hoa" (Nguyễn <br />
Du), nét thu của Nguyễn Đình Thi là nét thu đô thị, nét thu thủ đô hào hoa, thanh lịch:<br />
<br />
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội<br />
<br />
Những phố dài xao xác hơi may<br />
<br />
Mùa thu được cảm nhận ở thời điểm mẫn cảm của đất trời. Dường như thu đã về đâu đó <br />
khi hơi lạnh đang mơn man chạm nhẹ vào da thịt. Chữ" chớm" do đó mới thật tinh tế. <br />
"Chớm" là sự bắt đầu, là điều mới mẻ, nó chứa đựng trong mình chút gì như là e ấp của <br />
mùa thu. Cảm quan mơ hồ về những làn hơi giá chưa hẳn là mùa thu. Biết được cái" <br />
chớm lạnh" là thi sĩ đang ở ngưỡng giao thoa của khí trời ở khoảnh khắc mà tín hiệu thu <br />
đã xuất hiện, nhưng thu ấy vẫn chưa đến độ nồng đậm nhất. Báo hiệu ban đều như thế <br />
dễ nhoè đi, phần vì bất ngờ, phần vì hết thảy đều sẽ sàng quá. Cho nên, cũng là đương <br />
nhiên khi chỉ những tâm hồn thật nhạy cảm, thật, gắn bó với nét đặc trưng thân thuộc này <br />
mới có thể hiểu và đón nhận trọn vẹn ân sủng tuyệt vời của thiên nhiên Ở đây không chỉ <br />
có mình thi sĩ mà còn có cả không gian Hà Nội cả phố phường Hà Nội, cả lòng người Hà <br />
Nội cảm nhận được khi trời nay đổi khác bởi thoáng hiện diện của mùa thu. Nhưng có <br />
thật là heo may tan loãng vào không gian đó trở thành ám hiệu riêng của đất trời và lòng <br />
người Thủ đô? Chẳng biết nữa, nhưng qua những vần thơ đẹp dịu dàng của Nguyễn <br />
Đình Thi tất thảy chúng ta đã được cảm nghe đầy đủ hồn thu của một Hà Nội trong sáng <br />
đến vô ngần.<br />
<br />
Từ trước đến nay nhiều người trong nét bối hồi xúc cảm chỉ chú tâm đem cái "chớm <br />
lạnh" đặt vào "lòng Hà Nội" mà quên đi trường thời gian trong trẻo của một sớm thu. <br />
Đừng xem "sáng" đơn thuần chỉ là yếu tố thông tin. Đó là sự nhấn mạnh. "Sáng mát <br />
trong" hôm nay hoài niệm về "sáng chớm lạnh" năm xưa. Không gian nguyên lành, dễ chịu <br />
của ngày mới là điểm khởi đầu cho mạch cảm xúc Nguyễn Đình Thi. Như thế Hà Nội <br />
đang ôm trọn cái" chớm lạnh" của sáng thu, rồi Hà Nội lại mở rộng vòng tay, trải dài ra <br />
để sẻ lòng cùng thi sĩ<br />
<br />
" Những phố dài xao xác hơi may"<br />
<br />
Câu thơ bảy chữ là sự kết nối giữa nét hữu hình" những phố dài" và nét vô hình" hơi may" <br />
bằng từ tượng thanh "xao xác". "Xao xác" là từ láy gợi âm thanh, có tác dụng làm xao <br />
động cánh không gian vắng lặng. Biết thế, nhưng mỗi khi đọc câu thơ, tôi vẫn bị ám ảnh <br />
bởi trường nghĩa khác của hai chữ này. Hình như đây không còn là từ tả âm, nó là sự pha <br />
trộn của một âm hình, để nghe" xao xác" mà thấy cả khung cảnh trống lặng chung <br />
quanh. Nó khác hẳn" xào xạc", từ láy đặc âm trong thơ Lưu Trọng Lư:<br />
"Em không nghe rừng thu<br />
<br />
Lá thu kêu xào xạc<br />
<br />
Con nai vàng ngơ ngác<br />
<br />
Đạp trên lá vàng khô"<br />
<br />
(Tiếng Thu)<br />
<br />
Thực ra, "xao xác" và "xào xạc" chi là một âm nhưng vang lên ở hai cung khác nhau. Vậy <br />
mà nếu thử thế chỗ cho nhau thì âm chung chẳng còn mà cung khác nhau cũng chẳng <br />
thấy. "Xào xạc" của Lưu Trọng Lư là âm trầm và đục thể hiện vẻ âm u, huyền bí của <br />
rừng già. Còn "xao xác" của Nguyễn Đình Thi là âm trong và cao gợi được tiếng lá khô <br />
quét mìn trên đường phố. Đặt vào câu thơ, "xao xác" lại cụ thể hoá cho "hơi may" vốn vô <br />
hình. Phải chăng đó là sự chuyển đổi cảm giác ngoài Nguyễn Đình Thi chưa ai từng biểu <br />
đạt? Nhờ thế thi sĩ đã truyền tải được hơi thở nhẹ nhàng của mùa thu đến từng con phố, <br />
từng ngả đường. Trong cái se se chưa đù góp thành gió của" hơi may", những phố dài như <br />
càng dài thêm, lòng người đang xôn xao một niềm riêng khó hiểu, cơ hồ cũng "xào xạc" <br />
hơn<br />
<br />
Quả thật ngôn ngữ của Nguyễn Đình Thi dễ làm người ta lạc vào mê cung, nếu không <br />
tinh nó sẽ khó thoát ra, dễ bị luẩn quẩn trong cái luyến láy rất tài hoa của câu từ. Hình <br />
ảnh thơ bình dị nhưng cứ lắng đọng chút mơ hồ chẳng thể nắm bắt. Để bất chợt, nhà thơ <br />
đặt vào giữa những băn khoăn còn bỏ ngỏ của" chớm lạnh", của" hơi may" một hình ảnh <br />
cụ thể, rõ ràng:<br />
<br />
"Người ra đi đầu không ngoảnh lại”.<br />
<br />
Hoá ra cảnh thu Hà Nội đẹp và mơ huyền thế cứ bị phủ chút man mác xác xao là do đây: <br />
người ra đi. Nếu đặt riêng câu thơ, ta có thể cho rằng đây là một chiêm nghiệm tâm lý. <br />
Bất cứ một chí nam nhi nào khi chia xa đều dàn lòng nén xúc cảm. Trần Đăng Khoa có <br />
nhận xét rất tinh về hoàn cảnh này, ấy là người ra đi, tiến bước mà" mặt tái nhợt không <br />
dám ngoảnh lại phía sau". Có cảm tưởng như chỉ khẽ đưa mắt lại thôi là người ra đi <br />
không còn đủ can đảm để bước tiếp. Nếu đặt hình ảnh thơ vào chỉnh thể của cà đoạn thì <br />
ta thấy đây mới là hồn thơ, là chiều sâu bức tranh thu Hà Nội. Thế người ra đi là ai? Đó là <br />
những chiến sĩ trung đoàn thủ đô? Không, Nguyễn Đình Thi hoàn toàn bác bỏ ý kiến này. <br />
Điều ông muốn thể hiện, giản đơn là sự lưu luyến, bịn rịn của người con thủ đô phải <br />
chia xa Hà Nội trong những thu xưa. Thái độ "không ngoảnh lại" vì thế là một cách kìm <br />
lòng bởi thành phố của mình đang ở thời khắc đẹp nhất, thành phố ấy đủ sức níu giữ một <br />
tâm tình Hà Nội, thành phố ấy tiễn các anh với một trời nắng vàng và lá vàng:<br />
<br />
"Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”<br />
<br />
Có người cho rằng đây là sự phi lô gíc giữa hành động và cảm giác. Hành động thì <br />
"không ngoảnh lại" mà cảm giác lại ngập đầy nắng lá sau lưng. Vâng, nếu như có ai đó <br />
cố tâm đưa hình tượng thơ theo trật tự tuyến tính này thì cũng xin" ngoái lại" để hiểu <br />
rằng cái" chớm lạnh", "xao xác" đã được mùa thu gửi đến làm sứ giả cho mình tự khi nào. <br />
Do đó sau khí thu, hồn thu, lẽ dĩ nhiên phải là tình thu man mác ấy<br />
<br />
Như người ta vẫn nói đầu câu là cái then cửa. là nét nhấn nhá của bài thơ thì ở đoạn thơ <br />
này ta không thấy xuất hiện một dấu câu nào Nguyễn Đình Thi đã để ngỏ lòng mình, từ <br />
đó người đọc có những trường suy tưởng khác nhau, tự tìm cho mình cách ngắt nhịp tạo <br />
sự đa thanh đa nghĩa của ý thơ. Câu thơ "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" có hai cách ngắt <br />
nhịp tương ứng với hai cách hiểu. Cách thứ nhất ngắt theo nhịp 2/2/3 (Sau lưng / thềm <br />
nắng / lá rơi đầy). Nó ứng với cách hiểu sau lưng người đi là thềm nắng, trên đó lá vàng <br />
rơi đầy Cách thứ hai ngắt theo nhịp 2/2/1/2