intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học chương 1 lớp 9 có đáp án

Chia sẻ: Bachtuoc999 Bachtuoc999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

182
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học chương 1 lớp 9 có đáp án giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề kiểm tra, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học chương 1 lớp 9 có đáp án

  1. BỘ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC CHƯƠNG 1 LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN
  2. MỤC LỤC 1. Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa chương 1 lớp 9 có đáp án – Đề số 1 2. Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa chương 1 lớp 9 có đáp án – Đề số 2 3. Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa chương 1 lớp 9 – Đề số 3 4. Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa chương 1 lớp 9 – Đề số 4 5. Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa chương 1 lớp 9 – Đề số 5 6. Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa chương 1 lớp 9 – Đề số 6
  3. KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I Điểm Họ và tên:......................... MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút Lớp:.................. ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng trong các câu sau đây. 1. CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau? A. dung dịch NaOH B. dung dịch Ca(OH)2 C. CaO D. dung dịch HCl 2. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? A. Al và H2SO4 loãng B. NaOH và dung dịch HCl C. Na2SO4 và dung dịch HCl D. Na2SO3 và dung dịch HCl 3. Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit ? A. CaO B. Ba C. SO3 D. Na2O 4. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl A. Fe B. Fe2O3 C. SO2 D. Mg(OH)2 5. Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn=65) A. 1,12 lit B. 2,24 lit C. 3,36 lit D. 22,4 lit 6. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2 A. Al và H2SO4 loãng B. Al và H2SO4 đặc nóng C. Cu và dung dịch HCl D. Fe và dung dịch CuSO4 7. Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ a. CaO, CuO b. CO, Na2O c. CO2, SO2 d. P2O5, MgO 8. Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây? a. Na2SO3 và H2O b. Na2SO3 và NaOH c. Na2SO4 và HCl d. Na2SO3 và H2SO4 9. Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống a. CaCO3 b. NaCl c. K2CO3 d. Na2SO4 10. Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng a. Hóa hợp b. Trung hòa c. Thế d. Phân hủy 11. Trong công nghiệp, sản xuất axitsunfuric qua mấy công đoạn a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 12. Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:
  4. a. SO2 b. CaO c. Fe2O3 d. Al2O3 13. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau sinh ra chất khí cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh? a. Zn + HCl b. ZnO + HCl c. Zn(OH)2+ HCl d. NaOH + HCl 14. Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng: a. Na2O + NaOH b. Cu + HCl c. P2O5 + H2SO4 loãng d. Cu + H2SO4 đặc, nóng 15. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp O2 và CO2. Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dung dịch chứa a. HCl b. Na2SO4 c. NaCl d. Ca(OH)2 16. Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ a. SO2 b. Na2O c. CO d. Al2O3 17. Axitsunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây ? a. Zn, CO2, NaOH b. Zn, Cu, CaO c. Zn, H2O, SO3 d. Zn, NaOH, Na2O 18. Trung hòa 100ml ddHCl cần vừa đủ 50ml ddNaOH 2M. Hãy xác định nồng độ molddHCl đã dùng: a. 2M b. 1M c. 0,1M d. 0,2M 19. Cho sơ đồ phản ứng: Na2SO3 + HCl  NaCl + X + H2O. Hỏi X là chất nào trong số các chất cho sau đây: A. SO2 B. SO3 C. CO2 D. O2 20. Dung dịch HCl phản ứng được với dãy chất: A. Fe, Cu, SO2, B. NaOH, CO2, C. Mg, CuO, Cu(OH)2 D. Fe, Cu, H2SO4 (l) II. Tự luận (5 điểm) Câu 1:(2 điểm)Hoàn thành sơ đồ phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có (1) (2) (3) (4) S  SO2  SO3  H2SO4  BaSO4 Câu 2(3 điểm) Hòa tan 9,2g hỗn hợp gồm: Mg và MgO vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ở đktc. a)Viết PTHH b)Tính khối lượng Mg và MgO trong hỗn hợp đầu. ( Cho Mg = 24; Cl= 35,5; H = 1; O = 16;)
  5. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (5điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D C C B A C D A B C B A D D B D B A C II. Tự luận (5 điểm) Câu 1:(2 điểm)Mỗi phương trình viết đúng 0,5 điểm Câu 2(3 điểm) a) (2 điểm ) PTHH: Mg + 2HCl   MgCl2 + H2(1) MgO + 2HCl   MgCl2 + H2O(2) 1,12 nH2 = = 0,05(mol) 22,4 b) (1 điểm ) mMg = 0,05 x 24 = 1,2(g) => mMgO = 9,2-1,2 = 8 g
  6. ĐỀ SỐ 2 KIỂM TRA 1 TIẾT Điểm Họ và tên:...................................... CHƯƠNG I MÔN: HÓA HỌC 9 Lớp:.................. Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm ( 3điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng trong các câu sau đây 1. CaO không phản ứng với chất nào trong các chất sau: A. H2O B. SO2 C. HCl D. O2 2. Cho sơ đồ phản ứng: Na2SO3 + HCl  NaCl + X + H2O. Hỏi X là chất nào trong số các chất cho sau đây: A. SO2 B. SO3 C. CO2 D. O2 3. Bazơ nào sau đây có phản ứng với khí CO2 ? A. NaOH B. Fe(OH)3 C. Cu(OH)2 D. Mg(OH)2 4. Dung dịch HCl phản ứng được với dãy chất: A. Fe, Cu, SO2, B. NaOH, CO2, C. Mg, CuO, Cu(OH)2 D. Fe, Cu, H2SO4 (l) 5. Đơn chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí : A. Cacbon B. Sắt C. Đồng D. Bạc 6. Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn=65) A. 1,12 lit B. 2,24 lit C. 3,36 lit D. 22,4 lit II. Tự luận (7 điểm) Câu 1(1,5 điểm):Oxít tác dụng với : nước, axit, bazơ . Viết PTHH để minh họa. Câu 2 (1 điểm)Nêu cách phân biệt từng chất trong hỗn hợp (K2O và CuO) (Viết PTHH nếu có). Câu 3(2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có (1) (2) (3) (4) Ca  CaO  Ca(OH)2  CaCO3  SO2 Câu 4: (3 điểm)Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp gồm( Mg, MgO) bằng dung dịch axit HCl 7,3% vừa đủ. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 22,4 lit khí ở đktc. a)Viết PTHH b)Tính khối lượng Mg và MgO trong hỗn hợp đầu. c)Tính khối lượng dung dịch axit HCl 7,3% đã dùng. ( Cho Mg = 24; Cl= 35,5; H = 1; O = 16;)
  7. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (3điểm) Mỗi đáp án đúng 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A A C B B II. Tự luận (7 điểm) Câu 1(1.5 điểm) Mỗi phương trình đúng 0,5 điểm Câu 2( 0.5 điểm Nêu cách và viết đúng PTHH 0.5 điểm Câu 3:(2 điểm)Mỗi phương trình viết đúng 0,5 điểm Câu 4(3 điểm) a) (1 điểm ) Mg + 2HCl   MgCl2 + H2 (1) MgO + 2HCl   MgCl2 + H2O (2) 2, 24 b) (1 điểm) Theo đề bài nH 2   0,1mol 22, 4 Theo phương trình (1) nMg  nH  0,1mol 2 mMg  0,1.24  2, 4( g )  mMgO  4, 4  2, 4  2( g ) c) (1 điểm) 2 Ta có nMgO   0, 05mol 40 Theo phương trình (1) và (2) nHCl  2nMg  2nMgO  2.0,1  2.0,05  0,3mol mHCl  36,5.0,3  10,95( g ) 10,95.100 Khối lượng dung dịch axit HCl 7,3% cần dùng : mdd   150( g ) 7,3
  8. ĐỀ SỐ 3 KIỂM TRA 1 TIẾT Điểm Họ và tên:...................................... CHƯƠNG I MÔN: HÓA HỌC 9 Lớp:.................. Thời gian làm bài: 45 phút I- TRẮC NGHIỆM:( 4 điểm) Câu I: Hãy khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c,d) đầu câu trả lời em cho là đúng nhất: 1/ Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng được với chất nào sau đây? A. dd NaCl B. dd HCl C. dd Ba(OH)2 D. dd KNO3 2/ Nước chanh ép có tính axit vậy nước chanh ép có pH là: A. pH < 7 B. pH = 7 C. pH > 7 D. 7 < pH < 9 3/ Có những loại phân bón hóa học sau: KCl; NH4Cl; Ca3(PO4)2; KNO3; (NH4)2SO4. Trộn những loại phân nào với nhau để được phân bón NPK A. KCl; NH4Cl B. Ca3(PO4)2; KNO3 C. KNO3; (NH4)2SO4 D. KCl; Ca3(PO4)2 4/ Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2, hiện tượng xảy ra là: A. Xuất hiện chất kết tủa màu trắng B. Xuất hiện chất kết tảu màu xanh lam C. Có khí thoát ra D. Không có hiện tượng gì Câu II: Cho các muối sau: NaCl; Pb(NO3)2; CaCO3; KClO3. Hãy chọn CTHH của muối thích hợp điền vào chỗ trống: a. Muối........................ không được phép có trong nước ăn vì vị mặn của nó. b. Muối ........................ rất độc đối với người và động vật. c. Muối ..................... không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao. d. Muối ....................... dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Câu III: Hãy nối ý cột A vào cột B sao cho được câu khẳng định đúng: Cột A Cột B 1.Cho giấy quỳ vào cốc đựng dung a. Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, tơ sợi nhân tạo, dịch Ca(OH)2 sản xuất giấy. 2.Phân bón hoá học b. Làm gia vị, bảo quản thực phẩm, Sản xuất Na, Cl2, NaClO, NaOH, H2… 3.Dung dịch NaOH có nhiều ứng c. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. dụng trong đời sống 4.Muối ăn ( NaCl ) có nhiều ứng dụng d. là hợp chất của những muối vô cơ có chứa 3 trong đời sống nguyên tố dinh dưỡng chính (N , P, K) e. Giấy quỳ tím hoá xanh. Thứ tự ghép nối : 1……… 2…………. 3…………. 4………..
  9. II- TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 1: Điền CTHH thích hợp vào chỗ trống và hoàn thành các PTHH sau: 1/ …….. + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag 2/ NaOH + .............. → Na2SO4 + H2 O 3/ ......... + AgNO3 → AgCl + ............. Câu 2: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 dung dịch sau: HCl, Na2SO4, NaCl. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). Câu 3: Bài toán: Một người làm vườn đã dùng 200 gam NH4Cl để bón rau. a/ Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong phân bón này ? b/ Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón. c/ Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau. (Na = 23; Cl= 35,5; Ba = 137; C = 12; O = 16; )
  10. ĐỀ SỐ 4 KIỂM TRA 1 TIẾT Điểm Họ và tên:...................................... CHƯƠNG I MÔN: HÓA HỌC 9 Lớp:.................. Thời gian làm bài: 45 phút I- TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Câu 1: Có những chất sau: CuO, ZnO, Fe2O3, K2O chất nào có thể tác dụng được với nước, và có sản phẩm làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. CuO B. K2O C. ZnO D. Fe 2O3 Câu 2: Khi nung Cu(OH)2 , sản phẩm tạo ra những chất nào sau đây ? A. CuO , H2O B.H2O C. Cu D. CuO Câu 3: Có những chất sau: CaO , BaCl2 , Zn , ZnO chất nào nói trên tác dụng với khí CO2 , tạo thành CaCO3 . A. CaO B. BaCl2 C. Zn D. ZnO II- TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: Viết các phương trình hóa học cho mỗi chuyển hóa sau . SO2   O2 SO3  H 2O H2SO4 Câu 2: Có 2 lọ bị mất nhãn, đựng 2 dung dịch trong suốt: dung dịch NaOH và dung dịch NaCl. Làm thế nào để nhận biết lọ đựng dung dịch NaOH bằng phương pháp hóa học. Câu 3: Cho 1 lượng kẽm (dư ) tác dụng với dung dịch HCl , phản ứng xong thu được 0,84 lít khí (đktc) . a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng HCl đã tham gia phản ứng.
  11. ĐỀ SỐ 5 KIỂM TRA 1 TIẾT Điểm Họ và tên:...................................... CHƯƠNG I MÔN: HÓA HỌC 9 Lớp:.................. Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm: Câu 1. Dãy chất gồm các oxit axit là : A. Al2O3, P2O5, CO2 B. N2O3, P2O5, NO2, ZnO C. NO2, P2O5, SO2, CO2 D. SO3, P2O5, Na2O Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2. Câu 3. Nhóm axit nào tác dụng được với Mg tạo ra khí H2 A. H2SO4đặc, HCl B. HNO3(l), H2SO4(đặc) C. HNO3đặc, H2SO4đặc D. HCl, H2SO4(l) Câu 4. Dung dịch HCl và H2SO4 loãng có tính chất hóa học giống nhau là: A. Làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ B. Tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khi hidro C. Tác dụng với bazơ và oxit bazơ tạo thành muối và nước D . Cả A, B, C Câu 5. Cho các chất NaOH, HCl, SO2, CaO, H2O. Số cặp chất tác dụng được với nhau là: A. 3 B.4 C. 5 D. 6 Câu 6. Cho phương trình phản ứng Cu + H2SO4  CuSO4 + X + H2O , X là: A. CO2 B.SO2 C. SO3 D.H2S Câu 7. Cho 5,4 gam kim loại nhôm tác dụng với axit sunfruric loãng. Khối lượng axit cần dùng là: A. 2,94g B. 0,294g C. 29,4g D. 19,8 g Câu 8. Axit HCl tác dụng với nhóm chất nào sau đây: A. Al2O3, CaO, SO2, Fe2O3 B. CuO, Fe2O3, Al2O3, NaOH C. NO2, Zn, Fe2O3, Al2O3 D. CO2, ZnO, Fe2O3, CaO. II. Tự luận Câu 1. Có 4 lọ dung dịch mất nhãn sau: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết PTPƯ ? ( nếu có). Câu 2. Hoàn thành phản ứng theo sơ đồ sau. S  SO2  SO3  H2SO4 BaSO4 Câu 3 . Cho m(g) Al tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 3M . Thu được V (lit) H2 ở đktc. a, Viết phương trình phản ứng ?
  12. b, Tính m? V?
  13. ĐỀ SỐ 6 KIỂM TRA 1 TIẾT Điểm Họ và tên:...................................... CHƯƠNG I MÔN: HÓA HỌC 9 Lớp:.................. Thời gian làm bài: 45 phút I- TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng: Câu 1: Cho bazơ có công thức sau: Fe(OH)3 oxit tương ứng của bazơ đó là: A. Fe3O4 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O2 Câu 2: Nguyên liệu để sản xuất NaOH là: A. NaCl B. NaCl và O2 C. NaCl và H2 D. NaCl và H2O Câu 3: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra: A. CaCl2 + Na2CO3  B. CaCO3 + NaCl  C. NaOH + HCl  D. NaOH + FeCl2  Câu 4: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl thì có hiện tượng là: A.Có sủi bọt khí bay lên B.Có kết tủa tạo thành C.Không có kết tủa D.Không có hiện tượng gì Câu 5: Muối nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH? A.BaCl2 B.K2CO3 C.CuSO4 D.Tất cả Câu 6: Nối các câu ở cột A chỉ công thức hóa học và B chỉ tính chất sao cho thích hợp: A B 1. NaOH a. có thể bị nhiệt phân tạo Al2O3 2. Cu(OH)2 b. có thể bị nhiệt phân tạo ra Fe2O3 3. Fe(OH)3 c. là bazơ không tan 4.Al(OH)3 d. là bazơ tan Thứ tự ghép nối: 1.. .. ; 2.. .. ; 3.. .. ; 4.. ... II- TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Viết phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau: 1 2 3 4 CuSO4  Cu(OH)2  CuO  CuCl2  NaCl Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, Na2CO3, NaCl. Câu 3: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và Cu vào dung dịch axit sunfuric đặc dư. Đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí Y ( đktc). a) Xác định tên, công thức hóa học của khí Y và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
  14. b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp Y. (Cho Cu = 64; S = 32; O = 16; H = 1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2