intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án

Chia sẻ: Ocmo999 Ocmo999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Bộ đề kiểm tra 1 tiết lớp 12 năm 2019-2020 môn Sinh có đáp án để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án

  1. ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT …….. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT…….. NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 2. Người bị hội chứng Đao là do bộ NST trong tế bào của cơ thể: A. Thiếu 1 NST số 23 B. Thừa 1 NST số 23 C. Thừa 1 NST số 21 D. Thiếu 1 NST số 21 Câu 3. Điều nào sau đây là không đúng: A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen B. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen chứ không truyền cho con các tính trạng trạng có sẵn C. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường D. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường Câu 4. Đơn phân của prôtêin là: A. nuclêôxôm. B. peptit. C. axit amin D. nuclêôtit. Câu 5. Hạt phấn của loài A có n = 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n = 7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm săc thể là: A. 10. B. 14. C. 12. D. 24. Câu 6. Kết quả nào dưới đây được hình thành từ nguyên tắc bổ sung? A. G - A = T - X B. A - X = G - T C. Tất cả đều sai D. A + T = G + X Câu 7. Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là: A. 30. B. 16 C. 32. D. 31. Câu 8. Gen trên NST Y di truyền: A. Tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
  2. B. Thẳng. C. Theo dòng mẹ. D. Chéo. Câu 9. Một gen có chiều dài là 4080 A0 có nuclêôtit A là 560. Số lượng các loại nuclêôtit của gen: A. A = T = 560; G = X = 640 B. A = T = 180; G = X = 380. C. A = T = 640; G = X = 560. D. A = T = 300; G = X = 260. Câu 10. Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là: A. XO, con đực là XY. B. XX, con đực là XO. C. XX, con đực là XY. D. XY, con đực là XX. Câu 11. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng: A. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X B. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất một cặp nuclêôtit. Câu 12. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra: A. 8 loại giao tử. B. 2 loại giao tử. C. 4 loại giao tử. D. 16 loại giao tử. Câu 13. Nhóm phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích? A. P: Aa x aa; P: AaBb x AaBb B. P: AA x Aa; P: AaBb x Aabb C. P: Aa x Aa; P: Aabb x aabb D. P: Aa x aa; P: AaBb x aabb Câu 14. Bệnh ung thư máu ở người là do A. Đột biến đảo đoạn trên NST số 21
  3. B. Đột biến mất đoạn trên NST số 21 C. Đột biến lặp đoạn trên NST số 21 D. Đột biến chuyển đoạn trên NST số 21 Câu 15. Nuclêôxôm có cấu trúc: A. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit B. Phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 15 - 100 cặp nuclêôtit C. Lõi là một đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit và vỏ bọc là 8 phân tử histôn D. 6 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit Câu 16. Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXX, XY. B. XX, XO. C. XO, XY. D. XY, XX. Câu 17. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là: A. ARN ribôxôm. B. ARN thông tin. C. tARNvà rARN D. ARN vận chuyển. Câu 18. Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây qui định? A. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường. B. Thời kì sinh trưởng và phát triển của cơ thể. C. Điều kiện môi trường. D. Kiểu gen của cơ thể. Câu 19. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là: A. 20%. B. 25%. C. 40%. D. 10%. Câu 20. Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật: A. Hoán vị gen. B. Liên kết gen. C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Tác động cộng gộp. Câu 21. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở: A. Động vật và vi sinh vật. B. Vi sinh vật. C. Động vật. D. Thực vật. Câu 22. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:
  4. A. Mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. B. Bổ sung; bán bảo toàn. C. Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. D. Trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp. Câu 23. Gen phân mảnh có: A. Có vùng mã hoá liên tục. B. Vùng không mã hoá liên tục. C. Chỉ có exôn. D. Chỉ có đoạn intrôn. Câu 24. Thể đồng hợp là: A. Cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng một gen B. Những cá thể có kiểu gen giống nhau C. Những cá thể có kiểu hình giống nhau D. Cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng một gen Câu 25. Tinh trùng của một loài thú có 20 nhiễm sắc thể thì thể ba nhiễm của loài này có số nhiễm sắc thể là: A. 21. B. 41. C. 22. D. 60 Câu 26. Chiều phiên mã trên mạch mang mã gốc của ADN là: A. Trên mạch có chiều 3' → 5' B. Trên mạch có chiều 5' → 3' C. Trên cả hai mạch theo hai chiều khác nhau D. Có đoạn theo chiều 3' → 5' có đoạn theo chiều 5' → 3' Câu 27. Với 4 loại nuclêôtit A, T, G, X sẽ có bao nhiêu bộ ba ? A. 16 B. 27 C. 64 D. 32 Câu 28. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này DT phân ly độc lập với nhau: Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu hình nhiều nhất: A. Aabb x aaBb B. Tất cả đều đúng C. AaBb x aabb D. AaBb x AaBb
  5. Câu 29. Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. Câu 30. Gen trên NST X di truyền: A. Chéo. B. Tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. C. Thẳng. D. Theo dòng mẹ.
  6. ĐỀ SỐ 2 1. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây. C. Từ mạch rây sang mạch gỗ. D. Qua mạch gỗ. 2. Nước vận chuyển được trong thân cây là nhờ: A. Mạch rây B. Lực hút do thoát hoi nước ở lá, lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước. C. Lực hút và lực đẩy của rễ D. Lực hút do hoát hơi nước ở lá 3. Rễ hấp thụ ion khoáng theo cơ chế: A. Chủ động. B. Thụ động C. Thụ động và chủ động D. Không mang tính chọn lọc 4. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. 5. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. 6. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào? A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng. B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.
  7. C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng. D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng. 7. Nhiệt độ có ảnh hưởng: A. Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân. B. Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể. C. Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá. D. Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá. 8. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. 9. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng. C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. 10. Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời. C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. 11. Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua thành tế bào – gian bao: A. Nhanh, không được chọn lọc. B. Chậm, được chọn lọc.
  8. C. Nhanh, được chọn lọc. D. Chậm, không được chọn lọc. 12. Cơ chế hấp thụ nước ở rễ: A. Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. B. Khuếch tán, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. C. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. D. Thẩm thấu, từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. 13. Ý nào không đúng vai trò của nước: A. Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ sống keo nguyên sinh. B. Đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào quá trình sinh lý của cây. C. Ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật. D. Thành phần cấu trúc tế bào, hoạt hóa enzim. 14.Cơ chế vận chuyễn các chất trong mạch gỗ là: A. Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. B. Khuếch tán, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. C. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. D. Thẩm thấu, từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. 15.Ý nào không phải là động lực của dòng mạch gỗ: A. Lực hút do sự hút hơi nước ở lá. B. Chênh lệch áp suất giữa cơ quan cho và cơ quan nhận. C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. D. Lực đẩy của rễ. 16. Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là: A. Lục lạp. B. Lưới nội chất C. Khí khổng D. Ty thể. 17. Tại sao gọi nhóm thực vật là C4: A. Vì nhóm thực vật này thường sống ở điều kiện nóng ẩm kéo dài B. Vì nhóm thực vật này thường sống ờ điều kiện khô hạn kéo dài C.Vì sản phẩm cố định CO2 là một hợp chất có 3 cacbon.
  9. D. Vì sản phẩm cố định CO2 là một hợp chất có 4 cacbon. 18. Trên lá có các vệt đỏ, da cam, vàng là do thiếu nguyên tố: A. Nỉtơ B. Kali C. Mangan D. Magiê 19. Sản phẩm của quá trình quang hợp này là: A. ATP, NADPH, O2 B. ATP, NADPH, H2O C. H2O, O2, ATP D. ATP, APG. 20. Sản phẩm của pha sáng của pha tối trong quang hợp là: A. CO2 B. H2O C. ATP, NADPH. D. Cacbonhydrat 21. Cấu tạo thành mặt gỗ được linhin hóa để: A. Tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. B. Tạo nên độ bền chắc và chịu được áp lực của nước. C. Giảm lực cản D. Giúp dòng mạch gỗ vận chuyển các chất không bị hao hụt 22. Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là: A. Nước, muối khoáng B.Hoocmon C. Saccarozo D. Vitamin 23. Bộ phận nào của cây là cơ quan quang hợp A. Lá B. Thân C. Lục lạp D. Rễ, thân, lá 24. Chất nào thuộc nhóm nguyên tố đại lượng A. Nito, photpho, sắt B. Kali, Mangan, Canxi D. Lưu huỳnh, magie, sắt D. Bo, clo, kẽm 25. Vai trò của phôtpho đối với thực vật là: A. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim. B. Thành phần của prôtêin, a xít nuclêic. C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và Ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. D. Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim; 26. Các nguyên tố đại lượng trong nhóm các nguyên tố dinh duong thiết yếu gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
  10. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu. 27. Vai trò của sắt đối với thực vật là: A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim. B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước) C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. 28.Cho các nguyên tố sau: N, P, K, S, Ca, Mg, Fe các nguyên tố liên quan đến diệp lục là: A.N, Mg, Fe. B. P, Mg, Fe C.K, N, Mg. D.N, Fe, Ca. 29.Nhóm các nguyên tố vi lượng là: A. Mn, Fe, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. B. Mn, Fe, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Mg. C. Mn, Fe, B, Cl, Zn, Cu, S, Ca. D. K, Fe, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Mg. 10 câu dinh dưỡng nito ở thực vật: 30. Ý nghĩa của hình thành amit: A. cung cấp NH4+ trực tiếp cho cây. B. giải độc cho cây và dự trữ nhóm NH3. C. Cung cấp nguyên liệu để cố định nitơ D. dự trữ nhóm NH3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2