BỘ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN SINH HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
lượt xem 89
download
Tham khảo tài liệu 'bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn sinh học phần sinh thái học môi trường', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỘ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN SINH HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
- BỘ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN SINH HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1/ Môi trương sống của sinh vật gồm có: A. Đất-nước-không khí B. Đất-nước-không khí-sinh vật C. Đất-nước-không khí-trên cạn D. ĐấAt-nước-trên cạn-sinh vật 2/ Phát biểu nào là không đúng khi nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật? A. Cùng một lúc,tổ hợp các nhân tố sinh thái cùng tác động đồng thời lên sinh vật tạo nên tác động tổng hợp B. Các loài khác nhau sẽ phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái C. Trong các giai đoạn khác nhau hay trạng thái sinh lí khác nhau thì cơ thể phản ứng khác nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái
- D. Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể có thể gây tăng cường hoặc kìm hãm nhau 3/ Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A;B;C;D lần lượt là: 10-38,50C ; 10,6-320C ; 5-440C; 8- 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. C và B B. C và A C. B và A D. C và D CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1/ Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào: A. Điểm gây chết thấp B. Khoảng thuận lợi rộng C. Khoảng chống chịu rộng D. Ổ sinh thái rộng 2/ Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa sáng? A. Phiến lá nhỏ, dày B. Mô giậu phát triển C. Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh D. Kích thước lục lạp lớn
- 3/ Động vật ... (1)...sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể ...(2)... so với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, (1) và (2) lần lượt là: A. Hằng nhiệt ; lớn hơn B. Biến nhiệt ; lớn hơn C. Hằng nhiệt ; bé hơn D. Biến nhiệt ; bé hơn 4/ Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái và khoảng thuận lợi về nhân tố nhiệt độ là: A. 15,6 – 420C và 20 – 250C B. 5,6 – 420C và 20 – 250C C. 15,6 – 420C và 20 – 350C D. 5,6 – 420C và 20 – 350C 5/ Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa bóng ? A. Có phiến lá mõng B. Ít hoặc không có mô giậu C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất D. Mọc dưới tán của cây khác trong rừng 6/ Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
- A. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao B. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thẻ trong quần thể trở nên đối kháng C. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể 7/ Kiểu phân bố nào là phổ biến nhất trong tự nhiên? A. Phân bố theo nhómB. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi 8/ Trong tự nhiên,kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều? A. Phân bố theo nhómB. Phân bố đồng đều C. Phân bố ngẫu nhiên D. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên 9/ Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?
- A. Tỉ lệ giới tính B. Mật độ cá thể C. Nhóm tuổi D. Kích thước của quần thể 10/ Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống 11/ Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu.Điều nào sau đây là không đúng? A. Quần thể dể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong B. Sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm C. Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do mật độ cá thể thấp,ít cạnh tranh D. Giao phối gần làm giảm sức sống của quần thể 12/ Một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển lâu dài gọi là:
- A. giới hạn sinh thái của loài B. ổ sinh thái của loài C. nơi ở của loà iD. giới hạn chịu đựng của loài 13/ Đặc điểm nào không đúng khi nói về sự chống thoát hơi nước của động vật ưa khô,sống được ở nơi độ ẩm thấp,thiếu nước lâu dài ? A. Giảm hóa sừng B. Giảm lỗ chân lông C. Phân khô D. Giảm lượng nước tiểu 14/ Tổng nhiệt hữu hiệu ở động vật biến nhiệt được xác định bằng công thức: A. T =(k-x)n B. T =(k-x)/n C. T =(x-k)n D. T =(x- k)/n 14/ Sinh vật dị dưỡng gồm: A. các loài động vật B. động vật và vi sinh vật phân giải C. vi sinh vật phân giải D. động vật ,vi sinh vật phân giải và tổng hợp 15/ Quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối để phân giải xenlulo là ví dụ về mối quan hệ nào?
- A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Hợp tác D. Kí sinh 16/ Thứ tự sắp xếp quần thể có kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A. kiến, nhái, bọ dừa, chuột cống, thỏ, voi B. kiến, bọ dừa, nhái, chuột cống, thỏ, voi C. voi, thỏ, chuột cống, nhái, bọ dừa, kiến D. voi, chuột cống, thỏ, bọ dừa, nhái, kiến 17/ Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, để tránh sự cạnh tranh xảy ra thì chúng thường có xu hướng : A. phân li ổ sinh thái B. phân li nơi ở C. thay đổi nguồn thức ăn D. di cư đi nơi khác 18/ Dựa và sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta chia chúng thành 1. Nhóm cây ưa sáng 2. Nhóm cây ưa bóng 3. Nhóm cây chịu sáng 4. Nhóm cây chịu bóng 5. Nhóm cây ưa tối.
- Phương án đúng là: A. 1,2,3,4,5 B. 1,2,4 C. 2.4.5 D. 1,2,3,5 19/ Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhiệt độ, người ta chia chúng thành 1. Động vật biến nhiệt 2. Động vật hằng nhiệt 3. Động vật ưa ẩm 4. Động vật ưa nóng Phương án trả lời đúng là A. 1,2 B. 3,4 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4 20/ Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn động vật hằng nhiệt? A. San hô, tôm hùm, cá thu, cá voi B. Chuồn chuồn,bói cá,hải âu, cá sấu C. Cá mập, bói cá, hải âu, thằn lằn D. chim cánh cụt, cá voi, bói cá, hải âu 21/ Khi mật độ trong quần thể cao quá thì
- 1. Có sự cạnh tranh gay gắt về nơi ở 2. Tỉ lệ tử vong cao 3. Mức sinh sản tăng 4. Xuất cư tăng Phương án trả lời đúng là A. 1,2,3 B. 1,2,3,4 C. 2,3,4 D. 1,2,4 22/ Trong điều kiện nào thì quần thể có thể tăng trưởng? 1. Nguồn sống dồi dào 2. Điều kiện môi trường và khả năng sinh sản tốt 3. Nơi sống không bị hạn chế Phương án trả lời đúng là A. 1,2 B. 2,3 C. 1,2,3 D. 2,3 23/ Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể là 1. Biến động theo chu kì 2. Biến động không theo chu kì 3. Biến động nửa theo chu kì, nửa không theo chu kì 4. Biến động tự do Phương án trả lời đúng là A. 1,2,3 B. 1,2 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4
- QUẦN XÃ-HST- SINH QUYỂN 1/ Quần xã ổn định có đặc điểm gì? A. Thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao B. Thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài thấp C. Thường có số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể trong mỗi loài cao D. Thường có số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể trong mỗi loài thấp 2/ Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến: A. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã C. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã D. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã 3/ Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô tạo nên và chứa trong các mô:
- A. thực vật B. động vật ăn cỏ C. động vật ăn thịt D. vi sinh vật phân hủy 4/ Hai loài trùng cỏ Paramecium caudatum và P. aurelia cùng sử dụng nguồn thức ăn là vi sinh vật.Khi 2 loài trùng cỏ này nuôi trong cùng một bể, thì sau một thời gian mật độ cả 2 loài đều giảm nhưng loài Paramecium caudatum giảm hẳn. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ : A. ức chế- cảm nhiểm B. cạnh tranh giữa các loài C. vật ăn thịt và con mồi D. dinh dưỡng và nơi ở 5/ Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo : A. đều có hiệu suất sản xuất cao B. đều thực hiện một chu trình sinh học đầy đủ C. đều hình thành bằng qui luật tự nhiên D. đều đa dạng và có thành phần cấu trúc giống nhau 6/ Đối với sâu bọ ăn thực vật, nhân tố quyết định sự biến động số lượng cá thể của quần thể là A. nhiệt độ B. khí hậu C. ánh sáng D. độ ẩm
- 7/ Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh thái có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành quần xã sinh vật là : A. hệ vi sinh vật B. hệ động vật C. hệ thực vật D. hệ động vật và vi sinh vật 8/ Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến: A. sự phát triển ưu thế của một loài nào đó trong quần xã B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã C. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã D. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã 9/ Diến thế nguyên sinh là diễn thế xảy ra ở A. môi trường chưa có sinh vật hoặc có rất ít loài sinh vật B. môi trường hoàn toàn không có sinh vật C. trên cạn D.dưới nước 10/ Môi trường nào sau đây, quần xã sinh vật có độ đa dạng cao? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Các bãi bồi ven biển C. Rừng ôn đới D. Rừng nhân tạo
- 11.Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là A. cỏ bợ. B. trâu bò. C. sâu ăn cỏ. D. bướm. 12.Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. 13.Các cây tràm ở rừng U minh là loà A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều. 14.Các đặc trưng cơ bản của quần xã là A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã. C. hành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài. 15.Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
- A. sự phân tầng thẳng đứng. B. đa dạng sinh học thấp. C. đa dạng sinh học cao. D. nhiều cây to và động vật lớn. 16.Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp .D. sự phổ biến. 17.Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. 18.Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã 1: mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau. 2: mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
- 3: mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. Phát biểu đúng là: A. 1,2 B. 2,3 C. 1,3 D. 1,2,3 19.Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố A. diện tích của quần xã. B. thay đổi do hoạt động của con người. C. thay đổi do các quá trình tự nhiên. D. nhu cầu về nguồn sống. 20.Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã. B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã. C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật. 21.Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo. C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.
- 22.Lưới thức ăn là A. gồm nhiều chuỗi thức ăn. B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 23.Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A. giữa thực vật với động vật. B. dinh dưỡng. C. động vật ăn thịt và con mồi. D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 24.Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật A. chi phối giữa các sinh vật. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật. C. hình tháp sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
- 25.Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. __________________________________________________ __________________________________________________ _
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỘ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP TOÁN 12 TRƯỜNG THPT NAM TRIỆU - BỘ ĐỀ SỐ 3
5 p | 179 | 37
-
BỘ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP TOÁN 12 TRƯỜNG THPT NAM TRIỆU - BỘ ĐỀ SỐ 2
5 p | 162 | 32
-
BỘ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP TOÁN 12 TRƯỜNG THPT NAM TRIỆU - BỘ ĐỀ SỐ 4
5 p | 153 | 30
-
Đề ôn thi tốt nghiệp 2012 môn toán
20 p | 99 | 19
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - MÔN VẬT LÝ ĐỀ SỐ 1
14 p | 84 | 10
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn vật lý Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - ĐỀ SỐ 7
16 p | 85 | 9
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - MÔN VẬT LÝ ĐỀ SỐ 2
15 p | 65 | 8
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn- MÔN VẬT LÝ ĐỀ SỐ 3
16 p | 72 | 7
-
20 Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn toán tự luận hay nhất
20 p | 121 | 6
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn MÔN VẬT LÝ -ĐỀ SỐ 6
15 p | 82 | 6
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn môn vật lý - ĐỀ SỐ 8
15 p | 81 | 5
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp TNKQ - PRACTICE TEST I
5 p | 79 | 5
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - MÔN VẬT LÝ ĐỀ SỐ 4
16 p | 72 | 5
-
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn MÔN VẬT LÝ -ĐỀ SỐ 5
15 p | 77 | 4
-
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2023 - Đề số 12
5 p | 23 | 3
-
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023 (Đề 4) - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
3 p | 8 | 3
-
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 - Trường THPT Cái Bè
6 p | 15 | 2
-
Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 - Trường THPT Chợ Gạo
6 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn