Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án
lượt xem 2
download
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án là tài liệu luyện thi học kì 2 hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 11. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Ngữ văn hữu ích giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức, nhằm học tập tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi quan trọng khác. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án
- BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2022-2023 CÓ ĐÁP ÁN
- Mục lục 1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường PTDTNT Phước Sơn 3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Chu Văn An 4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh 5. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Kẻ Sặt 6. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Lê Quý Đôn 7. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Lương Thế Vinh, Đồng Nai 8. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Nguyễn Dục 9. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Nguyễn Trân 10. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Quế Sơn 11. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Trần Đại Nghĩa 12. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm 13. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án – Trường THPT Ngô Gia Tự
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: (1) Cô đơn thay là cảnh thân tù ! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu ! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về… (2) Ôi ! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá ! Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá Nghe mênh mang sức khỏe của trăm loài Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi. Đang hút mật của đời xây hoa trái Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày… (Trích Tâm tư trong tù - Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, 2022, tr. 47) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ? Câu 2. Trong khổ thơ (1), nhân vật trữ tình đã nghe được những âm thanh gì ? Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu thơ sau: Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi. Đang hút mật của đời xây hoa trái Câu 4. Nhận xét ngắn gọn về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về khổ thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 39) ===== Hết =====
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 11 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1 Thể thơ: tám chữ (tám tiếng)/thơ tự do 0,75 2 Trong khổ thơ (1), nhân vật trữ tình đã nghe được những âm thanh: tiếng 0,75 đời lăn náo nức, tiếng chim reo trong gió, tiếng dơi chiều đập cánh, tiếng lạc ngựa rùng chân, tiếng guốc đi về Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 04 - 05 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 02 - 03 ý: 0,5 điểm. - Họ sinh trả lời được 01 ý: 0,25 điểm. - Học sinh chép cả đoạn thơ: 0,25 điểm. 3 - Biện pháp tu từ điệp ngữ: đang được lặp lại hai lần 1,0 - Tác dụng: + nhấn mạnh sự tươi vui, đẹp đẽ, cuốn hút của cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù. + tạo nhịp điệu sôi nổi, thôi thúc niềm khát khao tự do . Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra đúng từ ngữ được lặp lại: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 02 ý của tác dụng: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 01 ý của tác dụng: 0,25 điểm 4 Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình: 0,5 - Nỗi cô đơn, sự đau khổ của người thanh niên trẻ mất tự do. - Tình yêu thiết tha với cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được 01 ý trong Đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1 Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết 2,0 của việc sống phải có khát vọng. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng. c. Triển khai vấn để nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng. Có thể theo hướng sau: - Khát vọng là khao khát, mong muốn, hướng tới những điều lớn lao, tốt 0,75 đẹp trong cuộc sống. Người sống có khát vọng là người có ước mơ, hoài
- bão, luôn biết đặt ra những mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó. Khát vọng giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống, mở rộng tầm hiểu biết, hoàn thiện bản thân; sống có trách nhiệm; mang lại những đóng góp cho cộng đồng và xã hội… - Phê phán những người sống không có khát vọng, ước mơ hoặc quá ảo tưởng về khả năng của bản thân mà không chịu cố gắng thực hiện khát vọng của mình. - Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về sự cần thiết của việc sống phải có khát vọng; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc 5,0 Tử. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật của khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (0,25 điểm) 0,5 và khổ thơ mở đầu (0,25 điểm). * Cảm nhận khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: 2,5 - Về nội dung:
- + Khổ thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ đa nghĩa: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” vừa là lời hỏi thăm vừa là lời trách móc nhẹ nhàng vừa là lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ hay cũng là lời thi nhân tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn Vĩ. + Bức tranh thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm tươi đẹp, sống động, nên thơ và tràn đầy sức sống với hình ảnh hàng cau trong nắng sớm, với khu vườn mướt xanh như ngọc. Hình ảnh con người thấp thoáng ẩn hiện sau những cành lá trúc với khuôn mặt chữ điền làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, hồn hậu của con người xứ Huế. + Tâm trạng của thi nhân: tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, ân tình sâu sắc đậm đà với với thôn Vĩ với xứ Huế. - Về nghệ thuật: hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi; ngôn từ gần gũi, trong sáng, gợi hình gợi cảm; giọng điệu da diết, khắc khoải; các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, so sánh… Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm) * Đánh giá chung: 0,5 - Đoạn thơ đã khắc họa bức tranh phong cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm. Cảnh xinh xắn, thơ mộng; người dịu dàng, phúc hậu. Cảnh và người tô điểm cho nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, kín đáo, nên thơ mang đặc trưng của xứ Huế. - Đoạn thơ cũng cho thấy nét đẹp trong tâm hồn thi nhân đặc biệt là tình yêu thiết tha với Vĩ Dạ và đặc trưng phong cách thơ Hàn Mặc Tử. - Hướng dẫn chấm: Học sinh đánh giá được mỗi nội dung đạt 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vẻ đẹp của đoạn thơ và tâm hồn của Hàn Mặc Tử; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. + Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. + Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 11 học kỳ II (Từ tuần 19 đến tuần 31). 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng: Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách rõ ràng, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, có ý thức sống lành mạnh, có tâm hồn phong phú. 4. Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp Cộng độ Lĩnh vực thấp Cao I. Đọc- hiểu - Phương thức - Giải thích được -Trình bày - Ngữ liệu: biểu đạt. từ ngữ, hình ảnh quan điểm Đoạn trích văn bản trong đoạn trích/ suy nghĩ khoảng từ 150 đến - Từ ngữ, hình của bản văn bản. 300 chữ. ảnh, câu văn, thân từ vấn - Nội dung: Phù chi tiết có trong đề đặt ra hợp với các chuẩn đoạn trích/ văn trong đoạn mực đạo đức, quy bản. trích/văn phạm pháp luật. bản. 2 1 1 4 Số câu: Số điểm: 1.5 1.0 0.5 3.0 Tỉ lệ %: 15 % 10 % 5% 30 %
- II. Làm văn: Nghị luận văn học - Nội dung: + Nghị luận về một đoạn trích thơ/ văn bản thơ. - Ngữ liệu: Một trong các văn bản sau: - Vội vàng (Xuân Diệu) - Tràng giang ( Huy Cận) - Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Từ ấy (Tố Hữu) Số câu: 1* 1* 1* 1 1 Số điểm: 2,5 2,0 1,5 1,0 7.0 Tỉ lệ %: 25% 20% 15% 10 % 70 % Tổng số điểm: 40 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ %: 40 % 30 % 20 % 10 % 100 %
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 BẢNG ĐẶC TẢ CHI TIẾT MA TRẬN KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận III. ĐẶC TẢ MA TRẬN PHẦN đọc Câu/ Nội dung Thang điểm hiểu Bài - Ngữ liệu: Nhận Gv ra 2 câu 1.5 điểm Trích đoạn biết văn bản. 1 Xác định phương thức biểu đạt chính 0.75 điểm - Tiêu chí 2 Tìm từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết trong 0.75 điểm lựa chọn văn bản ngữ liệu: + Độ dài: Thông Gv ra 1 câu 1.0 điểm tối đa 300 hiểu chữ; 3 - Giải thích được từ ngữ, hình ảnh trong 1.0 điểm + Đoạn đoạn trích/văn bản. trích VB ngoài Vận Gv ra 1 câu- cấp độ thấp 0.5 điểm chương dụng trình, 4 - Trình bày quan điểm suy nghĩ của bản thân 0.5 điểm không giới từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích/văn bản. hạn thể loại. + Phù hợp với quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức
- Phần làm Bài Nghị luận về đoạn trích thơ 7.0 điểm, cụ thể văn văn - Ngữ liệu: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Cấu trúc: 0.5 nghị luận - Luận đề: 0.5 văn - Mở bài: 0.5 học hoàn - Thân bài: 4.0 chỉnh + Nội dung: 3.0 + Nghệ thuật: 1.0 - Kết bài: 0.5 - Chính tả, diễn đạt: 0.5 - Sáng tạo: 0.5
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải mặc áo mưa, người lạc quan thì nghĩ cây cối sẽ được xanh tươi, không khí sẽ trong lành. Và khi chúng ta không thay đổi được hiện tượng xảy ra,tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm, nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. (Trích Trên đường băng - Tony buổi sáng, NXB trẻ, 2016) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. (0,75 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,75 điểm) Theo tác giả, sau mỗi lần lũ lụt sẽ đem lại những lợi ích gì? Câu 3. (1,0 điểm) Qua đoạn trích, theo anh/chị nếu cùng một hoàn cảnh suy nghĩ của người tích cực và người tiêu cực có gì khác nhau? Câu 4. (0,5 điểm) Anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm tác giả trong câu văn: “Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều”? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” (SGK Ngữ Văn lớp 11, tập 2, trang 39, NXB Giáo dục, 2009) --- HẾT ---
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) GV cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm 2 Theo tác giả sau mỗi lần lũ lụt sẽ đem lại những lợi ích: 0,75 - phù sa sẽ màu mỡ hơn cho cánh đồng - sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển - dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được từ 3 ý trên: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm 3 Cùng một hoàn cảnh suy nghĩ của người tích cực và người 1,0 tiêu cực: - Người tiêu cực: bi quan, chán nản dễ dẫn đến bế tắc, tuyệt vọng không thể giải quyết được vấn đề. - Người tích cực: lạc quan, tìm cách giải quyết vấn đề… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý trên: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm 4 - Suy nghĩ gì về quan niệm tác giả trong câu văn: “Lỗi lầm 0,5 của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều” - Gợi ý: Hướng dẫn chấm + Bỏ qua lỗi lầm của người khác thì tinh thần mình sẽ thoải mái… + Người được bỏ qua lỗi lầm sẽ có cơ hội được sửa sai, sẽ sống tích cực, lạc quan… - Học sinh trả lời được 2 ý trên: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm
- II LÀM VĂN Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ 7,0 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa chính xác vấn đề nghị luận: không cho điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 5,0 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận: 0,5 - Giới thiệu sơ lược về tác giả Hàn Mặc Tử và một số nội dung có liên quan đến tác giả, tác phẩm. - Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1938 in trong tập Thơ Điên, được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. * Thân bài: 4,0 Khổ thơ 1. Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết. - Câu thơ 1: Hình thức: câu hỏi tu từ, nội dung: lời mời, lời trách móc. Chủ thể trữ tình tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong. - Bức tranh thôn Vĩ được khắc hoạ tươi đẹp, sống động. Hình ảnh: Nắng hàng cau - Nắng mới. Nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm. Thiên nhiên rạng ngời, gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp. - Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cái ám ảnh thương nhớ. “Xanh như ngọc”: Biện pháp so sánh gợi lên màu sắc tươi sáng của vườn cây. “Mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành phúc hậu. Vẻ đẹp: cảnh và người xứ Huế hài hoà. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, tràn đầy sức sống, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét. Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp. Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khao khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện. Khổ thơ 2. Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa
- - Gió, mây, sông nước, hoa bắp lay được nhân cách hoá để nói tâm trạng. Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa. - Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. - Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai”,“sông trăng”. Cảm giác huyền ảo. Cảnh đẹp như trong cõi mộng. - Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi. Không gian mênh mông có đủ cả gió, mây, sông, nước, trăng, hoa cảnh đẹp nhưng buồn vô hạn. * Kết bài: 0,5 - Khái quát nội dung phân tích: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. - Đánh giá thành công về nghệ thuật: Trí tưởng tượng phong phú, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tỉnh, sử dụng câu hỏi tư từ... Hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thực và ảo. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Mắc khoảng 4-5 lỗi chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm - Không cho điểm nếu bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Nguyễn Khoa Điềm; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm Lưu ý: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, cơ bản đạt được các yêu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn đạt điểm tối đa. Hết
- TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN TỔ NGỮ VĂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ 2, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức % Vận dụng Tổng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Kĩ cao điểm TT năng Thời Tỉ Thời Tỉ Thời Tỉ Thời Số Thời Tỉ lệ gian lệ gian(p lệ gian lệ gian câu gian (%) (phút) (%) hút) (%) (phút) (%) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc 15 5 10 10 5 5 0 0 04 20 30 hiểu 2 Viết 25 25 20 15 15 20 10 10 01 70 70 bài nghị luận văn học Tổng 40 20 30 20 20 40 10 10 05 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra làcâu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án/Hướng dẫn chấm.
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – LỚP 11, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Đơn vị kiến Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng nhận thức T kiến Mức độ kiến thức, Vận T thức/ kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận dụng Kĩ biết hiểu dụng cao năng 1 ĐỌC - Ngữ liệu: Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU Văn bản hoặc - Xác địnhthông tin được nêu trích đoạn văn trong văn bản/đoạn trích. bản thơ. - Nhận diện phương thức biểu - Tiêu chí lựa đạt; thao tác lập luận; phong chọn ngữ cách ngôn ngữ; biện pháp tu từ; liệu: thể loại; từ ngữ, hình ảnh, câu + Độ dài: tối văn, chi tiết trong văn bản, … đa 300 chữ; + Văn Thông hiểu: bản/đoạn trích - Ý nghĩa nhan đề, hình tượng; VB trong tác dụng của biện pháp tu từ. hoặcngoài - Nội dung văn bản/ đoạn trích; chương trình, Vận dụng: không giới - Nhận xét, trình bày, phát biểu hạn thể loại. suy nghĩ về vấn đề có liên quan + Phù hợp với đến ngữ liệu. quy phạm - Bày tỏ và lý giải quan điểm, pháp luật, thái độ; chuẩn mực - Rút ra thông điệp/bài học cho đạo đức. bản thân. 2 VIẾT Nghị luận về Nhận biết: BÀI một tác phẩm, - Xác định được kiểu bài nghị VĂN một đoạn trích luận; vấn đề cần nghị luận. NGHỊ thơ: - Giới thiệu được tác giả, tác LUẬN - Vội vàng phẩm, đoạn trích thơ. VĂN (Xuân Diệu) - Nêu được nội dung, hình tượng HỌC nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ - Đây thôn Vĩ thuật của đoạn trích ... Dạ (Hàn Mặc Thông hiểu: Tử) Diễn giải được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn - Chiều tối trích thơ 1 1* (Hồ Chí Vận dụng: Minh) - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, các phép liên kết, các - Từ ấy (Tố thao tác lập luận phù hợp để Hữu) phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích, vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác
- Nội Đơn vị kiến Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung thức/Kĩ năng nhận thức T kiến Mức độ kiến thức, Vận T thức/ kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận dụng Kĩ biết hiểu dụng cao năng cùng đề tài, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 5 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 ................................ Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tôi học lời ngọn gió Ngồi cùng trang giấy nhỏ Chẳng bao giờ vu vơ Tôi đi học mỗi ngày Tôi học lời của biển Đừng hạn hẹp bến bờ Tôi học cây xương rồng Trời xanh cùng nắng bão Tôi học lời con trẻ Tôi học trong nụ hồng Về thế giới sạch trong Màu hoa chừng rỏ máu Tôi học lời già cả Về cuộc sống vôcùng (Trích Ngụ ngôn của mỗi ngày – Đỗ Trung Quân) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.75 điểm). Đoạn trích được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2 (0.75 điểm). Chỉ ra những đối tượng mà nhân vật tôi đi học mỗi ngày trong hai khổ thơ sau: Tôi học lời ngọn gió Chẳng bao giờ vu vơ Tôi học lời của biển Đừng hạn hẹp bến bờ Tôi học lời con trẻ Về thế giới sạch trong Tôi học lời già cả Về cuộc sống vôcùng Câu 3(1.0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ sau: Tôi học cây xương rồng Trời xanh cùng nắng bão Tôi học trong nụ hồng Màu hoa chừng rỏ máu Câu 4(0.5 điểm). Nhận xét về quan niệm học của tác giả được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) CHIỀU TỐI(MỘ). Phiên âm:Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng. Nam Trân dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. (Hồ Chí Minh, Chiều tối (Mộ), Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 41) Anh/chị hãy phân tích bài thơ trên. Từ đó, hãy bàn về vai trò của ý chí, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mỗi người trong cuộc sống. …………………HẾT………………….
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NH 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 0.75 Những đối tượng mà nhân vật tôi đi học mỗi ngày trong hai khổ thơ là: gió, biển, con trẻ, người già. (hoặc: lời ngọn gió, lời của biển, lời con trẻ, lời già cả) 0.75 2 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 03 hoặc 04đối tượng cho 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 02 đối tượng cho 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 01 đối tượng cho 0,25 điểm. Nội dung chính của khổ thơ: Tác giả học được những bài học quý từ thiên nhiên: Cây xương rồng cho bài học về nghị lực sống trong môi trường rộng lớn (trời xanh) và khắc nghiệt (nắng bão); nụ hồng cho bài học về những gì 3 1.0 đẹp đẽ (màu hoa) có khi phải trả giá bằng cả nỗi đau (rỏ máu). Hướng dẫn chấm: GV linh hoạt cho điểm tùy vào câu trả lời của HS nhưng phải đúng tinh thần chung của đáp án. Nhận xét về quan niệm học của tác giả được thể hiện trong đoạn trích: - Quan niệm học của tác giả: Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ ở trường, ở lớp mà còn học những điều bình dị trong cuộc sống để giàucó, phongphú hơn về kiếnthức vàbồidưỡngchotâmhồn cao đẹp. - Nhận xét về quan niệm học của tác giả: một quan niệm đúng đắn, sâu 4 0.5 sắc về việc học. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0.5 điểm - Nêu đúng quan niệm học của tác giả: 0,25 điểm - Nhận xét đúng về quan niệm học của tác giả: 0,25 điểm II LÀM VĂN Phân tích bài thơ Chiều tối. Từ đó, hãy bàn về vai trò của ý chí, nghị lực để 7.0 vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mỗi người trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn 0.5 đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Chiều tối. Từ đó, hãy bàn về vai trò của ý chí, nghị 0.5 lực để vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mỗi người trong cuộc sống. c. Triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Người viết có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
- * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận 0,5 * Phân tích bài thơ Chiều tối: - Nội dung: + Hai câu đầu: 1.0 . Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng nên thơ nhưng buồn, vắng lặng (tập trung phân tích các hình ảnh: cánh chim, chòm mây) . Vẻ đẹp tâm hồn Bác: yêu thiên nhiên, nhạy cảm và tinh tế trước vạn vật, muôn loài; phong thái ung dung tự chủ, ý chí, nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh. + Hai câu cuối: 1.0 . Bức tranh cuộc sốnggần gũi, bình dị nhưng sinh động (tập trung phân tích các hình ảnh: sơn thôn thiếu nữ, lò than rực hồng) . Vẻ đẹp tâm hồn Bác: trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương gắn bó với cuộc sống con người; niềm lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. - Nghệ thuật: 1.0 + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại. + Ngôn ngữ thơ chân thực, cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi. + Sử dụng đặc sắc các biện pháp nghệ thuật như: điệp ngữ vòng, ẩn dụ, bút pháp miêu tả thời gian để vừa tả cảnh vừa tả tâm tư của chính mình. * Bàn về vai trò của ý chí, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mỗi 1.0 người trong cuộc sống. - Ý chí, nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. - Có niềm tin vào bản thân, theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. - Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. => Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. * Đánh giá chung: 0.5 - Bài thơ “Chiều tối” đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc về bức tranh thiên nhiên và con người vùng cao qua nét vẽ vừa cổ điển vừa hiện đại. - Bài thơ khiến người đọc xúc động trước tấm lòng nhân ái bao la của người tù, chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Dù sống trong cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng Bác vẫn vượt qua mọi gian khổ, đau đớn về thể xác để mang đến cho người đọc những vần thơ tuyệt vời. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc; phát hiện, kiến 0.5 giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. e. Chính tả, dùng từ đặt câu:đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng 0.5 Việt. Tổng điểm 10.0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 4154 | 116
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 1676 | 89
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
13 p | 938 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 515 | 71
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 593 | 66
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 663 | 51
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 491 | 41
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 390 | 35
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1238 | 34
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
11 p | 436 | 33
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 587 | 25
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 310 | 16
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 256 | 12
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
47 p | 176 | 12
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2015-2016
19 p | 104 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2019-2020 (có đáp án)
100 p | 58 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016
18 p | 122 | 5
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2019-2020 (có đáp án)
78 p | 42 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn