intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bối cảnh tác động và những vấn đề đặt ra hiện thực hóa cộng đồng ASEAN: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn sách Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN bối cảnh tác động và những vấn đề đặt ra: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: những vấn đề đặt ra đối với cộng đồng ASEAN và chính sách của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bối cảnh tác động và những vấn đề đặt ra hiện thực hóa cộng đồng ASEAN: Phần 2

  1. Chương 3 NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG ASEAN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM Xây dựng Cộng đồng ASEAN là mục tiêu và lý tưởng cao đẹp cùa các nước Đông Nam Á. Nó thể hiện sự kỳ vọng, mong muốn từ con tim. khối óc của mọi người dân các nước ASEAN được chung sống trong hòa bình, đoàn kết, chia sẻ, đùm bọc và phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên, mơ ước là một chuyện, còn cuộc sống thực tế lại không hề đơn giản chút nào. Trước mất các nước ASEAN là một “núi” thách thức gay gắt cần phải vượt qua. Vì vậy, để biến giấc mơ thành hiện thực, các nước ASEAN còn phải làm rất nhiều việc, phải cố gắng nỗ lực không ngừng với tư cách cá một khối mười nước, cũng như với tư cách cúa từng quốc gia thành viên. Đó là nhũng vấn đề mà các nước ASEAN cần phải giải quyết, cả trước mắt và lâu dài, một cách bài bản và có tính hệ thống. 3.1. Đoàn kết, liên kết nội bộ nhằm tạo nên ý chí chính trị nhất quán, tranh thủ thời cơ và sự ủng hộ của các nưóc lớn cũng như các tổ chức quốc tế Mồi hành động, mỗi nỗ lực của ASEAN để đạt được những bước tiến từ khi hình thành nên ý tưởng về xây dựng Cộng 189
  2. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỔNG ASEAN. đồng đến nay đều thể hiện trong đó tinh thần và ý chí chính trị của các quốc gia thành viên. Định hướng là vậy nhưng trên thực tế thì việc thực thi các sứ mệnh chung với tư cách của từng nước thành viên cũng như với tư cách của bản thân toàn khối ASEAN không phải lúc nào cũng tập trung và đúng cam kết. Việc phân tích, đánh giá sự đoàn kết, ý chí chính trị của các nước thành viên ASEAN trong việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN sẽ được xem xét trên cơ sở ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. 3.1.1. Với Cộng đồng Chính trị - an ninh ASEAN (APSC) Như chúng ta biết, ý tưởng xây dựng APSC là để tạo nên một sự cân bằng giữa hợp tác chính trị và kinh tế của ASEAN1, nhằm biến ASEAN từ cơ chế “quản lý xung đột” sang cơ chế "giải quyết xung đột”. Hợp tác chính trị mặc dù không tiến triển nhanh bằng hợp tác kinh tế nhưng đây chính là cột sống của hợp tác khu vực. Sở d ĩ ASEAN nhận thấy cần thiết phải đưa hợp tác chính trị - an ninh của Hiệp hội lên một bình diện mới bới vì nếu cứ tiếp tục duy trì các hình thức và mức độ hợp tác chỉnh trị - an ninh như trước thì ASEAN sẽ không the ứng phó một cách kịp thời và hữu hiệu trước những biến đổi trong môi trường chính trị và an ninh khu vực trong những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bổ 11/9 ở Mỹ. 1. Trước đó, Thù tướng Singapore Gô Chốc Tông đã đưa ra ý tưởng về việc tiến tới một hình thức liên kết kinh tế khu vực cao hơn tại Hội nghị cấp cao ASEAN-8 ờ Phnôm Pênh vào tháng 11 năm 2002 với đề nghị ASEAN cần xem xét lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). 190
  3. Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với.. Một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước ASEAN không chi giúp đối phó hiệu quả hơn với những thách thức an ninh mà Đông Nam Á đang phải đổi diện mà còn giảm bớt sự phụ thuộc của các nước trong vùng vào các cường quốc bên ngoài. Sự hiện diện trở lại của Mỹ ở Đông Nam Á không chi thúc đẩy các hoạt động khủng bố trong vùng mà còn tạo nên một cuộc cạnh tranh ảnh hưởng mới giữa các nước lớn trong khu vực. Mặc dù hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, EU ở Đông Nam Á là cuộc cạnh tranh hoà bình, nhưng nếu nó không đưa lại kết quả như các nước đó mong đợi thì khi thời cơ tới hoặc khi một nước nào đó trong số các nước trên có nhu cầu đẩy các vấn đề nội bộ của họ ra bên ngoài, các nước lớn có thể sẽ thay đổi chính sách của họ đối với Đông Nam Á. Trong trường hợp như vậy thì khả năng một nước nào đó trong sổ các thành viên ASEAN sẵn sàng hy sinh các lợi ích chung của khu vực cho lợi ích dân tộc hẹp hòi của họ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đông Nam Á còn rất nhiều vấn đề do lịch sử dể lại, nhất là các vấn đề về biên giới lãnh thổ, các vung biẻn dào chòng lán giửa các nước AShAN V Ở 1 nhau và giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc. Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đang ngày càng cạn kiệt thì việc khai thác các nguồn lợi chung, đặc biệt là dầu khí và hải sản ở những vùng biển đang tranh chấp hiện nay, rất dễ dẫn tới bùng nổ xung đột giữa các bên có liên quan. Hơn nữa, đối với một số nước Đông Nam Á, hợp tác khu vực chi là công cụ nhằm đạt tới các lợi ích quốc gia. Khi lợi ích quốc gia phù họp với lợi ích khu vực nói chung và hợp tác 191
  4. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỎNG ASEAN. chính trị - an ninh cùaA SEA N nói riêng thì hợp tác cùaASEAN tiến triển khá nhanh. Nhưng khi lợi ích quốc gia của các nước thành viên không hoàn toàn phù hợp với lợi ích chung của khu vực thì một số nước có thể bỏ qua lợi ích khu vực để tìm kiếm lợi ích quốc gia riêng của mình. Sự thay đổi nhanh chóng chính sách đối với Campuchia của Thái Lan trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, những thoả thuận FTA song phương giữa Thái Lan và Singapore với các nước bên ngoài hiện nay, hay lập trường khác biệt của Campuchia trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (tháng 7/2012) tại thủ đô Phnôm Pênh đã cho thấy rõ điều đó. Với việc đề xuất xây dựng APSC, các nhà lãnh đạo ASEAN hy vọng sẽ làm thay đổi cách tiếp cận vốn có của họ đổi với an ninh quốc gia và an ninh khu vực, đặt an ninh quốc gia của moi nước trong moi quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau với an ninh của các nước khác và an ninh chung cùa toàn khu vực. Ngoài hai mục đích quan trọng trên, APSC được lập ra còn nhàm mục đích "góp phần thúc dẩy hoà binh và an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Do Đông Nam Á là một bộ phận của châu Á - Thái Bình Dương nên thúc đẩy hoà bình và ổn định của châu Á - Thái Bình Dương cũng chính là cách để bảo vệ hoà bình và an ninh của Đông Nam Á. N hư vậy, xét về lịch sử hình thành ý tưởng của APSC cho thấy, chính APSC đã thể hiện ý chí của các nước thành viên là cần phải đoàn kết, bởi vì đoàn kết mạng lại lợi ích cho toàn khu vực và bản thân từng nước thành viên. Trong mục tiêu hình 192
  5. Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với. thành nên AC cũng thể hiện quyết tâm chính trị của các nước ASEAN với tham vọng biến Đông Nam Á thành một trung tâm mang tính trung lập và cân bằng trong quan hệ với các cường quốc. Đến lượt mình, các nước lớn và các tổ chức toàn cầu hiện nay cũng ùng hộ mục tiêu lý tưởng của AC nhằm duy trì hòa bình, an ninh và phát triển thịnh vượng của khu vực. Nội dung của đoàn kết và ý chí chính trị trong APSC được thể hiện từ Tuyên bố Hòa hợp Bali II (tháng 10/2003), trong đó khẳng định: APSC tôn trọng các nguyên tắc chủ đạo của ASEAN như không can thiệp, ra quyết định bằng đồng thuận, tôn trọng độc lập, chủ quyển, không đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh c h ấ p . . Đồng thời, Tuyên bố Bali II còn “xác định các thành tố cơ bản cấu thành nên APSC gồm xây dựng các chuẩn mực, ngăn ngừa xung đột, các cách tiếp cận để giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình sau xung đột” . Đe thực hiện việc xây dựng APSC, ASEAN nhất trí xây dựng ké hoạch hành động xây dựng APSC được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2004) tại Viêng Chăn (CHDCND Lào), trong đó khẳng định lại các nguyên tắc lâu nay đã được ASEAN thực hiện như đồng thuận; không can thiệp vào công việc nội bộ; tôn trọng chủ quyền quốc gia; không dùng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp với 6 thành tổ chính là: 1) Họp tác chính trị; 2) Xây dựng và chia sẻ chuận mực ứng xử; 3) Ngăn ngừa xung đột; 4) Giải quyết xung đột; 5) Kiến tạo hòa bình sau xung đột; và 6) Cơ chế thực hiện. 193
  6. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỔNG ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tháng 2 năm 2009, các nước ASEAN đã thông qua kế hoạch tổng thể xây dựng APSC, trong đó cụ thể hóa nội dung mục tiêu APSC và đề ra các phương hướng, biện pháp xây dựng APSC vào năm 2015 trên cơ sở nối tiếp các cam kết trước đó; theo đó, ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác trên 5 lĩnh vực: hợp tác chính trị; xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực; ngăn ngừa xung đột; giải quyết xung đột; xây dựng hòa bình sau xung đột. APSC đã sắp xếp lại các lĩnh vực này, đồng thời bổ sung thêm các biện pháp tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN và mở rộng hợp tác với bên ngoài, hướng đến một cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN với 3 đặc trưng chính là: 1) Một cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; 2) Một khu vực gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bào đảm an ninh toàn diện; 3) M ột khu vực năng động, mở rộng cửa với bên ngoài trong một thế giới ngày càng gắn kết và tùy thuộc lẫn nhau. Như vậy. ngay trong các nội dung cũng như biện pháp hiện thực hóa APSC được đề ra từ Tuyên bố Hòa hợp Bali II đến Ke hoạch tổng thể xây dựng APSC thì đoàn kết và ỷ chí chính trị luôn đóng vai trò quan trọng nhất, và trong số ba trụ cột của AC thì việc hiện thực hóa APSC đòi hỏi nhiều nỗ lực đoàn kết và ý chí chính trị nhất đối với các nước ASEAN, vì đây là lĩnh vực nhạy cảm và là xương sống trong họp tác của khu vực. Nếu như không đoàn kết thì bản thân các nước ASEAN với nhiều bất đồng trong lịch sử, nhiều khác biệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, lối sống và đặc biệt là lợi ích chiến lược trong họp tác 194
  7. Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với. an ninh - chính trị với bên ngoài cũng không hoàn toàn giống nhau... sẽ khó lòng đi đến thống nhất và đồng thuận. Hơn nữa, với phương thức hành động của ASEAN, những điều kiện ràng buộc nhàm thực hiện các cam kết đòi hỏi ý chí chính trị của các nước ASEAN phải đóng vai trò quyết định. Những bài toán cân bằng lợi ích được thảo luận, thống nhất và đưa ra thành các hiệp ước có thể chỉ đúng trên lý thuyết và dài hạn; còn trên thực tế thì các quốc gia ASEAN đều đang chịu tác động từ rất nhiều yếu tổ cả bên trong lẫn bên ngoài khu vực. Những vấn đề đặt ra đối với sự đoàn kết và ý chí chính trị trong hiện thực hóa APSC sẽ là một thách thức rất lớn đối với ASEAN. Trong nhiều văn kiện, ASEAN tuyên bổ sẽ thúc đẩy hợp tác chính trị để thực hiện tầm nhìn và các giá trị chung của ASEAN nhằm đạt được hoà bình, ổn định, dân chủ và thịnh vượng. Tuy nhiên, việc thực hiện tầm nhìn và các giá trị chung của các nước ASEAN là điều rất khó khăn, vì các nước ASEAN rất khác biệt về bản sắc và các lợi ích quốc gia của họ. Trong khi các nước ASEAN còn có sự khác biệt về chế độ chính trị như liiộn nay Ihl hụ sC khồng dẽ dàng trong việc chia sỏ các giá trị chung như ASEAN mong muốn. Điều mà ASEAN có thể thực hiện dễ dàng nhất là việc chia sẻ những lợi ích chung trong một Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển. Một ví dụ cho việc không thực hiện được các tuyên bố do ý chí chính trị còn thấp là: trong “Chương trình hành động vì APSC”, ASEAN tuyên bố sẽ “không dung thứ cho những thay đôi chính phủ một cách phi dân chủ và không hợp hiến hoặc sử dụng lãnh thố cùa các quốc gia thành viên để tiến hành bất 195
  8. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỔNG ASEAN. cứ hoạt động nào làm ton hại tới hoà bình và ổn định của các quốc gia thành viên khác”. Đây có lẽ là một tuyên bố chính trị mạnh bạo nhất của ASEAN từ trước tới nay khi đề cập tới mối quan hệ nội bộ giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, trong các hoạt động cụ thể, ASEAN đã không đưa ra được bất kỳ một hoạt động nào để thực hiện tuyên bố nói trên. Sở dĩ như vậy là vì, điều đó sẽ bị coi là trái với nguyên tắc “không can thiệp” của ASEAN và cũng chính là của APSC. ASEAN có vẻ đã trở nên đoàn kết hơn trước vấn đề dân chủ của Myanmar và giải quyết căng thẳng trong việc tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia. Nhưng có vẻ như sự đoàn kết đó lại đang có dấu hiệu rạn nứt khi ASEAN đứng trước vấn đề tranh chấp Biển Đông. Nhìn từ khía cạnh lợi ích thì có thể thấy, trong vấn đề dân chủ ở Myanmar, ASEAN chịu nhiều áp lực của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề dân chù của một quốc gia thành viên chứ không ảnh hưởng gì nhiều đến quyền lợi của mỗi nước. Với vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia thì sự tranh chấp này cũng chỉ ảnh hướng đến hình ánh chung của khu vực chứ không ánh hưởng đến quyền lợi của các nước thành viên. Do lợi ích không bị ảnh hưởng nhiều nên các nước ASEAN dễ dàng tìm được tiếng nói đồng thuận trong việc giải quyết các vấn đề nêu trên. Nhưng với tranh chấp Biển Đông thì các quốc gia thành viên của ASEAN lại có lợi ích hoàn toàn khác nhau. Trong tranh chấp với Trung Quốc, hai quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Philippines và Việt Nam với nhiều lợi ích cả về chính trị, an ninh và kinh tế gắn với vùng biển này; trong khi đó, một 196
  9. Chương 3. Những vân đề đặt ra đối với. Số nước khác lại không hề có mối liên quan lợi ích nào ở Biển Đông như Campuchia, Lào và Myanmar. Đỉnh điểm của sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN trước vấn đề Biển Đông là tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (tháng 7/2012), các nước ASEAN đã không ra được Thông cáo chung do bất đồng trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông. Đoàn kết của ASEAN một lần nữa lại được thử thách trong vấn đề Biển Đông và hiện vẫn chưa có câu trả lời mặc dù Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20 tại Phnôm Pênh (Campuchia) một lần nữa khẳng định sự đoàn kết giữa các nước thành viên luôn là một điểm tựa vững chắc để ASEAN thực hiện các mục tiêu của khối, trong đó có việc xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, thịnh vượng về kinh tế và ổn định về an ninh - chính trị vào năm 2015. 3.1.2. Với Cộng đòng Kinh tế ASEAN (AEC) AEC là tham vọng chính trị lớn của Hiệp hội nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài... cũng như đối phó với sự gia tăng của quá trình toàn câu hóa, đặc biệt là sự nổi lên của Trung Quốc và Ân Độ. N hững nội dung cơ bản của AEC có thể nhận biết qua Tuyên bố Hòa họp Bali II (Bali Concord II): “Cộng đồng Kinh tế A SE A N là việc hiện thực hóa mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong “Tầm nhìn ASEAN 2020 ”, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ốn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hỏa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyên tự do hơn, kinh 197
  10. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào nám 2020... Cũng theo Tuyên bố Hòa hợp Bali II, AEC là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), v.v... nhằm xây dụng ASEAN thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thong nhất”. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên những cơ chế liên kết kinh tế hiện có cùa ASEAN có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và vốn đầu tư. Sau đó, theo quyết định của Hội nghị Thượng đinh ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Philippines (tháng 1/2007), thời hạn thực hiện AEC được rút ngấn xuống còn 5 năm. Như vậy, theo dự tính, AEC sẽ được thực hiện vào năm 2015 và khi đó, ASEAN sẽ trở thành một thị trường và cơ sờ sản xuất thống nhất với sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, lao động có kỹ năng và vốn đầu tư. Hiến chương ASEAN tiếp tục khẳng định mục tiêu kinh tế của hợp tác ASEAN2 là: 1) Xây dụng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao và hội nhập kinh tế; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư hiệu quả; có sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; các 1. Xem: www.aseansec.org “Declaration o f ASEAN Concord II (Bali Concord II)”. 2. Hiến chương ASEAN, Chương 1, Điều 1, mục 5, 6. 198
  11. Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với. doanh nhân, chuyên gia, nhân tài và lao động được di chuyển thuận lợi; và vốn được di chuyển tự do hơn; 2) Giám thiếu đói nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hồ trợ và hợp tác với nhau. Theo đề cương AEC, bốn mục tiêu quan trọng của AEC là: 1) Một thị trường và cơ sở san xuất thống nhất; 2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; 3) Một khu vực kinh tế cạnh tranh bình đẳng; 4) Một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Đế thực hiện được 4 mục tiêu này, vấn đề cơ bán là ASEAN cần phải xây dựng một thị trường và cơ sở sán xuất thống nhất, vì đây chính là nền tảng để ASEAN trở thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, có sự phát triển bình đẳng và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu'. Để hiện thực hóa AEC vào năm 2015, theo các nhà nghiên cứu về ASEAN thì ASEAN cần hội tụ 5 yếu tố cơ bản sau: thứ nhất là quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo ASEAN; thứ hai là khả năng phối hợp và huy động các nguồn lực; thứ ba là tôn trọng và thực hiện đầy đủ các cam kêt; th ử tư là xây dựng năng lực và phát triển thể chế; và thứ năm là phải có sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân2. Có thể thấy họp tác kinh tế của ASEAN trong những năm gần đây phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu và đã 1. Xem thêm: Nguyễn Hồng Sơn (2009), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): nội dung và lộ trình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Xem: “Nhừng đóng góp của Việt Nam vào sự phát triển của Cộng đồng Kinh tể ASEAN”, Tạp chí Cộng sàn, số 815, tháng 9 năm 2010. 199
  12. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. đạt được nhiều thành tựu như: giúp gia tăng tự do thương mại, đầu tư và di chuyển lao động trong khối, tăng cường liên kết chuỗi sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư, v.v... Rõ ràng, với các vấn đề kinh tế thì việc đưa ra các bài toán về hợp tác theo công thức hay hiệp định có vẻ dễ dàng, vì vấn đề của kinh tế khá rõ và dễ định lượng, nhưng bản thân việc thực hiện lại không đon giản khi những tính toán kinh tế thường được các nước tính dựa trên lợi ích quốc gia chứ không phải là khu vực. Mặc dù kế hoạch và chương trình của ASEAN rất nhiều và đầy tham vọng, nhung khả năng ,thực hiện cùa ASEAN thì lại chưa tốt. Các nước thành viên ASEAN có thể nhất trí với nhau về ý tưởng và thảo luận được với nhau để đưa ra một kế hoạch chung. Song, khi bàn tiếp đến những biện pháp và các bước thực hiện cụ thể thì ASEAN lại thường không thể đạt được một sự đồng thuận. Để sự thiếu vắng đồng thuận này không kìm chân các thành viên hăng hái, các phương thức 10-X và 2+X đã được đề ra. Tuy nhiên, chúng lại dẫn đến nguy cơ phân nhóm ASEAN, và vi thế càng dẫn tới sự thiéu đồng thuận. 1hẻm vào đó, nhiều khía cạnh của một thị trường thống nhất vẫn chưa được đưa vào kế hoạch thực hiện, chẳng hạn như vấn đề mua sắm của chính phủ, khuyến khích xuất khẩu, chính sách cạnh tranh và hài hòa hóa các chính sách tỷ giá, tài chính và tiền tệ. Hệ thống tổ chức của ASEAN gồm những cơ cấu có sự tham gia của mỗi nước thành viên mang tính chất đại diện cho quốc gia hom là đại diện cho cả ASEAN. ASEAN không có một cơ chế điều hành độc lập có thẩm quyền điều phối chung cũng 200
  13. Chư ong 3. Những vẩn đề đặt ra đối với. như thúc đấy các nước thành viên thực hiện những cam kết hội nhập khu vực. Tồng Thư ký và Ban Thư ký ASEAN được trao rất ít chức năng. Các cơ chế Hội nghị Ngoại trưởng, Hội nghị Bộ trường Kinh tế và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN cũng như hội nghị của các quan chức chuyên môn cao cấp (cấp Thứ trưởng và Vụ trưởng) hoạt động kém hiệu quả. Chúng mới chỉ dừng lại ở hình thức tham vấn chứ chưa phải là những cơ quan chức năng hay ban công tác thực thụ. Do đó, công việc của những cơ quan này cũng chỉ dừng lại ở mức “bàn bạc” là chính, chứ không phải triển khai. Thêm vào đó, nhiều đoàn đại biểu của các nước thành viên được chính phủ nước mình đồng ý cho hiện diện ở hội nghị, nhưng lại không được cho quyền quyết định. Điều này cũng góp phần làm cho việc triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy liên kết và hội nhập kinh tế của ASEAN trở nên chậm chạp hơn. Ngoài ra, việc áp dụng một cách tuyệt đối phương cách ASEAN (đồng thuận, không can thiệp, tự nguyện) trong liên kết kinh tế có thể cản trở sự linh hoạt cũng như hiệu quả của ASEAN trong các hành động và chương trình cụ thé, nhất là trong việc giám sát các nước thành viên thực hiện cam kết. Chủ nghĩa bảo hộ trong lĩnh vực đầu tư của ASEAN vẫn còn khá mạnh. Sáng kiến Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) được triển khai là để thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số nước vẫn còn bị chủ nghĩa bảo hộ níu kéo. Họ đưa rất nhiều ngành của mình vào danh mục nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và danh mục loại trừ chung (GEL). Các 201
  14. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐÔNG ASEAN. danh mục trên càng dài, hay càng nhiều ngành được đưa vào các danh mục, thì sự bảo hộ diễn ra càng mạnh và việc tự do hóa càng chậm chạp hơn. Vì thế, dẫn tới sự liên kết kinh tế sâu hơn giữa các nước ASEAN càng gặp các trở ngại và khó khăn. Như vậy, theo dự tính, AEC sẽ là sự hiện thực hóa “Tầm nhìn 2020” vào năm 2015, là bước phát triển tiếp theo của các quá trình hợp tác kinh tế đã và đang được thực hiện trong ASEAN, có bổ sung thêm 2 nội dung mới là lao động và vốn được di chuyển tự do hơn. Đồng thời, AEC sẽ là một Cộng đồng kinh tế mở với cách tiếp cận liên kết ngành, từng phần, tiệm tiến (step-by-step), nhiều “tốc độ” (multi-speed) và với tính thể chế cao hơn. Đây là một tham vọng lớn của ASEAN trong bối cảnh liên kết kinh tế của Hiệp hội đang bị coi là khá lỏng lẻo với một loạt khó khăn và trở ngại như: chênh lệch phát triển lớn, các thể chế chính trị - xã hội khác biệt nhau, thị trường chia cắt và phân mảng, năng lực thực thi yếu kém, v.v... Tham vọng này có thực hiện được hay không sẽ phụ thuộc phần nhiều vào quyết tâm chính trị của mỗi nước nói riêng cũng như của toàn khối nói chung trong việc thu hẹp chênh lệch phát triển, cải cách nền kinh tể của mỗi nước thành viên, hài hòa hóa và nâng cao quyền lực cũng như tính thực thi của các thể chế điều tiết khu vực. Có thể thấy, đoàn kết và ý chí chính trị của ASEAN là điều quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa AEC vào năm 2015, nhưng dù đây là trụ cột có bước tiến nhanh nhất trong ba trụ cột cùa Cộng đồng ASEAN thì AEC vẫn còn nhiều trở ngại. Những trở ngại này cần được giải quyết bằng những biện pháp 202
  15. Chưong 3. Những ván đề đặt ra đối với. cụ thể thông qua một hệ thống thể chế mạnh hơn với những chế tài cụ thể chứ không chỉ dựa trên tinh thần tự nguyện và sự đồng thuận như hiện nay. 3.1.3. Với Cộng đồng Văn hóa - xã hội A SE A N (ASCC) ASCC là một trong ba trụ cột cùa Cộng đồng ASEAN, với các mục tiêu và nội dung được xây dựng dựa trên “Tầm nhìn 2020” là: "xây dựng Cộng đồng văn hóa - xã hội nhằm mục tiêu thúc đẩy hình thành ỷ thức về bản sắc khu vực, nhận thức về khu vực và xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau trong nhân dân các nước A S E A N ”. Cộng đồng xã hội - văn hóa sẽ tạo thuận lợi cho việc hình thành Cộng đồng chính trị - an ninh cũng như Cộng đồng kinh tế. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II khẳng định: “Thực hiện mục tiêu nêu trong “Tầm nhìn 2 0 2 0 ’’ là: xây dựng một cộng động các xã hội đùm bọc lẫn nhau; hợp tác trong lĩnh vực phát triển x ã hội nhằm nâng cao đời sống của các nhóm người có hoàn cảnh bắt lợi, người dân ở nông thôn; đảm bào để những người lao động trong khu vực được chuẩn bị sẵn sàng và được hưởng lợi từ tiến trình liên kết kinh tế khu vực, thông qua việc đầu tư thêm nguồn lực cho giáo dục tiếu học và cao đẳng, đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, tạo công ăn việc làm và được đảm bảo về mặt xã hội; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả việc phòng, chống các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS và SARS và ủng hộ các no lực khu vực để người dân có thế tiếp cận nhiều hơn đổi với các loại thuốc thông thường; bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy giao lưu giữa các học giả, văn nghệ sĩ, những người làm trong ngành 203
  16. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. truyền thông để bảo tồn và nâng cao giá trị của các di sản văn hóa đa dạng, đồng thời xây dựng bản sắc khu vực, nhận thức của người dân ve ASEAN; tăng cường hợp tác để giải quyết những vấn đề liên quan tới tăng trưởng dân số, thất nghiệp, môi trường xuống cấp và ô nhiễm xuyên biên giới, quản lý thiên tai Tiếp đó, trong “Chương trình hành động Viêng Chăn” được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10, bốn chủ đề của Cộng đồng xã hội - văn hóa được nêu ra là: 1) Tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc; 2) Giải quyết nhũng tác động xã hội của hội nhập kinh tế; 3) Phát triển môi trường bền vừng; và 4) Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tháng 2 năm 2009 đã thông qua kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC nhàm đảm bảo lộ trình thực hiện ASCC cùng với AEC và APSC. Mục tiêu cơ bản cùa Kế hoạch Tổng thể ASCC là: góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung và xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở - nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao. Đồng thời, tập trung vào khía cạnh xã hội của thu hẹp khoảng cách phát triển (NDG) nhằm tiến tới sự phát triển đồng đều hơn giữa các nước thành viên. 1. Xem: www.aseansec.org (Bali Concord II). 204
  17. Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với. Kế hoạch tổng thể ASCC gồm có 6 đặc trưng: 1) Phát triển con người; 2) Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; 3) Các quyền và bình đẳng xã hội; 4) Đảm bảo môi trường bền vững; 5) Tạo dựng bản sẳc ASEAN; 6) Thu hẹp khoảng cách phát triển; và 40 thành tố cùng với 340 biện pháp cần được thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2015 cũng như thể chế thực hiện và giám sát. Trong ba cộng đồng thì Cộng đồng văn hóa - xã hội được hình thành muộn nhất nhưng lại bao phủ nhiều lĩnh vực nhất. Có thể thấy, hợp tác văn hóa - xã hội là vấn đề quan trọng để hình thành nên hợp tác khu vực, nhưng nó lại không phải là vấn đề cấp bách nên dường như sự ưu tiên của khu vực cho cộng đồng này không nhiều. Tuy nhiên, Đông Nam Á là một khu vực có nhiều nét tương đồng, nhưng cũng đầy tính đa dạng về hình thái văn hóa - xã hội nên việc hội nhập về văn hóa - xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt, đổi với Cộng đồng văn hóa - xã hội thì càng đòi hỏi ý chí và quyết tâm chính trị rất cao của tất cả các quốc gia trong việc hiện thực hóaASCC. Thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong việc hình thành ASCC là tính hướng nội còn rất yếu. Trong lịch sử hình thành văn hoá, Đông Nam Á là sự thống nhất về ngọn nguồn và cơ tầng văn hoá. Trong quá trình phát triển văn hoá, các quốc gia Đông Nam Á đều hướng ngoại, hướng ra các nền văn hoá lớn ở phương Đông như Án Độ, Trung Quốc và hướng ra các nền văn hoá, văn minh phương Tây. Tính hướng ngoại này không phải diễn ra năm bảy thập niên mà là năm, bảy thế kỷ. Còn tính hướng nội (trong ASEAN) mới chỉ bắt đầu từ vài ba thập niên 205
  18. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐÔNG ASEAN. gần đây. Điều này cũng được đề cập tới trong Kế hoạch hành động của ASCC năm 2004 tại Viêng Chăn ở mục thứ 11:“ vắn đề quan tám đau tiên hiện nay mà Cộng đồng A SE A N phải đổi mặt đó là vấn đề hội nhập khu vực”. Ý thức về sự thống nhất và tình đoàn kết giữa các vùng trong khu vực ảnh hưởng đến kinh tế cũng như các lĩnh vực khác như: cộng đồng, chính quyền và xã hội dân sự. Sự hướng ngoại này làm cho tinh thần đoàn kết của các nước ASEAN bị suy giảm, ý chí chính trị để hướng tới một điểm chung của khu vực trở nên mờ nhạt, quyết tâm chính trị để hiện thực hóa ASCC chưa được đưa lên hàng đầu, những hành động của ASEAN nhằm hướng tới ASCC thiếu tính quyết tâm và không rõ nét. Thêm vào đó, ASEAN còn đang vướng bận việc giải quyết vấn đề chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN-4 và ASEAN-6. Việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia ASEAN không thể kết thúc trong vòng vài ba năm, đặc biệt là khi sự chênh lệch về khoảng cách phát triển có thể sẽ dẫn đến chênh lệch trong lợi ích đạt được từ hội nhập. Và điều này không chi phát sinh những vấn đề về kinh tế - chính trị mà còn tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa - xã hội của nhân dân các nước ASEAN. Trong những năm qua, ASEAN đã thể hiện nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt là với Sáng kiến hội nhập ASEAN được cụ thể hóa bàng các kế hoạch hành động IAI 1 và IAI 2. Tuy nhiên, ngay trong việc thực thi LA.I cũng cho thấy rõ: các nước ASEAN mong muốn đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để hội nhập nhưng bản thân những vấn đề khó khăn về kinh tế, cũng như 206
  19. Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với.. cân bàng lợi ích khiến các quyết tâm ít nhiều bị ảnh hưởng. Giá trị đóng góp cùa các nước phát triển hơn cho IAI không đạt như những cam kết đưa ra và IAI vẫn trông chờ nhiều vào nguồn lực hồ trợ từ bên ngoài. Và việc huy động các nguồn lực sẽ là thách thức chính đối với việc thực hiện các hoạt động cùa kế hoạch hành động ASCC. Một vấn đề nữa là các quốc gia Đông Nam Á trong quá khứ cũng như hiện tại còn mang nặng tinh thần dân tộc chù nghĩa, tính quốc tế yếu do loại hình văn hoá có gốc gác từ nông nghiệp. Sự khác biệt về cơ chế và chế độ chính trị trong các nước ASEAN cũng là một vấn đề lớn. Nó đặt ra một loạt những khó khăn, thách thức về các hoạt động khu vực nhằm hướng tới việc xây dựng cơ chế và tiêu chuẩn khu vực. Đây là một thách thức mang tính cốt yếu nhất, nhất là việc hiện thực hoá và thực thi cơ chế, tiêu chuẩn trong đời sống xã hội của cả ASEAN. Việc xoá bỏ rào càn về chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngừ, giới tính để thực hiện công bằng, bình đẳng trong thực chất và trong tâm thức của các tầng lớp nhân dân là vấn đề phải giải quyél lâu dầi hưn cải Ihời hạn mà A S E A N hưứng lới phải hoàn thành. Những xung đột sắc tộc và tôn giáo hiện đang xảy ra ở miền Nam Philippines và miền Nam Thái Lan cho thấy, sự chia rẽ và khủng bố đang làm bất ổn xã hội ở các nước này. Tóm lại, qua các văn kiện đã được thông qua ở các Hội nghị Thượng đinh ASEAN từ “Tầm nhìn 2020” đến nay cho thấy quyết tâm rất lớn của chính phủ các nước thành viên trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ờ từng trụ cột của AC đều thể hiện rất rõ chính sách, chiến lược và định hướng. Tuy nhiên, như 207
  20. HIỆN THỰC HÓA CỘNG ĐỒNG ASEAN. chúng tôi vừa đề cập và phân tích, sự đoàn kết, ý chí chính trị đã được thể hiện rất bài bản trên giấy tờ qua các văn bản đã được ký kết. Vấn đề còn lại là quyết tâm của các nhà lãnh đạo và nhân dân các nước ASEAN trong việc thực thi những cam kết đó. 3.2. Nâng cao tiềm lực quốc gia của các thành viên ASEAN Để tạo thành một cộng đồng mười nước ASEAN vững mạnh thì bản thân từng thành viên của cộng đồng phải phấn đấu để nâng cao tiềm lực quốc gia của mình về mọi mặt. Tiềm lực quốc gia là một khái niệm tổng hợp có liên quan đến nhiều yếu tố cấu thành như: diện tích lãnh thổ, tài nguyên, dân số, sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự, trình độ khoa học - kỳ thuật, chất lượng nguồn nhân lực, v.v... Giữa các yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ. Khi sức mạnh kinh tế - tài chính của một nước hùng hậu thì dĩ nhiên sức mạnh quân sự cũng gia tăng theo và đi cùng với nó là sức mạnh khoa học - kỹ thuật cũng được tăng cường nhờ có đầu tư thích đáng. Đến lượt nó, sức mạnh của khoa học - công nghệ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao không ngừng khả năng của sức mạnh quân sự. Nguồn nhân lực được quốc gia quan tâm đào tạo bài bản là nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sức mạnh kinh tế của các nước. Có sức mạnh kinh tế làm trụ cột thì tiềm lực của quốc gia sẽ ngày càng được củng cố vững chắc. Dân số và lãnh thổ cũng là các thành tố quan trọng tạo nên sức manh quốc gia của các nước ASEAN, nhưng chúng không đóng vai trò quyết định bằng các nhân tố kinh tế, quân sự, khoa 208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2