Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG CẮT ĐỐT QUA CATHETER<br />
BẰNG SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ CUỒNG NHĨ THỂ ĐIỂN HÌNH<br />
Đoàn Thái*, Bùi Thế Dũng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Muc tiêu: Khảo sát tính an toàn và hiệu quả của việc điều trị rối loạn nhịp cuồng nhĩ bằng cắt đốt qua<br />
catheter bằng sóng cao tần.<br />
Dẫn nhập: Trên thế giới việc cắt đốt cuồng nhĩ qua catheter bằng sóng cao tần đã được khuyến cáo xem<br />
như điều trị hàng đầu đối với cuồng nhĩ điển hình, thậm chí ngay với cơn cuồng nhĩ đầu tiên. Tại Việt Nam cho<br />
tới nay vẫn chưa có báo cáo về điều trị cắt đốt đối với cuồng nhĩ.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu khảo sát loạt ca 6 bệnh nhân (5 nam 1 nữ) bị cuồng nhĩ thể điển hình<br />
(type I), tuổi từ 34-77. Tất cả các bệnh nhân đều được tiến hành thăm dò và cắt đốt điện sinh lý tim qua catheter<br />
bằng sóng cao tần nhằm tạo ra một đường nghẽn dẫn truyền hai chiều qua eo nằm giữa tĩnh mạch chủ dưới và<br />
van 3 lá (eo Cavo-Tricuspid = eo CT).<br />
Kết quả: Tỉ lệ thành công là 5/6 trường hợp (83,3%) tạo được đường nghẽn hai chiều trên eo CT và không<br />
thể kích thích tạo được cơn cuồng nhĩ sau thủ thuật. Số nhát đốt trung bình là 6,2 (4-10 nhát). Thời gian soi tia<br />
X quang trung bình là 16,6 phút. Thời gian thủ thuật trung bình là 113,3 phút. Không có biến chứng nào xảy ra<br />
trong và sau thủ thuật. Thời gian theo dõi trung bình 16,4 tháng sau điều trị. Chưa ghi nhận tái phát cuồng nhĩ<br />
sau thủ thuật. 3 trường hợp có cơn rung nhĩ và cuồng nhĩ ghi nhận trước thủ thuật, trong đó 1 trường hợp<br />
không tái phát rung nhĩ, 2 trường hợp vẫn còn tái phát rung nhĩ cơn nhưng số lần lên cơn thưa hơn.<br />
Kết luận: Cắt đốt bằng sóng cao tần cuồng nhĩ thể điển hình (chiếm hơn 90% các trường hợp cuồng nhĩ) có<br />
thể được thực hiện tại Việt Nam môt cách an toàn và hiệu quả bằng phương pháp dùng catheter cổ điển đơn<br />
thuần. Do có thể thực hiện với các trang bị hiện tại của hầu hết các phòng can thiệp điện sinh lý tại Việt Nam nên<br />
việc áp dụng kỹ thuật cắt đốt cuồng nhĩ qua catheter cần được mở rộng hơn nữa trong tương lai.<br />
Từ khóa: Cuồng nhĩ thể điển hình, cắt đốt bằng sóng cao tần qua catheter.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PRELIMINARY EVALUATION OF TYPICAL ATRIAL FLUTTER TREATMENT BY<br />
RADIOFREQUENCY CATHETER ABLATION<br />
Doan Thai, Bui The Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 200 – 204<br />
Objective: We studied the safety and efficacy of typical atrial flutter treatment using catheter ablation by<br />
radiofrequency.<br />
Background: Catheter ablation for typical atrial flutter has been recommended as first line therapy by<br />
current guidelines, even with first episode of atrial flutter. But there is no report about atrial flutter catheter<br />
ablation so far in Vietnam.<br />
Method: Case series of 6 consecutive patients (5 male, age 34 - 77 years of age) with type I atrial flutter. All<br />
patients underwent EP studies and catheter ablation. End points were bidirectional isthmus block and no<br />
inducible atrial flutter after procedure.<br />
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Pháp Việt<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Đoàn Thái<br />
<br />
200<br />
<br />
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
ĐT: 0903860830<br />
Email: doanthai68@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Result: Successful ablation was achieved in 5 patients (83.3%). Mean RF applications is 6.2 (4-10). Mean X<br />
ray exposure is 16.6 minutes. Mean procedure time is 113.3 minutes. No complication during and post precedure<br />
noted. Mean followed-up time post proceduer is 16.4 months. No recurrence found.<br />
Conclusion: Radiofrequency ablation of typical atrial flutter (> 90% of all types of atrial flutter) can be done<br />
in Vietnam safely and effectively by using conventional catheter equipment. Almost electrophysiology cathlabs<br />
currently can perform this kind of procedure, so that this kind of treatment should be developed in the near future.<br />
Key words: Typical atrial flutter, radiofrequency catheter ablation.<br />
Thể điển hình chiếm hơn 90% có cơ chế<br />
DẪN NHẬP<br />
vòng vào lại đi qua eo nằm giữa vòng van 3 lá<br />
Cuồng nhĩ là một rối loạn nhịp nhanh có<br />
và lỗ tĩnh mạch chủ dưới (eo cavo-tricuspid =<br />
nhiều đặc điểm giống với rung nhĩ (ví dụ bệnh<br />
CT), còn gọi là cuồng nhĩ type I hay cuồng<br />
nền, các yếu tố thúc đẩy, các biến chứng, cách<br />
nhĩ lệ thuộc eo CT.<br />
điều trị nội khoa…). Tuy nhiên trong khi rung<br />
Thể không điển hình là các cuồng nhĩ khác<br />
nhĩ hiện tại vẫn đang là một thách thức lớn<br />
(type II) không lê thuộc eo CT.<br />
trong việc điều trị cho ngành nhịp học, thì<br />
Mục tiêu của kỹ thuật cắt đốt qua catheter<br />
cuồng nhĩ do có cơ chế bệnh lý đặc thù lại là<br />
trong cuồng nhĩ thể điển hình là tạo ra 1 đường<br />
một loại rối loạn nhịp có thể điều trị rất thành<br />
bloc dẫn truyền hai chiều ở vùng eo CT này, bởi<br />
công một cách triệt để bằng kỹ thuật cắt đốt điện<br />
vì đây chính là nơi đi qua của vòng vào lại trong<br />
sinh lý qua catheter. Trên thế giới việc cắt đốt<br />
cuồng nhĩ thể điển hình (type I).<br />
cuồng nhĩ qua catheter bằng sóng cao tần đã<br />
được khuyến cáo xem như điều trị hàng đầu đối<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
với cuồng nhĩ điển hình, thậm chí ngay với cơn<br />
Nghiên cứu tiền cứu khảo sát loạt ca 6 bệnh<br />
cuồng nhĩ đầu tiên(1). Tuy nhiên tại Việt nam cho<br />
nhân (BN) gồm 5 nam 1 nữ bị cuồng nhĩ thể<br />
tới nay vẫn chưa có báo cáo về điều trị cắt đốt<br />
điển hình (type I), tuổi từ 34 – 77.<br />
điện sinh lý đối với cuồng nhĩ.<br />
Cuồng nhĩ thường được chia thành 2 loại:<br />
<br />
Hình 1: Hình X quang KT thăm dò và cắt đốt cuồng nhĩ<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
201<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Tất cả các BN đều được tiến hành thăm dò<br />
điện sinh lý tim xác nhận cơn cuồng nhĩ thể<br />
điển hình và sau đó được cắt đốt điện sinh lý<br />
tim qua catheter với sóng cao tần nhằm tạo ra<br />
một đường nghẽn dẫn truyền hai chiều qua eo<br />
CT. Chúng tôi sử dụng 2 catheter (KT) đưa vào<br />
qua tĩnh mạch đùi: 1 KT 24 cực 6F đưa vào<br />
xoang vành kéo dài qua vùng eo CT và thành<br />
trước bên nhĩ phải (Hình 1) và 1 KT cắt đốt 7F có<br />
độ dài đầu điện cực là 8 mm (8 mm tip).<br />
<br />
Các nhát đốt đều được cài đặt chế độ kiểm<br />
soát nhiệt độ 700C, cường độ 70 W trong 60 giây<br />
mỗi nhát với máy đốt HAT 300 – OSYPKA. Khởi<br />
đầu các nhát đốt thường từ mặt thất của eo CT<br />
kéo lùi dần từng nhát một về mặt nhĩ đến tĩnh<br />
mạch chủ dưới. BN được cắt đốt trong lúc nhịp<br />
xoang (5 BN) hoặc trong cơn cuồng nhĩ (1 BN).<br />
Cắt đốt thành công khi chứng minh được có<br />
nghẽn dẫn truyền hai chiều trên eo CTI (hình 2),<br />
đồng thời không tạo được cơn cuồng nhĩ khi<br />
kích thích nhĩ chương trình.<br />
<br />
Hình 2: Nghẽn dẫn truyền tại eo CT(KT HALO 11-12) sau cắt đốt<br />
tháo đường (ĐTĐ) type 2, 1 bệnh phổi tắc nghẽn<br />
Kết thúc thủ thuật khi không còn tái phát<br />
mạn tính (COPD), 1 thông liên nhĩ đã mổ, 1 BN<br />
cuồng nhĩ sau nhát đốt cuối 30 phút.<br />
đã được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn do nghẽn<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi triệu<br />
nhĩ thất độ III (AVB III) (Bảng 1).<br />
chứng, ECG 24 giờ sau cắt đốt, 30 ngày sau cắt<br />
đốt, sau đó mỗi 6 tháng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có tổng cộng 6 bệnh nhân chẩn đoán cuồng<br />
nhĩ thể điển hình được khảo sát trong nghiên<br />
cứu. Tỉ lệ nam/ nữ là 5/1, tuổi trung bình là 56<br />
±15,9 (34 – 77 tuổi).<br />
Các bệnh cấu trúc tim hoặc bệnh nội khoa<br />
khác đi kèm: 4 tăng HA, 1 dãn tâm nhĩ trái, 3<br />
dày thất trái, 1 nhồi máu cơ tim (NMCT), 1 đái<br />
<br />
202<br />
<br />
Trên siêu âm tim 100% BN có phân suất tống<br />
máu thất trái đều tốt (> 55%).<br />
Thời gian bị loạn nhịp trung bình là 25,3 ±<br />
24,8 tháng (từ 1 – 48 tháng).<br />
Các thuốc chống loạn nhịp đã được dùng:<br />
83,3% dùng thuốc (5 BN), 16,7% (1 BN) chưa<br />
dùng thuốc. Thuốc chống loạn nhịp đã dùng<br />
chủ yếu là Amiodarone, Flecainide, ức chế beta).<br />
Có 3/6 BN có rung nhĩ kèm theo cuồng nhĩ.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
100% BN là cuồng nhĩ thể điển hình với<br />
vòng vào lại ngược chiều kim đồng hồ đi ngang<br />
qua eo CT.<br />
<br />
loạn nhịp hơn so với trước khi cắt đốt cuồng<br />
nhĩ. 1 trường hợp còn lại chưa thấy tái phát loạn<br />
nhịp.<br />
<br />
5 BN được cắt đốt trong lúc nhịp xoang. 1<br />
BN được cắt đốt trong cơn cuồng nhĩ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Kết quả cắt đốt: có 5 trường hợp cắt đốt<br />
thành công 83,3%, tạo được đường nghẽn hai<br />
chiều trên eo CT và không thể kich thích tạo cơn<br />
cuồng nhĩ sau thủ thuật. 1 trường hợp thất bại<br />
không chứng minh được bloc trên eo CT và vẫn<br />
còn cơn cuồng nhĩ.<br />
Thời gian thủ thuật trung bình 113 phút, soi<br />
X quang trung bình 16,6 phút.<br />
Số nhát đốt trung bình là 6,2 ± 2,6 (4 – 10<br />
nhát), mỗi nhát đốt là 60 giây. Năng lượng trung<br />
bình các nhát đốt # 35 W, nhiệt độ cài đặt là 700<br />
C và nhiệt độ thực tế đạt được trung bình là 550<br />
C.<br />
Cả 6 BN đều có khoảng AH không thay đổi<br />
trước và sau thủ thuật.<br />
Thời gian theo dõi trung bình sau thủ thuật:<br />
16,4 ± 7,7 tháng (từ 4 – 23 tháng).<br />
Bảng 1: Các bệnh kèm theo<br />
Tăng ĐTĐ COPD AVB 1<br />
Dãn<br />
huyết type 2<br />
III ASD nhĩ<br />
áp<br />
trái<br />
4<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Dày<br />
thất<br />
trái<br />
3<br />
<br />
NMCT<br />
<br />
1<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm BN và thời gian thủ thuật<br />
Đặc điểm Tuổi(nă Giới Tần số nhĩ TG tia X TGTT<br />
BN và<br />
m)<br />
(l/p)<br />
(p)<br />
(p)<br />
TGTT 56 ± 15 Nam/nữ= 295 ± 35<br />
16,6<br />
113<br />
5/1<br />
±12,6<br />
±15<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả cắt đốt<br />
Số trường hợp<br />
6<br />
<br />
Thành công<br />
5 (83,3%)<br />
<br />
Thất bại<br />
1(16,7%)<br />
<br />
Kết quả lâu dài sau cắt đốt: Cả 6 BN đều<br />
không có biến chứng trong và sau thủ thuật.<br />
5 BN cắt đốt thành công sau thời gian theo<br />
dõi chưa thấy bằng chứng tái phát cuồng nhĩ.<br />
3 BN có cuồng nhĩ kèm theo rung nhĩ trước<br />
thủ thuật, sau đó 2 trường hợp ghi nhận đều có<br />
xuất hiện cơn rung nhĩ sau thủ thuật, nhưng tần<br />
suất xuất hiện cơn thấp hơn (cảm nhận chủ<br />
quan của BN) và đáp ứng tốt với thuốc chống<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Các kết quả nghiên cứu cho thấy cắt đốt qua<br />
catheter bằng sóng cao tần đối với cuồng nhĩ thể<br />
điển hình là rất hiệu quả và an toàn.<br />
Tỉ lệ thành công, các thông số kỹ thuật như<br />
thời gian thủ thuật, thời gian soi tia X, số nhát<br />
đốt là tương đương với các nghiên cứu khác của<br />
nước ngoài đã từng báo cáo(4,5,6,8,10).<br />
Việc điều trị cắt đốt cuồng nhĩ qua catheter<br />
bắt đầu được thực hiện và báo cáo từ năm 1992<br />
(Feld et al)(3) và ngày nay đã trở thành chỉ định<br />
điều trị hàng đầu (first line therapy) cho bệnh lý<br />
này. Báo cáo ban đầu của NASPE năm 1998 cho<br />
thấy tỉ lệ thành công của cắt đốt cuồng nhĩ là<br />
khoảng 85.8% và tỉ lệ tái phát là 14,7%(9). Với kỹ<br />
thuật ngày càng tiến bộ, tỉ lệ thành công của thủ<br />
thuật đạt đến > 90% (thất bại từ 7 – 10%), tỉ lệ tái<br />
phát 10 – 15%, và tỉ lệ biến chứng thấp # 2%(8).<br />
Trong cuồng nhĩ chiều dài đầu catheter đốt<br />
và năng lượng đốt thường đòi hỏi cao hơn so<br />
với các cắt đốt những cơn nhịp nhanh kịch phát<br />
trên thất khác. Việc sử dụng catheter cắt đốt<br />
chiều dài đầu điện cực 8 mm cũng giúp tạo<br />
được đường nghẽn dẫn truyền trên eo thuận lợi<br />
hơn dùng catheter có chiều dài đầu điện cực<br />
4mm như các loại cơn nhịp nhanh kịch phát trên<br />
thất khác. Tuy nhiên mặc dù sử dụng catheter có<br />
chiều dài đầu điện cực 8mm và năng lượng nhát<br />
đốt cao 70W, (so với catheter cắt đốt thông<br />
thường của nhịp nhanh kịch phát trên thất có<br />
chiều dài đầu điện cực là 4mm và năng lượng<br />
nhát đốt 60W) nhưng nghiên cứu không ghi<br />
nhận tai biến gì xảy ra trong và sau thủ thuật,<br />
điều này cũng phù hợp với báo cáo về tính an<br />
toàn của catheter có chiều dài đầu điện cực 8mm<br />
với năng lượng 70W đang được áp dụng rộng<br />
rãi hiện nay trên thế giới(5,8).<br />
Cắt đốt cuồng nhĩ thể điển hình (chiếm hơn<br />
90% các trường hợp cuồng nhĩ) có thể được thực<br />
hiện bằng phương pháp dùng catheter cổ điển<br />
đơn thuần, có thể không cần phải dựa vào kỹ<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
thuật định vị không gian 3 chiều nên có thể thực<br />
hiện với các trang bị hiện tại của hầu hết các<br />
phòng can thiệp điện sinh lý tại Việt Nam.<br />
<br />
mới được phát hiện cơn cuồng nhĩ kể cả cơn<br />
đầu tiên theo như khuyến cáo điều trị của các<br />
hướng dẫn quốc tế hiện nay(2).<br />
<br />
Điều trị cắt đốt cuồng nhĩ là một phương<br />
pháp điều trị triệt để tận gốc, nhờ đó sẽ cải thiện<br />
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, không<br />
phải lệ thuộc vào điều trị thuốc chống loạn nhịp<br />
sau đó. Đối với các trường hợp vừa có rung nhĩ<br />
vừa có cuồng nhĩ, việc cắt đốt cuồng nhĩ cũng<br />
giúp làm giảm tần suất các cơn rung nhĩ (33%)(10),<br />
giúp bệnh nhân đáp ứng với thuốc chống loạn<br />
nhịp để phòng rung nhĩ hiệu quả hơn, giảm tỉ lệ<br />
bệnh cơ tim do nhịp(7).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu thực<br />
hiện chỉ với mẫu nhỏ nên khó đại diện cho cộng<br />
đồng lớn, tuy nhiên bước đầu khảo sát hiệu quả<br />
điều trị bằng cắt đốt qua catheter hy vọng đưa<br />
ra phương pháp điều trị nhiều hứa hẹn, hiệu<br />
quả và an toàn cho các bệnh nhân bị cuồng nhĩ<br />
thể điển hình.<br />
<br />
3.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Cắt đốt qua catheter bằng sóng cao tần đối<br />
với cuồng nhĩ thể điển hình (chiếm hơn 90% các<br />
trường hợp cuồng nhĩ) có tỉ lệ thành công cao<br />
(trên 80%) và rất an toàn cho bệnh nhân. Từ<br />
nghiên cứu này chúng ta có thể hy vọng một<br />
phương pháp khả thi và hiệu quả trong điều trị<br />
một loại rối loạn nhịp tương đối thường gặp là<br />
cuồng nhĩ thể điển hình.<br />
Do có thể thực hiện với các trang bị hiện tại<br />
của hầu hết các phòng can thiệp điện sinh lý tại<br />
Việt Nam nên việc áp dụng kỹ thuật cắt đốt<br />
cuồng nhĩ qua catheter cần được mở rộng hơn<br />
nữa trong tương lai cho tất cả các bệnh nhân<br />
<br />
204<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Da Costa, A., et al. (2006), "Results From the LADIP Trial on<br />
Atrial Flutter, a Multicentric Prospective Randomized Study<br />
Comparing Amiodarone and Radiofrequency Ablation After the<br />
First Episode of Symptomatic Atrial Flutter". Circulation, 114(16),<br />
1676-1681.<br />
Blomstrom-Lundqvist C, Scheinman MM, Aliot EM, et al. (2003)<br />
ACC/AHA/ESC guidelines for the management of patients with<br />
supraventricular arrhythmias - executive summary: a report of<br />
the American College of Cardiology/American Heart<br />
Association Task Force on Practice Guidelines and the European<br />
Society of Cardiology Committee for Practice Guidelines.<br />
Circulation.108:1871-1909.<br />
Feld GK, Fleck RP, Chen PS, et al (1992). Radiofrequency<br />
catheter ablation for the treatment of human type 1 atrial flutter:<br />
identification of a critical zone in the re-entrant circuit by<br />
endocardial mapping techniques. Circulation, 86: 1233–1240.<br />
Fischer B, Jaı¨s P, Shah D, et al (1996). Radiofrequency catheter<br />
ablation of common atrial flutter in 200 patients. J Cardiovasc<br />
Electrophysiol, 7: 1225–1233.<br />
Kasai A, Anselme F, Teo WS, et al (2000). Comparison of<br />
effectiveness of an 8-mm versus a 4-mm tip electrode catheter<br />
for radiofrequency ablation of typical atrial flutter. Am J Cardiol,<br />
86: 1029–32.<br />
Lee, K. W., Yang, Y., Scheinman, M. M. (2005), "Atrial flutter: a<br />
review of its history, mechanisms, clinical features, and current<br />
therapy". Curr Probl Cardiol, 30(3), 121-167.<br />
Lee SH, Tai CT, Yu WC, et al (1999). Effects of radiofrequency<br />
catheter ablation on quality of life in patients with atrial flutter.<br />
Am J Cardiol, 84: 278–283.<br />
Rodriguez LM, Nabor A, Timmermans C, et al (2000).<br />
Comparison of results of an 8-mm split-tip versus a 4-mm tip<br />
ablation catheter to perform radiofrequency ablation of type 1<br />
atrial flutter. Am J Cardiol, 85: 109–12.<br />
Scheinman MM, Huang S (2000). The 1998 NASPE prospective<br />
catheter ablation registry. PACE, 23: 1020–1028.<br />
Schmieder, S., Ndrepepa, G., Dong, J., Zrenner, B., Schreieck, J.,<br />
Schneider, M. A., et al. (2003), "Acute and long-term results of<br />
radiofrequency ablation of common atrial flutter and the<br />
influence of the right atrial isthmus ablation on the occurrence of<br />
atrial fibrillation". Eur Heart J, 24(10), 956-962.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />