Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG<br />
LIÊN GAI SAU TRONG PHẪU THUẬT GIẢI ÉP RỄ THẦN KINH<br />
Ở NHỮNG BỆNH NHÂN CHÈN ÉP RỄ KÈM MẤT VỮNG CỘT SỐNG<br />
DO THOÁI HÓA VÙNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG<br />
Nguyễn Vũ*, Hà Kim Trung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Ứng dụng dụng cụ cố định động liên gai sau trong điều trị những bệnh nhân chèn ép rễ thần<br />
kinh kèm mất vững cột sống do thoái hóa vùng cột sống thắt lưng cùng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành ở 28 bệnh nhân thu được kết quả: tỷ<br />
lệ giới: 1/1, độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 44,21. Các bệnh nhân được ứng dụng ở một tầng phẫu thuật với<br />
tỷ lệ: 64,3%L4/5; 28,6% L5S1; 7,1% L3/4. Ứng dụng với các bệnh lý: trượt đốt sống do thoái hóa (14,3%), thoát<br />
vị đĩa đệm (39,3%), hẹp ống sống (28,6%) và mất vững cột sống do thoái hóa đĩa (17,8%). Biểu hiện lâm sàng và<br />
đánh giá kết quả lâm sàng dựa vào thang điểm của VAS và Macnab.<br />
Kết quả: sau phẫu thuật, điểm trung bình VAS lưng trước mổ là: 6,04, sau mổ là 2,26; trung bình VAS<br />
chân trước mổ là 5,07, sau mổ là 1,68. Theo macnab rất tốt và tốt: 85,7%. Thời gian phẫu thuật trung bình là:<br />
51, 6 phút trong đó dành cho việc đặt dụng cụ khoảng 7-10 phút. Không có tai biến thần kinh trong cuộc mổ.<br />
Kết luận: Đây là kỹ thuật cho kết quả tốt, kỹ thuật mổ không khó khăn, ít biến chứng. Nó giúp hồi phục cả<br />
trên lâm sàng và trên phim chụp sau phẫu thuật.<br />
Từ khóa: cố định động cột sống liên gai sau, mất vững cột sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh thắt lưng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INTERSPINOUS IMPLANT FOR THE TREATMENT OF DEGENERATIVE CONDITIONS OF<br />
LUMBAR SPINE WITH RADICOPATHY AND INSTABILITY: REVIEW OF 28 CASES<br />
Nguyen Vu, Ha Kim Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 321 - 325<br />
Objective: Interspinous implant for the treatment of degenerative conditions of the lumbar spine (lumbar<br />
herniated disc, lumbar spinal stenosis, degenerative spondylolisthesis, facet joint osteoarthritis).<br />
Methods: a total of 28 patients surgical treatment at department of neurosurgery, Viet Duc hospital from<br />
April 2012 to august 2012. Gender ratio was 1:1, mean age of the patients was 44.21 years. The frequency<br />
distribution of concerned vertebrae showed 64.3% for the segment L4/5; 28.6% for L5S1; 7.1% for L3/4.<br />
Alignment or static issues were identified separately: degenerative spondylolisthesis (14.3%), lumbar herniated<br />
disc (39.3%), lumbar spinal stenosis (28.6%) facet joint osteoarthritis (17.8%). Clinical outcome were evaluated<br />
by visual analog scale (VAS) for back and leg pain and Macnab classification.<br />
Results: The mean times surgical is 51.6mn, no blood transfusion, no per operations complication. The mean<br />
postoperative VAS back pain score at most recent follow-up was 6.04 (4-8); preoperative mean of 2.26 (1-4); The<br />
mean postoperative VAS leg pain score at most recent follow-up was 5.07 (0-7); preoperative mean of 1.68 (0-3).<br />
Result based on Macnab classification: very good and good (85.7%).<br />
Conclusions: Interspinous implant is a good option treating patients with degenerative conditions of the<br />
* Bệnh viện Việt Đức Hà Nội<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Vũ Email: drvu29@gmail.com<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
lumbar spine requiring surgery. Interspinous implant provides satisfactory clinical and radiological results at<br />
midterm follow-up.<br />
Key words: Interspinous implant, lumbar spinal instability, lumbar radicopathy<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Với nền sản xuất còn thô sơ, thủ công, lao<br />
động vẫn chủ yếu dựa vào sức người như lao<br />
động nông nghiệp, bê vác nặng quá mức sai tư<br />
thế, không được quan tâm đến sức khỏe nói<br />
chung và cột trụ nâng đỡ cơ thể nói riêng nên tỷ<br />
lệ bệnh nhân thoái hóa cột sống gây đau lưng và<br />
tê chân gặp rất cao. Các bệnh lý thoái hóa cột<br />
sống có chèn ép nói chung (thoát vị đĩa đệm,<br />
hẹp ống sống, trượt đốt sống...) gây ra những<br />
biểu hiện đau lưng, đi lại khó khăn, tê chân...gây<br />
ảnh hưởng lớn tới khả năng lao động và chất<br />
lượng sống của chính người bệnh và ảnh hưởng<br />
đến phát triển xã hội.<br />
Điều trị phẫu thuật các bệnh lý này chủ yếu<br />
là giải ép thần kinh (mở cung sau hoặc nửa cung<br />
sau giải ép) thường gây ra mất vững cột sống<br />
tăng lên với biểu hiện đau lưng trầm trọng hơn<br />
trước mổ. Một số trường hợp khác được giải ép<br />
kết hợp nẹp vít cột sống lại gây ra hạn chế các<br />
động tác vận động cột sống (cúi, ưỡn, xoay...)<br />
Để khắc phục những vấn đề nêu trên, dụng<br />
cụ cố định động cột sống liên gai sau được đưa<br />
vào thử nghiệm trên lâm sàng từ năm 1986<br />
(Wallis), tiếp sau đó là sự ra đời của các dụng cụ<br />
hỗ trợ khác như: Coflex, X Stop, Diam... và mới<br />
nhất là Instra Spine đã đem lại những kết quả<br />
nhất định.<br />
Nhằm mô tả kỹ thuật thực hiện cũng như<br />
bước đầu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng<br />
dụng cụ instra spine hỗ trợ trong phẫu thuật,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước<br />
đầu đánh giá ứng dụng kỹ thuật cố định động<br />
cột sống liên gai sau trong phẫu thuật giải ép rễ<br />
thần kinh ở những bệnh nhân chèn ép rễ kèm<br />
mất vững cột sống do thoái hóa vùng cột sống<br />
thắt lưng cùng” nhằm mục tiêu:<br />
<br />
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị phẫu<br />
thuật giải ép thần kinh có sử dụng instra spine ở<br />
những bệnh nhân chèn ép rễ kèm mất vững cột<br />
sống do thoái hóa vùng cột sống thắt lưng cùng<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
28 bệnh nhân được sử dụng dụng cụ cố định<br />
cột sống động liên gai sau silicon (Instra Spine)<br />
tại khoa PTTK Bệnh viện Việt Đức từ 4/2012 đến<br />
8/2012.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu<br />
Các bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên,<br />
phù hợp với chỉ định sử dụng Instra Spine. Tất<br />
cả các bệnh nhân được khám lâm sàng tỉ mỉ,<br />
thăm dò cận lâm sàng bằng chụp x quang quy<br />
ước và chụp cộng hưởng từ, thu thập số liệu<br />
theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Ghi<br />
nhận những khó khăn và các tai biến trong mổ<br />
khi đưa dụng cụ instra spine và liên gai sau.<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật bằng thang điểm<br />
VAS và bảng phân loại sau mổ của Macnab<br />
Dụng cụ Intra Spine<br />
<br />
Kỹ thuật thực hiện<br />
<br />
- Mô tả và đánh giá khả năng ứng dụng kỹ<br />
thuật đặt dụng cụ instra spine nhằm cố định<br />
động cột sống liên gai sau.<br />
<br />
322<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Xử lý số liệu<br />
Tất cả số liệu thu thập và xử lý theo thuật<br />
toán thống kê y học thông thường.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Tuổi và giới tính<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi giới tính là<br />
tương đương nhau: 1/1. Các tác giả khác cũng<br />
cho thấy kết quả tương tự: Rolf (1,1/1); J.Taylor<br />
(55/49)...(6,4)<br />
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu là: 44,21 (17-65), các tác giả khác trên<br />
thế giới thường gặp độ tuổi cao hơn: J.Taylor<br />
(51,2); Rolf (60,8) (6,4). Điều này hoàn toàn phù<br />
hợp với việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là<br />
những bệnh nhân thoái hóa cột sống kèm mất<br />
vững cột sống do thoái hóa tăng dần theo độ<br />
tuổi<br />
<br />
Vị trí đặt dụng cụ<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ đánh giá<br />
những bệnh nhân đặt dụng cụ một tầng. Chủ<br />
yếu được áp dụng ở tầng L4L5: 18 bệnh nhân<br />
(64,3%), có 2 bệnh nhân áp dụng ở L3L4 và đặc<br />
biệt có 8 bệnh nhân (28,6%) được áp dụng ở<br />
L5S1. Các tác giả trên thế giới như J.Taylor (L4L5<br />
57%); Rolf (L4L5 72,9%)(6,4). Điều này là phù<br />
hợp với bệnh học cũng như nghiên cứu của các<br />
tác giả: thường gặp tổn thương ở vùng L4L5 là<br />
vùng bản lề của cột sống, thường xuyên chịu<br />
trọng tải lớn của cơ thể và lực bổ xung của các<br />
hoạt động khác và là nơi vận động có biên độ<br />
lớn nhất. Đặc biệt, chúng tôi áp dụng cho 28,6%<br />
bệnh nhân ở vùng L5S1, đây cũng là nơi thường<br />
gặp tổn thương tuy nhiên dụng cụ Intra Spine<br />
áp dụng được cho vị trí này trong khi một số<br />
dụng cụ cố định động cột sống liên gai sau khác<br />
không áp dụng được ở vị trí này.<br />
<br />
Các bệnh lý được ứng dụng dụng cụ Intra<br />
Spine<br />
Trong nghiên cứu này, có 4 bệnh nhân trượt<br />
đốt sống thắt lưng độ 1 do thoái hóa (14,3%), 5<br />
bệnh nhân có biểu hiện mất vững cột sống đơn<br />
thuần (17,8%), 11 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(39,3%) và 8 bệnh nhân hẹp ống sống (28,6%).<br />
Nghiên cứu của các tác giả khác trong nước<br />
cũng như trên thế giới với những dụng cụ cố<br />
định động cột sống liên gai sau cũng áp dụng<br />
cho những bệnh lý khác nhau như nghiên cứu<br />
của chúng tôi (J.Taylor; Rolf, KA.Kim...) (6,4,3); tất<br />
cả những bệnh lý được áp dụng trên đều có đặc<br />
điểm chung là: sự mất vững của cột sống thắt<br />
lưng mà biểu hiện lâm sàng điển hình là đau<br />
thắt lưng mạn tính, tăng lên khi vận động, có<br />
hoặc không có kèm theo các biểu hiện của chèn<br />
ép rễ và đặc biệt tất cả bệnh nhân đều dương<br />
tính với test “áo nẹp cột sống”.<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng và hình ảnh cận lâm<br />
sàng.<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
100% bệnh nhân có biểu hiện đau thắt lưng,<br />
thường là đau tái đi tái lại nhiều lần, có liên<br />
quan đến các hoạt động gắng sức, 82,2% bệnh<br />
nhân có đau kiểu rễ một hoặc hai bên, tất cả<br />
bệnh nhân đau kiểu rễ đều có biểu hiện rối loạn<br />
cảm giác tê bì theo rễ thần kinh bị chèn ép chi<br />
phối, không có bệnh nhân nào có teo cơ hoặc rối<br />
loạn cơ tròn hay hội chứng đuôi ngựa, đặc biệt<br />
có 12 bệnh nhân có biểu hiện đi lặc (42,9%) từ<br />
200-500m và có 17,8% hoàn toàn không có biểu<br />
hiện chèn ép rễ thần kinh.<br />
Hình ảnh cận lâm sàng<br />
Xquang cột sống thắt lưng quy ước và<br />
Xquang tư thế động<br />
Tất cả bệnh nhân được chụp x quang quy<br />
ước để đánh giá hình ảnh học chung của cột<br />
sống thắt lưng và x quang tư thế động để đánh<br />
giá độ mất vững của cột sống, hình ảnh thu<br />
được không thấy mức độ thay đổi mất vững cột<br />
sống rõ rệt giữa phim chụp cúi tối đa và phim<br />
chụp ưỡn tối đa. Vì vậy, trong nghiên cứu này<br />
đánh giá mất vững cột sống phải dựa vào thực<br />
tế kiểm tra trong mổ và test “áo nẹp cột sống”<br />
dương tính trước mổ.<br />
<br />
Hình ảnh cột hưởng từ<br />
100% bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ<br />
để đánh giá cho kết quả:<br />
<br />
323<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Có 17,8% bệnh nhân không có hình ảnh<br />
chèn ép rễ hay ống sống trên phim, chỉ có biểu<br />
hiện thoái hóa đĩa đệm là những bệnh nhân<br />
không có biểu hiện chèn ép rễ trên lâm sàng.<br />
39,3% bệnh nhân có biểu hiện chèn ép trung tâm<br />
lệch một hoặc hai bên-chèn ép vào lỗ ghép đặc<br />
biệt trong nhóm này có hai bệnh nhân (18,2%)<br />
thoát vị di trú xuống dưới. 28,6% bệnh nhân có<br />
biểu hiện hẹp ống sống do phì đại dây chằng<br />
vàng và phì đại mấu khớp, 14,3% bệnh nhân<br />
hẹp nặng ống sống do một phần cung sau và tổ<br />
chức xơ hai bên chèn ép, những bệnh nhân này<br />
hình ảnh đĩa đệm chủ yếu là thoái hóa đĩa,<br />
không có thoát vị.<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình là: 51,6<br />
phút (30-75 phút); so với những phẫu thuật<br />
thoát vị đĩa đệm hay phẫu thuật hẹp ống sống<br />
kinh điển thì thấy thời gian cũng tương đương<br />
nhau, điều này cho thấy phẫu thuật đặt Intra<br />
Spine cũng không mất thêm nhiều thời gian để<br />
thực hiện kỹ thuật này. Thực tế trong cuộc mổ,<br />
¾ thời gian là dành cho việc giải ép thần kinh và<br />
đánh giá mức độ mất vững để quyết định có sử<br />
dụng Intra Spine không, ¼ thời gian còn lại là<br />
dành cho chuẩn bị vị trí và kỹ thuật đặt dụng cụ<br />
Intra Spine và có/không tái tạo dây chằng.<br />
Hầu hết lượng máu mất trong phẫu thuật là<br />
không đáng kể, tất cả bệnh nhân đều không<br />
phải truyền máu và không có biểu hiện thiếu<br />
máu trên lâm sàng.<br />
Thời gian nằm viện trung bình của bệnh<br />
nhân: 4,18 (3-5 ngày).<br />
<br />
Tai biến và khó khăn trong phẫu thuật<br />
Một số nghiên cứu của các tác giả trong<br />
nước và thế giới ghi nhận những biến chứng<br />
như: rách màng cứng ống sống- tổn thương rễ<br />
thần kinh, gãy gai sau, không đặt được dụng cụ<br />
hay nhầm tầng...Nghiên cứu của chúng tôi<br />
không gặp những biến chứng này. Theo J.Taylor<br />
biến chứng gãy gai sau thường do lỗi phẫu<br />
thuật viên quá thô bạo khi dùng dụng cụ mở<br />
rộng liên gai sau hoặc do lựa chọn kích thước<br />
dụng cụ quá lớn so với bệnh nhân, hay biến<br />
<br />
324<br />
<br />
chứng rách màng cứng hoặc tổn thương rễ thần<br />
kinh thường ở những bệnh nhân hẹp kít ống<br />
sống, rất dính khó giải ép mà thường những<br />
bệnh nhân này cần giải ép thật rộng rãi và nên<br />
lựa chọn những kỹ thuật cố định triệt để hơn(6).<br />
Vì vậy, để tránh những tai biến kể trên cần<br />
chỉ định phẫu thuật đúng (lựa chọn bệnh nhân<br />
thực hiện kỹ thuật), lựa chọn Intra Spine phù<br />
hợp và đặc biệt là cẩn trọng trong phẫu thuật và<br />
thành thạo kỹ thuật đặt dụng cụ cố định động<br />
cột sống liên gai sau.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có hai bệnh<br />
nhân nhiễm trùng vết mổ phải vào viện lại sau<br />
phẫu thuật 2 tuần, tuy nhiên cả hai bệnh nhân<br />
này được điều trị nội khoa khỏi không ảnh<br />
hưởng tới dụng cụ, không phải tháo bỏ dụng<br />
cụ.<br />
<br />
Kết quả sau phẫu thuật<br />
Chúng tôi lựa chọn hai thang điểm là VAS<br />
và Macnab để đánh giá bệnh nhân. VAS thường<br />
sử dụng trong các trường hợp cấp tính tuy<br />
nhiên lại là thang điểm đơn giản, có thể ứng<br />
dụng được rộng rãi, rất dễ dàng cho chính<br />
người bệnh tự đánh giá về mức độ đau của<br />
mình.<br />
<br />
Đánh giá cải thiện mức độ đau của bệnh nhân<br />
theo thang điểm VAS chúng tôi thu được:<br />
VAS lưng: 2,26; VAS chân: 1,68<br />
Có thể thấy rõ việc cải thiện mức độ đau rõ<br />
rệt sau mổ dựa vào thang điểm VAS cả với đau<br />
lưng và đau tê chân. Mức độ đau lưng cải thiện<br />
từ trung bình: 6,04 xuống 2,26 lúc ra viện và cải<br />
thiện mức độ đau lan xuống chân trung bình:<br />
5,07 xuống 1,68 lúc ra viện. Hầu hết tất cả các<br />
bệnh nhân được sử dụng Intra Spine đều cảm<br />
thấy hài lòng về mức độ đau được cải thiện khi<br />
ra viện. Các tác giả khác trên thế giới áp dụng<br />
các dụng cụ khác cũng cho kết quả: J.Taylor (cải<br />
thiện triệu chứng ở 88,5 % các trường hợp), các<br />
tác giả khác như Bhadra hay Lee cho thấy mức<br />
độ cải thiện triệu chứng ở 60-93% số bệnh<br />
nhân(1,4).<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Có 12 bệnh nhân (42,9%) có biểu hiện đi lặc<br />
trước mổ thì sau mổ 1 tháng bệnh nhân đã có<br />
thể đi lại được bình thường 500-1000m mà<br />
không có biểu hiện chèn ép rễ và đau lưng tăng<br />
lên. Điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt về lâm<br />
sàng và đáp ứng tốt với việc đặt dụng cụ cố<br />
định động cột sống liên gai sau ở những bệnh<br />
nhân hẹp ống sống có mất vững cột sống kèm<br />
theo.<br />
<br />
Đánh giá mức độ cải thiện và hòa nhập cuộc<br />
sống theo Macnab<br />
Theo bảng phân loại của Macnab, tất cả các<br />
bệnh nhân đều được hỏi về mức độ đau và khả<br />
năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày sau mổ ít<br />
nhất 1 tháng cho thấy kết quả theo Macnab: rất<br />
tốt và tốt chiếm 85,7% và các triệu chứng đều cải<br />
thiện dần theo thời gian. Nghiên cứu của KA<br />
Kim cũng có chung nhận xét khi nghiên cứu so<br />
sánh giữa nhóm có và không sử dụng dụng cụ<br />
liên gai sau trong vòng 1 năm (3).<br />
Hình ảnh cộng hưởng từ sau mổ<br />
Có 6 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ<br />
sau mổ 6 tháng chúng tôi thu được hình ảnh: tất<br />
cả hình ảnh cho thấy không còn chèn ép rễ hoặc<br />
chèn ép vào ống sống, rễ thần kinh hai bên bình<br />
thường không có hiện tượng phù rễ thần kinh<br />
hay chèn ép rễ. Hình ảnh đĩa đệm thoái hóa<br />
được tăng chiều cao ở những bệnh nhân có và<br />
không có lấy đĩa đệm, đặc biệt hình ảnh lỗ tiếp<br />
hợp rộng rãi trên tất cả các phim chụp kiểm tra.<br />
Điều này cho thấy mức độ cải thiện rõ rệt đặc<br />
biệt ở những bệnh nhân có hẹp lỗ ghép do mất<br />
vững cột sống và ở bệnh nhân trượt đốt sống do<br />
thoái hóa độ 1 mà chèn ép thần kinh ở phía bên<br />
xa hay lỗ ghép. SW Hong, KA Kim, J Taylor<br />
cũng có chung những nhận định như chúng tôi<br />
(2,6,3). Tuy nhiên do số lượng bệnh nhân của<br />
chúng tôi quá ít, mới bắt đầu tiến hành áp dụng<br />
nên đây mới chỉ là nhận định chủ quan ban đầu<br />
của chúng tôi.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhân có chèn ép rễ kèm mất vững cột sống vùng<br />
thắt lưng cùng do thoái hóa cho thấy:<br />
- Thời gian tiến hành kỹ thuật ngắn, không<br />
có sự khác biệt đáng kể giữa phẫu thuật giải ép<br />
thần kinh thông thường với giải ép kèm đặt<br />
dụng cụ Intra Spine<br />
- Là kỹ thuật an toàn, dễ tiến hành, không có<br />
ghi nhận các biến chứng thần kinh cũng như<br />
biến chứng di lệch dụng cụ ở những bệnh nhân<br />
trong nghiên cứu.<br />
Đánh giá kết quả bước đầu sử dụng Intra<br />
Spine.<br />
- Mức độ cải thiện rõ rệt các biểu hiện lâm<br />
sàng đặc biệt là triệu chứng đau thắt lưng và<br />
dấu hiệu đi lặc ở các bệnh nhân dựa trên việc<br />
đánh giá theo thang điểm VAS và Macnab.<br />
- Theo dõi và đánh giá sau mổ từ 1-6 tháng<br />
cho thấy biểu hiện đau thắt lưng không tăng lên,<br />
các biểu hiện lâm sàng khác tiến triển dần tốt lên<br />
theo thời gian<br />
- Bước đầu nhận định trên phim chụp cộng<br />
hưởng từ kiểm tra cho thấy mức độ tiến triển<br />
nhất định về kích thước lỗ ghép và chiều cao đĩa<br />
đệm tuy nhiên đây mới chỉ là nhận xét chủ quan<br />
do chưa có số liệu đủ lớn và cụ thể.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bhadra AK et al (2008). Interspinous implant in lumbar spinal<br />
stenosis: a prospective cohort. Eur J Orthop Surg Traumatol, 18:<br />
489-493.<br />
Hong SW et al (2010). Interspinous ligamentoplasty in the<br />
treatment of degenerative spondylolisthesis: midterm clinical<br />
results. J Neurosurg Spine, 13: 27-35.<br />
Kim KA et al (2007). Dynamic intraspinous spacer technology for<br />
posterior stabilization: case-control study on the safety, sagittal<br />
angulation, and pain outcome at 1-year follow-up evaluation.<br />
Neurosurg Focus, 22, E7: 1-9.<br />
Lee SH, Enes M et al (2010). Soft stabilitization with interspinous<br />
artificial ligament for mildly unstable lumbar spinal stenosis: a<br />
multicenter comparison. Arch Orchop Trauma Surg.<br />
Sobottke R et al (2009). Interspinous im plants (X Stop, Wallis,<br />
Diam) for the treatment of LSS: is there a correlation between<br />
radiological parameters and clinical outcome?. Eur Spine J, 18:<br />
1494-1503.<br />
Taylor J et al (2007). Device for intervertebral assisted motion:<br />
technique and initial results. Neurosurg Focus, 22, E6: 1-6.<br />
<br />
Ứng dụng dụng cụ cố định động cột sống<br />
liên gai sau Intra Spine áp dụng cho những bệnh<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
325<br />
<br />