BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐO ÁP LỰC BÀNG QUANG<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG<br />
TRÊN BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT NẶNG<br />
Phạm Văn Quang*, Bạch Văn Cam**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết nặng có tăng áp lực ổ bụng gây suy hô hấp và nhiều biến chứng, nguy cơ tử<br />
vong cao.<br />
Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm bước đầu đánh giá vai trò của đo áp lực bàng quang (ALBQ) trong<br />
chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt xuất huyết<br />
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiền cứu tại khoa Hồi sức, bệnh viện Nhi Đồng<br />
1 trên bệnh nhi sốt xuất huyết nặng có nguy cơ tăng áp lực ổ bụng kèm suy hô hấp. ALBQ được đo bằng cột<br />
nước với thể tích nước muối sinh lý bơm vào là 1ml/kg. Áp lực ổ bụng (ALOB) được đo trực tiếp khi chọc dò ổ<br />
bụng giải áp.<br />
Kết quả: 17 bệnh nhi sốt xuất huyết độ III và độ IV nặng có chọc dò ổ bụng (tuổi TB = 5,2 tuổi; cân nặng TB<br />
= 18kg) được đưa vào nghiên cứu. Có 2 ca tăng ALOB độ I, 3 ca độ II, 9 ca độ III và 3 ca độ IV. ALBQ phản ánh<br />
khá tốt ALOB với sai số từ 0-3 cmH2O. ALBQ trung bình là 29,4 cmH2O so với ALOB trung bình là 28,5<br />
cmH2O. Có mối tương quan tốt giữa ALOB và ALBQ với r = 0,981; phương trình hồi quy Y = 0,96 X – 1, p<<br />
0,001. Theo khuyến cáo của hội nghị quốc tế về tăng ALOB năm 2004, dựa trên trị số ALBQ, 12 ca có chỉ định<br />
chọc dò ổ bụng giải áp ngay và 5 ca cân nhắc can thiệp do suy hô hấp không cải thiện. Sự cải thiện lâm sàng (hô<br />
hấp, huyết động học, vòng bụng ) khá rõ sau khi chọc dò ổ bụng giải áp. ALBQ sau dẫn lưu ổ bụng giảm đáng kể<br />
với ALBQ trung bình là 15,8 cmH2O (so với 29,4 cmH2O). 88% trường hợp (15/17 ca) ALOB trở về bình<br />
thường hoặc tăng ALOB độ I sau chọc dò ổ bụng giải áp.<br />
Kết luận: Kết quả này gợi ý đo ALBQ là phương pháp rất hứa hẹn, khả thi trong chẩn đoán và xử trí tăng<br />
áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốt xuất huyết.<br />
Từ khóa: ALBQ, ALOB, tăng ALOB, sốt xuất huyết<br />
<br />
ASTRACT<br />
EARLY EVALUATION OF THE ROLE OF INTRAVESICAL PRESSURE MEASUREMENT IN<br />
DIAGNOSIS AND MANAGEMENT FOR INTRA-ABDOMINAL HYPERTENSION IN CHILDREN<br />
WITH SEVERE HEMORRHAGIC FEVER<br />
Pham Van Quang, Bach Van Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 84 - 91<br />
Background - Objectives: Severe hemorrhagic fever with intra-abdominal hypertension (IAH) cause<br />
respiratory failure and many complications, fatal risk is high. Objective of our study is to evaluate initially the<br />
role of intravesical pressure (IVP) measurement in diagnosis and management of intra-abdominal hypertension<br />
(IAH) in children with severe hemorrhagic fever.<br />
Method: Prospective cases – series study in PICU, Children Hospital 1, in hemorrhagic fever children with<br />
risk of IAH and respiratory failure. IVP was measured by fluid column with bladder filling volume of 1 ml/kg of<br />
physiological saline. The intra-abdominal pressure (IAP) was measured directly when percutanous catheter<br />
abdominal decompression was performed.<br />
Results: 17 severe hemorrhagic fever patients (grade III-IV) with abdominal decompression (mean age = 5.2<br />
years, mean weight = 18kg) were included. 2 cases were IAH of grade I, 3 cases of grade II, 9 cases of grade III,<br />
and 3 case of grade IV. IVP estimated rather well IAP with overestimation of 0-3 cmH2O. Mean IVP of 29.4<br />
cmH2O versus mean IAP of 28.5 cmH2O. There was a close relation between IAP and IVP with r = 0.981;<br />
* Bộ môn Nhi, Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
** Khối Hồi sức – Cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
<br />
Chuyên đề Nhi khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
univariate linear regression Y = 0.96 X – 1, p