TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƢỜNG MẬT TRONG GAN<br />
Bùi Tuấn Anh*; Nguyễn Quang Nam*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị sỏi đường mật trong gan.<br />
Đối tượng và phương pháp: thiết kế mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu trên 56 bệnh nhân (BN)<br />
sỏi trong gan được mổ nội soi tại Khoa Phẫu thuật Bụng, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: tỷ lệ<br />
nữ/nam 1,15, tuổi trung bình 54,1 ± 12,17. Sỏi ở mọi vị trí trong gan, 62,5% sỏi trên 2 hạ phân<br />
thuỳ. Thời gian mổ: 145 ± 20,37 phút, thời gian bộc lộ đường mật 61,52 ± 33 phút. Lượng máu<br />
mất 55,65 ± 17,69 ml. Chuyển mổ mở: 0%. Biến chứng 8,9%. Tỷ lệ sạch sỏi 81,8 - 100% (các<br />
ống gan, ống phân thuỳ, ống mật chủ), 0 - 33,3% (sỏi hạ phân thuỳ). Thời gian nằm viện sau<br />
mổ 8,89 ± 2,1 ngày. Kết luận: PTNS là phương pháp khá hiệu quả và an toàn để điều trị sỏi<br />
trong gan, nhưng cần kết hợp với nội soi qua đường hầm Kehr để lấy sỏi hạ phân thuỳ.<br />
* Từ khóa: Sỏi đường mật trong gan; Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
Initial Result of Laparoscopic Surgery for Treatment of Intrahepatic<br />
Stones<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the role of laparoscopic surgery in treatment of intrahepatic stones.<br />
Subjects and methods: descriptive cross-sectional, retrospective and prospective study was<br />
carried out in 56 patients with intrahepatic stones who was applied laparoscopic surgery.<br />
Results: The average age was 54.1 ± 12.17. Patients with stones in over 2 segments of liver<br />
were 62.5%. The average time of operation was 145 ± 20.37 minutes. The average time of<br />
exploration of bile duct was 61.52 ± 33 minutes. The average blood loss was 55.65 ± 17.69 ml.<br />
Conversion rate to open sugery was 0%. Complication was 8.9%. Clearance rate of stone: 81.8<br />
- 100% (with stones in hepatic ducts, anterior and posterior ducts and choledoque), 0 - 33.3%<br />
(with stones in segmental ducts). The average time of hospital stay after operation was 8.89 ±<br />
2.1 days. Conclusion: laparoscopic surgery was a safe and effective method for treatment of<br />
intrahepatic stones. However, it should be combined with endoscopic through Kehr canal lithotripsy.<br />
* Key words: Intrahepatic stone; Laparoscopic surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều trị sỏi trong gan vẫn còn nhiều<br />
khó khăn và thách thức đối với y học.<br />
PTNS ngày càng phát triển mạnh mẽ, tuy<br />
nhiên trên thế giới cũng như ở Việt Nam<br />
<br />
nghiên cứu vai trò của PTNS điều trị sỏi<br />
trong gan còn chưa nhiều. Chúng tôi tiến<br />
hành đề tài này nhằm: Bước đầu đánh giá<br />
kết quả PTNS điều trị sỏi đường mật<br />
trong gan.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Tuấn Anh (buituananhdr@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 18/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2016<br />
<br />
161<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
56 BN sỏi trong gan được áp dụng<br />
PTNS điều trị theo chương trình (phiên)<br />
tại Bộ môn - Khoa phẫu thuật Bụng,<br />
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 5 - 2013<br />
đến 3 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN: sỏi trong gan<br />
đơn thuần hoặc sỏi trong gan kết hợp với<br />
sỏi ngoài gan, quy trình phẫu thuật thống<br />
nhất, đủ chỉ tiêu nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang,<br />
hồi cứu, tiến cứu, không so sánh.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sỏi<br />
trong gan: tuổi, giới, tiền sử, vị trí của sỏi<br />
trong gan, khối lượng sỏi.<br />
* Chỉ định và chống chỉ định:<br />
- Chỉ định: sỏi trong gan đơn thuần<br />
hoặc kết hợp với sỏi ngoài gan, có chỉ<br />
định phẫu thuật, có chỉ định bơm CO2 ổ<br />
bụng và gây mê nội khí quản.<br />
- Chống chỉ định: không có chỉ định<br />
phẫu thuật do thể trạng yếu, mắc các<br />
bệnh kết hợp, không có chỉ định bơm CO2<br />
ổ bụng và gây mê nội khí quản.<br />
* Quy trình kỹ thuật:<br />
- Tư thế BN, chuẩn bị dụng cụ, bố trí<br />
kíp mổ: BN nằm ngửa trên bàn mổ, 2 tay<br />
dạng hoặc khép, 2 chân dạng. Người mổ<br />
chính đứng giữa 2 chân BN. Người phụ<br />
camera đứng bên phải BN, người phụ 2<br />
đứng bên trái BN, phụ dụng cụ đứng bên<br />
phải hoặc bên trái người mổ chính. Dụng<br />
cụ: giàn máy nội soi phẫu thuật, các dụng<br />
cụ phẫu thuật.<br />
162<br />
<br />
- Các bước kỹ thuật:<br />
+ Bước 1: đặt trocar, bơm CO2. Đặt<br />
trocar thứ nhất 10 mm ở vùng rốn. Trocar<br />
thứ hai 10 mm ở mạn sườn trái hoặc hạ<br />
sườn trái. Trocar thứ ba 5 mm ở mạn<br />
sườn phải. Trocar thứ tư 5 mm ở vùng<br />
thượng vị. Trocar thứ 5 ở vùng hạ sườn<br />
phải, xuất chiếu với ống mật chủ, dùng để<br />
đưa dụng cụ lấy sỏi, sonde bơm rửa<br />
đường mật, ống soi mềm và sau đó đặt<br />
dẫn lưu Kehr đi qua.<br />
+ Bước 2: bộc lộ đường mật, phẫu tích<br />
bộc lộ toàn bộ đường mật ngoài gan.<br />
+ Bước 3: mở ống mật, lấy sỏi. Mở<br />
vào ống gan chung, kéo dài tới rốn gan,<br />
thậm chí tới ống gan phải, ống gan trái<br />
hoặc cả hai ống gan phải và trái. Dồn sỏi:<br />
dùng graps có cặp mesh dồn sỏi từ ngoài<br />
theo hướng ống mật chủ. Soi và cặp sỏi:<br />
dùng các graps lấy những viên sỏi nhìn<br />
thấy được trong ống mật. Mở ống mật ở<br />
cao cho phép nhìn thấy rõ và lấy sỏi ở tận<br />
các ống mật phân thuỳ.<br />
Lấy sỏi bằng Mirrizi, Randal: đưa các<br />
dụng cụ này trực tiếp qua chỗ mở nhỏ<br />
thành bụng xuất chiếu để lấy sỏi giống<br />
như mổ mở.<br />
Bơm rửa: luồn sonde vào đường mật,<br />
bơm nước với áp lực để tống sỏi.<br />
Tán sỏi điện thuỷ lực qua ống soi mềm.<br />
Kiểm tra: dùng ống soi cứng, ống soi<br />
mềm để kiểm tra, đảm bảo lấy hết sỏi ở<br />
ống mật chủ, ống gan chung và các ống<br />
mật phân thuỳ. Trường hợp sỏi nằm sâu<br />
trong các ống hạ phân thuỳ, chủ động để<br />
lại chờ tán sỏi qua đường hầm Kehr.<br />
+ Bước 4: đặt Kehr. Dùng Kehr 16F đặt<br />
vào ống mật, khâu kín chân Kehr.<br />
+ Bước 5: kết thúc kỹ thuật.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
- Các kỹ thuật kết hợp (nếu có chỉ<br />
định): cắt gan (do xơ gan, chít hẹp đường<br />
mật, áp xe gan), cắt túi mật (khi có sỏi túi<br />
mật hoặc túi mật viêm teo), nối mật-ruột:<br />
khi có hẹp ống mật chủ không thể nong<br />
rộng được.<br />
* Chỉ tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật:<br />
thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, kỹ<br />
thuật kết hợp: cắt gan, cắt túi mật, nối<br />
mật - ruột, tỷ lệ tai biến, biến chứng, tỷ lệ<br />
hết sỏi, còn sỏi, thời gian nằm viện sau<br />
mổ, thời gian nằm viện.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: xử lý số<br />
liệu bằng phần mềm Epi.info 7.1.5.<br />
<br />
1. Một số kết quả nghiên cứu lâm<br />
sàng, cận lâm sàng.<br />
Tổng số BN nghiên cứu: 56; tuổi: 28 78, trung bình 54,1 ± 12,17 tuổi; giới tính:<br />
nữ/nam = 30/26 (1,15).<br />
- Vị trí của sỏi trong gan.<br />
Các ống mật trong gan, từ 2 ống gan<br />
phải và trái đến các ống hạ phân thuỳ đều<br />
có thể có sỏi. Vị trí ít gặp sỏi hơn cả là<br />
ống hạ phân thuỳ I và IV.<br />
Bảng 1: Vị trí của sỏi trong gan.<br />
Vị trí sỏi trong gan<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ IV<br />
<br />
6/56<br />
<br />
10,7<br />
<br />
9<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ V<br />
<br />
17/56<br />
<br />
30,4<br />
<br />
10<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ VI<br />
<br />
12/56<br />
<br />
21,4<br />
<br />
11<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ VII<br />
<br />
17/56<br />
<br />
30,4<br />
<br />
12<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ VIII<br />
<br />
19/56<br />
<br />
33,9<br />
<br />
Sỏi trong gan đơn thuần hay kết hợp<br />
với sỏi ngoài gan: sỏi trong gan đơn<br />
thuần: 8/56 BN (14,3%). Sỏi trong gan kết<br />
hợp với sỏi ống mật chủ: 41/56 BN<br />
(73,2%). Sỏi trong gan kết hợp với sỏi<br />
ống mật chủ và sỏi túi mật: 7/56 BN<br />
(12,5%).<br />
* Vị trí sỏi trong gan theo phân thuỳ, hạ<br />
phân thuỳ:<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Số<br />
thứ tự<br />
<br />
8<br />
<br />
BN<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
Ống gan phải<br />
<br />
11/56<br />
<br />
19,6<br />
<br />
2<br />
<br />
Ống gan trái<br />
<br />
18/56<br />
<br />
32,1<br />
<br />
3<br />
<br />
Ống phân thuỳ trước<br />
<br />
15/56<br />
<br />
26,8<br />
<br />
4<br />
<br />
Ống phân thuỳ sau<br />
<br />
11/56<br />
<br />
19,6<br />
<br />
5<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ I<br />
<br />
3/56<br />
<br />
5,4<br />
<br />
6<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ II.<br />
<br />
27/56<br />
<br />
48,2<br />
<br />
7<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ III<br />
<br />
16/56<br />
<br />
28,6<br />
<br />
Sỏi khu trú trong 1 hạ phân thuỳ: 6 BN<br />
(10,7%); sỏi ở 2 hạ phân thuỳ: 15 BN<br />
(26,8%); sỏi ở hơn 2 hạ phân thuỳ: 35 BN<br />
(62,5%). Sỏi khu trú ở một hạ phân thuỳ<br />
chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ sỏi ở trên<br />
2 hạ phân thuỳ (p < 0,01). 62,5% BN sỏi<br />
ở hơn một phân thuỳ.<br />
2. Kết quả PTNS điều trị sỏi trong<br />
gan.<br />
* Thời gian phẫu thuật: ngắn nhất 60<br />
phút; dài nhất 280 phút; trung bình 145 ±<br />
20,37 phút. Yoon YS và CS có thời gian<br />
mổ 278,4 - 344,3 phút [9]. Tuy nhiên,<br />
chúng tôi không chủ trương cố lấy sỏi<br />
nằm sâu trong các hạ phân thuỳ mà chủ<br />
động để lại để tán sỏi qua đường hầm<br />
Kehr.<br />
* Thời gian bộc lộ đường mật: 15 - 155<br />
phút; trung bình 61,52 ± 33 phút.<br />
* Lượng máu mất trong mổ: 5 - 160 ml;<br />
trung bình 55,65 ± 17,69 ml.<br />
* Tỷ lệ chuyển mổ mở: 0/56 BN (0%).<br />
<br />
163<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
* Các kỹ thuật kết hợp:<br />
Cắt thuỳ gan trái: 3 BN (5,4%); cắt túi<br />
mật: 8 BN (14,3%); nối mật ruột: 1 BN<br />
(1,8%). Kỹ thuật kết hợp được thực hiện<br />
ở 12/56 BN (21,5%). Tỷ lệ cắt gan do sỏi<br />
trong gan của Tôn Thất Tùng là 16,7%,<br />
của Fan ST (Hồng Công) 33,3%, Nguyễn<br />
Cao Cương 0,9% [2].<br />
* Tỷ lệ tai biến, biến chứng phẫu thuật:<br />
Tổn thương thanh mạc tá tràng: 1 BN<br />
(1,7%); tổn thương thanh mạc đại tràng:<br />
2 BN (3,6%); rò mật: 2 BN (3,6%). 5/56 BN<br />
(8,9%) có biến chứng, không có biến chứng<br />
nặng. Đặng Tâm tổng hợp 6 báo cáo<br />
trong nước với 8.612 BN được phẫu<br />
thuật sỏi đường mật với 1.123 BN (13%)<br />
biến chứng [3]. Tỷ lệ tử vong của phẫu<br />
thuật mở sỏi đường mật là 3 - 11% [3].<br />
* Tỷ lệ hết sỏi, còn sỏi:<br />
Bảng 2: Tỷ lệ hết sỏi theo vị trí của các<br />
ống mật.<br />
Vị trí sỏi trong gan<br />
<br />
BN<br />
<br />
%<br />
<br />
Ống gan phải<br />
<br />
11/11<br />
<br />
100<br />
<br />
Ống gan trái<br />
<br />
18/18<br />
<br />
100<br />
<br />
Ống phân thuỳ trước<br />
<br />
15/15<br />
<br />
100<br />
<br />
Ống phân thuỳ sau<br />
<br />
9/11<br />
<br />
81,8<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ I<br />
<br />
1/3<br />
<br />
33,3<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ II.<br />
<br />
7/27<br />
<br />
25,9<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ III<br />
<br />
4/16<br />
<br />
25,0<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ IV<br />
<br />
0/6<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ V<br />
<br />
0/17<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ VI<br />
<br />
0/12<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ VII<br />
<br />
0/17<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Ống hạ phân thuỳ VIII<br />
<br />
1/19<br />
<br />
5,6<br />
<br />
Sỏi ống mật chủ, ống gan chung<br />
<br />
48/48<br />
<br />
100<br />
<br />
164<br />
<br />
Tỷ lệ sạch sỏi tại các ống mật lớn (ống<br />
gan phải và trái, ống phân thuỳ trước)<br />
đều đạt 100%. Ống phân thuỳ sau đạt<br />
81,8%. Các ống hạ phân thuỳ I, II, III, VIII<br />
đạt tỷ lệ sạch sỏi thấp. 100% BN sỏi nằm<br />
trong các ống hạ phân thuỳ IV, V, VI, VII<br />
không thể lấy hết được. Theo một số<br />
nghiên cứu, tỷ lệ sót sỏi sau mổ mở đối<br />
với sỏi đường mật nói chung là 8 - 27%,<br />
còn đối với sỏi trong gan 46 - 67% [2, 8].<br />
Theo Trần Đình Thơ, tỷ lệ sạch sỏi trong<br />
gan của mổ mở có sử dụng siêu âm và<br />
nội soi đường mật trong mổ đạt 64,2%<br />
[3]. Chúng tôi chủ động để lại sỏi hạ phân<br />
thuỳ, trong trường hợp sỏi quá nhiều để<br />
tán sỏi qua đường hầm Kehr sau mổ 3 - 4<br />
tuần.<br />
* Thời gian nằm viện sau mổ: 8,89 ±<br />
2,1 ngày.<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi trong gan<br />
có tính khả thi: thời gian mổ không kéo<br />
quá dài (60 - 280 phút); trung bình: 145 ±<br />
20,37 phút.<br />
Thời gian bộc lộ đường mật chính<br />
trung bình 61,52 ± 33 phút. Lượng máu<br />
mất không lớn, trung bình 55,65 ± 17,69 ml.<br />
Tỷ lệ chuyển mổ mở: 0%.<br />
PTNS lấy sỏi trong gan là phương<br />
pháp khá an toàn, hiệu quả: tỷ lệ biến<br />
chứng 8,9%, thường gặp biến chứng nhẹ<br />
dễ xử trí, không có biến chứng nặng. Tỷ<br />
lệ sạch sỏi cao ở các ống mật lớn: 81,8 100% cho sỏi ở các ống gan, ống phân<br />
thuỳ. Thời gian nằm viện sau mổ thấp<br />
(8,89 ± 2,1 ngày), 91,1% có kết quả tốt<br />
khi ra viện. Tỷ lệ sạch sỏi thấp đối với sỏi<br />
hạ phân thuỳ (0 - 33,3%). Sỏi hạ phân<br />
thuỳ sẽ được lấy qua đường hầm Kehr.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bùi Tuấn Anh. Nghiên cứu áp dụng kỹ<br />
thuật dẫn lưu mật xuyên gan qua da trong<br />
điều trị sỏi đường mật. Luận án Tiến sỹ Y<br />
học. Học viện Quân y, Hà Nội. 2008<br />
<br />
6. Guru Trikudanathan, Mustafa A Arain.<br />
Advances in the endoscopic management of<br />
common bile duct stones. Nature Reviews<br />
Gastroenterology & Hepatology. 2014, 11,<br />
pp.535-544.<br />
<br />
2. Đặng Tâm. Xác định vai trò của phương<br />
pháp tán sỏi mật qua da bằng điện thuỷ lực.<br />
Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Dược TP.<br />
Hồ Chí Minh. 2004.<br />
<br />
7. Hyung Jun Kwon, Sang Geol Kim.<br />
Surgical treatment for intrahepatic duct<br />
stones. Korean Journal of Pancreas and<br />
Biliary Tract. 2012, 17 (2), pp.19-27.<br />
<br />
3. Trần Đình Thơ. Nghiên cứu ứng dụng<br />
siêu âm kết hợp nội soi đường mật trong mổ<br />
để điều trị sỏi trong gan. Luận án Tiến sỹ Y<br />
học. Đại học Y Hà Nội. 2006.<br />
<br />
8. Xiaoming Ye, Kaiyuan Ni, Xiaoshuai<br />
Zhou. Laparoscopic versus open left<br />
hemihepatectomy for hepatolithiasis. JSR<br />
Journal Surgical Research. 2015, 199 (2),<br />
pp.402-406.<br />
<br />
4. Aguirre-Olmedo, Adolfo Cuendis-Velazquez<br />
et al. Laparoscopic choledochoduodenostomy<br />
as an optional treatment for complex<br />
choledocholithiasis. Cir Cir. 2014, 81, pp.111-116.<br />
5. Choi TK et al. Current management of<br />
intrahepatic stones. World J Surg. 1990, 14,<br />
pp.487-491.<br />
<br />
9. Yoong Ki Kim, Ho Seung Han, Yoo<br />
Seok Yoon, Jai Young Cho. Laparoscopic<br />
approach for right-sided intrahepatic duct<br />
stones: A comparative study of laparoscopic<br />
versus open treatment. World Journal of<br />
Surgery. 2015, 39 (5), pp.1224-1230.<br />
<br />
165<br />
<br />