Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cá chép - thức ăn lý tưởng của phụ nữ có thai
- Cá chép - thức ăn lý tưởng của phụ nữ có thai
- Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù,
thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực
phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên
cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan,
thận.
Một số món ăn bài thuốc từ cá chép:
Cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết,
ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con
250 g, gừng một lát, gạo nếp 200 g. Cá luộc chín tẩm rượu
rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.
Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh
trưởng. Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch
cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước
canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2-3 lần.
Cá chép nấu canh đậu đỏ (hạt nhỏ): An thai bổ máu, lợi
tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu
cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.
Cháo cá chép đậu xị: Có tác dụng an thai, lợi tiểu, kiện tỳ,
dưỡng vị. Cá chép một con 500 g, đậu xị 10 g, hành 2 cây,
- gạo nếp 200 g. Luộc cá lấy nước, cá bỏ xương, nấu cháo.
Cháo nhừ cho đậu xị, hành, nấu sôi lại, chia 2 lần để ăn.
Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500 g, a
giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ, nấu cháo gần
chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.
Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng,
phù thũng: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15
g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương.
Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu
cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.
Cháo cá chép, hành, nghệ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù,
lợi sữa: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành,
bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu,
bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu
cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi
lại. Ăn vào buổi sáng và tối (trong Bản thảo cương mục
không dùng nghệ mà lại dùng gừng và trần bì).
Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi
tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép một con 500 g làm
- sạch, đẳng sâm 15 g, hoàng kỳ 50 g, cho vào túi rồi cùng cá
nấu canh (để lửa nhỏ, lâu cho nhừ).
Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy, dưỡng huyết,
an thai. Cá chép một con 500 g, bạch truật 15 g, phục linh
15 g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10 g. Cá
chép đánh vảy bỏ ruột, mang. Các vị thuốc bỏ vào túi vải,
cùng nước 1.500 ml, cá nấu chín. Ăn cá uống canh.
Canh cá chép đen: Kiện tỳ, thảm thấp, lợi tiểu, hết phù, an
thai. Cá chép đen một con khoảng 500 g, xích tiểu đậu 100
g, bạch truật 20 g, tang bạch bì 15 g, trần bì 10 g, hành hoa
3 cây. Cá chép làm sạch. Trước hết nấu xích tiểu đậu với 2
lít nước cho nở. Các vị thuốc khác cho vào túi vải rồi cho
cá cùng vào nồi có đậu, ninh đến khi đậu nhừ thì cho hành,
không cho muối. Ăn cá trước rồi ăn đậu, sau uống canh,
ngày 3 lần thì hết.
Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu
thũng, chữa phù, đau lưng. Đuôi cá chép to 500 g, đỗ trọng
30 g, câu kỷ tử 30 g, can khương (gừng khô) 10 g. Cá chép
làm sạch nấu chung với túi bỏ 3 vị thuốc. Hầm một giờ chia
2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bỏ bã thuốc), cũng có
- thể ăn hằng ngày hoặc cách ngày. Ăn 5-7 lần liền, nghỉ một
thời gian rồi dùng tiếp.