intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cà tím bổ hay độc?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây thuộc họ cà, trong nhóm có cà độc dược chứa nhiều ancaloit độc như solanin. Vì vậy người ta thường nghĩ rằng ăn cà tím độc và đau nhức mình mẩy. Một chén cà bằng ba chén thuốc Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ xốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác. Ăn sống thì vị hơi đắng, nấu chín sẽ hết đắng và mùi vị thơm dễ chịu. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cà tím bổ hay độc?

  1. Cà tím bổ hay độc? Cây thuộc họ cà, trong nhóm có cà độc dược chứa nhiều ancaloit độc như solanin. Vì vậy người ta thường nghĩ rằng ăn cà tím độc và đau nhức mình mẩy. Một chén cà bằng ba chén thuốc Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ xốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác. Ăn sống thì vị hơi đắng, nấu chín sẽ hết đắng và mùi vị thơm dễ chịu.
  2. Khi chế biến, nên ướp qua tí muối rồi rửa sạch và xắt lát, cà sẽ mềm hơn và bớt đắng (hiện nay người ta đã trồng được các giống cà không đắng). Thịt quả khi xào với dầu thường hấp thu dầu béo rất nhiều, chính quá trình ướp muối sẽ giúp hạn chế lượng dầu thấm vào thịt quả. Thịt quả mềm, chứa nhiều hạt nhỏ dính vào thịt, người ta thường ăn luôn vỏ quả và hạt. Cà tím được dùng trong các món ăn thông dụng của đa số người dân ở Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau. Thường được hầm chung với cà chua, tỏi, nêm thêm với các gia vị như nghệ, càri, làm nước xốt chung với cà, me chua, hoặc nấu chung với gạo, thịt, các loại đậu… thành nhiều món ăn. Người Ấn sử dụng quả cà tím rất phổ biến và gọi nó là “vua của rau củ”. Một món ăn độc đáo từ cà tím là món beguni của người Pakistan: cà được xắt lát mỏng, sau đó tẩm muối và ớt bột, rồi phủ lên một lớp cá và chiên với dầu, món này ăn giòn ngon như một loại bánh snack. Dân gian ta cũng có món cà tím dồn nhân thịt, nấm mèo, củ hành, sau đó đem chiên ăn cũng rất ngon, bổ và rẻ tiền.
  3. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím, người ta ghi nhận nó có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được một ester là para-cumarin và delphinidol. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác. Kết quả nghiên cứu của viện Sinh học thuộc đại học bang Sao Paulo, Brazil, đã chứng minh cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu. Một nghiên cứu khác của viện Tim mạch đại học Sao Paulo còn cho thấy cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins.
  4. Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cà tím có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g – không đáng kể so với lượng nicotine có ở một người hút thuốc lá thụ động: phải ăn khoảng 9kg (50 – 70 trái) cà tím mới hấp thụ một lượng nicotine tương đương hút một điếu thuốc. Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi… Nên chọn quả chín do hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp. Tác dụng phụ
  5. Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Năm 2008, nghiên cứu 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận. Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này. Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0