Các báo cáo và phân tích Tài chính trong Doanh nghiệp
lượt xem 798
download
Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một bộ báo cáo gồm nhiều loại báo cáo tài chính khác nhau do doanh nghiệp lập và báo cáo cho các tổ chức có liên quan theo quy định. Ở Việt Nam,theo quy định của bộ tài chính thì doanh nghiệp phải lập các BCTC theo định kỳ có thể là tháng, quý hay năm bao gồm các loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Bài viết này đi giới thiệu tổng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các báo cáo và phân tích Tài chính trong Doanh nghiệp
- Các báo cáo và phân tích Tài chính trong Doanh nghiệp Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một bộ báo cáo gồm nhiều loại báo cáo tài chính khác nhau do doanh nghiệp lập và báo cáo cho các tổ chức có liên quan theo quy định. Ở Việt Nam,theo quy định của bộ tài chính thì doanh nghiệp phải lập các BCTC theo định kỳ có thể là tháng, quý hay năm bao gồm các loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Bài viết này đi giới thiệu tổng quát đặc điểm của từng loại báo cáo tài chính và tập trung phân tích mối quan hệ của giữa các loại báo cáo trong phân tích TC ,cuối cùng là nói lên ưu điểm và hạn chế của việc phân tích tài chính thông qua 4 loại
- báo cáo nêu trên. Mối quan hệ giữa 4 loại báo cáo TC trong phân tích TC Có thể nói là 4 loại báo cáo tài chính : bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong phân tích TC. Tùy vào từng đối đối tượng tiếp nhận BCTC có tác dụng riêng.Ví dụ đối với đối tượng bên ngoài công ty như nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua BCTC họ nắm được tình hình thanh khoản và khả năng trả nợ ngắn hạn của DN từ cơ sở này nhà cung cấp cân nhắc ra quyết định bán hàng và cung cấp dịch vụ hay không; đối với nhà đầu tư qua BCTC họ nắm được khả năng trả nợ dài hạn và khả năng sinh lợi của DN từ đó làm cơ sở để họ ra quyết định có bỏ tiền đầu tư vào DN hay không.Về mặt nội bộ thông qua BCTC doanh nghiệp có thể hoạch định và kiểm soát hiệu quả tình hình tài chính ,cải thiện tình hình hoạt động của DN. Trong quá trình phân tích tài chính mỗi BCTC riêng biệt cung cấp một khía cạnh hữu ích khác nhau sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu người làm phân tích không có sự kết hợp giữa các BCTC. Bảng cân đối kế toán cho ta cái nhìn về mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn tại điểm hiện tại của DN nhưng không phản ánh được biến động của DN trong kỳ kế toán do đó cần tới báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu,chi phí,lợi nhuận DN đạt được trong kỳ từ những nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành nhưng thực tế việc thanh toán tiền hàng lại diễn ra ở những thời điểm khác nhau điều này không được phản ánh trên báo
- cáo kết quả kinh doanh do đó cần tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ.Khi phân tích chi tiết từng khoản mục trong 3 BCTC có những biến động nếu nhìn bề ngoài chỉ xét con số ta không thể thấy được bản chất vấn đề vậy nên cần có thuyết minh BCTC để có thông tin chi tiết lý giải cho mỗi biến động trong từng khoản mục chi tiết của 3 BCTC. Những mặt hạn chế của việc phân tích BCTC _Có nhiều DN quy mô lớn và hoạt động kinh doanh đa ngành thâm chí hoạt động trong những ngành rất khác nhau do vậy khi phân tích BCTC thông qua các tỷ số tài chính khi đem so sánh với hệ thống các tỷ số bình quân ngành đối với những DN này là không có ý nghĩa.Do đó ,phân tích qua BCTC thường chỉ có ý nghĩa đối với những công ty nhỏ và không có hoạt động đa ngành _Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhậ trên BCTC dẫn đến việc phân tích thông qua các tỷ số trở nên sai lệch _Các yếu tố thời vụ cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của DN làm cho các tỷ số TC có khuynh hướng thay đổi bất thường. _Các tỷ số TC được xây dựng và tính toán trên các BCTC nên mức độ chính xác phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kế toán nhưng những việc này lại rất khác nhau giữa các công ty,các ngành và quốc gia do đó thực hành kế toán có thể sai lệch đi các tỷ số tài chính. _Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc thực hành kế toán để chủ động tạo ra các BCTC như ý mình muốn và từ đó tạo ra những tỷ số tài chính theo ý đồ của họ.Điều này khiến cho việc phân tích BCTC không còn chuẩn xác khách quan _Khi phân tích DN đôi khi có vài tỷ số rất tốt nhưng lại có tỷ số khác rất xấu làm cho việc đánh giá tình hình TC chung trở nên khó khăn và kém ý nghĩa Việc phân tích BCTC ở Việt Nam Từ năm 1990 khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường và có sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình DN trong nền kinh tế việc phân tích BCTC mới được thật sự bắt đầu.Ở Việt Nam các DN nhà nước hầu như chưa có sự quan tâm đến phân tích BCTC còn đối với các loại hình DN khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân hay các công ty hợp doanh hiện nay hầu như là
- những DN nhỏ nguồn lực còn nhiều hạn chế,trình độ quản lý DN còn non kém do đó mà cũng chẳng có nhu cầu phân tích BCTC. Hiện nay, khi cho vay đối với đối tượng khách hàng là DN các ngân hàng thương mại đều yêu cầu các DN phải có BCTC làm căn cứ cho vay bắt buộc trước khi quyết định cho vay.Quy định này đã thúc đẩy và buộc các DN ở Việt Nam phải chú ý hơn đến việc lập BCTC. Tuy nhiên,việc lập BCTC và phân tích BCTC ở Việt Nam vẫn còn mang tính chất đối phó hơn là tìm kiếm,cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng.Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây khiến cho việc tiến hành phân tích BCTC của các DN niêm yết diễn ra thường xuyên hơn và các tỷ số tài chính nhằm đáp ứng nhà đầu tư công khai và rộng rãi hơn.Hoạt động này được diễn ra thường xuyên nhất là ở các công ty chứng khoán tuy nhiên do công tác kiểm toán BCTC chưa tốt và chế độ kế toán còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chất lượng thông tin trên BCTC chưa cao dẫn tới là phân tích BCTC ở Việt Nam chưa chính xác. Ngoài ra,xét trong điều kiện thực hành nguyên tắc kế toán và môi trường kinh doanh ở Việt Nam có những đặc thù riêng nên việc phân tích BCTC ở Việt Nam có đặc điểm của riêng nó,cụ thể là : _Phân tích BCTC ở Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá và kiểm soát bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do ngân hàng hay công ty chứng khoán là những người bên ngoài DN tiến hành. _ Phân tích BCTC ở Việt Nam gặp trở ngại lớn là không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh.Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình TC của DN
- _Báo cáo kết quả kinh doanh của các DN Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ, chỉ có ngân hàng và chủ nợ là những đối tượng coi trọng tỷ số này nên họ phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính. _Đứng trên góc độ nhà đầu tư và cổ đông, chỉ tiêu ROE (lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông) là chỉ số rất được nhà đầu tư quan tâm.Tuy nhiên ở Việt Nam báo cáo kết quả kinh doanh mới chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận là bao nhiêu trong khi thực tế không phải tất cả lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông do công ty phải trích lập một số quỹ khác (như quỹ trích dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính,quỹ dự phòng tổn thất hàng tồn kho,quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi,quỹ dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa và công trình xây lắp, quỹ dự phòng trợ cấp việc làm,quỹ dự phòng nợ phải trả) nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng dễ gây sai lệch lợi nhuận kỳ vọng cho cổ đông. _Mức độ tin cậy của số liệu trên BCTC không cao,kể cả các BCTC đã qua kiểm toán nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua phân tích BCTC thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh đúng thực trạng. Bài viết là sự tổng hợp kiến thức trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau, với hi vọng đem tới cho độc giả cái nhìn toàn diện nhất về Các báo cáo TCDN ở Việt Nam hiện nay. Tri thức là vô tận rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích báo cáo tài chính và các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
19 p | 9653 | 6203
-
Phân tích báo cáo tài chính (Các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính )
19 p | 6039 | 3368
-
Phân tích báo cáo tài chính - Định hướng phân tích tài chính
19 p | 1741 | 802
-
Kỹ năng phân tích tài chính
4 p | 992 | 760
-
Ý nghĩa các con số trong phân tích báo cáo tài chính
13 p | 1617 | 651
-
Phân tích Báo cáo tài chính: Ý nghĩa và phương pháp
5 p | 1323 | 651
-
Phân tích báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
7 p | 1097 | 480
-
Khảo sát và phân tích thống kê thị trường chứng khoán Việt Nam
14 p | 157 | 451
-
Phân tích Báo cáo tài chính: Ý nghĩa và phương pháp
4 p | 873 | 346
-
Hoàn thiện quá trình lập và phân tích báo cáo tài chính trong các công ty TNHH thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây
19 p | 410 | 179
-
nội dung báo cáo tài chính - Các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
18 p | 311 | 115
-
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
19 p | 221 | 58
-
Phân tích báo cáo tài chính
16 p | 169 | 49
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 10: Phân tích báo cáo tài chính
11 p | 233 | 25
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 1 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
14 p | 69 | 12
-
Báo cáo Phân tích tài chính : ý nghĩa và phương pháp
5 p | 145 | 9
-
Bài giảng môn Phân tích báo cáo tài chính: Bài 4 - TS. Trần Thị Thanh Tú
20 p | 129 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn