intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bước cơ bản kiểm tra hệ thống điện ôtô

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

214
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù có rất nhiều các phương pháp khác nhau để kiểm tra hệ thống và các thiết bị điện, nhưng cần thực hiện việc kiểm tra cơ bản để xác định liệu các thiết bị điện có làm việc bình thường hay không. Các bước: 1. Kiểm tra xem có điện áp ở các cực không. 2. Kiểm tra nguồn điện có tốt không. 3. Kiểm tra xem tiếp mát có tốt không. 4. Kiểm tra xem các thiết bị điện trong mạch có hoạt động bình thường không. 5. Kiểm tra việc nối mạch có đúng không KHÁI...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bước cơ bản kiểm tra hệ thống điện ôtô

  1. Các bước cơ bản kiểm tra hệ thống điện ôtô Mặc dù có rất nhiều các phương pháp khác nhau để kiểm tra hệ thống và các thiết bị điện, nhưng cần thực hiện việc kiểm tra cơ bản để xác định liệu các thiết bị điện có làm việc bình thường hay không. Các bước: 1. Kiểm tra xem có điện áp ở các cực không. 2. Kiểm tra nguồn điện có tốt không. 3. Kiểm tra xem tiếp mát có tốt không. 4. Kiểm tra xem các thiết bị điện trong mạch có hoạt động bình thường không.
  2. 5. Kiểm tra việc nối mạch có đúng không KHÁI NIỆM VỀ CÁC BƯỚC KIỂM TRA CƠ BẢN Bước 1: Kiểm tra xem có điện áp ở các cực không. Trong bước này, kiểm tra xem có dòng điện đi qua phụ tải trong mạch hay không. Nếu việc kiểm tra cho thấy rằng có điện áp nguồn bình điện tác động lên phụ tải , thì điện giữa nguồn và phụ tải là bình thường và trục trặc có thể là ở trong các thiết bị điện hoặc tiếp mát không tốt. Nếu điện áp nguồn điện không tác động lên phụ tải , thì cần kiểm tra giữa nguồn điện và phụ tải . Bước 2: Kiểm tra nguồn điện có tốt không. Điện áp tác động lên phụ tải phải đủ để phụ tải làm việc bình thường. Trên ô tô, nguồn điện ở đây được coi là bình điện (ắc quy). Khi phụ tải được giới hạn, thì cầu chì cần được kiểm tra như là nguồn điện. Nếu điện áp nguồn điện không bình thường, thì phải tìm ra được nguyên nhân và sửa chữa. Trong trường hợp này, cũng cần kiểm tra việc tiếp mát nh ư nói ở bước 3. Khi nguồn điện bình thường thì chuyển sang bước 4. Bước 3: Kiểm tra xem tiếp mát có tốt không. Tiếp mát không tốt thì mạch điện sẽ bị trục trặc. Trong bước này, cần kiểm tra xem phụ tải và nguồn điện có tiếp mát tốt không. Bước 4: Kiểm tra xem các thiết bị điện trong mạch có hoạt động bình thường không.
  3. Nếu nguồn điện là bình thường và mạch tiếp mát tốt, nhưng điện áp không tác động lên phụ tải, thì cần kiểm tra thiết bị điện mắc trong mạch đó. Việc kiểm tra đầu tiên là xem điện áp có tác động lên phụ tải hay không. Nếu phụ tải có điện áp tới nhưng vẫn không có dòng điện đi qua thì thiết bị đó có thể bị hư hỏng. Bước 5: Kiểm tra việc nối mạch có đúng không. Việc kiểm tra bước này được thực hiện khi không phát hiện ra trục trặc qua 4 bước trên. Trong bước này, cần kiểm tra lần lượt xem có bị hở mạch hoặc lỏng chỗ nối hay không, đặc biệt chú ý tới các giắc nối có bị lỏng hay chập mạch do rách, nứt vỡ nhựa hay băng keo cách điện hay không. Lưu ý: Vì màu của các giắc nối khác nhau trên các loại xe, nên khi xử lý trục trặc các mạch điện cần nghiên cứu kỹ sơ đồ mạch điện dùng cho loại xe đó, và cần kiểm tra theo màu dây. Cần luôn luôn dùng 2 tay để tháo giắc nối, vì kéo giắc nối bằng 1 tay có thể làm hư hỏng giắc nối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2