CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN THẦN KINH (Kỳ 3)
lượt xem 31
download
3. Serotonin: a. Hệ thống Serotonergic trung ương: Vị trí chủ yếu của các tế bào Serotonergic là ở phía trên cầu não và não giữa, đặc biệt là nhân Raphe, vùng postrema, vùng interpeduncular. Các neuron này phóng chiếu đến các hạch đáy não, hệ thống viền và vỏ não. b. Synapse hệ serotonergic: Giống như các catecholamin, serotonine được tổng hợp ở mạt đoạn các sợi trục thần kinh từ acid amine tiền chất là tryptophan. Men cơ bản tham gia chuyển hoá serotonine là MAO, đặc biệt là MAOA. Sản phẩm chuyển hoá đầu tiên là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN THẦN KINH (Kỳ 3)
- CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN THẦN KINH (Kỳ 3) 3. Serotonin: a. Hệ thống Serotonergic trung ương: Vị trí chủ yếu của các tế bào Serotonergic là ở phía trên cầu não và não giữa, đặc biệt là nhân Raphe, vùng postrema, vùng interpeduncular. Các neuron này phóng chiếu đến các hạch đáy não, hệ thống viền và vỏ não. b. Synapse hệ serotonergic: Giống như các catecholamin, serotonine được tổng hợp ở mạt đoạn các sợi trục thần kinh từ acid amine tiền chất là tryptophan. Men cơ bản tham gia chuyển hoá serotonine là MAO, đặc biệt là MAOA. Sản phẩm chuyển hoá đầu tiên là 5 - hydroxy - indoleacetic acid (5 - HIAA) c. Các receptor hệ serotonergic: Có 4 loại receptor serotonergic đã được nhận biết là 5- HT1, 5- HT2, 5- HT3, 5- HT4. Riêng 5- HT1 lại có 4 loại nhỏ (5- HT1a, 5- HT1b, 5- HT1c và 5- HT1d). d. Serotamin và các thuốc: - Mối liên quan cổ điển giữa Serotonin và các thuốc hướng thần là với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và MAOI. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng Và
- MAOI đã phong toả sự tái hấp thu và chuyển hoá serotonin do vậy làm tăng nồng độ serotonin ở các khe synapse. - Proxetime là thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine đầu tiên và có hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Các thuốc khác thuộc loại này là Proxetime và Sertraline. Tất cả các thuốc này đều rất ít tác dụng phụ so với thuốc chống trầm cảm 3 vòng và MAOI. - Serotonine còn liên quan đến cơ chế của ít nhất là 2 chất gây nghiện mạnh là lysergic acid diethylamide (LSD) và 3, 4 methylenedioxymeth - amphetamine (MDMA) còn gọi là chất ecstacy. Hệ thống Serotonine có vai trò chính trong tác dụng của LSD xong cơ chế tác động thì vẫn chưa được biết rõ. MDMA có tác động như một chất phong toả tái hấp thu Serotonine và làm tăng giải phóng serotonin tại các neuron serotonergic. 4. Acetylcholine: a. Hệ thống cholinergic trung ương: Gồm một số nhóm các neuron từ các hạt nhân cơ bản Meynert phóng chiếm tới vỏ não và hệ viền. Còn có các neuron từ tổ chức lưới phóng chiếm tới vỏ não, hệ viền, dưới đồi và đồi thị. Các bệnh nhân sa sút trí tuệ alzheimer dường như có sự thoái hoá đặc biệt các neuron ở hạt nhân cơ bản meyrert.
- b. Synapse hệ cholinergic: Acetylcholine được tổng hợp ở các mạt đoạn sợi trục neuron từ choline với sự tác động của men choline - acetyltransfers. Acetylcholine bị chuyển hoá trong khe synapse bởi acetycholinesterase. Chất choline được giải phóng ra sẽ lại được tái hấp thu trở lại neuron trước synapse để tái tạo lại phân tử acetylcholine mới. c. Các receptor hệ cholinergic: Có 2 dạng receptor cholinergic chủ yếu là muscarine và nicotinic. Có 4 loại receptor muscarine đã được biết đến có tác dụng khác nhau trên AMP vòng, GMP vòng và hoạt tính bệnh iron kali. Các receptor muscarine có chất đối kháng là atropine. Các receptor nicotinic thực chất cũng gồm 4 loại nhỏ. d. Acetylcholin và các thuốc: Các thuốc kháng cholinergic được sử dụng phổ biến nhất trong tâm thần là để điều trị các vận động bất thường do các thuốc chống loạn thần cổ điển gây ra. Hiệu quả này tuỳ thuộc và sự cân bằng giữa hoạt tính acetylcholin và hoạt tính dopamine tại các hạch đáy não. Sự phong toả các receptor muscarinic là tác động dược động học chung của nhiều thuốc hướng thần. Điều đó dẫn đến các tác dụng phụ thường gặp là: nhìn mờ, khô miệng, táo bón, bí đái... sự phong toả quá mức các receptor cholinergic trung ương có thể gây lú lẫn, mê sảng. Các thuốc làm tang hoạt tính cholinergic (ví dụ: tacrine) được thấy có tác dụng điều trị sa sút trí tuệ.
- 5. Histamine: Các neuron giải phóng ra histomine nằm ở vùng dưới đồi thị và phóng chiếm lên vỏ não, hệ viền và đồi thị. Các receptor histomine gồm 3 loại H1, H2, H3, phong toả receptor H1 là cơ chế tác động của các thuốc chống dị ứng và là một phần cơ chế tác dụng của một số thuốc hướng thần như: buồn ngủ, tăng cân, giảm huyết áp... 6. Các acide amine: - Acid amine có tác dụng hoạt hoá chính là glutamate (ngoài ra aspartate và homocyteate cúng có thể tác dụng tương tự) là các acid amine dicarboxylic. - Acid amine có tác dụng ức chế chính là GABA (ngoài ra glycine cũng là chất đang được quan tâm nghiên cứu) là các acid amine monocarboxylic. 1. Glutamate: * Glutamate được tổng hợp từ một số tiền chất trong các mạt đoạn trong neuron tiền synapse. Khi được giải phóng vào khe synapse, glutamate lại được tái hấp thu trở lại vào neuron tiền synapse và vào các tế bào thần kinh liền. Glutamate là chất trung gian thần kinh cơ bản với vỏ não, đồi thị, các tế bào tháp, và phóng chiếm thể vân vỏ não. Glutamate còn là chất dẫn truyền thần kinh chính tại hải mã. Có 5 loại receptor glutamate đã được biết đến là:
- - N - methy - D - aspratate (NMDA - receptor). - a - amino - d - hydroxy - 5 methyl - 4 - isoxazole pzomic acid (AMPA. Receptor). - Kainate receptor. - 1 - 2 amino - 4 - phosphonobuty rate (AP4 receptor). - Tran - 1 - aminocyclopentane - 1 - 3 dicadooxylic acid (ACPD - receptor) các trạng thái kích thích do nhiễm độc (excitotoxicity) được cho là do sự kích thích quá mức các receptor glutamate. Điều đó dẫn đến sự tập trung quá mức và kéo dài iron canxi trong các tế bào thần kinh và làm hoạt hoá các enzyme, đặc biệt là men proteases làm phá huỷ neuron. * Các nghiên cứu cơ bản cho thấy rằng dopamine và glutamate có tác dụng đối ngược nhau. Glutamate có thể liên quan tới bệnh sinh của bệnh parkinson. Glutamate ở vùng hải mã cho cơ chế hoá thần kinh của sự hoạt động và trí nhớ. 2. GABA (d - aminobutiric acid): - GABA được tổng hợp từ glutamate bởi men glutamine acide - decarboxylase (GAD) và sự tham gia của pyvidoxine (vitamin B6). Khi được giải phóng vào khe synapse GABA sẽ được tái hấp thu trở lại neuron tiền synapse và các tế bào thần kinh đệm liền kề để sau đó được chuyển hoá tiếp bởi men
- mitochondrial - associated GABA transaminase (GABA - I). GABA là chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu ở các neuron và có vai trò tác động ức chế ngược. GABA thường cùng tồn tại với các chất dẫn truyền peptide (ví dụ somatostatin, neuropeptide - Y (NPY)...). - Các receptor hệ GABA gồm 2 loại GABaa và GABAb. Receptor GABA là vị trí gắn kết của GABA và benpdiafepine. Benpdiafepine làm tăng ái lực của receptor GABA với GABA. Hệ thống GABaergic có một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của rối loạn lo âu. Nhiều thuốc chống co giật cũng có hiệu lực trên hệ GABA. III. CÁC PEPTIDE Trong não người có khoảng 300 chất dẫn truyền thần kinh peptide. Đó là các protein có ít hơn 100 acid amine. Các peptide được tổng hợp ở thân tế bào thần kinh và lúc đầu thường là một dạn dày hơn gọi là các hormon tiền chất (preprohormones). Sau đó chúng được biến đổi thêm trong quá trình đi đến các mạt đoạn sợi trục để dự trữ các túi trong synapse và giải phóng ra các khe synapse. Hoạt tính của các peptide được xác định bởi hoạt tính của các men peptidase. Thêm nữa là các cơ chế điều hoà với các chất dẫn truyền thần kinh khác. Các peptide dẫn truyền thần kinh có thời gian tác động làm bền hơn các amine sinh học và các acide amine. Các peptide có thể đóng vai trò như một chất điều biến thần kinh ở một số synapse. Các receptor peptide tương tự receptor các amine sinh học.
- Hầu hết các chất dẫn truyền thần kinh peptide đều tồn tại cùng với các chất dẫn truyền thần kinh khác. Ví dụ: - Acetylcholine - vasoactive intestinal peptide. - Dopamine - cholecystokinin, Neurotensine. - GABA - somatostatine, cholecystokinin. - Norepinephrine - somatostatin, Enkephalin, Neuropeptide - Y, Neurotensine.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dùng thuốc an thần chậm điều trị tâm thần phân liệt
5 p | 211 | 41
-
CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN THẦN KINH (Kỳ 1)
5 p | 213 | 40
-
CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN THẦN KINH (Kỳ 2)
7 p | 186 | 38
-
Đại cương và phân loại Hệ thần kinh thực vật (Kỳ 2)
6 p | 206 | 31
-
Vai trò khí công trong sự lão hóa (Kỳ 2)
5 p | 120 | 28
-
CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN VÀ CÁC RECEPTOR THUỘC HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
8 p | 186 | 13
-
Các chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitters)
16 p | 126 | 11
-
Propranolol
13 p | 95 | 6
-
Fluvoxamine
5 p | 87 | 6
-
Desipramin
5 p | 81 | 6
-
Bupropion
5 p | 95 | 6
-
Flurazepam
8 p | 71 | 5
-
Nortriptiline
6 p | 96 | 4
-
Amitriptylin
4 p | 93 | 4
-
Citalopram
5 p | 82 | 3
-
Bài giảng Nhận biết và điều trị triệu chứng ngoài vận động trong Parkinson - TS. BS. Trần Ngọc Tài
16 p | 24 | 3
-
Bài giảng Sơ lược bệnh trầm cảm (Chương trình Dược sĩ đại học)
20 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn