intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

192
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mối liên quan giữa chức năng của tuyến ức với chức năng miễn dịch Bằng chứng đầu tiên cho thấy vai trò miễn dịch của tuyến ức đó là thí nghiệm cắt bỏ tuyến ức ở chuột nhắt mới đẻ. Những chuột nhắt bị cắt tuyến ức này giảm đáng kể lượng tế bào lympho dòng T trong máu và không có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Một bằng chứng nữa là biểu hiện thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh ở người giống như ở chuột nude đó là hội chứng Di George liên quan đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 2)

  1. CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 2) Mối liên quan giữa chức năng của tuyến ức với chức năng miễn dịch Bằng chứng đầu tiên cho thấy vai trò miễn dịch của tuyến ức đó là thí nghiệm cắt bỏ tuyến ức ở chuột nhắt mới đẻ. Những chuột nhắt bị cắt tuyến ức này giảm đáng kể lượng tế bào lympho dòng T trong máu và không có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Một bằng chứng nữa là biểu hiện thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh ở người giống như ở chuột nude đó là hội chứng Di George liên quan đến tuyến ức kém phát triển. Trong cả hai trường hợp đều thấy mất các tế bào T trong tuần hoàn, mất đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Một bằng chứng khác cho thấy sự thiếu hụt đáp ứng miễn dịch đi kèm theo sự lão hoá sẽ dẫn tới tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh tự miễn và ung thư xẩy ra do những thay đổi về thành phần tế bào T của hệ miễn dịch. Tuyến ức phát triển đạt đến kích thước lớn nhất ở tuổi dậy thì sau đó teo dần và giảm rõ
  2. rệt số lượng tế bào ở cả vùng vỏ và vùng tuỷ đồng thời tăng tỷ lệ xơ mỡ của tuyến. Trọng lượng trung bình của tuyến ức ở trẻ em là 70 gam, ở người có tuổi thì chỉ còn 3 gam. Sự thoái triển của tuyến ức kèm theo giảm kích thước vùng vỏ và vùng tuỷ, giảm sản xuất các hormone diễn ra trước sự suy giảm chức năng miễn dịch ở người già. Người ta đã xây dựng một số mô hình thực nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của tuyến ức đến chức năng miễn dịch. Trong một thí nghiệm người ta tiến hành ghép tuyến ức của chuột nhắt 1 ngày tuổi hoặc chuột nhắt 33 tháng tuổi vào các chuột trưởng thành cùng lứa đã bị cắt tuyến ức. Kết quả cho thấy những chuột nhận tuyến ức của chuột mới đẻ có chức năng miễn dịch được tăng lên mạnh hơn rõ rệt so với những chuột nhận tuyến ức của chuột 33 tháng tuổi. Tuỷ xương Loài chim có một cơ quan lympho trung ương nơi các tế bào lympho B chín đó là túi Fabricius (Bursa of Fabricius). Ðộng vật có vú không có túi này và cũng không có một cơ quan riêng lẻ nào như vậy. Thay vào đó một số vùng của tuỷ xương và có thể cả một số mô lympho khác thực hiện chức năng tương đương như túi Fabricius, đó là nơi diễn ra quá trình chín của các tế bào lympho B. Vì quá trình phát triển của lympho B ở động vật có vú không diễn ra ở trong một cấu trúc giải phẫu đơn thuần, do vậy rất khó nghiên cứu quá trình phát triển của các tế bào lympho B ở các động vật này, và cho đến nay vẫn còn nhiều điều cần phải tiếp tục nghiên cứu về quá trình này.
  3. Cơ quan lympho ngoại vi Hạch lympho Dịch lympho - loại dịch loãng, đục, giầu protein - chẩy từ các khoảng mô gian bào vào các mao mạch lympho và sau đó chẩy vào một loạt các mạch thu gom lớn hơn gọi là hệ bạch mạch (hình 3.10). Trong quá trình di chuyển từ mô tới hệ bạch mạch thì dịch lympho liên tục được làm giầu số lượng tế bào lympho. Mạch bạch huyết vận chuyển dịch lympho qua các hạch lympho khu vực, tại đây nó được lọc qua một mạng lưới tế bào bao gồm các tế bào làm nhiệm vụ thực bào và các tế bào có tua đan thành lưới. Các tế bào này sẽ thâu tóm kháng nguyên do dịch lympho mang đến. Mạch bạch huyết lớn nhất cơ thể là ống ngực, ống này đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái ngay cạnh tim. Ðây là nơi tiếp nối giữa hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn máu do vậy tế bào lympho có thể lưu thông từ dịch lympho vào máu. Hạch lympho là các cơ quan có cấu trúc hình hạt đậu có vỏ bao bọc, bên trong có một mạng lưới chứa các tế bào lympho, các đại thực bào và các tế bào có tua. Hạch lympho thường nằm tập trung thành từng cụm tại những vị trí tiếp nối của hệ thống bạch mạch và là các cơ quan đầu tiên nghênh chiến với hầu hết các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Về phương diện hình thái học có thể chia một cách tương đối hạch thành 3 vùng đồng tâm: vùng vỏ (hay vùng vỏ ngoài), vùng cận vỏ (hay vùng dưới vỏ) và vùng tuỷ (hình 3.12). Lớp ngoài cùng hay vùng vỏ
  4. chứa các tế bào lympho (chủ yếu là các lympho B) và các đại thực bào phân bố rải rác ở một số cụm nhất định được gọi là các nang nguyên thuỷ. Sau khi đã được tiếp xúc với kháng nguyên thì các nang này to ra tạo thành nang thứ phát và xuất hiện một vòng đồng tâm dầy đặc các tế bào lympho xung quanh một trung tâm gọi là trung tâm mầm, trong đó có chứa nhiều nguyên bào lympho có kích thước lớn và các tế bào plasma xen kẽ với các đại thực bào và các tế bào có tua nang. Trung tâm mầm là nơi diễn ra sự hoạt hoá mạnh mẽ các tế bào B và biệt hoá thành các tế bào plasma hoặc các tế bào mang trí nhớ miễn dịch (ở trẻ em bị thiếu hụt tế bào B thì ở vùng vỏ thường thấy thiếu các nang nguyên thuỷ cũng như những trung tâm mầm). Bên dưới vùng vỏ là vùng cận vỏ chứa các lympho T. Vùng cận vỏ cũng có các tế bào có tua và người ta cho rằng các tế bào có tua này đã di chuyển từ mô vào hạch. Các tế bào này có rất nhiều phân tử MHC lớp II cần thiết cho sự hoạt hoá tế bào Th bởi kháng nguyên. Khi nghiên cứu hạch lympho của chuột nhắt bị cắt tuyến ức ngay khi mới sinh ra, người ta thấy vùng cận vỏ bị giảm rất mạnh số lượng các tế bào - vì thế người ta gọi vùng cận vỏ là vùng phụ thuộc tuyến ức, khác hẳn với vùng vỏ là vùng không phụ thuộc tuyến ức. Vùng trong cùng là vùng tuỷ chứa ít tế bào lympho, nhưng rất nhiều tế bào plasma ở đây chế tiết chủ động các phân tử kháng thể. Có rất nhiều mạch bạch huyết vào chui qua vỏ của hạch và đổ dịch lympho vào các khoang dưới vỏ. Dịch lympho từ các mô ngấm dần vào trong qua vùng vỏ, vùng cận vỏ rồi vùng tuỷ, tạo điều kiện cho các tế bào làm nhiệm vụ thực bào và
  5. các tế bào có tua dạng lưới bắt giữ các vi khuẩn hoặc vật lạ do dịch lympho mang đến. Sau khi nhiễm khuẩn hoặc có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể thì dịch lympho rời hạch qua đường các mao bạch huyết ra. Dịch này so với dịch lympho đi vào hạch thì có nồng độ kháng thể cao hơn, do vừa mới được các tế bào plasma chế tiết ra ở vùng tuỷ, và có số lượng tế bào lympho cũng nhiều hơn, tới 50 lần, so với dịch lympho đi vào hạch. Lượng tế bào lympho tăng như vậy một phần là do các tế bào lympho tăng sinh trong hạch để đáp ứng lại kháng nguyên, nhưng phần lớn là do tái xuất hiện các tế bào lympho trong máu do chúng di chuyển qua một lớp tế bào nội mô đặc biệt nằm dọc theo các tĩnh mạch sau mao mạch của hạch. Người ta ước tính rằng có tới 25% số tế bào lympho đi ra khỏi hạch là các tế bào lympho đã từ vòng tuần hoàn máu di chuyển qua lớp nội mô này để vào hạch. Vì chỉ cần một kích thích của kháng nguyên ở trong hạch có thể làm tăng số tế bào lympho di chuyển theo kiểu này lên gấp 10 lần, đồng thời nồng độ tế bào lympho trong hạch liên quan đến đáp ứng miễn dịch chủ động cũng có thể tăng lên nhanh chóng dẫn đến kết quả là làm cho hạch sưng to. Người ta cho rằng có một số yếu tố được giải phóng ra ở trong hạch trong quá trình kích thích bởi kháng nguyên có tác dụng làm tăng quá trình di chuyển của các tế bào lympho qua lớp nội mạc này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2