Các dãy số xác định bởi dãy các phương trình
lượt xem 52
download
Trong toán học, có rất nhiều trường hợp ta không xác định được giá trị cụ thể đối tượng mà chúng ta đang xét (ví dụ số, hàm số) nhưng vẫn có thể thực hiện các phép toán trên các đối tượng đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các dãy số xác định bởi dãy các phương trình
- Về các dãy số xác định bởi dãy các phương trình Trần Nam Dũng – ĐH KHTN Tp HCM Trong toán học, có rất nhiều trường hợp ta không xác định được giá trị cụ thể đối tượng mà chúng ta đang xét (ví dụ số, hàm số) nhưng vẫn có thể thực hiện các phép toán trên các đối tượng đó. Ví dụ ta có thể không biết giá trị các nghiệm của một phương trình, nhưng vẫn biết được tổng của chúng: “Tìm tổng các nghiệm của phương trình cos5x – 5cos3x + 3cosx – 1 = 0 trên đoạn [0, 2π]”. hay là tính tích phân của một hàm mà ta không có biểu thức tường minh: “Chứng minh rằng với mọi t ≥ 0, phương trình x3 + tx – 8 = 0 luôn có 1 nghiệm 7 dương duy nhất, ký hiệu là x(t). Tính ∫ [ x(t )] dt. ” 2 0 Trong bài viết nhỏ này, chúng ta sẽ đề cập đến một tình huống căn bản khác, đó là khảo sát những dãy số xác định bởi dãy các phương trình: “Cho dãy các hàm số fn(x) xác định bởi công thức tường mình hoặc truy hồi thoả mãn điều kiện: các phương trình fn(x) = 0 có nghiệm duy nhất xn ∈ D. Cần khảo sát các tính chất của xn như khảo sát sự hội tụ, tìm giới hạn …” Chúng ta bắt đầu từ một bài toán thi tuyển sinh vào khoa Toán trường Đại học Độc lập Matxcơva năm 2000 Bài toán 1. Ký hiệu xn là nghiệm của phương trình 1 1 1 + + ... + =0 x x −1 x−n thuộc khoảng (0, 1) a) Chứng minh dãy {xn} hội tụ; b) Hãy tìm giới hạn đó. 1 1 1 Bình luận: xn được xác định duy nhất vì hàm số f n ( x) = + + ... + liên x x −1 x−n tục và đơn điệu trên (0, 1). Tuy nhiên, ta không thể xác định được giá trị cụ thể của xn. Rất may mắn, để chứng minh tính hội tụ của xn, ta không cần đến điều đó. Chỉ cần chứng minh tính đơn điệu và bị chặn là đủ. Với tính bị chặn, mọi thứ đều ổn vì 0 < xn < 1. Với tính đơn điệu, ta chú ý một chút đến mối liên hệ giữa 1 fn(x) và fn+1(x): fn+1(x) = fn(x) + f n +1 ( x) = f n ( x) + . Đây chính là chìa khoá x − n −1 để chứng minh tính đơn điệu của xn.
- Lời giải: Rõ ràng xn được xác định 1 cách duy nhất, 0 < xn < 1. Ta có fn+1(xn) = fn(xn) + 1/(xn-n-1) = 1/(xn-n-1) < 0, trong khi đó fn+1(0+) > 0. Theo tính chất của hàm liên tục, trên khoảng (0, xn) có ít nhất 1 nghiệm của fn+1(x). Nghiệm đó chính là xn+1. Như thế ta đã chứng minh được xn+1 < xn. Tức là dãy số {xn} giảm. Do dãy này bị chặn dưới bởi 0 nên dãy số có giới hạn. Ta sẽ chứng minh giới hạn nói trên bằng 0. Để chứng minh điều này, ta cần đến kết quả quen thuộc sau: 1 + 1/2 + 1/3 + … + 1/n > ln(n) (Có thể chứng minh dễ dàng bằng cách sử dụng đánh giá ln(1+1/n) < 1/n) Thật vậy, giả sử lim xn = a > 0. Khi đó, do dãy số giảm nên ta có xn ≥ a với mọi n. Do 1 + 1/2 + 1/3 + … + 1/n ∞ khi n ∞ nên tồn tại N sao cho với mọi n ≥ N ta có 1 + 1/2 + 1/3 + … + 1/n > 1/a. Khi đó với n ≥ N ta có 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0= + + ... + < + + + ... + < − =0 xn xn − 1 xn − n xn − 1 − 2 −n a a Mâu thuẫn. Vậy ta phải có lim xn = 0. Bài toán 2. Cho n là một số nguyên dương > 1. Chứng minh rằng phương trình xn = x + 1 có một nghiệm dương duy nhất, ký hiệu là xn. Chứng minh rằng xn dần về 1 khi n dần đến vô cùng và tìm lim n( x n − 1) . n →∞ Lời giải: Rõ ràng xn > 1. Đặt fn(x) = xn – x – 1. Khi đó fn+1(1) = - 1 < 0 và fn+1(xn) = xnn+1 – xn – 1 > xnn – xn – 1= fn(xn) = 0. Từ đó ta suy ra 1 < xn+1 < xn . Suy ra dãy {xn} có giới hạn hữu hạn a. Ta chứng minh a = 1. Thật vậy, giả sử a > 1. Khi đó xn ≥ a với mọi n và ta tìm được n đủ lớn sao cho: xnn ≥ an > 3 và xn + 1 < 3, mâu thuẫn ví fn(xn) = 0. Để giải phần cuối của bài toán, ta đặt xn = 1 + yn với lim yn = 0. Thay vào phương trình fn(xn) = 0, ta được (1+yn)n = 2 + yn. Lấy logarith hai vế, ta được nln(1+yn) = ln(2+yn) Từ đó suy ra lim nln(1+yn) = ln2 Nhưng lim ln(1+yn)/yn = 1 nên từ đây ta suy ra lim nyn = ln2, tức là lim n( xn − 1) = ln 2. n →∞ Bài toán 3. (VMO 2007) Cho số thực a > 2 và fn(x) = a10xn+10 + xn + …+x + 1.
- a) Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương n, phương trình fn(x) = a luôn có đúng một nghiệm dương duy nhất. b) Gọi nghiệm đó là xn, chứng minh rằng dãy {xn} có giới hạn hữu hạn khi n dần đến vô cùng. Lời giải. Kết quả của câu a) là hiển nhiên vì hàm fn(x) tăng trên (0, +∞). Dễ dàng nhận thấy 0 < xn < 1. Ta sẽ chứng minh dãy xn tăng, tức là xn+1 > xn. Tương tự như ở những lời giải trên, ta xét fn+1(xn) = a10xnn+11 + xnn+1 + xnn + … + x + 1 = xnfn(xn) + 1 = axn + 1 Vì ta đã có fn+1(1) = a10 + n + 1 > a nên ta chỉ cần chứng minh axn + 1 < a là sẽ suy ra xn < xn+1 < 1. Như vậy, cần chứng minh xn < (a-1)/a. Thật vậy, nếu xn ≥ (a-1)/a thì n +1 a −1 n +10 1− n n a −1 a a −1 a −1 f n ( xn ) ≥ a 10 + = (a − 1) 10 + a − (a − 1) >a a a −1 a a 1− a (do a – 1 > 1). Vậy dãy số tăng {xn} tăng và bị chặn bởi 1 nên hội tụ. Nhận xét: Một lần nữa mối liên hệ fn+1(x) = xfn(x) + 1 lại giúp chúng ta tìm được mối quan hệ giữa xn và xn+1. Từ lời giải trên, ta có thể chứng minh được rằng lim xn = (a-1)/a. Thật vậy, đặt c = (a-1)/a < 1, theo tính toán ở trên thì fn(c) – fn(xn) = kcn (với k = (a-1)((a-1)9 – 1) > 0) Theo định lý Lagrange thì fn(c) – fn(xn) = f’(ξ)(c – xn) với ξ thuộc (xn, c) Nhưng f’(ξ) = (n+10)a10ξ n+9 + nξ n-1 + …+ 1 > 1 nên từ đây suy ra kcn > c - xn Từ đó ta có c – kcn < xn < c Và có nghĩa làm lim xn = c. Bài toán 4. (VMO 2002) Cho n là một số nguyên dương. Chứng minh rằng phương trình 1 1 1 1 + + ... + 2 = có một nghiệm duy nhất xn > 1. Chứng minh rằng x −1 4x −1 n x −1 2 khi n dần đến vô cùng, xn dần đến 4. Bình luận: Việc chứng minh phương trình có nghiệm duy nhất xn > 1 là hiển nhiên. Mối liên hệ fn+1(x) = fn(x) + 1/((n+1)2x-1) cho thấy xn là dãy số tăng (ở đây 1 1 1 1 f n ( x) = + + ... + 2 − ). Đề bài cho sẵn giới hạn của xn là 4 đã làm x − 1 4x − 1 n x −1 2 cho bài toán trở nên dễ hơn nhiều. Tương tự như cách chứng minh lim x n = c ở nhận xét trên, ta sẽ dùng định lý Lagrange để đánh giá khoảng cách giữa xn và 4.
- 1 1 1 1 Để làm điều này, ta cần tính fn(4), với f n ( x) = + + ... + 2 − . Rất x − 1 4x − 1 n x −1 2 may mắn, bài tính fn(4) này liên quan đến 1 dạng tổng quen thuộc. Lời giải: Đặt fn(x) như trên và gọi xn là nghiệm > 1 duy nhất của phương trình fn(x) = 0. Ta có 1 1 1 1 1 1 1 1 f n (4) = + + ... + 2 − = + + ... + − 4 − 1 16 − 1 4n − 1 2 1.3 3.5 (2n − 1)(2n + 1) 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 = − + − + ... + − − = − 2 1 3 3 5 2n − 1 2n 2 4n Áp dụng định lý Lagrange, ta có 1/4n = |fn(xn) – f(4)| = |f’(c)||xn-4| với c thuộc (xn, 4) 1 4 1 Nhưng do | f n ' (c) |= + + ... > (c − 1) 2 (4c − 1) 2 9 Nên từ đây |xn – 4| < 9/4n, suy ra lim xn = 4. Trong ví dụ trên (và trong phần nhận xét ở bài toán 3) chúng ta đã sử dụng định lý Lagrange để đánh giá hiệu số giữa xn và giá trị giới hạn. Ở ví dụ cuối cùng của bài viết này, ta tiếp tục nếu ra ứng dụng dụng định lý này trong một tình huống phức tạp hơn. Bài toán 5. Cho n là một số nguyên dương > 1. Chứng minh rằng phương trình xn = x2 + x + 1 có một nghiệm dương duy nhất, ký hiệu là xn. Hãy tìm số thực a sao cho giới hạn lim n ( xn − xn +1 ) tồn tại, hữu hạn và khác 0. a n →∞ Bình luận. Dễ thấy giá trị a, nếu tồn tại, là duy nhất. Tương tự như ở bài toán 2, có thể chứng minh được rằng xn ~ 1 + ln(3)/n. Từ đó có dự đoán là a = 2. Định lý Lagrange sẽ giúp chúng ta đánh giá hiệu xn – xn+1 và chứng minh dự đoán này. Lời giải. Đặt Pn(x) = xn – x2 – x – 1. Ta có Pn+1(x) = xn+1 – x2 – x – 1 = xn+1 – xn + Pn(x) = xn(x-1) + Pn(x). Từ đó Pn+1(xn) = xnn(xn-1) + Pn(xn) = (xn2+xn+1)(xn-1) = xn3 – 1. Áp dụng định lý Lagrange, ta có (xn2+xn+1)(xn – 1) = Pn+1(xn) – Pn+1(xn+1) = (xn – xn+1)Pn+1’(c) với c thuộc (xn+1, xn), Pn+1’(x) = (n+1)xn – 2x – 1. Từ đó (n+1)(xn+1+1+1/xn+1) – 2xn+1 – 1 = Pn+1’(xn+1) < Pn+1’(c) < Pn+1’(xn)= (n+1)(xn2+xn+1) – 2xn – 1. Từ đây, với lưu ý lim xn = 1, ta suy ra
- Pn'+1 (c) lim =3 n →∞ n Tiếp tục sử dụng lim n(xn – 1) = 3, ta suy ra lim nPn'+1 (c)( x n − x n +1 ) = lim n( x n + x n + 1)( x n − 1) = 3 ln(3) 2 n →∞ n →∞ ' P (c ) ⇔ lim n 2 ( x n − x n +1 ). n +1 = 3 ln(3) n →∞ n Pn'+1 (c) ⇔ lim n ( x n − x n +1 ) lim 2 = 3 ln(3) n →∞ n →∞ n ⇔ lim n 2 ( x n − x n +1 )3 = 3 ln(3) n →∞ ⇔ lim n 2 ( x n − x n +1 ) = ln(3) n →∞ Vậy với c = 2 thì giới hạn đã cho tồn tại, hữu hạn và khác 0. Dễ thấy với c > 2 thì giới hạn đã cho bằng vô cùng và nới c < 2 thì giới hạn đã cho bằng 0. Vậy c = 2 là đáp số duy nhất của bài toán. Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy công cụ cơ bản để khảo sát các dãy số cho bởi dãy các phương trình là các định lý cơ bản của giải tích (về hàm liên tục, hàm đơn điệu, định lý về sự hội tụ của dãy số đơn điệu và bị chặn, định lý Lagrange) và mối liên hệ mang tính truy hồi giữa các phương trình. Hy vọng rằng việc phân tích các tình huống ở 5 ví dụ trên đây sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn tổng quát cho các bài toán ở dạng này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng của đồ thị SMITH
39 p | 864 | 240
-
Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ
106 p | 505 | 139
-
Định giá rừng ngập mặn
8 p | 409 | 119
-
Dãy số Trần Nam Dũng
5 p | 261 | 44
-
Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu diễn biến bờ biển Nam Định giai đoạn 1912-2013
9 p | 96 | 15
-
Kỹ thuật biển ( dịch bởi Đinh Văn Ưu ) - Tập 1 Nhập môn về công trình bờ - Phần 7
0 p | 77 | 12
-
Giải pháp giảng dạy “hoạt động trải nghiệm” trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm vật lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
7 p | 64 | 5
-
Xử lý số liệu GLONASS phục vụ nghiên cứu địa động lực
5 p | 50 | 4
-
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài kim giao núi đất (Nageia wallichiana) thu tại tỉnh Lâm Đồng
5 p | 71 | 3
-
Tổng hợp và nghiên cứu một số dẫn xuất của 2-(Benzothiazol-2-ylthio) Acetohydrazid
5 p | 38 | 3
-
Về một lớp không gian các họ số khả tổng
15 p | 23 | 3
-
Xác định vận tốc nhóm sóng Rayleigh lớp vỏ và manti thượng dựa trên số liệu địa chấn dải rộng khu vực biển Đông
10 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu mô hình bồi lắng ven biển dưới tác dụng đồng thời của sóng - dòng chảy
4 p | 44 | 2
-
Lý thuyết phân phối giá trị trong trường hợp không Ácsimét
4 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu biến động và dự báo xu thế phát triển đới bờ khu vực cửa Đáy tới năm 2070
11 p | 51 | 2
-
Xây dựng các chuyên đề Địa lí để bồi dưỡng cho giáo viên Lịch sử cấp trung học cơ sơ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
5 p | 43 | 1
-
Xác định ứng xử nhiệt của vật liệu xếp lớp trong trường hợp miền phân giới là không hoàn hảo tổng quát bằng cách giải bài toán đồng nhất hóa nhiệt cục bộ
8 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn