Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br />
<br />
LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ TRONG TRƯỜNG HỢP<br />
KHÔNG ÁCSIMÉT<br />
GS. TSKH. VS Hà Huy Khoái<br />
Khoa Toán – Tin, Trường Đại học Thăng Long<br />
Tóm tắt: Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày một tổng quan ngắn về lý thuyết phân<br />
phối giá trị các hàm phân hình, trên trường phức và trường số p-adic. Ngoài ra, báo cáo cũng<br />
giới thiệu một số kết quả nhận được trong những năm gần đây, tập trung vào những bài toán<br />
như sự xác định hàm bởi nghịch ảnh, giả thuyết Hayman về toán tử vi phân xác định bởi hàm<br />
phân hình.<br />
I. Lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình.<br />
Ra đời vào khoảng những năm 1930-40, lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình<br />
được đánh giá là một trong những lý thuyết sâu sắc nhất của giải tích toán học thế kỷ 20. Tư<br />
tưởng chính của nó bắt đầu từ Định lý cơ bản của đại số:<br />
Định lý: Giả sử f(z) = aozn+ a1zn-1+…+ an là đa thức hệ số phức, bậc ≥ 1. Khi đó với<br />
mọi giá trị phức a, phương trình f(z) = a có đúng n nghiệm (kể cả bội).<br />
Câu hỏi tự nhiên đặt ra là: nếu f (z) là hàm chỉnh hình, hay hàm phân hình, thì có thể<br />
nói gì về số nghiệm của phương trình f( z) = a ?<br />
Định lý cơ bản của đại số nói rằng, số nghiệm của phương trình đúng bằng bậc của đa<br />
thức. Tuy nhiên trong trường hợp hàm chỉnh hình hay hàm phân hình, khái niệm bậc không tồn<br />
tại nữa. Để mở rộng sang trường hợp này, ta cần nhìn nhận định lý cơ bản của đại số như là sự<br />
khẳng định mối liên quan giữa số nghiệm của phương trình với cấp tăng của đa thức. Như vậy,<br />
đối với hàm chỉnh hình hay hàm phân hình f(z), cần xét mối liên quan giữa số nghiệm của<br />
phương trình f(z)= a trong hình tròn bán kính r với cấp tăng của hàm.<br />
Kết quả quan trọng đầu tiên theo hướng trên được cho bởi định lý Hadamard:<br />
Định lý (Hadamard). Giả sử f(z) là hàm chỉnh hình trên toàn mặt phẳng phức, a là một<br />
giá trị phức tùy ý. Khi đó ta có<br />
{Số nghiệm của phương trình f(z)=a, |z|≤ r} ≤ log max {|f(z)|, |z|≤ r} + O(1),<br />
trong đó O(1) là đại lượng giới nội khi r→∞.<br />
Như vậy, định lý Hadamard cho một tương tự của Định lý cơ bản của đại số đối với<br />
trường hợp các hàm chỉnh hình.<br />
Tuy nhiên, so với Định lý cơ bản của đại số thì có thể nhận thấy Định lý Hadamard có<br />
hai thiếu sót lớn:<br />
1/ Tồn tại những hàm không có không điểm, nhưng cấp tăng rất lớn (chẳng hạn hàm f<br />
(z) = e . Khi đó vế trái của bất đẳng thức bằng 0 và định lý trở nên tầm thường.<br />
z<br />
<br />
2/ Khi f (z) là hàm phân hình (có cực điểm) thì vế phải bằng ∞ và định lý không cho một<br />
ước lượng gì về số nghiệm của phương trình.<br />
Lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình (còn gọi là Lý thuyết Nevanlinna) ra đời<br />
nhằm khắc phục hai thiếu sót trên.<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
22<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br />
<br />
Đối với thiếu sót thứ nhất, Nevanlinna nhận xét rằng: trong khi hàm mũ không nhận giá<br />
trị 0, nó nhận rất nhiều giá trị “gần 0”. Vì thế, Nevanlinna định nghĩa hàm xấp xỉ m(f, a, r) nhằm<br />
“đo độ lớn tập hợp các giá trị tại đó f(z) gần với 0” (khi hàm càng gần giá trị a thì m(f, a, r) càng<br />
lớn).<br />
Như thường lệ, hàm đếm N (f, a, r) dùng để tính số nghiệm của phương trình đang xét<br />
trong hình tròn bán kính r. Như vậy, hàm đặc trưng<br />
T(f, a, r) = m (f,a,r) + N (f, a, r)<br />
cho biết “độ lớn của tập hợp các điểm tại đó hàm nhận giá trị a hoặc gần a”.<br />
Định lý cơ bản thứ nhất. Giả sử f là hàm phân hình trên mặt phẳng phức. Khi đó tồn<br />
tại hàm T (f, r) sao cho với mọi giá trị phức a ta có:<br />
T(f, a, r) = T(f, r) + 0(1),<br />
trong đó 0(1) là đại lượng giới nội khi r → ∞.<br />
Do vế trái có thể xem là không phụ thuộc a nên Định lý cơ bản thứ nhất nói rằng, số<br />
điểm tại đó hàm nhận giá trị a hoặc gần a không phụ thuộc vào a, và được tính bằng hàm đặc<br />
trưng T(f,r). Như vậy đây đúng là một tương tự của Định lý cơ bản của đại số (trong đó hàm<br />
đặc trưng đóng vai trò như bậc của đa thức).<br />
Tuy nhiên, để nhận được tương tự của Định lý cơ bản của đại số, ngoài hàm N(f,a,r)<br />
tính số nghiệm của phương trình, Nevanlinna đã phải thêm vào hàm xấp xỉ m(f,a,r). Nếu phần<br />
thêm này mà lớn thì định lý nói trên trở nên ít ý nghĩa. Nevanlinna chứng minh một định lý sâu<br />
sắc hơn rất nhiều, mà một cách sơ lược, có thể phát biểu như sau :<br />
Định lý cơ bản thứ hai. Nhìn chung, đại lượng m(f,a,r) rất nhỏ so với N(f,a,r).<br />
Với hai Định lý cơ bản trên đây, ta có một tương tự hoàn hảo của Định lý cơ bản của<br />
đại số cho trường hợp các hàm phân hình. Chính vì thế mà lý thuyết hàm phân hình được phát<br />
triển dựa trên hai định lý cơ bản của Nevanlinna.<br />
Trong khỏang 30 năm gần đây, người ta phát hiện ra nhiều mối liên quan chặt chẽ giữa<br />
lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình và lý thuyết xấp xỉ Diophant trong số học. Nhiều<br />
giả thuyết lớn của số học có thể được phát biểu như là một kết quả của “lý thuyết Nevanlinna<br />
số học”. Vì thế nhu cầu xây dựng một lý thuyết như vậy trở nên cấp thiết.<br />
Trên tinh thần của nguyên lý địa phương – toàn cục Hasse-Minkovski, ta hy vọng có<br />
một kết quả “số học” nếu có nó trên trường thực, phức và p-adic.<br />
Lý thuyết Nevanlinna p-adic (tổng quát hơn, trên trường không Acsimét) được xây dựng<br />
lần đầu tiên trong [ ], và được phát triển trong nhiều công trình tiếp theo của nhiều nhà toán<br />
học khác (xem, chẳng hạn).<br />
Trong lý thuyết Nevanlinna p-adic, chúng tôi đã chứng minh các định lý cơ bản thứ nhất<br />
và thứ hai, đồng thời xây dựng lý thuyết này cho trường hợp nhiều chiều (xem).<br />
II. Sự xác định hàm phân hình theo nghịch ảnh.<br />
Một trong những kết quả nổi tiếng của lý thuyết Nevanlinna là định lý sau đây, nổi tiếng<br />
với tên gọi “Định lý 5 điểm”<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
23<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br />
<br />
Định lý 5 điểm. Giả sử f, g là hai hàm phân hình trên toàn mặt phẳng. Khi đó nếu tồn<br />
tại 5 giá trị phân biệt ai i=1,2,3,4,5 sao cho f-1(ai) = g-1(ai) thì f và g trùng nhau, hoặc f, g là<br />
hằng số.<br />
Định lý trên đây đã mở đầu cho một hướng nghiên cứu mới, bắt đầu từ những năm 1980,<br />
về việc tìm những tập hợp xác định duy nhất hàm phân hình.<br />
Định nghĩa. Tập con S trong mặt phẳng phức mở rộng được gọi là tập xác định duy<br />
nhất các hàm phân hình nếu với hai hàm phân hình f, g, điều kiện f-1(S) = g-1(S) kéo theo f=f<br />
hoặc f, g là hằng số.<br />
Vấn đề đặt ra là tìm những tập xác định duy nhất hàm phân hình với số điểm càng ít<br />
càng tốt, và cho những đặc trưng của các tập hợp xác định duy nhất hàm phân hình.<br />
Vấn đề nêu trên đã được nghiên cứu đối với trường hợp p-adic trong những công trình<br />
của nhiều tác giả (xem).<br />
Gần đây, bài toán tìm những tập xác định duy nhất được mở rộng sang cho trường hợp<br />
chiều cao. Cụ thể, chúng tôi xét những tập xác định duy nhất các đường cong chỉnh hình trong<br />
không gian xạ ảnh (xem).<br />
Vấn đề nêu trên cũng liên quan trực tiếp đến câu hỏi: bao giờ phương trình P(f)= P(g)<br />
(trong đó P là đa thức) có các nghiệm là những hàm phân hình khác hằng?<br />
Vấn đề tổng quát hơn đối với phương trình P(f) = Q(g) được xét lần đầu tiên năm 2004<br />
([ ]).<br />
Gần đây, trong [ ] đã nghiên cứu bài toán trên, trong đó các hàm phân hình được thay<br />
bởi các đường cong trong không gian xạ ảnh.<br />
III. Giả thuyết Hayman trên trường không Acsimét.<br />
Liên quan đến những vấn đề nêu trên, năm 1967 Hayman đưa ra giả thuyết sau:<br />
Giả thuyết Hayman. Nếu hàm chỉnh hình f(z) thỏa mãn điều kiện fn(z) f’(z )≠ 1 với số<br />
nguyên dương n nào đó và z tùy ý, thì f hàm hàm hằng.<br />
Giả thuyết trên có nhiều tương tự cho trường hợp các hàm phân hình trên trường không<br />
Acsimét. Trong [] chúng tôi thiết lập kết quả sau:<br />
Định lý. Giả sử f là hàm phân hình trên trường không Acsimét K, thỏa mãn điều kiện<br />
(f ) ≠ 1 nguyên dương n nào đó và z tùy ý, thì f hàm hàm hằng.<br />
n (k)<br />
<br />
Chứng minh chi tiết có thể xem trong những công trình được liệt kê ở phần Tai liệu<br />
tham khảo.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Vu Hoai An and Tran Dinh Duc, Uniqueness theorems and uniqueness polynomials<br />
for holomorphic curves; Complex Variables and Elliptic Equations, Vol. 56, N. 1-4, pp.253262.<br />
[2]. D. Barsky. Theorie de Nevanlinna p-adique d’apres Ha Huy Khoai. Groupe d’Etude<br />
Analyse Ultrametrique, 1984.<br />
[3] Ha Huy Khoai. On p -adic meromorphic functions. Duke Math. J., Vol. 50, 1983.<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
24<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I<br />
<br />
[4]. Ha Huy Khoai and My Vinh Quang. p-adic Nevanlinna Theory. Lecture Notes in<br />
Math. 1351, 138-152.<br />
[5] Ha Huy Khoai and Mai Van Tu. P -adic Nevanlinna-Cartan Theorem, Internat. J.<br />
Math, Vol.6, N.5, 1995, 710-731.<br />
[6]. Ha Huy Khoai and Ta Thi Hoai An. On uniqueness polynomials and bi-URS for padic meromorphic functions. Journal of Number Theory, Vol. 87 (2001), N.2, 211-221.<br />
[7]. Ha Huy Khoai and Vu Hoai An. Value Distribution for p-adic hypersurfaces.<br />
Taiwanese J. Math., Vol. 7, N.1, 2003.<br />
[8]. Ha Huy Khoai. Some remarks on the genericity of unique range sets for<br />
meromorphic functions. Sci in China, Ser. A. 2005. Vol. 48, 62-267.<br />
[9] Ha Huy Khoai and Ta Thi Hoai An. A survey on uniqueness polynomials and unique<br />
range sets. Mathematics Monograph Series 11, Sci. Press, Beijing, 2008, pp. 161-180,<br />
[10] Ha Huy Khoai. Unique range sets and decomposition of meromorphic functions.<br />
Contemp. Math. Vol. 475, 2008; pp. 95-105.<br />
[11] Ha Huy Khoai and Vu Hoai An. Value distribution problem for p-adic<br />
meromorphic functions and their derivatives, Annales de la Faculte des Sciences de<br />
Toulouse,T. 2, 2011, 137-151,<br />
[12] Ha Huy Khoai and Vu Hoai An. Value sharing problem for p-adic meromorphic<br />
function and their difference polynomials. Ukranian Math. J., Vol.64, N.2, 2012, 147-164,<br />
[13] Ha Huy Khoai, Vu Hoai An and Nguyen Xuan Lai. Value sharing problem and<br />
uniqueness for p-adic meromorphic functions. Ann. Univ. Budapest, Sect Comp. 38, 2012, 7192.<br />
[14] Ha Huy Khoai, Vu Hoai An and Lê Quang Ninh.Uuniqueness theorems for<br />
holomorphic curves with hypersurfaces of Fermat-Waring type. Complex Anal. Oper. Theory,<br />
2014 (to appear).<br />
[15]. Ha Huy Khoai and C.-C., Yang. On the functional equation P(f)=Q(g). Adv.<br />
Complex Anal. Appl., 3, Kluwer Acad. Publ., Boston, MA, 2004.<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
25<br />
<br />