Các hệ thống kế toán trong doanh nghiệp
lượt xem 123
download
K toán doanh nghi p là công vi c ghi chép, tính toán b ng con s d i hình th c giá ế ệ ệ ằ ố ướ ứ trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị nhằm phản ánh và kiểm tra tình hình hiện có, tình hình biến động của các loại tài sản, tình hình và kết quả kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí trong doanh nghiệp. Kế toán là một công việc cần thiết tất yếu khách quan của bất kỳ một đơn vị, tổ chức cơ quan nào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các hệ thống kế toán trong doanh nghiệp
- 1.CAC HE THONG KE TOAN TRONG DOANH NGHIEP Kế toán doanh nghiệp là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị nhằm phản ánh và kiểm tra tình hình hiện có, tình hình biến động của các loại tài sản, tình hình và kết quả kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí trong doanh nghiệp. Kế toán là một công việc cần thiết tất yếu khách quan của bất kỳ một đơn vị, tổ chức cơ quan nào có sử dụng vốn, kinh phí độc lập. Kế toán không chỉ thể hiện vai trò của mình như một công cụ quan trọng, phục vụ cho công tác quản trị tài chính trong đơn vị kinh tế, mà còn trực tiếp tham gia vào một khâu quan trọng của quá trình quản trị, đó là kiểm tra, giám sát Đối với doanh nghiệp, thông thường có hai hệ thống kế toán được sử dụng là : kế toán tài chính và kế toán quản trị. Hai hệ thống này được thiết lập để đáp ứng những nhu cầu thông tin cho các đối tượng khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Cả hai hệ thống kế toán này đều là nguồn thông tin phục vụ cho quản trị tài chính và thực hiện các thủ tục theo chế độ quy định. 1.1 Kế toán tài chính: có tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp do Nhà nước quy định với những chuẩn mực chung cho mọi doanh nghiệp. Hệ thống này thường được thể hiện bởi hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo do nhà nước ban hành. Đó là lý do để coi hệ thống kế toán tài chính là hệ thống “cứng” đối với doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của hệ thông kế toán tài chính là chỉ ghi chép các số liệu bằng đơn vị tiền tệ phát sinh vào trong khoảng thời gian đã định . Hệ thống kế toán tài chính,với đặc điểm này, nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin cho việc phân tích, đánh giá trạng thái hiện tại của doanh nghiệp. Khi so sánh thông tin kế toán tài chính giữa các thời kỳ từ hiện tại về trước có thể thấy được những nét lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp thông qua những gì đã đạt được khi sử dụng các nguồn lực đã huy động. Rõ ràng, thông tin kế toán tài chính thiên về phục vụ cho nhu cầu thông tin của các chủ thể có liên quan ở bên ngoài doanh nghiệp (Nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp...). Còn với nhà quản trị bên trong doanh nghiệp thì thông tin kế toán tài chính chỉ là cần chứ chưa đủ, vì đối với họ, “sẽ tiếp tục làm như thế nào” là quan trọng hơn so với “đã làm được gì”, họ cần phải có kế toán quản trị. 1.2 Kế toán quản trị, khác với kế toán tài chính, hệ thống kế toán này là do doanh nghiệp xây dựng theo mục tiêu quản trị của mình. Như vậy, hệ thống kế toán quản trị hình thành do nhu cầu tự nhiên của doanh nghiệp chứ không có tính bắt buộc về mặt pháp luật. Mặt khác, hệ thống kế toán này không hoàn toàn đồng nhất giữa các doanh nghiệp vì nó được thiết lập tuỳ thuộc đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thậm chí, trong một doanh nghiệp, ở những thời kỳ khác nhau cũng có thể có sự điều chỉnh trong hệ thống kế toán quản trị để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu quản trị cũng như đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp ở thời kỳ xem xét. Đó là lý do để coi hệ thống kế toán quản trị là hệ thống “mềm” đối với doanh nghiệp. Hệ thống kế toán quản trị ghi chép các số liệu bằng cả đơn vị tiền tệ và hiện vật (m, kg, giờ) một cách chi tiết theo quá trình chuyển hoá nguồn lực thành kết quả theo cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp. Do đặc điểm này mà hệ thống kế toán quản trị cho phép nhà quản trị trong doanh nghiệp thấy rõ hơn mối quan hệ nhân - quả tương ứng với quyết định đưa ra.
- Cũng như kế toán tài chính, kế toán quản trị ghi nhận các thông tin về các hoạt động đã diễn ra. Song , điều quan trọng là từ các thông tin đó, có thể thiết lập các mô hình dự báo và mô phỏng về hậu quả của các quyết định chuẩn bị đưa ra nhờ cấu trúc nhân - quả được ghi chép rõ ràng bằng hệ thống kế toán quản trị. Khả năng này làm cho thông tin kế toán quản trị trở nên cần thiết cho công tác dự báo và hoạch định tài chính, một trong các nhiệm vụ quản trị tài chính. 2.KHAI NIEM, PHAN LOAI CHI PHI KINH DOANH.Mqh jua cp va gia thanh sx 2.1.Khai niem chi phí kinh doanh là sự tiêu phí giá trị cần thiết có tính chất xí nghiệp về vật phẩm và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm của xí nghiệp Khái niệm chi phí kinh doanh chỉ ra 3 đặc trưng có tính chất bắt buộc sau đây: -Chi phí kinh doanh phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ -Sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải liên quan đến kết quả, điều này có nghĩa là không phải mọi sự hao phí vật phẩm đều là đối tượng của tính chi phí kinh doanh, mà chỉ những hao phí nào liên quan đến mục tiêu tạo ra và thực hiện kết quả hoặc duy trì năng lực sản xuất cần thiết của doanh nghiệp mới nằm trong khái niệm chi phí kinh doanh. ệ Nhh ng hao phí vữậphẩm liên quan đến kết quả của doanh nghiệp phải được đánh giá, nghĩa là phải t được đo bằng đơn vị tiền tệ. 2.2.Phan loai chi phi kinh doanh a.Theo yếu tố chi phí ( nội dung kinh tế của chi phí ) bao gồm: -Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ các chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động cần thiết cho họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ xem xét. - Chi phí nhân công là các chi phí liên quan đến nguồn lực lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ xem xét bao gồm lương và các khoản kèm theo lương (thưởng, bảo hiểm…) - Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng các TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ xem xét. - Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản thnah toán cho các yếu tố mua ngoài mà doanh nghiệp thực hiện như : chi phí nhiên liệu, năng lượng, thuê ngoài sửa chữa, kiểm toán… - Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp, chi phí họat động tài chính, họat động bất thường… Chi phí kinh doanh không trùng với chi phí tài chính bao gồm: Ø Chi phí khấu hao kinh doanh hay khấu hao quản trị . Khấu hao quản trị hoàn toàn khác về bản chất với khấu hao tài chính (như đã nêu trong phần phương pháp khấu hao) Ø Tiền trả lãi vốn kinh doanh bao gồm cả tiền trả lãi cho vốn tự có và vốn đi vay
- Ø Chi phí rủi ro, tổn thất trong kinh doanh Ø Tiền thuê mượn tài sản Ø Tiền công của chủ doanh nghiệp nhỏ - Chi phí dịch vụ thuê ngoài và các khoản phải nộp. Việc phân loại chi phí kinh doanh theo tiêu thức này làm cơ sở cho việc theo dõi và tập hợp các chi phí và hình thành bước tính chi phí kinh doanh theo loại. b. Theo khoản mục (công dụng kinh tế và địa điểm) bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm những loại nguyên liệu, vật liệu chính tạo ra thực thể của sản phẩm: sắt thép, gỗ, vải...được xác định thông qua phiếu xuất kho nguyên liệu. Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp được tính thẳng vào chi phí sản xuất sản phẩm, ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm như chi phí về tiền lương, các khoản tính theo lương được tính thẳng vào sản phẩm sản xuất ra. - Chi phí sản xuất chung là tất cả những khoản mục chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí tiền lương trực tiếp được xem là chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), sửa chữa, bảo trì, quản lý tại phân xưởng... Chi phí bán hàng gồm lương của nhân viên bán hàng, chi phí marketing, khấu hao TSCĐ dùng trong bán hàng (cửa hàng, phương tiện vận tải…) và các yếu tố mua ngoài liên quan. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm lương của cán bộ, nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý (văn phòng, máy tính… )và các yếu tố mua ngoài liên quan, v.v… c. Phân theo nguồn chi phí phát sinh : Chi phí ban đầu, chi phí chuyển đổi - Chi phí nguyên liệu trực tiếp kết hợp với chi phí tiền lương trực tiếp được gọi là chi phí ban đầu. Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi phí đầu tiên, chủ yếu của sản phẩm, đồng thời phản ánh mức chi phí riêng biệt, cụ thể từng đơn vị sản phẩm mà ta nhận diện ngay trong tiến trình sản xuất, và là cơ sở lập kế hoạch về lượng chi phí chủ yếu cần thiết nếu muốn sản xuất sản phẩm đó. - Chi phí tiền lương trực tiếp kết hợp với chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí chuyển đổi. Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi phí cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu từ dạng thô sang dạng thành phẩm, và là cơ sở để lập kế hoạch về lượng chi phí cần thiết để chế biến một lượng nguyên liệu nhất định thành thành phẩm. d. Ngoài ra , người ta có thể phân loại : chi phí kinh doanh trực tiếp, chi phí kinh doanh gián tiếp dựa theo hình thức tính chi phí vào kết quả.
- -Chi phí trực tiếp là chi phí tự bản thân nó được chuyển vào một bộ phận do có mối quan hệ thực sự chặt chẽ giữa chi phí đó và bộ phận làm phát sinh ra nó hay nói cách khác, chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh một cách riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp (một sản phẩm, một dịch vụ) : chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp...Khi bộ phận bị mất đi thì chi phí trực tiếp không tồn tại và ngược lại. Các chi phí này có thể tính thẳng vào giá thành một cách trực tiếp mà không ảnh hưởng đến việc sản xuất các sản phẩm khác. -Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc dịch vụ, phải qua quá trình phân bổ mới trở thành chi phí của một bộ phận: phí sản xuất chung. Mối quan hệ giữa một yếu tố chi phí gián tiếp và bộ phận sử dụng nó được hình thành thông qua một mối quan hệ trung gian khác. Các chi phí gián tiếp không phát sinh và mất đi cùng với sự phát sinh và mất đi của một hoạt động sản xuất – kinh doanh cụ thể (ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản trị doanh nghiệp...).. e. Với mục đích chú ý đến sự thay đổi của chi phí kinh doanh trong mối liên quan đến sự thay đổi của sản lượng, người ta chia toàn bộ chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh cố định (bất biến), chi phí kinh doanh biến đổi (khả biến). -Các chi phí không thay đổi theo sản lượng sản xuất và tiêu thụ doanh của doanh nghiệp gọi là chi phí cố định (định phí) -Các chi phí thay đổi theo sản lượng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp gọi là chi phí biến đổi ( biến phí) 3. DINH NGHIA VA VAI TRO CUA NGAN SACH 3.1.Dinh nghia Ngân sách là một kế hoạch hành động được lượng hoá và được chuẩn bị cho một thời gian cụ thể nhằm để đạt được các mục tiêu đã đề ra . Từ định nghĩa ngân sách cần xem xét các đặc điểm: - Ngân sách phải được lượng hoá: điều này có nghĩa là ngân sách phải được biểu thị bằng các con số, thực tế thường là một số tiền - Ngân sách phải được chuẩn bị từ trước: Bảng ngân sách phải được lập trước thời gian dự định thực hiện ngân sách đó. Các số liệu trong hoặc sau thời gian thực hiện ngân sách có thể cũng quan trọng, nhưng không phải là một phần trong bảng ngân sách. - Ngân sách phải được áp dụng cho một khoảng thời gian cụ thể. Một kế hoạch tài chính mở cho tương lai (không có điểm kết thúc), không được coi là bảng ngân sách. - Ngân sách phải là một bảng kế hoạch hành động: đây là điểm quan trọng nhất, ngân sách không phải là một bảng bao gồm các số liệu thực tế vì nó liên quan đến những sự việc chưa hề xảy ra. Tình hình có thể thay đổi trong khoảng thời gian thực hiện ngân sách, có nghĩa là khi đó, ngân sách sẽ không còn chính xác. Giống như các kế hoạch khác, ngân sách rất ít khi dự báo hoàn toàn chính xác về tương lai. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy, nó vẫn đóng vai trò định hướng cho những người thực hiện và vai trò này rất quan trọng. Những loại ngân sách : được liệt kê dưới đây là khá phổ biến trong doanh nghiệp: - Ngân sách bán hàng (doanh thu)
- - Ngân sách nguồn lực - Ngân sách tiếp thị - Ngân sách đầu tư - Ngân sách chi phí cho các phòng ban chức năng - Ngân sách tiền mặt 3.3 Vai tro cua ngan sach - Phối hợp hoạt động và đề cao tinh thần tập thể trong doanh nghiệp. Quá trình hoạch định và kiểm soát ngân sách có nghĩa là nhà quản trị ở mọi cấp độ và ở các bộ phận khác nhau có dịp gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và liên kết các mục tiêu của họ lại với nhau. Doanh nghiệp sẽ đạt được những thành công to lớn nếu như tất cả mọi thành viên đều hợp sức lại cho mục đích chung . Sự phối hợp này giúp cho các trưởng bộ phận hiểu được mỗi hoạt động của đơn vị mình tác động tới tổng thể ra sao, điều này rất cần thiết cho chính họ cũng như cho tất cả doanh nghiệp - Trao đổi thông tin Để có thể thực hiện một ngân sách, các thành viên cần phải biết việc gì có thể và không thể thực hiện được đối với bộ phận của mình. Hoạch định ngân sách sẽ thúc đẩy các cấp quản trị trao đổi với nhau về các chính sách và mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này giúp củng cố tính tập thể, mọi người làm việc vì nhau và vì doanh nghiệp. - Thống nhất mục tiêu Sử dụng kế hoạch ngân sách đòi hỏi các nhà quản trị phải đề ra mục tiêu phấn đấu trong tương lai nhất quán, thay vì thay đổi mỗi ngày. Nó cũng có nghĩa là các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp phải cùng nghĩ đến một mục tiêu thống nhất khi hoạch định ngân sách. - Kiểm soát thực hiện kế hoạch. Kiểm soát thông qua ngân sách là một dạng uỷ thác trách nhiệm. Nhìn tổng thể mà nói, ngân sách sẽ gây ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp. Để phát huy hết tác dụng của ngân sách, những kết quả thực tế phải luôn được so sánh với kết quả dự toán. Nêu như hai kết quả này kông khớp với nhau cần phải có sự can thiệp để đưa ra những biện pháp phù hợp. Nếu không có kế hoạch thì không có tiêu chuẩn nào để đánh giá những gì đang xảy ra và vì vậy, bất kỳ sự quản trị nào cũng chỉ mang tính ngẫu nhiên và tuỳ tiện. Ý đồ xây dựng kế hoạch ngân sách là để có được bức tranh toàn cảnh rõ nét hơn về những sự việc sẽ xảy ra và làm cho các bộ phận cũng như từng cá nhân có trách nhiệm trong việc quản lý chi tiêu trong đơn vị mình. Chính vì thế, sức mạnh của mỗi phòng ban, mỗi bộ phận có thể được cụ thể hoá và cả tập thể sẽ biết cách vượt qua bất cứ khó khăn nào. - Động viên mọi nguồn lực.
- Một khi các thành viên ở mọi cấp độ trong doanh nghiệp tham gia càng nhiều vào việc hoạch định và kiểm soát ngân sách , họ càng hiểu rõ và ủng hộ các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó chính là một sự động viên quan trọng đối với các thành viên trong doanh nghiệp. Tất cả các nhân tố vừa được đề cập ở trên đều quan trọng , nhưng mục đích chủ yếu của ngân sách là thống nhất mục tiêu và kiểm soát thực hiện kế hoạch. Quá trình lập kế hoạch tốt sẽ giúp kiểm soát được doanh nghiệp CHUONG V 1.Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị nhân sự. Các chức năng cơ bản của bộ phận nhân sự 1.1.Khai niem Quản trị nhân sự là việc tuyển chọn sử dụng đào tạo phát triển con người cung cấp các điều kiện cần thiết để con nguoi thực hiện được công việc tốt nhất cua họ, hoàn thành mục rtiêu cua tổ chức. 1.2.Tầm quan trọng cua QTNS Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Việc nghiên cứu quản trị là hết sức cần thiết: - Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, do đó đặc trưng nổi bật là tính cạnh tranh. Các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức, trong đó yếu tố con người là quyết định. Việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, hay đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi hình thức tổ chức hiện nay. - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế “mở” buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng, do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong bộ máy tổ chức nhằm đạt hiệu quả tốt nhất đang được mọi giới quan tâm. - Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết cách đặt câu hỏi, biết lắng nghe, biết tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết cách nhạy cảm với nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên một cách tốt nhất, biết cách lôi kéo nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả tổ chức. 1.CÁc chức năng cỏ bản cua bộ phận nhân sự Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận nhân sự bao gồm tám chức năng nêu dưới đây và có tính bao quát trong toàn doanh nghiệp - nghĩa là giám đốc nhân sự (Human Resource Manager) có chức năng nhiệm vụ -nghiên cứu tài nguyên nhân sự -hoạch định tài nguyên nhân sự, -tuyển dụng,
- -đào tạo và phát triển, -quản trị lương bổng, -tương quan lao động, -dịch vụ và quỹ phúc lợi, - y tế và an toàn lao động trong toàn doanh nghiệp. 2.Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của phân tích công việc. 2.1,Kn Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện công việc. Phân tích công việc là một quá trình xác định và ghi chép lại các thông tin liên quan đến bản chất của từng công việc cụ thể Đây là quá trình xác định trách nhiệm, nhiệm vụ liên quan đến công việc và các kỹ năng kiến thức cần có để thực hiện tốt công việc. Đây cũng là quá trình xác định sự khác biệt của một công việc này với công việc khác Việc chuẩn bị mô tả chức trách, nhiệm vụ, trách nhiệm công việc, yêu cầu về trình độ kỹ năng công việc và các định mức hoàn thành công việc sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá trình phân tích công việc. 2.2.Ý nghĩa Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc, như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao; các loại máy máy móc trang bị, dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc. Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp, không thể đánh giá chính xác yêu cầu của các công việc, do đó không thể tuyển dụng đúng nhân viên cho công việc, không thể đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên và do đó, không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác. Ðặc biệt, phân tích công việc là công cụ rất hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.tác dụng - Bảo đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng cho nhân viên. - Loại bỏ những bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc.
- - Tạo kích thích lao động nhiều hơn qua việc sắp xếp các mức thăng thưởng. - Tiết kiệm thời gian và sức lực qua việc tiêu chuẩn hóa công việc và từ đó giúp nhà quản trị có cơ sở để làm kế hoạch và phân chia thời biểu công tác. - Giảm bớt số người cần phải thay thế do thiếu hiểu biết về công việc hoặc trình độ của họ. - Tạo cơ sở để cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau nhiều hơn. CHUONG VI Cung ứng đúng thời điểm (Just In Time). Ưu, nhược điểm của J. I. T Để thỏa mãn yêu cầu với chi phí thấp nhất, một số DN đã thành công trong việc sử dụng phương pháp J.I.T. Theo phương pháp này mức dữ trữ có xu hướng giảm đến không. Hệ thống đúng thời điểm bao trùm chức năng mua, quản trị dự trữ và quản trị sản xuất. Quan điểm này được thể hiện như sau: * Sản xuất và cung cấp các thành phần cuối cùng đúng thời điểm và chúng được đem bán đúng thời điểm trên thị trường. * Ở mỗi giai đoạn của qui trình sản xuất, các chi tiết hoặc cụm chi tiết đều phải cung cấp đến vị trí cần thiết đúng lúc cần phải có: - Các cụm phụ tùng chi tiết: đúng lúc chúng được ráp thành những sản phẩm hoàn chỉnh. - Các chi tiết riêng lẽ: đúng thời điểm lắp ghép chúng thành các cụm chi tiết. - Vật liệu thô: đúng thời điểm chế tạo chi tiết. Trong hệ thống sản xuất "đúng thời điểm" hay còn gọi là "hệ thống sản xuất không dự trữ", lượng tồn kho được kiểm soát để luôn ở mức tối thiểu và có xu hướng tiến sát đến mức đơn vị. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là giảm đáng kể chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những ưu điểm của J.I.T: + Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm được giao thường xuyên với khối lượng nhỏ, nên giảm chi phí tồn trữ. + Lập quan hệ dài hạn với nhà cung ứng nên không cần thiết phải đi tìm nhà cung ứng mới. Để thực hiện được phương pháp cung ứng đúng thời điểm, các nhà quản trị sản xuất phải tìm cách giảm những sự biến đổi gây ra những yếu tố bên trong và bên ngoài quá trình điều hành sản xuất.
- Nhược điểm: + Lịch tiếp nhận và phân phối nguyên liệu, thành phẩm rất phức tạp. + Hệ thống kiểm soát và điều hành hoạt động khó khăn. CHUONGVII 1.Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh 1.1.KN “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C (1) Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. 1.2.Ban chat Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức (1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
- 2.Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận. 2.1.Hệ thống chỉ tiêu HQKT a.Các khái niệm. - Doanh số bán: Tiền thu được về bán hàng hóa và dịch vụ - Vốn sản xuất: Vốn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: đất đai, nhà xưởng, bí quyết kỹ thuật, sáng kiến phát hiện nhu cầu, thiết bị, vật tư, hàng hóa v.v… bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tài sản cố định, tài sản lưu động và tiền mặt dùng cho sản xuất. Theo tính chất luân chuyển, vốn sản xuất chia ra vốn cố định và vốn lưu động. - Tổng chi phí sản xuất gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi. - Lãi gộp: là phần còn lại của doanh số bán sau khi trừ đi chi phí biến đổi - Lợi nhuận trước thuế bằng lãi gộp trừ đi chi phí cố định - Lợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận thuần túy (lãi ròng) bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi các khoản thuế. b.Các chỉ tiêu hiệu quá kinh tế tổng hợp - Các chỉ tiêu doanh lợi: + Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Với DVKD là doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh, пR là lãi ròng ; пVV là lãi trả vốn vay VKD là tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. + Doanh lợi của vốn tự có:
- VỚi DVTC là doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ nhất định. VTC là tổng vốn tự có. - Ngoài ra, cũng thuộc chỉ tiêu doanh lợi còn có thể sử dụng chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu bán hàng, chỉ tiêu này được xác định như sau: Với DTR là doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định. TR là doanh thu trong thời kỳ đó. - Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế Do có nhiều quan niệm khác nhau về công thức tính định nghĩa hiệu quả kinh tế nên ở phương diện lý thuyết cũng như thực tế cũng có thể có nhiều cách biểu hiện cụ thể khác nhau, có thể sử dụng hai công thức đánh giá hiệu quả phản ánh tính hiệu quả xét trên phương diện giá trị dưới đây: + Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí tài chính)
- Với QG là sản lượng tính bằng giá trị và CTC là chi phí tài chính. + Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí kinh doanh ) Với CTT là chi phí kinh doanh thực tế và CPĐ là chi phí kinh doanh “phải đạT” 2.2.một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận. a.Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và hiệu quả kinh tế bộ phận Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận đảm nhiệm hai chức năng cơ bản sau: - Phân tích có tính chất bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp. - Phân tích hiệu quả từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tố sản xuất nhằm tìm biện pháp làm tối đa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bộ phận không phải là mối quan hệ cùng chiều, trong lúc chỉ tiêu tổng hợp tăng lên thì có thể có những chỉ tiêu bộ phận tăng lên và cũng có thể có chỉ tiêu bộ phận không đổi hoặc giảm. Vì vậy, cần chú ý là: + Chỉ có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá được hiệu quả toàn diện và đại diện cho hiệu quả kinh doanh, còn các chỉ tiêu bộ phận không đảm nhiệm được chức năng đó. + Các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động (bộ phận) nên thường được sử dụng trong thống kê, phân tích cụ thể chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phận công tác đến hiệu quả kinh tế tổng hợp. b. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận b1- Hiệu quả sử dụng vốn: · Số vòng quay toàn bộ vốn (SVV):
- SVV = TR/VKD Với SVV là số vòng quay của vốn. Số vòng quay vốn càng lớn hiệu suất sử dụng vốn càng lớn. · Hiệu quả sử dụng vốn cố định (HTSCĐ): HTSCĐ = ПR/TSCĐG (8) Với HTSCĐ là hiệu suất sử dụng vốn (tài sản) cố định và TSCĐG là tổng giá trị tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần hao mòn tài sản cố định tích lũy đến thời điểm lập báo cáo. · Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: HVLĐ = ПR/VLĐ (9) Với HVLĐ là hiệu quả sử dụng vốn lưu động và VLĐ là vốn lưu động bình quân trong năm. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tao ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh gián tiếp qua số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm (SVVLĐ) hoặc số ngày bình quân một vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm (SNLC): SVVLĐ = TR/VLĐ Có thể thấy rằng, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động tính theo lợi nhuận sẽ bằng tích của tỷ suất lợi nhuận trong tổng giá trị kinh doanh nhân với số vòng luân chuyển lưu động: Trong các công thức trên, vốn lưu động bình quân là số trung bình của giá trị vốn lưu động ở thời điểm đầu kỳ và ở thời điểm cuối kỳ
- · Hiệu quả vốn góp trong công ty cổ phần được xác định bởi tỉ suất lợi nhuận của vốn cổ phần (DVCP): DVCP(%) = ПR/VCP Với DVCP là tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần và VCP là vốn cổ phần bình quân trong kỳ tính toán. Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng vốn cổ phần bình quân trong một thời kỳ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận · Chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu (lợi nhuận được chia trong năm của mỗi cổ phiếu): Nếu cấu trúc vốn cổ phần chỉ bao gồm cổ phiếu thường thì: ПCP = ПR/SCP (14) Với ПCP là thu nhập cổ phiếu. Nếu có cả cổ phiếu ưu tiên thì Với ПCPUT là lãi trả cổ phiếu ưu tiên. · Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu (DCP): DCP(%) = ПCP.100/CP (16) Với DCP là tỉ suất lợi nhuận cổ phiếu.
- b2- Hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương · Năng suất lao động Trước hết có năng suất lao động bình quân năm (NSLĐN) xác định theo công thuc: Với APN là năng suất lao động bình quân năm tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị, QHV là sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị và AL là số lượng lao động bình quân trong năm. -Năng suất lao động theo giờ (NSLĐG): NSLĐG = NSLĐN/N.C.G Trong đó N là số ngày làm việc bình quân trong năm; C là số ca làm việc trong ngày; G là số giờ làm việc bình quân mỗi ca lao động và NSLĐG là năng suất lao động bình quân mỗi giờ làm việc của một lao động · Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động ПBQ là lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra và L là số lao động tham gia · Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương (H)
- HW = ПR/TL (20) Với H W là hiệu suất tiền lương và TL là tổng quỹ tiền lương và các khoản tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ. Hiệu suất tiền lương cho biết chỉ ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương. b3- Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu · Vòng luân chuyển nguyên vật liệu (SVNVL): Với SVNVL là số vòng luân chuyển nguyên vật liệu, NVLSD là giá vốn nguyên vật liệu đã dùng và NVLDT là giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ. · Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang (SVSPDD): Với SVSPDD là số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang, ZHHCB là tổng giá thành hàng hóa đã chế biến VTDT là giá trị vật tư dự trữ đưa vào chế biến 3.CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH
- 3.1Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau: - Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường: + Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu trị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn thích hợp. + Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. + Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể. - Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu - Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó. - Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung (những vấn đề tổng quát bao trùm, có tính chất quyết định nhất) và chiến lược kinh doanh bộ phận (những vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, chiến lược giao tiếp khuyếch trương,...). - Chiến lược kinh doanh không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh. 3.2. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả -Quyết định sản lượng sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ưu - Xác định điểm hòa vốn của sản xuất 3.3. Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động 3.4.Công tác quản trị và tổ chức sản xuất Tổ chức sao cho doanh nghiệp có bộ máy gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước thay đổi của thị trường. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những nội
- dung này đã được trình bày ở chương tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Một điều cần chú ý là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp (qui mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm quá trình tạo ra kết quả,...) thì mới đảm bảo cho việc quản trị doanh nghiệp có hiệu quả được. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Hệ thống thông tin phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng, được thiết lập với đầy đủ các nội dung, các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm. - Hệ thống thông tin phải là hệ thống thông tin thường xuyên được cập nhật bổ sung; - Hệ thống cần phải được bố trí phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác của doanh nghiệp; - Đảm bảo việc khai thác được thực hiện với chi phí thấp nhất. 3.5.Đối với kỹ thuật- công nghệ Một trong những lý do làm hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiệp thấp là do thiếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do vậy vấn đề nâng cao kỹ thuật, đổi mới công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm ở các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, đặc điểm ngành kinh doanh, mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có chính sách đầu tư công nghệ thích đáng 3.6.Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội ư Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Đó là: - Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản phẩm, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có được thỏa mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ. - Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phục vụ,... bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải gây dựng sự tín nhiệm. Đó là quy luật bất di bất dịch để tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường. - Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung ứng. - Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức quảng cáo, các cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp,... thông qua các tổ chức này để mở rộng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời bảo vệ uy tín và sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp. - Phát triển thông tin liên lạc với các tổ chức, khác với thị trường. - Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.
- - Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái: bảo vệ rừng đầu nguồn, chống sự ô nhiễm của bầu không khí, nguồn nước, sự bạc mầu của đất đai trong phát triển sản xuất kinh doanh CHUONG 8 1. Hệ thống TQM. Hệ thống TQM là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, người ta đúc kết thành một kỹ thuật hướng dẫn cách thức làm sao để cải tiến trong công việc hàng ngày và cả trong việc thực hiện kế hoạch trung và dài hạn. Mục tiêu chính của TQM là làm sao cho sản phẩm và dịch vụ được thực hiện với chất lượng tốt đồng thời phải giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động rút ngắn thời gian giao hàng, giao hàng đúng lúc... Điều này cũng có nghĩa là TQM hướng tới đảm bảo 3 chữ P của chất lượng một cách tốt nhất thông qua nỗ lực của tất cả mọi thành viên trong tổ chức. Nói chung, TQM trình bày một tập hợp các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng bằng cách động viên toàn bộ các thành viên không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp sản xuất, công nhân, cán bộ hay lãnh đạo các cấp trong doanh nghiệp. Các nguyên tắc này có thể tóm lược như sau: - Chính khách hàng mới là người định ra chất lượng và nhu cầu của khách hàng là tối thượng - Lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp phải làm người lãnh đạo thực hiện chất lượng - Chất lượng là vấn đề chiến lược phải được đặt ưu tiên trên hàng đầu khi lập kế hoạch - Chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp mọi người phải đồng tâm hiệp lực để giải quyết vấn đề chất lượng. - Các chức năng trong doanh nghiệp phải tập trung vào việc cải thiện liên tục chất lượng để hoàn thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. 3. Giải thưởng chất lượng của Việt Nam. Để khuyến khích các tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, bộ khoa học công nghệ và môi trường đã quyết định đặt "giải thưởng chất lượng" để xét tặng hàng năm cho các đơn vị có nhiều thành tích về chất lượng. Giải thưởng chất lượng Việt Nam được thành lập nhằm thúc đẩy mọi tổ chức nâng cao tính cạnh tranh bằng cách so sánh với những tiêu chuẩn được công nhận trên phạm vi quốc tế. DVJK
- Giải thưởng chất lượng Việt Nam bao gồm 7 tiêu chuẩn được tham khảo từ các hệ thống chất lượng quốc tế nhằm khuyến khích các tổ chức tăng cường việc áp dụng TQM và tiên đến được cấp giấy chứng nhận ISO9000. Bảy tiêu chuẩn về chất lượng Việt Nam gồm: 1. Vai trò của lãnh đạo 90 điểm 2. Thông tin và phân tích dữ liệu 75 điểm 3. Định hướng chiến lược 55 điểm 4. Phát triển và quản lý nguồn nhân lực 140 điểm 5. Quản lý chất lượng quá trình 140 điểm 6. Các kết quả về chất lượng và kinh doanh 250 điểm 7. Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng 250 điểm Tổng cộng: 1.000 điểm Giải thưởng gồm 2 loại : Giải vàng: xét trong phạm vi cả nước Giải bạc: xét trong tỉnh, thành phố.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
4 p | 1033 | 299
-
Tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
3 p | 715 | 152
-
Hệ thống kế toán - Bí quyết tồn tại
4 p | 212 | 60
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương 2: Tổ chức bộ máy và mô hình kế toán trong doanh nghiệp
12 p | 233 | 32
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính và hệ thống kế toán Việt Nam
14 p | 330 | 18
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương 1: Tổ chức công việc kế toán trong doanh nghiệp
14 p | 143 | 17
-
Bài giảng Kế toán quản trị doanh nghiệp - Chương 6: Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp (Năm 2022)
15 p | 26 | 9
-
Cần lưu ý tới hệ thống kế toán ở doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 69 | 8
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 1 - Nguyễn Thị Kim Cúc
18 p | 96 | 8
-
Bài giảng Tổng quan về tài chính và hệ thống kế toán Việt Nam
19 p | 149 | 7
-
Bài giảng Kế toán quản trị doanh nghiệp - Chương 6: Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
15 p | 17 | 5
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 1 - ĐH Mở Tp. HCM
19 p | 73 | 4
-
Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán - Chương 2: Tổ chức tài khoản kế toán trong doanh nghiệp
11 p | 45 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 0 - ThS. Vũ Quốc Thông
5 p | 62 | 3
-
Đề cương học phần Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
10 p | 15 | 3
-
Bài giảng Chương 1: Tổ chức công việc kế toán trong doanh nghiệp
14 p | 22 | 2
-
Bài giảng Chương 2: Tổ chức bộ máy và mô hình kế toán trong doanh nghiệp
12 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn