Các khái niệm cơ bản về nhãn hiệu
lượt xem 58
download
Nhãn hiệu Trong kinh doanh, nhãn hiệu được cho là thành công là nhãn hiệu được người tiêu dùng (NTD) chọn mua, sử dụng ở một mức nào đó, cao hơn khi so sánh một cách tương đối với các nhãn hiệu cùng loại ngành hàng, dịch vụ khác. Một nhãn hiệu được nhiều NTD biết tới mà không mua sắm, sở hữu thì đó là nhãn hiệu “chết”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các khái niệm cơ bản về nhãn hiệu
- Các khái niệm cơ bản về nhãn hiệu Việc xây dựng thương hiệu ngày nay không còn là điều mới mẻ với người kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, các thuộc tính đánh giá một thương hiệu, xây dựng một thương hiệu thì có rất nhiều quan điểm khác nhau. Câu hỏi đưa ra là: đâu là những thuộc tính căn bản nhất mà chúng ta cần theo đuổi và tạo dựng cho thương hiệu? Thông qua bài viết này, hy vọng rằng sẽ trả lời được phần nào câu hỏi trên. Nhãn hiệu Trong kinh doanh, nhãn hiệu được cho là thành công là nhãn hiệu được người tiêu dùng (NTD) chọn mua, sử dụng ở một mức nào đó, cao hơn khi so sánh một cách tương đối với các nhãn hiệu cùng loại ngành hàng, dịch vụ khác. Một nhãn hiệu được nhiều NTD biết tới mà không mua sắm, sở hữu thì đó là nhãn hiệu “chết”. Mức độ thừa nhận và chọn mua cao nhất của một nhãn hiệu là việc NTD chọn mua, mua lại và truyền miệng cho người khác mua. NTD có thể trải nghi ệm v ới nhãn hi ệu qua việc sử dụng nó và thông qua các hoạt động ti ếp thị, quảng bá. NTD có th ể c ảm nh ận theo 2 giá trị: các giá trị sử dụng (lý tính) và các giá trị tâm lý (cảm tính). Nhãn hiệu là một cái tên cho dù doanh nghi ệp không sử d ụng tên g ọi thì NTD vẫn có thể đặt cho nó một cái tên. Nhãn hiệu là tập hợp các bi ểu tr ưng, bi ểu hi ện sao cho NTD có thể ghi nhớ và cảm nhận rõ nhất các thông đi ệp mà nhà s ản xu ất mu ốn truyền tải. Các dấu hiệu nhận biết về nhãn hiệu có thể sử dụng thông qua các giác quan của con người, chúng bao gồm: thị giác, khứu giác, thính giác, v ị giác, xúc giác và tập hợp các giác quan đó. Các dấu hiệu thường dùng là Logo, các ki ểu chữ, màu s ắc, âm thanh nhạc hiệu, ký hiệu, và thông qua phương ti ện, con người th ứ 3 đ ộc l ập v ới nhãn hiệu và NTD. Các thuộc tính của thương hiệu Tên nhãn hiệu: là đại diện cho các thuộc tính của một sản phẩm, dịch vụ và đó là điều cuối cùng mà NTD gọi ra mỗi khi nhớ về, c ần t ới m ột trong các thu ộc tính c ủa nó. Để tránh có sự trùng lắp về cái tên, hay các tập hợp dấu hi ệu đại di ện đ ể nh ận biết về nhãn hiệu, người ta đưa ra luật bảo hộ nhãn hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp bảo vệ được tính duy nhất và sự đầu tư của mình cho nhãn hi ệu. Lúc này nhãn hi ệu
- được hiểu là nhãn hiệu đã được đăng ký - chúng ta vẫn quen gọi tắt là thương hi ệu (Trademark) và luật pháp sẽ là người đại diện bảo vệ tính duy nhất c ủa nó. Chúng ta thống nhất là từ “thương hiệu” sử dụng từ nay về sau sẽ là tên viết tắt cho m ột nhãn hiệu đã được bảo hộ. Giá trị cốt lõi của thương hiệu: là bộ gene mà chủ sở hữu thương hiệu tạo ra cho thương hiệu. Bộ gene này các phần tử nhỏ nhất trong các thuộc tính c ủa th ương hi ệu nhưng lại là các giá trị lớn nhất mà thương hiệu phải có được. Doanh nghi ệp không bán nó mà bán những giá trị gia tăng được phát triển lên từ bộ gene này. Tầm nhìn của thương hiệu: là khả năng phát huy tối đa bộ gene của thương hiệu thành các thuộc tính nổi trội khác nhau của thương hi ệu. Bộ gene càng đa năng thì t ầm nhìn càng rộng và ngược lại. Cá tính của thương hiệu: là các giá trị cảm tính mà NTD nhận được khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của thương hiệu đó. NTD chọn mua không chỉ vì chất l ượng có th ể đong đếm được, mà cả các giá trị của thương hiệu phản ánh phong cách, l ối s ống, quan điểm tiêu dùng của NTD. Cá tính thương hiệu là 1 thuộc tính đ ại đi ện cho s ự n ổi trội nhất của thương hiệu. Nó giúp NTD phân biệt được thương hiệu A với thương hiệu B và ghi nhớ thương hiệu phù hợp với mong muốn c ủa mình nh ất. S ự khác bi ệt của thương hiệu ngày nay ngày càng mờ nhạt vì các thương hiệu có th ể tự h ọc l ẫn nhau và tự hoàn thiện mình. Do vậy, sự ảnh hưởng của cá tính thương hi ệu không còn là rào cản với doanh nghiệp khác cùng nghề. Thực tế hiện nay cho thấy, c ần ph ải c ải tiến khả năng giao tiếp của thương hiệu thì m ới phát huy đ ược cá tính c ủa th ương hiệu. Chất lượng của thương hiệu: là các giá trị lý tính mà NTD có thể đo lường được thông qua sự trải nghiệm. Thương hiệu “nói hay”, giao tiếp giỏi và có chất lượng phù hợp với NTD thì thương hiệu đó sẽ phát triển và nổi tiếng mau chóng. T ất nhiên, vi ệc này chỉ đúng và nhanh chóng khi thị trường, nơi mà thương hiệu sinh sống là th ị trường mở. Trong một số ngành hàng, tính khoa học kỹ thuật, công ngh ệ đ ể s ản xu ất sản phẩm không yêu cầu cao thì “nói hay”, giao ti ếp gi ỏi là tiêu chí s ố m ột cho vi ệc phát triển thương hiệu. Độ tuổi của thương hiệu: Nếu nhãn hiệu không chuyển thành thương hiệu thì nó vẫn giữ và kế thừa thuộc tính vòng đời của sản phẩm dịch vụ. Điều này có nghĩa là có khai sinh và khai tử nhãn hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu sẽ là “thu ốc tr ường sinh” cho nhãn hiệu. Việc thương hiệu thường xuyên giao ti ếp, tồn tại v ới NTD theo th ời gian sẽ tạo ra sự quen thuộc của thương hiệu với NTD cho dù NTD chưa từng trải nghiệm. Đây sẽ là tiền đề cho các hành động chọn mua/gợi ý mua c ủa NTD khi h ọ đ ược nhắc/nhớ/cần tới sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu đó là đại diện quen thuộc. Do vậy, độ tuổi của thương hiệu chính là thước đo đo sự uy tín của sản ph ẩm, d ịch v ụ trên thị trường. Hình ảnh, đẳng cấp của thương hiệu: ngoài các yếu tố tên gọi, cá tính, độ tuổi hay các giá trị lý tính của thương hiệu, vẻ bề ngoài, hình dáng, bao bì hay hình ảnh đ ại
- diện cho thương hiệu cũng là yếu tố rất quan trọng cho “cái nhìn đầu tiên” c ủa NTD với thương hiệu. Hình ảnh, đảng cấp của thương hiệu thường chính là hi ện thân cho nhóm NTD của thương hiệu đó. Khi nhà sản xuất thay đổi hình ảnh, đ ẳng c ấp c ủa mình thì đồng thời họ cũng thay đổi cả nhóm NTD mà nó đã đại di ện. Đi ều này r ất nguy hiểm với các chỉ số kinh doanh và lợi nhuận. Do vậy các chi ến l ược làm t ươi mới hình ảnh, đẳng cấp thương hiệu cần phải xem xét k ỹ lưỡng kh ả năng giao ti ếp, kích thước nhóm NTD mới mà nó mong muốn đại diện. Khả năng thích nghi, cải tiến của thương hiệu: Khi nhóm NTD mà thương hiệu đang đại diện bị thay đối cấu trúc: độ tuổi, sở thích, văn hóa, thu nhập, nơi cư trú, mức độ yêu cầu về tính tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ...thì đó là lúc thương hi ệu phải c ải tiến cách tân để duy trì được khả năng giao tiếp với nhóm NTD đó. Biến đ ộng kinh t ế, chính trị, xã hội và kỹ thuật luôn là các yếu tố khi ến th ương hi ệu phải c ải ti ến cách tân sao cho phù hợp với môi trường mới mà thương hiệu đang tồn tại. Khả năng giao tiếp của thương hiệu: là kết quả của việc triển khai hệ thống nhận dạng của thương hiệu trên thị trường. Thương hiệu càng “quan hệ r ộng”, c ởi m ở và thân thiện thì NTD càng dễ nhận dạng ra thương hiệu m ột cách nhanh chóng và ấn tượng. Giá trị của thương hiệu: là các giá trị mà doanh nghiệp nhận được thông qua sự tăng giá của cổ phiếu, sự thu hút đầu tư gián tiếp và các giá trị lợi nhuận nhận đ ược thông qua chính sách định giá theo giá trị cảm tính mà NTD thừa nhận, chấp nhận chi trả. Nếu mức độ chấp thuận của thị trường với thương hiệu là rất cao thì đó chính là lúc có thể “nhân bản” thương hiệu. Quản trị thương hiệu: là quá trình tạo ra các thuộc tính kể trên của thương hiệu, xây dựng, duy trì và cải tiến cách tân nó theo đúng cách mà doanh nghi ệp và NTD mong muốn. Các loại hình về thương hiệu Gia đình thương hiệu: Với giá trị cốt lõi đủ rộng thì việc tạo ra nhiều thương hi ệu mạnh từ một bộ gene sẽ tạo ra một gia đình thương hiệu trong đó thương hiệu m ẹ chứa bộ gene chính và các thương hiệu con thừa hưởng m ột phần, m ột nhóm c ủa c ấu trúc gene chính. Thương hiệu cá nhân: Với giá trị cốt lõi hẹp, mạnh mẽ và chuyên sâu thì việc tạo ra một thương hiệu kiểu này là có thể gọi là thương hiệu cá nhân. Lai ghép thương hiệu: việc kết hợp 2 bộ gene thành một bộ gene mới mạnh hơn, rộng hơn hay chuyên sâu miễn sao việc lai ghép sản sinh ra nhi ều lợi nhuận hơn thì gọi là lai ghép thương hiệu. Kiến thức về thương hiệu
- Thương hiệu mạnh là một thực thể "sống nhiều nơi" và "sống lâu" trên thị trường do vậy kiến thức để kiến tạo ra một thương hiệu như vậy sẽ bị chi ph ối b ởi r ất nhi ều yếu tố khác nhau. Điều này đòi hỏi người quản trị thương hiệu phải không ngừng “giáo dục thương hiệu” sao cho nó phát triển theo đúng chiến lược của doanh nghi ệp đề ra. Với bài viết ngắn gọn như bài viết này thì chưa thể phản ảnh đầy đ ủ các thu ộc tính của thương hiệu. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, tạo dựng đ ược các thu ộc tính đặc trưng mà tôi đã liệt ở trên đã là một khối lượng công việc rất lớn. Quan điểm là chia sẻ và học hỏi. Các bạn có góp ý hay chia sẻ thì xin vui lòng gửi t ới địa chỉ haphan@welcome.com.vn. Phan Hà – President Market Connect
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyền thông là gì?
5 p | 1111 | 216
-
Chuyên đề quản trị học và quản trị nguồn nhân lực - Chương 1
11 p | 396 | 136
-
Các khái niệm về bán hàng và quản trị bán hàng
2 p | 456 | 65
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 2 - Ths. Lương Thu Hà
20 p | 296 | 49
-
Marketing cơ bản Chương 5: ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM
11 p | 540 | 39
-
PG - Người đại diện cho thương hiệu
4 p | 125 | 32
-
USP - công cụ tạo dựng thương hiệu
5 p | 203 | 28
-
Tập đoàn nên chỉ là danh hiệu?
3 p | 105 | 25
-
7 cố vấn thương hiệu nói về cách xây dựng thương hiệu cá nhân
9 p | 170 | 23
-
Nhãn hiệu nhỏ - Kết quả lớn
5 p | 135 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn marketting – Quá trình của marketing quốc tế.
5 p | 123 | 19
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực (2012) - Chương 3: Phân tích công việc
11 p | 104 | 10
-
Giới thiệu chung về Quan Hệ Công Chúng
19 p | 95 | 9
-
Brand Marketing - Tiếp thị Thương hiệu là gì
9 p | 71 | 7
-
Sự tiến hóa của điểm nhất thương hiệu
4 p | 98 | 6
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 7: Tiếp thị điện tử
14 p | 106 | 5
-
Đề cương môn học Quản trị nhân sự trong khu vực công
17 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn