Các kỹ năng chuẩn bị bài giảng
lượt xem 15
download
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao hơn, theo ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này, các năng lực và kỹ năng cần có là: Năng lực đề xuất phương án dạy học (project), đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của học sinh, thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học (có thể tham khảo chương trình “Dạy học cho tương lai – Teach to the future – intel). ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các kỹ năng chuẩn bị bài giảng
- Các kỹ năng chuẩn bị bài giảng Để việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao hơn, theo ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này, các năng lực và kỹ năng cần có là: Năng lực đề xuất phương án dạy học (project), đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của học sinh, thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học (có thể tham khảo chương trình “Dạy học cho tương lai – Teach to the future – intel). Kỹ năng lựa chọn thiết bị và lắp ráp thiết bị thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc dạy học, thu thập, trình bày số liệu và phân tích số liệu để đưa ra dự đoán khoa học. Theo nhận xét riêng của chúng tôi là không ít giáo viên quá phụ thuộc vào thiết bị, nhất là các giáo viên mới sử dụng CNTT thường mất nhiều thời gian cho các thao tác kỹ thuật như đấu nối thiết bị máy tính, loa, màn hình,... Trong quá trình dạy học cứ thấp thỏm sợ thiết bị hỏng hóc, điều
- này gây tâm lý ức chế rất lớn cho người dạy. Kỹ năng ứng dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù hợp để thể hiện tốt các ý tưởng sư phạm... Muốn thế, bản thân người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính (bố cục, trình bày slide, chèn multimedia: nhạc, phim, hình, các minh họa động có tính tương tác...). Các phần mềm dạy học Phần mềm dạy học thí nghiệm ảo là một loại sản phẩm đa phương tiện (multimedia), mô phỏng thí nghiệm về hiện tượng, quá trình vật lý, hóa học, sinh học... nào đó xảy ra trong tự nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm, được tạo ra bởi sự tích hợp các dữ liệu dạng số trên máy tính, có khả năng tương tác với người dùng và có giao diện thân thiện với người dùng. Việc sử dụng các phần mềm trên đi kèm với nhiều phương pháp triển khai: sử dụng máy chiếu hoặc TV, sử dụng máy tính cầm tay có cài đặt phần mềm tương tác, sử dụng phòng máy tính (LAB), và đặc biệt là khuyến khích học sinh học tập và làm bài tập ở nhà bằng các công cụ trên. Chẳng hạn, để áp dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn toán, có thể sử dụng các phần mềm sau: Geometre’s Sketchpad hoặc Cabri Geometry (phần mềm dựng hình động trong hình học, có thêm một số tính năng về đồ thị, hoặc tính toán đại số đơn giản), Derive (một công cụ hỗ trợ việc dạy và học đại số, giải tích rất hay, phần mềm này gọn nhẹ, không giống như các đại gia Mathematica, Maple quá sâu...), Fathom (xử lý các dữ liệu thống kê khá hiệu quả, rất trực quan và có tính sư phạm cao), Autograph, Coypu (các phần mềm vẽ đồ thị và khảo sát đồ thị) và các phần mềm thông dụng: Word, Excel,..
- Trong việc dạy học vật lý trên lớp có thể dùng phần mềm Galileo, Crocodile, phần mềm phân tích phim video, Cabri... Ở bộ môn hóa học, có thể dùng ChemOffice, HyperChem... Các yêu cầu cần đạt . Chính xác, khoa học. . Các slide được thiết kế có hệ thống, đủ nội dung, minh họa các tiến trình theo từng bước, làm rõ trọng tâm bài học. . Liên hệ với thực tế, có tính giáo dục. . Việc sử dụng CNTT hỗ trợ tốt cho cách dạy học truyền thống, tạo được sự cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ với các hoạt động bình thường khác của lớp, khuyến khích học sinh, thảo luận thông qua các slide, phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo được sự giao tiếp thầy-trò trong khi trình chiếu bằng máy tính; giúp học sinh tiếp thu các khái niệm phức tạp tốt hơn cách dạy học khác. . Tổ chức và điều khiển học sinh chủ động tham gia xây dựng bài học (thông qua việc trình chiếu các slide kết hợp với hệ thống câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, hoặc các phiếu khảo sát...). . Học sinh hiểu bài, biết vận dụng kiến thức; hứng thú học tập, kích thích học sinh tiếp tục nghiên cứu các thông tin hữu ích có liên quan đến bài học.
- Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý Theo tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông" - Chủ biên: PGS TS Lê Công Triêm - Giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên - ĐHSP Huế 1. Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không chỉ được thực hiện ngay lúc mới vào bài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học. a) Khi bắt đầu bước vào bài mới, giáo viên cần có sự định hướng nội dung học tập cho học sinh. Việc định hướng đó sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo được hứng thú học tập của học sinh. b) Cách định hướng và tạo nhu cầu học tập trước mỗi mục của bài cũng tương tự trên. Do các mục kế tiếp nhau, nên giáo viên vừa tiểu kết mục ở trước, vừa đồng thời chuyển tiếp sang mục sau một cách thích hợp. 2. Xác định các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện dạy học, đối tượng học sinh, giáo viên xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dung dạy học để chọn hình thức học cá nhân, nhóm, lớp. a) Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học cá nhân với sách giáo khoa để nắm kiến thức bài học. b) Đối với những nội dung dễ gây ra nhi ều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
- c) Đối với những nội dung mà học sinh không có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó,...) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho học sinh học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Các hình thức dạy học cần phải được phối hợp chỗt chẽ với nhau trong một tiết lên lớp, làm cho hình thức hoạt động nhận thức của học sinh đa dạng và các em vừa được học thầy, vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân. 3. Xác định các phương pháp dạy học Việc xác định (hay lựa chọn) các phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy học. a) Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học. Để xác định phương pháp dạy học cho một bài dạy học, thông thường có các căn cứ sau: - Mục tiêu dạy học: Để thực hiện mục tiêu dạy học, cần phải tiến hành bằng các phương pháp dạy học cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực hiện bằng một (hay một số phương pháp dạy học) thích hợp. Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức thường có nhiều mức độ. Mỗi mức độ lĩnh hội kiến thức đạt được bằng mỗi phương pháp dạy học nhất định. Do vậy, khi lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. - Nội dung dạy học: Xét về phương diện triết học, phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung. Do vậy, không có một phương pháp dạy học nào thích hợp với tất cả nội dung dạy học, mỗi phương pháp dạy học chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định. - Các giai đoạn của quá trình nhận thức: Thông thường quá trình nhận thức trải qua 3 giai đoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai đoạn học tập tương ứng với những phương pháp dạy học nhất định. Do vậy phương pháp dạy học trong khi dạy bài mới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bài
- thực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thông tin ban đầu sử dụng phương pháp dạy học khác với giai đoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,... - Đối tượng học sinh: Cần biết học sinh đã đạt đến trình độ nào về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích lũy được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các phương pháp dạy học thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của học sinh trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các em. - Những điều kiện vật chất của việc dạy học, như: đặc điểm, số lượng học sinh, tài liệu và phương tiện, thiết bị dạy học, các điều kiện vật chất khác,... cũng có tác động, nhiều khi rất quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp dạy học. - Ngoài ra, năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân người giáo viên về dạy học cũng cần xem xét đến khi lựa chọn phương pháp dạy học. Bởi vì, phương pháp dạy học, ngoài tính chỗt chẽ của hoạt động học đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc, quy tắc, còn mang nặng tính trực giác của hoạt động dạy chi phối bởi tính chủ quan, kinh nghiệm của người sử dụng nó. b) Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kỹ năng, thái độ. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. Chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Tóm lại, “Phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh “(Điều 24, Luật Giáo dục). 4. Tổ chức các hoạt động học tập
- a) Đối với bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, hoạt động dạy học thường được tổ chức theo 3 kiểu sau: - Kiểu 1: Nhiệm vụ được giao thống nhất cho cả lớp, cá nhân thực hiện độc lập, sản phẩm giống nhau. - Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, thực hiện công việc theo nhóm, sản phẩm giống nhau. - Kiểu 3: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ riêng, sau đó lắp ráp kết quả các nhóm thành sản phẩm chung duy nhất cho cả lớp. b) Các yêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động học tập Muốn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh đạt kết quả cao, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo và phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Dựa vào mục tiêu của bài học để phân chia bài học thành các hoạt động học tập. Mỗi mục tiêu cụ thể của bài học có thể gồm một hoạec một số hoạt động. - Mỗi hoạt động cần đề ra mục tiêu cụ thể, chi tiết hơn. -Tiến trình tổ chức các hoạt động phải phù hợp với logic của bài học và tiến trình khoa học xây dựng kiến thức mới. - Hoạt động học tập phải có tác dụng phát huy đến mức cao nhất tính chủ động, sáng tạo của học sinh và thu hút được sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm hoặc trong lớp. 5. Xác định hình thức củng cố/đánh giá và tập vận dụng các kiến thức mà học sinh vừa tiếp nhận a) Thông thường ở bước này, giáo viên nêu tóm tắt những ý chính của bài, nhắc nhở học sinh cần học bài ở nhà và giao cho các em một (hay một số) bài tập về nhà. Hình thức này không mang lại hiệu quả nh mong muốn, vì vào lúc cuối giờ, sự tập trung chú ý của học sinh không còn như giữa tiết học. Mặt khác, hình thức củng cố như vậy nặng về buộc học sinh ghi nhớ, thậm chí trong nhiều trường hợp là ghi nhớ máy móc những kiến thức đã học.
- b) Việc củng cố/đánh giá cuối bài học nhằm xem mục tiêu của bài học có đạt được không? đạt được ở mức độ nào? Việc đánh giá có thể được tiến hành vào cuối tiết học hiện tại, hoặc ở giờ học sau, vào lúc đầu giờ, giữa hay cuối giờ. c) Nhiều giáo viên có kinh nghiệm cho rằng, hình thức củng cố giúp cho học sinh vẫn tiếp tục suy nghĩ về các tri thức vừa học ngay vào lúc tiết học sắp kết thúc và bước đầu có thể áp dụng những tri thức đó vào các tình huống quen thuộc có nhiều tác dụng tích cực đối với việc nắm và xử lý thông tin của học sinh. Củng cố còn bao hàm cả đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh trong tiết học. Do vậy, phải có phương pháp thích hợp để vừa tái hiện lại kiến thức của học sinh trong bài học, vừa có thể đánh giá mức độ nắm vững bài học của học sinh. Cách làm có thể giúp đạt được mục tiêu đó là giáo viên đặt ra cho học sinh các câu hỏi, bài tập nhỏ, đòi hỏi học sinh phải quay ngược trở lại với các kiến thức vừa học trong bài để hiểu sâu thêm, hoặc áp dụng nó vào việc giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế. d) Việc củng cố/đánh giá sau khi học bài cũng nhằm vào những kiến thức cơ bản, trọng tâm, trọng điểm của bài. Vì vậy, các câu hỏi, bài tập cũng được xây dựng bám sát vào các nội dung đó, nhằm giúp cho học sinh nắm vững và vận dụng chúng trong các tình huống mới, hoặc quen thuộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vật lý 10 - Thiết kế bài giảng Tập 1
156 p | 302 | 90
-
Vật lý 10 - Thiết kế bài giảng Tập 2
130 p | 380 | 88
-
Bài giảng Tiếng Anh 12 unit 11: Books chọn lọc
32 p | 271 | 46
-
Bài giảng Khoa học 4 bài 16: Ăn uống khi bị bệnh
25 p | 315 | 37
-
Tài liệu lý 11 NC - BÀI TẬP
6 p | 143 | 34
-
Bài giảng Đại số 8 chương 3 bài 6: Giải toán bằng cách lập phương trình
20 p | 334 | 26
-
kỹ năng học tập - Chuẩn bị cho việc học trên lớp
5 p | 159 | 26
-
Vật lý 11 chương trình nâng cao: 16. BÀI TẬP PIN VÀ ACQUY
0 p | 211 | 25
-
Bài giảng Kỹ thuật 5 bài 4: Chuẩn bị nấu ăn
32 p | 328 | 18
-
Vật lý 11 chương trình nâng cao: 35. BÀI TẬP DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG
0 p | 196 | 11
-
Hướng dẫn thiết bài giảng Vật lí 12 nâng cao (Tập 2): Phần 1
131 p | 78 | 9
-
Tiếng anh lớp 6 - Bài 8 Out and about
35 p | 93 | 5
-
Bài giảng môn Sinh học lớp 10 bài 5: Prôtêin
22 p | 19 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 4: Cacbohiđrat và Lipit - Trường THPT Bình Chánh
37 p | 11 | 4
-
Bài giảng môn Sinh học lớp 10 bài 6: Axit Nucleic
21 p | 12 | 3
-
Bài giảng Hóa học 7 sách Cánh diều: Bài mở đầu
38 p | 12 | 2
-
Bài giảng môn Toán lớp 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
18 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn