intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai (phần 2)

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

116
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng các mối quan hệ tốt với lãnh đạo các bộ phận, với các nhà quản lý trong tổ chức là việc mà các nhà lãnh đạo tương lai nên làm. Bên cạnh đó, việc tạo dựng quan hệ ở bên ngoài tổ chức cũng quan trọng không kém. Xây dựng quan hệ với khách hàng Khách hàng ngày nay có xu hướng mua những giải pháp tích hợp thay vì những sản phẩm ít chức năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai (phần 2)

  1. Các mối quan hệ của nhà lãnh đạo tương lai (phần 2) Xây dựng các mối quan hệ tốt với lãnh đạo các bộ phận, với các nhà quản lý trong tổ chức là việc mà các nhà lãnh đạo tương lai nên làm. Bên cạnh đó, việc tạo dựng quan hệ ở bên ngoài tổ chức cũng quan trọng không kém. Xây dựng quan hệ với khách hàng Khách hàng ngày nay có xu hướng mua những giải pháp tích hợp thay vì những sản phẩm ít chức năng. Họ muốn xem các nhà cung cấp sản phẩm cho họ là đối tác hơn là những người bán hàng. Các tổ chức hiện đang chú trọng xây dựng các mối quan hệ lâu dài với
  2. khách hàng của mình, do vậy lãnh đạo các tổ chức cũng cần hiểu khách hàng của mình kỹ lưỡng hơn. Lãnh đạo của các tổ chức phải biết hy sinh những lợi ích nhỏ vì những lợi ích lớn. Nói ngắn gọn, họ cần hành động giống như những bạn hàng. Xây dựng quan hệ với các hãng cung cấp Các nhà lãnh đạo cũng cần phải thay đổi mối quan hệ với những người cung cấp. Một ví dụ điển hình là tập đoàn máy tính hàng đầu thế giới IBM: việc phát triển kinh doanh của IBM hiện nay có sự kết hợp chặt chẽ với các sản phầm và dịch vụ vốn không thuộc hãng này. Trước đây chẳng ai biết đến các sản phẩm và dịch vụ thuộc IBM thì bây giờ chúng trở nên phổ biến, mang lại lợi ích cho khách hàng và tất nhiên cho cả IBM. Một xu hướng tương tự cũng đang diễn ra đối với ngành dược và bưu chính viễn thông. Trước đây, khi một công ty nào đó có một loại sản phẩm độc quyền thì việc lãnh đạo tạo quan hệ với các nhà cung cấp không những bị xem là thừa mà còn bị xem là “cõng rắn cắn gà nhà”. Các công ty lúc đó giảm
  3. tối đa giá mà các nhà cung cấp đưa ra để có thể tăng lợi nhuận. Nếu nhà lãnh đạo của công ty đó làm bạn với các nhà cung cấp, họ dễ bị xem là “giúp đỡ kẻ thù” hoặc có lợi ích ngầm nào đó. Ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo đã nhận ra rằng thành công của họ có liên quan trực tiếp đến thành công của các nhà cung cấp. Northrop Grumman - một trong những nhà thầu hàng đầu Hoa Kỳ - luôn xem việc xây dựng quan hệ với các nhà cung cấp là một việc làm chủ đạo. Những nhà lãnh đạo tiềm năng trong cuộc khảo sát trên khi được hỏi đều xem các nhà cung cấp là các đối tác chính. Họ nhận ra rằng các nhà lãnh đạo trong tương lai có thể vượt qua sự phân biệt và tập trung vào những thế mạnh chung để phục vụ tốt nhất khách hàng của mình Xây dựng quan hệ với đối thủ cạnh tranh Một sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người lãnh đạo tương lai là làm bạn với các đối thủ cạnh tranh. Trước đây chẳng ai nghĩ đến điều này. Trên thực tế, đối thủ cạnh tranh sẽ là những khách hàng tiềm năng, có thể sẽ là những nhà cung cấp và là đối tác.
  4. Hôm nay là đối thủ cạnh tranh nhưng tương lai họ có thể là khách hàng. Vì vậy, việc cạnh tranh không lành mạnh, cố gắng phá hoại việc kinh doanh của đối thủ cũng sẽ chỉ mang lại những hậu quả không lường trước được mà thôi. Những người được hỏi đều thứa nhận nhà lãnh đạo trong tương lai sẽ cần nhiều kỹ năng hơn lãnh đạo hiện nay. Thách thức của việc lãnh đạo cũng ngày càng tăng. Những phẩm chất như chính trực, có tầm nhìn, tự tin vẫn rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo trong tương lai. Tuy nhiên họ cũng thấy rằng xây dựng mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức là đòi hỏi, chứ không còn là lựa chọn đối với các nhà lãnh đạo nữa. Theo Marshall Goldsmith Leader - values Nguyệt Ánh (dịch)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2