Các nguyên tắc bầu cử
lượt xem 40
download
Các nguyên tắc bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật và chính trị của mỗi quốc gia. Bầu cử Nghị viện của các nước trên thế giới hầu hết đều dựa trên các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, tự do (hoặc bắt buộc), trực tiếp (hoặc gián tiếp), và bỏ phiếu kín. Năm nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, nhà nước quy định chúng trong các quy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nguyên tắc bầu cử
- Các nguyên tắc bầu cử Các nguyên tắc bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật và chính trị của mỗi quốc gia. Bầu cử Nghị viện của các nước trên thế giới hầu hết đều dựa trên các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, tự do (hoặc bắt buộc), trực tiếp (hoặc gián tiếp), và bỏ phiếu kín. Năm nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, nhà nước quy định chúng trong các quy phạm pháp luật. Có nguyên tắc được quy định rõ trong một quy định, có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều quy phạm pháp luật khác nhau. Các hình thức biểu hiện của các nguyên tắc càng đa dạng, càng phong phú, càng góp phần đảm bảo tính chất dân chủ của các cuộc bầu cử. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử, được Hiến pháp của hầu hết các nước quy định. Phổ thông đầu phiếu được coi là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình. Thoạt đầu, nguyên tắc này xuất phát từ những phong trào ở châu Âu vào đầu thế kỷ 19 đòi quyền bầu cử đối với tất cả đàn ông không phân biệt giàu nghèo. Sang đầu thế kỷ 20, bắt đầu phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ. Ngày nay, nguyên tắc này có nghĩa là, mọi công dân (cả nam giới và phụ nữ) đến tuổi trưởng thành đều được tham gia bầu cử, trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự. Nguyên tắc phổ thông được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu cử. Mặt khác, nguyên tắc bầu cử phổ thông đòi hỏi cử tri phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản
- về độ tuổi và quốc tịch, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện cư trú, điều kiện đạo đức, văn hoá và vật chất. Thông thường, Hiến pháp và pháp luật bầu cử của các nước quy định, mọi công dân từ độ tuổi nhất định, ví dụ từ 18 tuổi trở l ên đều có quyền bầu cử, không phân biệt dân tộc, nòi giống, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tín ngưỡng, trình độ giáo dục, tài sản hoặc là thời gian cư trú. Chẳng hạn, Hiến pháp Nhật Bản quy định, quyền phổ thông đầu phiếu đ ược bảo đảm cho công dân đến tuổi trưởng thành, không phân biệt giới tính, tài sản, hoặc số thuế phải nộp. Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật của từng nước vẫn có những hạn chế nhất định, gạt ra khỏi đời sống chính trị một số lượng lớn người dân. Trước đây, pháp luật nhiều nước còn có hạn chế về giới tính, chỉ cho phép nam giới có quyền bầu cử. Từ 2005, ở Kuwait không còn quy định này, nhưng nam giới và phụ nữ bỏ phiếu riêng. Ở một số nước, nguyên tắc bầu cử phổ thông bầu cử còn có các hạn chế về tôn giáo, chẳng hạn các nhà tu hành Thái Lan và công dân theo đạo Hồi ở Iran không có quyền bầu cử. Ngoài ra, nguyên tắc phổ thông bầu cử bị hạn chế ở một số quốc gia vì lý do khác. Pháp luật bầu cử của nhiều nước nghiêm cấm các quân nhân tại ngũ tham gia bầu cử, vì cho rằng quân đội không tham gia chính trị. Ví dụ, binh lính trong lực l ượng vũ trang Braxin không có quyền bầu cử. Nguyên tắc bình đẳng Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghi êm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Theo nguyên tắc này, mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, tài sản và tôn giáo của cử tri…Pháp
- luật của hầu hết các quốc gia đều quy định về nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử. Chẳng hạn, pháp luật bầu cử của Nhật Bản quy định các lá phiếu của cử tri có giá trị ngang nhau, không có sự phân biệt về chính trị, kinh tế và xã hội theo tín ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội và nguồn gốc xã hội. Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử của công dân, quy định số lượng dân như nhau thì được bầu số đại biểu bằng nhau, mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri, chỉ được ứng cử vào một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu. Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng. Ví dụ: Ở Bangladesh trong số 330 ghế đại biểu Quốc hội có 30 ghế dành cho nữ giới do Quốc hội trực tiếp bầu. Ở Butan, trong số 150 ghế đại biểu Quốc hội có 10 ghế dành cho đại diện của Nhà thờ. Nguyên tắc bình đẳng cũng có các ngoại lệ để phân biệt các thành phần cử tri đặc biệt. Trong bầu cử Quốc hội Trung Quốc, quân đội đ ược tổ chức thành những đơn vị bầu cử riêng với số đại biểu khác biệt. Trong hệ thống bầu cử của Pháp, để bảo đảm sự đại diện của các cộng đồng lãnh thổ của nước Cộng hoà, Hạ viện dành riêng 22 ghế cho các vùng hải ngoại, và Thượng viện dành 12 ghế cho cư dân Pháp ở nước ngoài. Dường như nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử đã thành chuyện hiển nhiên ở nhiều nước, nhưng trên thực tế, ngay cả những nước có lịch sử bầu cử khá lâu như Hoa Kỳ, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong bầu cử đối với người da đen cho đến năm 1965. Ngay cả hiện nay, nguyên tắc bình đẳng này dễ bị vi phạm. Chẳng hạn, ở Anh, những người có bất động sản lớn và những người đã tốt nghiệp các trường Đại học tổng hợp thường có phiếu bầu bổ sung. ở New Zealand có quy định những người có tài sản dưới 1 ngàn bảng Anh có 1 lá phiếu, từ 1 ngàn tới 2 ngàn có 2 lá
- phiếu, và trên 3 ngàn có 3 lá phiếu. Nguyên tắc bình đẳng làm cho quyền bầu cử của công dân thực sự có ý nghĩa, nhưng để đạt được mục tiêu bình đẳng là cả con đường dài đầy khó khăn. Nguyên tắc bầu cử tự do hay bắt buộc Đối với đa số các nước, cử tri có quyền tự do lựa chọn đi bầu cử hay không. Nguyên tắc bầu cử tự do quy định rằng cử tri có quyền tự quyết định tham gia hoặc không tham gia bầu cử. Trong số các nguyên tắc của chế độ bầu cử, nguyên tắc này có thể được pháp luật quy định hoặc mặc nhiên công nhận. Điều 1, Luật bầu cử của Cộng hoà liên bang Nga quy định: “Việc tham gia của các công dân liên bang Nga vào bầu cử là tự do và tự nguyện. Không ai có quyền gây ảnh hưởng đối với công dân để buộc người đó tham gia hoặc không tham gia bầu cử”. Pháp luật bầu cử của Tây Ban Nha quy định: “Không ai bị bắt buộc thực hiện quyền bầu cử của mình”. Có thể thấy rằng, nguyên tắc bầu cử tự do có những ảnh hưởng nhất định tới kết quả bầu cử của quốc gia, đặc biệt khi cử tri từ chối tham gia bỏ phiếu th ì đây là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của cuộc tuyển cử. Ở hầu hết các quốc gia, kết quả bầu cử được xem là hợp lệ nếu tỷ lệ cử tri đi bầu phải đạt tới một con số nhất định. Bởi vậy, việc tuyên truyền vận động để nhân dân tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền bầu cử của mình có ý nghĩa rất lớn. Một Nghị viện không do dân bầu ra thì không thể vì nhân dân, bởi vậy vận động cử tri đi bầu chính là phương thức bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Để tôn trọng nguyên tắc tự do bầu cử mà vẫn đảm bảo sự tham gia đầy đủ của nhân dân vào các cuộc bầu cử, pháp luật bầu cử của Vương quốc Thái Lan quy định việc tước bỏ một số quyền lợi chính trị cơ bản của công dân nếu họ không tham gia bầu cử, như: quyền kiến nghị bầu cử, quyền ứng cử vào nghị viện và các cơ quan hành chính địa phương, quyền kiến nghị luật, quyền khiếu nại tố cáo…
- Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc tự do bầu cử của công dân vẫn có những hạn chế nhất định. Điều này thể hiện ý chí của Nhà nước là yếu tố chủ đạo trong việc định hướng các quyền chính trị của công dân. Trong khi đó, trái với nguyên tắc bầu cử tự do, bầu cử ở một số nước là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân đến tuổi trưởng thành trừ những người vi phạm pháp luật hình sự. Pháp luật Singapore quy định nguyên tắc bầu cử bắt buộc. Điều 48 Hiến pháp Italy quy định: “Bỏ phiếu là nghĩa vụ của công dân”. Pháp luật bầu cử của một số nước còn áp dụng các chế tài hình sự và kinh tế buộc cử tri phải tham gia bỏ phiếu. Ví dụ, theo pháp luật Hy Lạp, công dân không đi bỏ phiếu sẽ bị phạt tù từ một tháng đến một năm. Công dân Úc không đi bỏ phiếu sẽ phải nộp phạt 50 đôla Úc. Nguyên tắc bầu cử bắt buộc còn được áp dụng tuỳ thuộc vào độ tuổi của công dân. ở Braxin, bầu cử là bắt buộc đối với những công dân trưởng thành từ 18 đến 70 tuổi. Ngoài độ tuổi đó, công dân từ 16 đến 18 tuổi và ngoài 70 tuổi có quyền bầu cử tự do. Bầu cừ trực tiếp hoặc gián tiếp Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử diễn ra theo nguyên tắc trực tiếp, nhưng ở một số nước, bầu cử theo nguyên tắc gián tiếp. Bầu cử trực tiếp có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết bảo đảm tính khách quan của bầu cử. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp cũng đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Pháp luật bầu cử của các quốc gia đều cố gắng tạo điều kiện để cử tri có thể bầu cử trực tiếp. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì già yếu, tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu;
- hoặc không thể đến phòng bỏ phiếu được thì cơ quan phụ trách bầu cử mang hòm phiếu và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri hoặc đang trên tàu, thuyền để cử tri nhận phiếu bầu và bầu. Thêm vào đó, việc quy định bỏ phiếu qua đường bưu điện cũng tạo cơ hội cho cử tri tham gia bỏ phiếu đầy đủ và thuận tiện nhất. Hầu hết Nghị viện của các nước theo chế độ một Viện, và Hạ viện của các nước theo chế độ hai Viện đều áp dụng chế độ bầu cử trực tiếp. Một số Th ượng viện (Mỹ, Italy, Ba Lan) cũng áp dụng bầu cử trực tiếp, các Thượng nghị sĩ đều do nhân dân toàn liên bang bầu ra. Thông qua bầu cử trực tiếp, nhân dân có cơ hội thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình lựa chọn những người đại biểu Nghị viện. Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra thành viên của Tuyển cử đoàn, sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước. Bầu cử gián tiếp có thể qua hai cấp như bầu tổng thống Mỹ (cử tri bầu ra Đại cử tri đoàn), Thượng viện Pháp, hoặc bầu ra ba cấp như bầu Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc). Thượng viện nước Pháp được bầu theo chế độ gián tiếp bởi cử tri đoàn trong mỗi tỉnh gồm các hạ nghị sĩ, đại biểu Hội đồng vùng, đại biểu Hội đồng hàng tỉnh và đại diện của các hội đồng xã. Bầu cử Nghị viện theo chế độ gián tiếp hiếm khi được áp dụng. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa áp dụng chế độ bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) gián tiếp, thông qua nhiều cấp. Nhân dân chỉ trực tiếp bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Các đại biểu cấp xã này bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận huyện. Các đại biểu cấp quận huyện bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Sau đó, đại biểu Quốc hội Trung Quốc do đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh bầu, chứ không do cử tri trực tiếp bầu ra. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
- Pháp luật bầu cử của hầu hết các nước đều quy định nguyên tắc bỏ phiếu kín và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này trong thời gian tuyển cử. Bầu cử là hoạt động có tính chất dân chủ. Hoạt động này luôn gắn liền với nguyên tắc công khai, nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu là kín. Nguyên tắc bỏ phiếu kín hàm ý chỉ có cử tri biết sự lựa chọn của mình, sự lựa chọn đó được giữ kín, đảm bảo bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Phiếu bầu hoặc để trống để cử tri điền tên ứng viên hoặc đảng mà mình lựa chọn, hoặc in sẵn tên các ứng viên để cử tri đánh dấu vào ô bên cạnh tên ứng viên mình lựa chọn. Nguyên tắc này loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri, để có sự khách quan trong việc lựa chọn họ. Đây l à một yêu cầu khách quan của chế độ bầu cử, nhằm bảo đảm sự lựa chọn của cử tri trở thành hiện thực, làm cho các ứng cử viên và các đảng phái có cơ hội bình đẳng trong tuyển cử. Nguyên tắc này luôn được coi là một nguyên tắc cơ bản của mọi cuộc tuyển cử và được thể chế hoá thông qua việc quy định chặt chẽ các ph ương thức và trình tự bỏ phiếu. Bỏ phiếu kín xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ở Pháp nguyên tắc bỏ phiếu kín được pháp luật bầu cử quy định từ năm 1789, còn Hiến pháp năm 1795 và 1848 của Pháp quy định, “mọi cuộc bầu cử phải bỏ phiếu kín”. Louis-Napoléon Bonaparte định bãi bỏ bỏ phiếu kín vào năm 1851, nhưng gặp phải sự phản đối kịch liệt nên đành thôi. Theo trang web của Quốc hội Pháp, đến năm 1913, bỏ phiếu kín mới được áp dụng trong thực tế bầu cử một cách thường xuyên. Nước Anh áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu kín cho các cuộc bầu cử từ năm 1872; bỏ phiếu kín lần đầu tiên xuất hiện ở Úc vào năm 1856. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang
- chuyển sang bỏ phiếu kín sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1884; c òn hiện tại một số bang cho phép bỏ phiếu qua bưu điện. Trên thực tế, việc bỏ phiếu đôi khi được vận dụng trái với nguyên tắc bỏ phiếu kín. Các phiếu bầu có ghi mã số của cử tri sẽ cho phép những người làm công việc bầu cử đối chiếu mã số và tìm ra tên của cử tri. Ví dụ như ở Singapore, trong mỗi phiếu bầu đều có mã số của cử tri trùng với tên và mã số trong danh sách cử tri. Vì vậy, mặc dù Hiến pháp Singapore quy định việc bỏ phiếu kín, các ph ương thức áp dụng xem ra không đảm bảo cho việc tuân thủ nguyên tắc này. Chính vì vậy, ở một số nước đã có những vụ kiện liên quan đến nguyên tắc bỏ phiếu kín.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển tập đề thi Luật hiến pháp
15 p | 668 | 121
-
Các nguyên tắc bầu cử ở nước ta và thực trạng
5 p | 421 | 67
-
NGUYÊN TẮC BẦU CỬ
1 p | 656 | 57
-
Bài giảng Luật hiến pháp nước ngoài: Bài 3
9 p | 234 | 34
-
Câu hỏi ôn tập dùng cho hình thức thi vấn đáp học phần luật hiến pháp 2
5 p | 236 | 24
-
Bài giảng Luật hiến pháp: Việt Nam Chương 5 - Nguyễn Minh Nhật
14 p | 34 | 11
-
Tài liệu về luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân
15 p | 123 | 6
-
Tìm hiểu về LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
16 p | 113 | 6
-
Vai trò thúc đẩy dân chủ của Tòa án hiến pháp Hàn Quốc
11 p | 70 | 3
-
Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ
10 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn