Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 104 – 111<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH<br />
TRONG VÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THUỶ,<br />
THÀNH PHỐ CẦN THƠ<br />
Đỗ Hữu Nghị1, Cao Thị Kim Chi2, Tăng Thị Ngân1, Tô Minh Chiến1, Nguyễn Minh Tân3<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ<br />
Cục thuế Cần Thơ<br />
3<br />
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 06/04/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
20/06/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2016<br />
Title:<br />
Factors affecting the income of<br />
households in areas affected by<br />
the project in Binh Thuy<br />
district, Can Tho city<br />
Từ khóa:<br />
Thu nhập, hộ gia đình, dự án,<br />
thành phố Cần Thơ<br />
Keywords:<br />
Income, household, project,<br />
Can Tho city<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study was to determine the factors affecting the income of<br />
households in areas affected by the project of Binh Thuy District, Can Tho City.<br />
Methods of multivariate regression analysis was used to test the correlation of<br />
the factors affecting the income of households in areas affected by the project.<br />
The study results showed that 5 factors that affect the income of households in<br />
areas affected by the project such as agricultural labour numbers, nonagricultural labour numbers, the periods influenced by the project, distances<br />
between the households and markets and education level of the household head.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu<br />
nhập của hộ gia đình trong vùng ảnh hưởng của dự án trên địa bàn Quận Bình<br />
Thuỷ, TP. Cần Thơ. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để<br />
kiểm định mối tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ<br />
gia đình trong vùng ảnh hưởng của dự án. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5<br />
nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trong vùng ảnh hưởng của<br />
dự án như số lượng lao động trong nông nghiệp, số lượng lao động ngoài nông<br />
nghiệp, số năm thực hiện dự án, khoảng cách từ nhà đến chợ và trình độ văn<br />
hoá của chủ hộ.<br />
<br />
hội. Quận Bình Thuỷ cũng nằm trong tình hình<br />
chung đó. Quận Bình Thủy là một trong những<br />
quận vùng ven của TP. Cần Thơ. Theo Trung tâm<br />
Phát triển quỹ đất Quận Bình Thủy (2013), trong<br />
những năm gần đây các dự án đã thực hiện trên<br />
địa bàn quận là 27 dự án với tổng diện tích là<br />
147.135 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng 2.416 hộ (bị<br />
mất trắng 504 hộ, còn lại 1.912 hộ bị cắt xén),<br />
trong đó các dự án có số hộ dân bị ảnh hưởng lớn<br />
như dự án cải tạo nâng cấp đường Bùi Hữu Nghĩa<br />
có184 hộ bị ảnh hưởng, dự án xây dựng cơ sở hạ<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh<br />
tế - xã hội của TP. Cần Thơ nói chung và quá<br />
trình đô thị hoá của các quận, huyện nói riêng,<br />
nhu cầu sử dụng đất cho việc phát triển cơ sở hạ<br />
tầng ngày càng cao. Tuy nhiên, công tác giải<br />
phóng mặt bằng và thu hồi đất ở một số quận,<br />
huyện diễn ra còn nhiều bất cập, hạn chế và đời<br />
sống, thu nhập của người dân trong diện bị thu hồi<br />
đất còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó tạo ra nhiều<br />
dư luận không tốt và gây ra nhiều thiệt hại cho xã<br />
104<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 104 – 111<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
tầng khu hành chính trung tâm thể hình thể dục thể<br />
thao Quận Bình Thủy có 198 hộ bị ảnh hưởng,<br />
công trình khu tái định cư phường Long Hòa có<br />
370 hộ dân bị ảnh hưởng, dự án cụm tuyến dân cư<br />
vượt lũ giai đoạn 2 (khu dân cư Trà Nóc) có 95 hộ<br />
bị ảnh hưởng, dự án tường bờ kè sông Trà Nóc có<br />
82 hộ dân bị ảnh hưởng. Bên cạnh những lợi ích<br />
mà các dự án trên mang lại cho người dân thì một<br />
bộ phận không nhỏ người dân bị mất đất được đền<br />
bù nhưng còn gặp nhiều khó khăn như bị mất việc<br />
làm, phải chuyển đổi nghề, thay đổi chỗ ở và chưa<br />
định hướng được những ngành nghề hợp lý để có<br />
thể ổn định cuộc sống. Vấn đề này càng khó khăn<br />
hơn đối với những người dân là nông dân bị thu hồi<br />
đất sản xuất nông nghiệp. Qua đó cho thấy, việc<br />
thu hồi đất của người dân chưa gắn với tạo việc<br />
làm và thu hút họ vào các hoạt động sản xuất công<br />
nghiệp, dịch vụ sau khi thu hồi đất để thực hiện các<br />
dự án. Mặc dù trong quá trình thu hồi đất, chính<br />
quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách<br />
hỗ trợ đối với người dân bị thu hồi đất như bồi<br />
thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển<br />
đổi nghề, hỗ trợ tái định cư nhưng các hoạt hỗ trợ<br />
trên chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó,<br />
với mong muốn đánh giá đúng thực trạng về đời<br />
sống, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng từ việc<br />
thu hồi đất để làm cơ sở cho việc đổi mới chính<br />
sách bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất<br />
và đặc biệt là giải quyết việc làm, nâng cao thu<br />
nhập cho người dân bị thu hồi đất thì cần có các<br />
nghiên cứu khoa học và nghiêm túc. Từ những lý<br />
do trên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
thu nhập cho người dân trong vùng ảnh hưởng của<br />
dự án trên địa bàn Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ<br />
là rất cần thiết.<br />
<br />
thu hồi đất gặp nhiều khó khăn như thu nhập<br />
giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, trong khi các<br />
điều kiện về nhà ở, sinh hoạt, giao thông, tiếp xúc<br />
với các dịch vụ công cộng như khám chữa bệnh,<br />
học hành, mua sắm tốt hơn trước khi bị thu hồi.<br />
Lê Văn Thành (2007) cho rằng, tái định cư không<br />
chỉ đơn thuần là đưa một bộ phận hay một cộng<br />
đồng dân cư từ nơi này đến nơi khác, không chỉ<br />
chăm lo chỗ ở cho một bộ phận dân cư bị di dời<br />
mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố, đặt biệt là<br />
các yếu tố liên quan đến cuộc sống “hậu tái định<br />
cư”, các dự án tái định cư chỉ chăm lo vấn đề nhà<br />
ở của người dân mà chưa chú trọng đến những<br />
yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường cùng<br />
với những vấn đề “vô hình” khác. Mặt khác, Lê<br />
Khương Ninh, Nguyễn Hoa Lệ Tuyết và Huỳnh<br />
Hữu Thọ (2010) cho rằng, công tác quy hoạch đô<br />
thị tại các vùng ven chưa đạt hiệu quả do tình<br />
trạng “treo” của các dự án hay thời gian thực hiện<br />
dự án quá dài làm cho người dân không thể đầu tư<br />
xây dựng, sửa chữa nhà cửa, kinh doanh hay canh<br />
tác trên đất của mình, dẫn đến tăng tỷ lệ thất<br />
nghiệp.<br />
Ngoài ra, Đỗ Văn Xê (2008) cho rằng, người dân<br />
sau khi đến định cư tại các dự án khu dân cư vượt<br />
lũ thì đối mặt với nhiều bất lợi như đất sản xuất<br />
giảm, giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao<br />
động ngoài nông nghiệp và tăng tỷ lệ người không<br />
có việc làm, dẫn đến thu nhập của hộ gia đình<br />
giảm nhẹ so với trước và thấp hơn thu nhập của<br />
hộ gia đình ngoài dự án. Hơn nữa, thu nhập của<br />
hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như số<br />
lượng lao động ngoài nông nghiệp, số lượng lao<br />
động vừa làm trong và ngoài nông nghiệp, số năm<br />
đến định cư, vay vốn tín dụng và gần chợ nông<br />
thôn. Còn theo Lê Khương Ninh (2013) cho rằng,<br />
thu nhập của hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi các<br />
nhân tố như tuổi, giới tính, học vấn, diện tích,<br />
nhân khẩu, dân tộc, khoảng cách từ nhà đến khu<br />
đô thị và nghề nghiệp của nông hộ. Ngoài ra, các<br />
yếu tố có quan hệ đồng biến với thu nhập của<br />
nông hộ là tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ,<br />
dân tộc của hộ, diện tích đất của hộ và nghề<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Cơ sở lý thuyết<br />
Có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến giải tỏa,<br />
đền bù và hỗ trợ từ các dự án cho người dân bị<br />
ảnh hưởng. Các nghiên cứu đều tập trung phân<br />
tích về thu nhập, việc làm và đời sống của người<br />
dân bị ảnh hưởng bởi các dự án. Nguyễn Văn<br />
Khánh (2010) cho rằng, sinh kế của người dân bị<br />
105<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 104 – 111<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
nghiệp. Trong đó, yếu tố nhân khẩu có ảnh hưởng<br />
ngược chiều với thu nhập của hộ.<br />
<br />
làm việc tại khu công nghiệp. Hay trong thời gian<br />
gần đây, Nguyễn Lan Duyên (2014) nghiên cứu<br />
về thu nhập của nông hộ tại An Giang cũng đi đến<br />
kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập<br />
của nông hộ như trình độ học vấn, diện tích đất,<br />
thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ<br />
nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số<br />
lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ<br />
tại An Giang.<br />
<br />
Mặt khác, Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo<br />
Châu, Nguyễn Đinh Yến Oanh, Nguyễn Thị<br />
Thanh Huệ và Trương Toại Nguyện (2012) khi<br />
thực hiện nghiên cứu tác động của khu công<br />
nghiệp đến sự thay đổi thu nhập của người dân bị<br />
thu hồi đất cho rằng có sự thay đổi đáng kể về<br />
sinh kế của người dân bị ảnh hưởng sau khi bị thu<br />
hồi đất, thu nhập của họ không có sự thay đổi<br />
nhiều sau khi bị thu hồi đất. Các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến sự thay đổi thu nhập của hộ dân bị thu<br />
hồi đất là trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động<br />
trong hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất bị<br />
thu hồi, phương án sử dụng tiền đền bù, tham gia<br />
<br />
2.2 Mô hình nghiên cứu<br />
Thông qua các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã<br />
lược khảo, mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ điều<br />
chỉnh các biến với bối cảnh và địa bàn nghiên<br />
cứu. Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:<br />
<br />
Y = α0 + β1LDTNN + β2LDNNN + β3SONAM + β4TINDUNG + β5GANCHO + β6TDHVCH + εi<br />
Bảng 1. Diễn giải các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu<br />
<br />
Tên Biến<br />
<br />
Diễn giải biến đo lường<br />
<br />
Y<br />
<br />
Thu nhập trung bình của hộ gia đình (Triệu đồng/tháng)<br />
<br />
LDTNN<br />
<br />
Số lượng lao động có việc làm trong nông nghiệp (không tính số<br />
người đi học, nội trợ) của hộ gia đình (Người)<br />
<br />
+<br />
<br />
LDNNN<br />
<br />
Số lượng lao động có việc làm ngoài nông nghiệp (không tính số<br />
người đi học, nội trợ) của hộ gia đình (Người)<br />
<br />
+<br />
<br />
SONAM<br />
<br />
Số năm giải quyết thu hồi và bồi thường bởi dự án (Năm)<br />
<br />
-<br />
<br />
TINDUNG<br />
<br />
Biến giả. Khả năng tiếp cận tín dụng<br />
(=1 nếu vay vốn tín dụng, =0 nếu không vay vốn tín dụng)<br />
<br />
+<br />
<br />
GANCHO<br />
<br />
Biến giả. Khoảng cách từ nhà đến chợ<br />
(=1 nếu nhà cách chợ trong bán kính 1 km, = 0 nếu nhà cách chợ<br />
ngoài bán kính 1 km)<br />
<br />
+<br />
<br />
TDHVCH<br />
<br />
Số lớp đi học của chủ hộ (Lớp)<br />
<br />
+<br />
<br />
Kỳ vọng<br />
<br />
(Nguồn: Theo phân tích của tác giả)<br />
<br />
(4) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu hành chính<br />
Trung tâm Thể dục Thể thao Quận Bình Thủy<br />
(198 hộ bị ảnh hưởng). Nghiên cứu sử dụng phiếu<br />
điều tra để phỏng vấn các hộ gia đình bị ảnh<br />
hưởng bởi dự án tại các điểm nghiên cứu trên,<br />
nghiên cứu chọn khoảng 10% hộ gia đình trên<br />
tổng số hộ gia đình bị ảnh hưởng của các dự án,<br />
do đó cỡ mẫu nghiên cứu được chọn là 110 hộ gia<br />
đình bị ảnh hưởng của các dự án.<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Phương pháp thu thập số liệu<br />
Các hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên từ danh<br />
sách những hộ gia đình nằm trong vùng ảnh<br />
hưởng của 4 dự án tại Quận Bình Thủy: (1) Dự án<br />
cải tạo nâng cấp đường Bùi Hữu Nghĩa (184 hộ bị<br />
ảnh hưởng); (2) Dự án đường Vành đai Phi trường<br />
- Nhánh A (280 hộ bị ảnh hưởng); (3) Dự án cải<br />
tạo nâng cấp Quốc lộ 91 (487 hộ bị ảnh hưởng) và<br />
106<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 104 – 111<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Bảng 2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Tên dự án<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Đường Bùi Hữu Nghĩa<br />
<br />
17<br />
<br />
15,45%<br />
<br />
Đường Vành đai Phi trường - Nhánh A<br />
<br />
28<br />
<br />
25,45%<br />
<br />
Trung tâm Thể dục Thể thao quận<br />
<br />
19<br />
<br />
17,27%<br />
<br />
Nâng cấp Quốc lộ 91<br />
<br />
46<br />
<br />
41,81%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
110<br />
<br />
100%<br />
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014)<br />
<br />
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
4.1 Mô tả mẫu khảo sát<br />
<br />
3.2 Phương pháp phân tích số liệu<br />
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để<br />
phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hộ gia đình,<br />
thu nhập, số lao động, số người của hộ gia đình bị<br />
ảnh hưởng của dự án. Phương pháp phân tích hồi<br />
quy đa biến được sử dụng để kiểm định mối tương<br />
quan của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của<br />
các hộ gia đình nằm trong vùng ảnh hưởng của dự<br />
án.<br />
<br />
Các giá trị thống kê ở Bảng 3 mô tả chi tiết thông<br />
tin về đặc điểm của chủ hộ gia đình như tuổi chủ<br />
hộ, trình độ chủ hộ, giới tính, số người và số lao<br />
động của các hộ gia đình có đất bị thu hồi bởi các<br />
dự án tại Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ trong giai<br />
đoạn 2010 - 2012.<br />
<br />
Bảng 3. Mô tả đặc điểm hộ gia đình trong mẫu điều tra<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
28<br />
<br />
70<br />
<br />
44,9<br />
<br />
8,9<br />
<br />
2<br />
<br />
12<br />
<br />
7,8<br />
<br />
2,9<br />
<br />
0*<br />
<br />
1*<br />
<br />
0,6<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Số người/hộ gia đình<br />
<br />
3<br />
<br />
8<br />
<br />
4,6<br />
<br />
1,2<br />
<br />
Số lao động/hộ gia đình<br />
<br />
2<br />
<br />
6<br />
<br />
2,6<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Tuổi chủ hộ gia đình<br />
Trình độ chủ hộ gia đình<br />
Giới tính của chủ hộ gia đình<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014)<br />
*: 0 - Nữ, 1 - Nam<br />
<br />
học, có thể do đa số chủ hộ gia đình trả lời đã lớn<br />
tuổi và do điều kiện khó khăn trước đây nên<br />
không có điều kiện nâng cao trình độ. Giới tính<br />
của chủ hộ có mức trung bình là 0,6 và có độ lệch<br />
chuẩn thấp là 0,5 điều này có nghĩa là giới tính tập<br />
trung ở nam giới nhiều hơn. Cụ thể, trong số 110<br />
hộ được điều tra thì có 66 chủ hộ gia đình là nam<br />
chiếm 60% và có 44 chủ hộ là nữ chiếm 40%.<br />
<br />
Theo kết quả từ Bảng 3 cho thấy, tuổi của chủ hộ<br />
gia đình cũng tương đối cao. Cụ thể, chủ hộ gia<br />
đình nhỏ tuổi nhất là 28 tuổi và cao nhất là 70<br />
tuổi, với mức tuổi trung bình là 44,9 tuổi. Nhưng<br />
độ lệch chuẩn ở mức thấp (8,9) chứng tỏ rằng độ<br />
tuổi của các chủ hộ phân tán đều và tập trung.<br />
Trình độ của chủ hộ gia đình thấp nhất là 2 và cao<br />
nhất là 12, trình độ ở mức trung bình là 7,8; độ<br />
lệch chuẩn ở mức tương đối thấp (2,9) điều này<br />
cho thấy trình độ của chủ hộ gia đình phân tán đều<br />
và tập trung ở mức tương đối thấp. Nhìn chung,<br />
trình độ học vấn trong mẫu khảo sát ở đây thấp,<br />
không có chủ hộ nào có trình độ trên 12 năm đi<br />
<br />
Ngoài ra, từ Bảng 3 cho thấy số nhân khẩu của<br />
110 hộ gia đình trong mẫu điều tra ở mức trung<br />
bình thấp, với mức nhỏ nhất là 3 người và lớn<br />
nhất là 8 người, số lượng nhân khẩu trung bình<br />
của các hộ là 4,6 và độ lệch chuẩn ở mức thấp là<br />
107<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 104 – 111<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
1,2 chứng tỏ rằng số lượng nhân khẩu trong các<br />
hộ gia đình tập trung và phân tán đều. Mặt khác,<br />
kết quả nghiên cứu từ 110 hộ gia đình từ mẫu<br />
khảo sát, thì số lượng lao động của các hộ gia<br />
đình ít nhất là 2 lao động và nhiều nhất là 6 lao<br />
động, điều này cho thấy số lượng tham gia lao<br />
động cũng không nhiều, trung bình khoảng 2,6 lao<br />
động/hộ và có độ lệch chuẩn khá nhỏ là 0,8. Qua<br />
đó cho thấy không có sự chênh lệch cao về số<br />
lượng lao động hay phân phối lao động tại hộ gia<br />
đình là tập trung hơn, số người tham gia lao động<br />
trong các hộ gia đình tương đối đều.<br />
<br />
4.2 Cơ cấu nguồn thu nhập của hộ gia đình<br />
Các hộ gia đình khi bị ảnh hưởng thu hồi đất bởi<br />
các dự án, thường không chỉ ảnh hưởng đến chỗ<br />
ở, việc làm mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật<br />
chất, tinh thần của họ và cũng không kém phần<br />
quan trọng là tác động làm ảnh hưởng đến thu<br />
nhập của họ. Từ Bảng 4 cung cấp thêm những<br />
thông tin về thu nhập của các hộ gia đình bị ảnh<br />
hưởng thu hồi đất bởi các dự án trên địa bàn Quận<br />
Bình Thủy, TP. Cần Thơ trong giai đoạn 2010 2012.<br />
<br />
Bảng 4. Nguồn thu nhập của hộ gia đình<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Phần trăm<br />
<br />
75<br />
<br />
68%<br />
<br />
1<br />
<br />
1%<br />
<br />
Từ buôn bán dịch vụ<br />
<br />
32<br />
<br />
29%<br />
<br />
Tiền lương tiền công<br />
<br />
61<br />
<br />
55%<br />
<br />
1<br />
<br />
1%<br />
<br />
Lãi suất, lợi tức<br />
<br />
13<br />
<br />
12%<br />
<br />
Từ nguồn khác<br />
<br />
8<br />
<br />
7%<br />
<br />
110<br />
<br />
100%<br />
<br />
Nguồn thu nhập<br />
Từ sản xuất nông nghiệp<br />
Từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp<br />
<br />
Bảo hiểm, trợ cấp<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014)<br />
<br />
Kết quả từ Bảng 4 cho thấy, cơ cấu nguồn thu<br />
nhập của hộ gia đình từ các hoạt động như: Từ<br />
sản xuất nông nghiệp có 75/110 hộ và chiếm 68%.<br />
Hơn nữa, có 32/110 hộ gia đình có thu nhập từ<br />
buôn bán dịch vụ và chiếm 29%. Bên cạnh đó, thu<br />
nhập từ tiền lương tiền công thì có 61/110 hộ gia<br />
đình và chiếm 55%. Đối với thu nhập từ lãi suất<br />
hay lợi tức thì có 13/110 hộ gia đình, chiếm 12%.<br />
Mặt khác, thu nhập từ nguồn khác thì cũng không<br />
có nhiều hộ, cụ thể hơn chỉ có 8 hộ và chiếm 7%.<br />
Riêng đối với thu nhập từ sản xuất tiểu thủ công<br />
nghiệp và bảo hiểm hay trợ cấp thì chỉ có 1 hộ cho<br />
từng nguồn và chiếm 1%. Qua đó cho ta thấy<br />
phần lớn các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ<br />
các nguồn như sản xuất nông nghiệp, tiền lương<br />
<br />
tiền công và buôn bán dịch vụ.<br />
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu<br />
nhập của hộ gia đình<br />
Kết quả phân tích hồi quy đa biến từ Bảng 5 cho<br />
thấy, hệ số xác định thay đổi R2 = 52,20% là<br />
tương đối lớn, có nghĩa 52,20% sự thay đổi của<br />
thu nhập được giải thích bởi các biến độc lập đưa<br />
vào trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu<br />
nhập của hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án, còn<br />
lại do các nhân tố khác chưa đưa vào mô hình<br />
nghiên cứu. Hệ số Sig. = 0,00 của kiểm định tính<br />
phù hợp của mô hình nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%,<br />
chứng tỏ mô hình phù hợp. Hệ số độ phóng đại<br />
phương sai VIF của các biến trong mô hình đều<br />
108<br />
<br />