Các nhân tó ảnh hưởng . . .<br />
<br />
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG TIÊU DÙNG<br />
CÁ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG<br />
HỢP NGƯỜI DÂN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ<br />
Lê Thị Diệu Hiền*, Nguyễn Quốc Nghi*, Nguyễn Ánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng<br />
cá của người dân thành thị, thành phố Cần Thơ. Các phương pháp kiểm định Cronbach Alpha,<br />
phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Số<br />
liệu của nghiên cứu được thu thập từ 202 người tiêu dùng ở khu vực thành thị, thành phố Cần Thơ.<br />
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành<br />
thị, bao gồm:tuổi tác, giới tính, thái độ tiêu dùng, giá trị cảm nhận, nhận thức kiểm soát hành vi<br />
và niềm tin vào nguồn thông tin. Trong đó, nhân tố thái độ tiêu dùng có tác động mạnh nhất đến xu<br />
hướng tiêu dùng cá của người dân thành thị, thành phố Cần Thơ.<br />
Từ khóa: cá, xu hướng tiêu dùng, người dân thành thị, thành phố Cần Thơ.<br />
<br />
FACTORS AFFECTING FISH CONSUMPTION TRENDS OF THE URBAN<br />
PEOPLE IN CAN THO CITY<br />
ABSTRACT<br />
A study aims identifying factors affecting fish consumption trends of urban population in<br />
Can Tho city. The Cronbach’s Alpha test, Exploratory factor analysis (EFA) and Multivariate linear<br />
regression (MLR) were used in the study. Research data were collected from 202 consumers in urban<br />
areas in Can Tho city. The research result showed that there are 6 factors affecting fish consumption<br />
trends including age, gender, consumer attitudes, perceived value, perceived behavioral control and<br />
trust in information sources. In particular, consumer attitudes have the strongest influence on fish<br />
consumption trends of the urban people in Can Tho city.<br />
Key word: fish consumption, trends, urban people, Can Tho city.<br />
<br />
* ThS, GV. Trường Đại học Cần Thơ<br />
<br />
79<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá được biết đến như là thực phẩm có<br />
giá trị dinh dưỡng cao và là thành phần<br />
quan trọng trong chế độ ăn uống, sức khỏe<br />
của con người. Cá không chỉ cung cấp<br />
protein và axit béo thiết yếu mà còn rất<br />
nhiều chất dinh dưỡng khác. Thời gian gần<br />
đây, chất lượng cuộc sống của người dân<br />
thành thị ngày càng cao, từ đó nhận thức<br />
về tiêu dùng cá ngày càng tốt hơn, cá và<br />
các loại thực phẩm chế biến từ cá được tiêu<br />
thụ nhiều hơn vì có lợi cho sức khỏe. Các<br />
nghiên cứu về xu hướng tiêu dùngcá của<br />
người dân ở khu vực thành thị ở các nước<br />
trên thế giới đã được thực hiện khá nhiều,<br />
tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về<br />
xu hướng tiêu dùngcá vẫn còn rất hạn chế.<br />
Đồng bằng sông Cửu Long được biết<br />
đến là nơi cung cấp lượng thủy sản lớn<br />
nhất cho cả nước, là vùng giàu tiềm năng<br />
đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Là<br />
trung tâm của vùng, thành phố Cần Thơ<br />
được cung cấp nguồn nguyên liệu thủy, hải<br />
sản đặc biệt là các loại cá nước ngọt và cả<br />
nước mặn cho sản xuất và tiêu dùng rất dồi<br />
dào. Mức thu nhập và điều kiện sống của<br />
người dân ở khu vực thành thị, thành phố<br />
Cần Thơ ngày càng được nâng cao. Theo<br />
đó, sự lựa chọn trong tiêu dùng các sản<br />
phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe và<br />
cuộc sống cũng ngày càng khắt khe hơn.<br />
Chính vì vậy, làm thế nào để đáp ứng nhu<br />
cầu tiêu dùng cá ngày càng cao của người<br />
dân thành thị thành phố Cần Thơ được xem<br />
là chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa. Kết quả<br />
của nghiên cứu này sẽ chỉ ra các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng cá của<br />
người dân thành thị thành phố Cần Thơ,<br />
đây là thông tin khoa học hữu ích giúp cho<br />
các tác nhân tham gia cung ứng sản phẩm<br />
<br />
cá cho khu vực thành thị nắm bắt được thị<br />
hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó<br />
xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình<br />
nghiên cứu<br />
Xu hướng tiêu dùng hay ý định mua<br />
được xem là yếu tố trung tâm trong mô<br />
hình nghiên cứu. Theo Triandis (1989),<br />
xu hướng tiêu dùng là sự hướng dẫn mà<br />
con người tự đưa ra cho mình để thực hiện<br />
hành vi theo một cách cụ thể nào đó. Theo<br />
Davis (1989), xu hướng tiêu dùng đề cập<br />
đến dự định của khách hàng sẽ mua (hoặc<br />
sử dụng) hàng hoá (dịch vụ), có mối quan<br />
hệ chặt chẽ đến hành vi mua thực sự. Ajzen<br />
& Fishbein (1975) đã chứng minh rằng xu<br />
hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán và cũng<br />
giải thích xu hướng tiêu dùng thông qua hai<br />
yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan. Ajzen<br />
(1991) xây dựng lý thuyết hành vi dự định<br />
TPB (Theory of Planned Behaviour) bằng<br />
cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm<br />
soát hành vi vào mô hình TRA (Theories<br />
Of Reasoned Action). Thành phần nhận<br />
thức kiểm soát hành vi phản ánh mức độ<br />
dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành<br />
vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có các<br />
nguồn lực và các cơ hội để hành vi được<br />
thực hiện. Dodds et al (1991) đã xây dựng<br />
mô hình kiểm định các quan hệ trực tiếp<br />
và gián tiếp giữa các tính hiệu ngoại sinh<br />
(giá, nhận thức thương hiệu, nhận diện<br />
nhãn hàng) lên việc đánh giá sản phẩm của<br />
người mua về các nhân tố liên quan đến<br />
nhận thức và có tác động đến xu hướng<br />
tiêu dùng.<br />
Jalal Ahamed (2009) khi nghiên cứu về<br />
thái độ tiêu dùng cá của người dân thành<br />
phố Dhaka đã chỉ ra rằng các yếu tố trong<br />
80<br />
<br />
Các nhân tó ảnh hưởng . . .<br />
<br />
TPB có tác động tích cực đến xu hướng<br />
tiêu dùng cá, ngoài ra Dhaka (2009) còn<br />
bổ sung thêm các yếu tố như: sự thuận<br />
tiện, nhận thức rủi ro, kiến thức, niềm<br />
tin. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng<br />
được xem là có ảnh hưởng đến sự lựa chọn<br />
thực phẩm nói chung như: sự thuận tiện,<br />
cảm giác thu hút, giá cả, tính quen thuộc<br />
(Steptoe et al, 1992), quản lý ấn tượng,<br />
mối quan tâm đạo đức (Martins & Pliner,<br />
1998), chính trị và tôn giáo (Lindeman<br />
& Vaananen, 2000; Bonne et al., 2007).<br />
Trong nghiên cứu của mình, Olsen (2004)<br />
cho rằng thái độ hành vi là yếu tố cơ bản<br />
để giải thích hành vi tiêu dùng thực phẩm<br />
cũng như trong tiêu dùng thủy sản. Bốn<br />
yếu tố quan trọng trong việc hình thành xu<br />
hướng tiêu dùng thủy sản là: hương vị, ác<br />
cảm (ảnh hưởng tiêu cực), dinh dưỡng và<br />
chất lượng/độ tươi (Olsen, 2004). Hải sản<br />
nói chung và cá nói riêng được xem là một<br />
thực phẩm lành mạnh và đồng thời là thực<br />
phẩm ngon hơn so với thịt (Olsen, 2004,<br />
Verbeke & Vackier, 2005). Tuy nhiên, có<br />
một số thuộc tính (tức là mùi khó chịu và<br />
xương), đó là những thuộc tính gây cản trở<br />
việc tiêu dùng cá (Olsen, 2004). Các thuộc<br />
<br />
tính khác như giá cả và sự tiện lợi cũng có<br />
tác động đến xu hướng tiêu dùng cá. Ngoài<br />
ra, yếu tố chuẩn bị phức tạp và quy trình<br />
chế biến được xem là yếu tố ảnh hưởng<br />
không tích cực đến tiêu dùng cá (Gofton,<br />
1995).Thông qua nghiên cứu lý thuyết<br />
về xu hướng tiêu dùng và tham khảo các<br />
nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu<br />
các nhân tố ảnh hưởng đếnxu hướng tiêu<br />
dùng cá của người dân khu vực thành thị,<br />
thành phố Cần Thơ được thiết lập (hình 1).<br />
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến xu hướng tiêu dùng cá của người dân<br />
thành phố Cần Thơ được tiến hành qua<br />
3 bước. Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy<br />
Cronbach Alpha để kiểm định mức độ<br />
tương quan chặt chẽ của các mục hỏi trong<br />
thang đo. Bước 2: Sử dụng phương pháp<br />
phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác<br />
định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng<br />
tiêu dùng cá của người dân thành thị, thành<br />
phố Cần Thơ. Bước 3: Sử dụng mô hình<br />
hồi quy tuyến tính đa biến nhằm xác định<br />
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến<br />
xu hướng tiêu dùng cá của người dân thành<br />
thị, thành phố Cần Thơ.<br />
<br />
81<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
82<br />
<br />
Các nhân tó ảnh hưởng . . .<br />
<br />
2.2. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Để ứng dụng mô hình nghiên cứu vào<br />
thực tiễn, số liệu của nghiên cứu được thu<br />
thập theo phương pháp chọn mẫu thuận<br />
tiện với đối tượng nghiên cứu là người dân<br />
ở khu vực thành thị tại thành phố Cần Thơ.<br />
Theo Gorsuch (1983) phân tích nhân tố<br />
nên đảm bảo cỡ mẫu ít nhất là 200 quan<br />
sát, còn Hair et al (1998) cho rằng kích cỡ<br />
mẫu bằng ít nhất 4 hoặc 5 lần biến quan<br />
sát. Từ đó, công thức tính cỡ mẫu được xác<br />
định như sau: n ≥ 5p, trong đó N là kích<br />
thước mẫu, p là số biến quan sát có trong<br />
mô hình. Như vậy, với 38 biến quan sát,<br />
mô hình có ý nghĩa khi cỡ mẫu lớn hơn<br />
190. Vì vậy, trong giới hạn của đề tài, tác<br />
giả đã tiến hành phỏng vấn 202 quan sát.<br />
Cỡ mẫu được phân bổ như sau:<br />
<br />
Bước 1: Kiểm định độ tin cậy thang đo<br />
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha để<br />
đánh giá độ tin cậy của thang đoxu hướng<br />
tiêu dùng cá của người dân thành phố Cần<br />
Thơ cho thấy: hệ số Cronbach’s Alpha của<br />
các thang đo đều đạt trên 0,6. Thông thường,<br />
Cronbach’s Alpha đạt từ 0,7 trở lên thì sử<br />
dụng được (Trọng & Ngọc, 2008). Tuy<br />
nhiên, đối với các trường hợp nghiên cứu<br />
mới hoặc các tiêu chí đo lường là mới đối với<br />
đối tượng được nghiên cứu thì Cronbach’s<br />
Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 vẫn sử dụng<br />
được (Hair et al, 1998). Qua quá trình lược<br />
khảo tài liệu, nghiên cứu về xu hướng tiêu<br />
dùng cá chưa được thực hiện trước khi<br />
nghiên cứu này được triển khai, vì thế các<br />
khái niệm trong nghiên cứu này được xem là<br />
mới đối với người dân thành thị, thành phố<br />
Cần Thơ. Chính vì thế, kết quả kiểm định<br />
thang đo của nghiên cứu đạt từ 0,6 là có thể<br />
sử dụng để phân tích EFA. Bên cạnh đó, hệ<br />
số tương quan giữa biến – tổng cũng chỉ ra 8<br />
biến cần loại khỏi mô hình nghiên cứu vì có<br />
giá trị nhỏ hơn 0,3 (Nunnally, 1978; Peterson,<br />
1994; Slater, 1995). Các biến bị loại bao<br />
gồm: (GT4) Cá có giá rẻ so với thực phẩm<br />
khác, (GT6) Ăn cá là phù hợp với túi tiền<br />
của tôi, (TT4) Dễ dàng để bảo quản, (TT5)<br />
Phù hợp với chuẩn bị nhiều món ăn, (CQ3)<br />
Đặc điểm về văn hóa/tôn giáo muốn tôi ăn cá<br />
thường xuyên, (KT4) Tôi có rất nhiều kiến<br />
thức để đánh giá chất lượng của cá tươi và<br />
có nguy hiểm để ăn hoặc không, (RR5) Mua<br />
và tiêu dùng cá không khẳng định được đẳng<br />
cấp tiêu dùng của tôi, (NT4) Tôi tin tưởng<br />
về các thông tin liên quan đến sản phẩm cá<br />
từ quảng cáo truyền hình. Vì vậy, 27 biến<br />
còn lại được sử dụng trong phân tích nhân tố<br />
khám phá tiếp theo.<br />
<br />
Bảng 1: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn<br />
nghiên cứu<br />
Địa bàn<br />
<br />
Số quan sát<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Quận Ninh Kiều<br />
<br />
78<br />
<br />
38,61<br />
<br />
Quận Cái Răng<br />
<br />
81<br />
<br />
40,10<br />
<br />
Quận Bình Thủy<br />
<br />
20<br />
<br />
9,90<br />
<br />
Quận Ô Môn<br />
<br />
23<br />
<br />
11,39<br />
<br />
202<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2013<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
THẢO LUẬN<br />
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến xu hướng tiêu dùng cá người dân<br />
thành thị, thành phố Cần Thơ, phần mềm<br />
SPSS 16.0 được sử dụng để hỗ trợ phân<br />
tích, kết quả kiểm định mô hình nghiên<br />
cứu như sau:<br />
<br />
83<br />
<br />