Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm hướng tới xác định các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA NỮ SINH ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Tuấn Huy*, Trần Đan Khuê, Nguyễn Thị Mỹ Duyên Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trương Thị Ngọc Hân TÓM TẮT Sau những biến động của đại dịch Covid-19, khởi nghiệp là hoạt động tiềm năng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trở lại bình thường. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 400 nữ sinh đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm cả định tính và định lượng, dữ liệu được đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết nghiên cứu về sự tác động này. Kết quả cho thấy, ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chịu tác động của 6 nhân tố đó là: Thái độ cá nhân, Chuẩn chủ quan, Sự tự chủ, Môi trường giáo dục, Nhận thức tính khả thi và Nguồn vốn, trong đó, Sự tự chủ tác động nhiều nhất. Từ kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của nữ sinh. Từ khóa: khởi nghiệp, nữ sinh, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. TỔNG QUAN Trong nền kinh tế hiện nay, sản phẩm hoặc dịch vụ có tính đột phá là tiền đề đóng góp vào sự tăng trưởng của quốc gia và sức cạnh tranh của tất cả các nước. Quá trình khởi nghiệp là một hành trình mà các cá nhân, tổ chức luôn tìm kiếm cơ hội, huy động nguồn lực và chấp nhận rủi ro vì mục tiêu tạo việc làm và sản sinh giá trị thặng dư cho xã hội. Cho đến nay, thời điểm bình thường hóa, để từng bước bù đắp những tổn thất kinh tế do Đại dịch Covid gây ra, thúc đẩy phát huy tiềm năng lợi thế của đất nước thì hoạt động khởi nghiệp là điều cần thiết. Vì lý do đó, nghiên cứu hướng tới xác định các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Khái niệm khởi nghiệp Có nhiều quan điểm, định nghĩa về khởi nghiệp được các nhà nghiên cứu đưa ra theo những góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau như: “Khởi nghiệp là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong việc kinh doanh của chính mình” (Koe & cộng sự, 2012). Hay “Khởi nghiệp là hành động tạo ra một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp đồng thời chịu mọi rủi ro với hy vọng kiếm được lợi nhuận và dẫn dắt nó theo hướng riêng của cá nhân” (Ferreira, 2022). 975
- 2.1.2. Khái niệm ý định Ý định là niềm tin (Marusic & Schwenkler, 2018). Theo Britannica (2020), ý định trong logic học và tâm lý học, là khái niệm được sử dụng để mô tả một phương thức tồn tại hoặc mối quan hệ. Nghiên cứu này sử dụng cách hiểu của Chhabra và cộng sự (2020), ý định là một trạng thái trí tuệ hay còn gọi là trạng thái tinh thần, trong đó mọi người có động lực để tập trung vào một mục tiêu cụ thể. 2.1.3. Khái niệm ý định khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp của một người còn là định hướng tinh thần như mong muốn, ước muốn và hy vọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn khởi nghiệp của người đó (Peng & cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, Kong và cộng sự (2020) còn cho rằng ý định khởi nghiệp là một trạng thái tâm lý, nó hướng sự chú ý của chúng tôi đến mục tiêu kinh doanh nhất định để đạt được kết quả kinh doanh. Đây cũng là sự công nhận mới đối với việc phát triển kinh doanh cá nhân hoặc tạo ra giá trị mới trong các doanh nghiệp hiện có. 2.1.4. Khái niệm sinh viên Theo Luật Giáo dục Đại học (2019), sinh viên là những học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hệ thống: cao đẳng, đại học. Trong nghiên cứu này, sinh viên sẽ được hiểu là người đi học đại học, cao đẳng chuyên sâu về một nghề nào đó để khi ra trường có thể phụng sự xã hội (Lê Quang Hùng, 2021). Quan điểm này dễ hiểu và phù hợp với nội dung nghiên cứu của nhóm. 2.2. Các nghiên cứu liên quan Nghiên cứu này dựa vào ba mô hình lý thuyết được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu ý định khởi nghiệp để hiểu rõ hơn về ý định khởi nghiệp của nữ sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp, đó là lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EET). TPB của Ajzen (1991) với các nhân tố tác động đến ý định hành động là thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi theo nhận thức. TRA của Fishbein (1967), Ajzen và Fishbein (1977) cho thấy ý định hành vi được quyết định bởi thái độ trực tiếp của cá nhân đối với việc thực hiện hành vi và chuẩn chủ quan gắn liền với một hành vi. EET của Shapero và Sokol (1982) giải thích rằng sự kiện khởi nghiệp xảy ra phụ thuộc vào cảm nhận mong muốn cá nhân, tính khả thi và xu hướng hành động. 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu “Ảnh hưởng của giới tính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội” (Lê Duy Thắng & cộng sự, 2019), đánh giá sự khác biệt về giới tính trong sự hình thành ý định khởi nghiệp, cho thấy nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” có sự ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp. Nhân tố kế đến là “Thái độ đối với khởi nghiệp”, cuối cùng là “Chuẩn mực niềm tin”. Gần đây nhất là nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khóa 47 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long” (Nguyễn Trung Tiến & cộng sự, 2021) cho thấy có 6 yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên lần lượt theo thứ tự tác động giảm dần là: Đặc điểm cá nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Môi trường xã hội, Ủng hộ khởi nghiệp và Tiếp cận tài chính. 2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài 976
- “Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại Bangladesh” (Shabnaz & Islam, 2021) đã xác định các nhân tố có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là: Sự tự chủ, Tài chính và sự hỗ trợ từ chính phủ, Thiếu kỹ năng khởi nghiệp, Cơ hội từ thị trường và Luật pháp. Nghiên cứu “Kiểm tra sự ảnh hưởng của nhân khẩu học, xã hội và môi trường đến ý định kinh doanh” (Dubey & Shahu, 2022) đã đề xuất các nhân tố: Nhân khẩu học, Xã hội, Môi trường kinh doanh để nghiên cứu ý định của sinh viên tại thời điểm sau Covid - 19 và thất nghiệp đang là một vấn đề lớn đối với Ấn Độ. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng lần lượt theo thứ tự mức độ tác động giảm dần là: Xã hội, Môi trường kinh doanh, Nhân khẩu học. 2.3. Mô hình nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và các giả thuyết trên, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết như sau: Giả thuyết H1: Thái độ cá nhân có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh. Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh. Giả thuyết H3: Môi trường giáo dục có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh. Giả thuyết H4: Nguồn vốn có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh. Giả thuyết H5: Sự tự chủ có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh. Giả thuyết H6: Nhận thức tính khả thi có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh. Thái độ cá nhân Chuẩn chủ quan H1 H2 Môi trường giáo dục Ý định khởi H3 nghiệp của nữ Nguồn vốn H4 sinh H5 Sự tự chủ H6 Nhận thức tính khả thi Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm cả định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp phỏng vấn các đối tượng có liên quan nhằm xác định mô hình nghiên cứu và xây dựng bảng khảo sát. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên 400 phiếu khảo sát. Các biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5. Dữ liệu được phân tích bằng phần 977
- mềm SPSS thông qua kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo như sau: Có 2 thang đo có độ tin cậy chấp nhận được là Ý định khởi nghiệp (0,643) và Chuẩn chủ quan (0,670), các thang đo còn lại có độ tin cậy tốt (0,719 – 0,828). Như vậy, các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và tất cả các biến quan sát tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. 3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Nghiên cứu trải qua hai lần phân tích EFA, kết quả cuối cùng cho thấy, hệ số KMO = 0,864 > 0,5 chứng tỏ dữ liệu phù hợp cao cho việc phân tích nhân tố, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett (Sig) nhỏ hơn 0,05 và có 6 nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 60,381% > 50% như vậy việc phân tích nhân tố là tốt. Cụ thể các nhân tố là: Sự tự chủ, Môi trường giáo dục, Thái độ cá nhân, Nhận thức tính khả thi, Chuẩn chủ quan và Nguồn vốn. 3.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Kết quả phân tích hồi quy như sau: Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,567 chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu. Nói cách khác 56,7% ý định khởi nghiệp của nữ sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là do mô hình hồi quy giải thích. Phần còn lại là do các nhân tố khác và sai số. Kiểm định Durbin Watson = 1,824 nằm trong khoảng [1 < D < 3], cho thấy không có hiện tượng tương quan của phần dư. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy kiểm định F có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) và mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể. Bảng 1. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số chuẩn Thống kê cộng Hệ số chưa chuẩn hóa Mô hóa tuyến t Sig. hình Sai số B Beta Tolerance VIF chuẩn Hằng số 0,647 0,124 5,225 0,000 STC 0,245 0,035 0,286 6,981 0,000 0,649 1,542 MTGD 0,160 0,032 0,198 5,033 0,000 0,703 1,423 TD 0,123 0,027 0,182 4,500 0,000 0,664 1,507 TKT 0,122 0,028 0,166 4,291 0,000 0,729 1,373 NV 0,080 0,023 0,129 3,486 0,001 0,797 1,254 CCQ 0,084 0,024 0,131 3,526 0,000 0,786 1,271 Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm tác giả Tất cả các biến độc lập đều có: Sig. < 0,05, hệ số VIF < 2 và hệ số Tolerance > 0,5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Vậy mô hình hồi quy đa biến chuẩn hóa như sau: Y = 0,286*STC + 0,198*MTGD + 0,182*TD + 0,166*TKT + 0,131*CCQ + 0,129*NV 978
- 4. KẾT LUẬN Sau khi phân tích, các biến quan sát được nhóm thành 6 nhân tố với 24 biến quan sát đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy cả 6 nhân tố đều tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh TP. Hồ Chí Minh, trong đó: Sự tự chủ có tác động nhiều nhất, kế tiếp lần lượt là Môi trường giáo dục, Thái độ cá nhân, Nhận thức tính khả thi, Chuẩn chủ quan và Nguồn vốn. Dựa theo kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị như sau: 4.1. Đối với sự tự chủ Để phát huy tinh thần tự chủ, các bậc phụ huynh có thể chu cấp tiền sinh hoạt ít hơn và khích lệ các bạn tự tìm việc làm thêm. Nhà trường cần tổ chức nhiều lớp học, hội thảo,... đào tạo về lợi ích của sự tự chủ, các cuộc thi khởi nghiệp cá nhân hay đảm nhiệm một vai trò nào đó trong các dự án của tổ chức, để các bạn có thể phát huy năng lực cá nhân và có tinh thần trách nhiệm cao hơn. Các cá nhân phải tự chủ, tự quyết định mọi việc trong cuộc sống. Chủ động tìm kiếm và nắm bắt cơ hội, tự tạo động lực để trải nghiệm. 4.2. Đối với môi trường giáo dục Chương trình học cần tinh gọn, rút ngắn thời gian, hạn chế những môn không còn phù hợp, bổ sung nhiều môn mang tính trải nghiệm thực tế để các bạn có điều kiện tiếp cận với môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và các hoạt động xã hội để khơi gợi hoặc giúp sinh viên phát hiện ra sở thích đam mê của mình. Cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường hỗ trợ các nguồn lực đối với dự án non trẻ, có chính sách vay vốn. Cần khảo sát ý kiến định kỳ của sinh viên về vấn đề khởi nghiệp, nhằm nắm bắt được nhu cầu khởi nghiệp nhanh chóng và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của các bạn. 4.3. Đối với thái độ cá nhân Các bạn cần từ bỏ tâm lý ỷ lại vào gia đình, đừng cố gắng để tìm được một tấm chồng giàu để dựa dẫm hay đừng quá tự ti vì tâm lý phụ nữ là chỉ nên lo việc nội trợ và chăm sóc gia đình như thời trọng nam khinh nữ. Trước đây phụ nữ là hậu phương, là ở phía sau ủng hộ cho đàn ông. Nhưng hiện nay là sánh bước, là đi cùng, là kề cận. Tất cả đều phải có sự chủ động, phải có va vấp, có kinh nghiệm, có sự tự chủ thì mới khiến bản thân hoàn thiện và trở thành phiên bản tốt nhất của chính cuộc đời mình. 4.4. Đối với nhận thức tính khả thi Khởi nghiệp đòi hỏi cá nhân luôn phải biết chấp nhận khi thất bại vì không ai dám đảm bảo là thành công cả. Việc thất bại không có nghĩa là từ bỏ mà nó sẽ là kinh nghiệm và bài học thực tế, xem thất bại là đòn bẩy, bàn đạp thử nghiệm cho những thành công, bước tiến sau này. Khi khởi nghiệp nên biết tích lũy đủ kiến thức, tri thức, kinh nghiệm... từ những người đi trước và dấn thân vào công việc thực tế, luôn luôn học hỏi từ người khác, thành công không khoe khoang, thất bại không từ bỏ có như vậy bản thân mới ngày càng hoàn thiện, trưởng thành. 4.5. Đối với chuẩn chủ quan Các trường đại học cần có bộ phận cố vấn và huấn luyện về lĩnh vực khởi nghiệp được đảm nhiệm bởi các doanh nhân có kinh nghiệm để cung cấp các thông tin trực tiếp thông qua lời khuyên, hướng dẫn và phản hồi, giúp các bạn nữ sinh hiểu rõ hơn về quy trình khởi nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp, trường học hay các nhà đầu tư cần đẩy mạnh việc phổ cập, tăng khả năng hiển thị thông qua các phương tiện 979
- (Facebook, Instagram, Tiktok...) nhằm giúp tinh thần khởi nghiệp của các bạn nữ được thúc đẩy và truyền cảm hứng từ những câu chuyện thành công của họ. Mỗi cá nhân cần có chính kiến trước những lời đánh giá, phán xét hay ý kiến của người khác, luôn tiếp thu và áp dụng những tư tưởng, nhìn nhận mới mẻ. 4.6. Đối với nguồn vốn Gia đình hỗ trợ vốn hoặc giúp đỡ các bạn huy động vốn để kinh doanh, vì các bạn đang đối tượng sinh viên khả năng vay vốn thành công không cao và số tiền không đủ nhiều để khởi nghiệp. Nhà trường nên hỗ trợ vốn cho các bạn khởi nghiệp với lãi suất thấp, hay phối hợp cùng các doanh nghiệp tiềm năng tạo điều kiện cấp vốn cho các dự án tiềm năng và có khả năng phát triển. Các bạn nữ phải chủ động tìm kiếm, huy động vốn từ trung tâm hỗ trợ vốn khởi nghiệp, tổ chức tín dụng hay các chủ đầu tư tiềm năng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen & Fishbein, (1977). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to theory and research. Philosophy and Rhetoric, 10(2). 2. Britannica T. (2020). Editors of Encyclopaedia. Argon. Encyclopedia Britannica. 3. Dubey & Shahu. (2022). Examining the effects of demographic, social and environmental factors on entrepreneurial intention. Management Matters, (ahead-of-print). 4. Ferreira, N. M. (2022, December 7). What Is Entrepreneurship? Detailed Definition and Meaning. Retrieved from https://www.oberlo.com/blog/what-is-entrepreneurship 5. Fishbein. (1967). Readings in attitude theory and measurement. 6. Koe & cộng sự. (2012). Determinants of entrepreneurial intention among millennial generation. Procedia – Social and Behavioral Sciences, 40, Pp. 197–208. 7. Kong, F., Zhao, L., & Tsai, C. H. (2020). The relationship between entrepreneurial intention and action: the effects of fear of failure and role model. Frontiers in Psychology, 11, 229. 8. Thắng, L.D., Trang, N.T.K., & Nhi, T.T.L. (2019). Ảnh hưởng của giới tính tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội. 9. Luật Giáo dục Đại học. (2019, 6, 14). Do Văn phòng Quốc hội Việt Nam ban hành. 10. Marušić, B., & Schwenkler, J. (2018). Intending is believing: A defense of strong cognitivism. Analytic philosophy, 59(3), 309-340. 11. Tiến, N.T., Thi, N.D., Anh T.H., & Rớt, N.V., (2021). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khóa 47 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long. Tạp chí công thương, các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, 26. 12. Peng & cộng sự. (2019). Determinants of social entrepreneurial intentions for educational programs. J. Public Aff, 19, Pp. 1–11, DOI: 10.1002/pa.1925. 13. Shabnaz, S., & Islam, N. (2021). A study on entrepreneurial intention of university students in Bangladesh. International Business Research, 14(10), 13-24. 980
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hoá
7 p | 2487 | 416
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
5 p | 880 | 300
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
13 p | 732 | 47
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại trường Đại học Lao động – xã hội (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh)
10 p | 613 | 40
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
5 p | 891 | 40
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng tại thành phố Nha Trang
8 p | 440 | 22
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua mặt hàng nước giải khát không cồn của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 366 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông
113 p | 92 | 10
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế tỉnh Hậu Giang
14 p | 106 | 8
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ của hệ thống siêu thị Hapro mart Hà Nội
9 p | 119 | 8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi sự doanh nghiệp cho sinh viên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh tại Việt Nam
4 p | 124 | 7
-
Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Thái Nguyên
6 p | 220 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của các DNNVV
4 p | 112 | 7
-
Dịch vụ băng rộng di động và nghiên cứu định tính về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng đối với dịch vụ này tại Hà Nội
7 p | 109 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của lao động hành nghề Kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai
11 p | 138 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các công ty xây dựng công trình giao thông – Trường hợp nghiên cứu tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên
5 p | 141 | 6
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng táo nhập khẩu ở Hà Nội
9 p | 118 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ
5 p | 112 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn