<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 63 <br />
<br />
<br />
<br />
Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín<br />
dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hiền<br />
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - hiendhkt@gmail.com<br />
Phạm Đình Tuấn<br />
Trường Đại học Nha Trang - phamdinhtuanntu@yahoo.com.vn<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Ngày nhận:<br />
Lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận và<br />
23/12/2013<br />
Ngày nhận lại: an toàn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình<br />
03/06/2014 hồi quy tìm hiểu thực tế dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng<br />
Ngày duyệt đăng: thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008-2012 trong mối quan hệ<br />
10/06/2014 với các nhân tố đặc điểm ngân hàng. Kết quả cho thấy dự phòng rủi<br />
Mã số: ro tín dụng của các NHTM tại VN có mối quan hệ tương quan thuận<br />
12-13-BF-08 với quy mô, tỉ lệ nợ xấu và tương quan nghịch với hệ số rủi ro tài<br />
chính. Về mặt lí thuyết, nghiên cứu phát hiện chủ nghĩa cơ hội trong<br />
việc lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến dự phòng rủi ro tín<br />
dụng của nhà quản trị ngân hàng tại VN.<br />
Abstract<br />
Establishing a credit loss provision may affect bank’s profitability<br />
and capital adequacy ratio. The paper employs regression analysis to<br />
explore operations of the credit loss provision in Vietnamese<br />
commercial banks in 2008-2012 in its relationship with bank<br />
Từ khóa: characteristics. The results show that the credit loss provision of<br />
Nợ xấu, dự phòng rủi ro tín Vietnamese commercial banks is positively related with size and<br />
dụng, tổn thất cho vay. proportion of bad debt and negatively related with financial risk<br />
ratio. The paper provides theoretical evidence of the opportunism in<br />
Keywords:<br />
Bad debt, credit loss selection of accounting policy concerning credit risk management by<br />
provision, loan loss. Vietnamese bank managers.<br />
<br />
<br />
64 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Khoản cho vay là tài sản lớn nhất, chiếm khoảng từ 50% - 75% tổng tài sản và đem<br />
lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng (MacDonal & Koch, 2006). Nhưng tài sản này<br />
cũng đem lại rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng vay không thực hiện được cam kết.<br />
Trong khi nhà điều hành thường quy định dự phòng rủi ro tín dụng với mức cao nhất,<br />
thì tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán lại yêu cầu trình bày khoản cho vay theo giá<br />
trị có thể thu hồi. Bên cạnh đó, vì mục tiêu tăng giá trị, nhà quản trị có khuynh hướng<br />
dự phòng rủi ro tín dụng linh hoạt (Gray & Clark, 2004). Do vậy, việc đo lường dự<br />
phòng rủi ro tín dụng và xem xét các nhân tố ảnh hưởng là mối quan tâm lớn của các<br />
đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) ngân hàng.<br />
Trên thế giới, nghiên cứu thực nghiệm về dự phòng rủi ro tín dụng và các nhân tố<br />
ảnh hưởng đã được thực hiện từ thập niên 1990 (Wall & Koch, 2000) nhưng chưa có ở<br />
VN. Thông tin về tỉ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM được công bố bởi Thống đốc<br />
NHNN, Thanh tra NHNN và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia lại khác nhau<br />
(Nguyễn Thị Mùi, 2012). Mục đích nghiên cứu nhằm đo lường mức dự phòng rủi ro<br />
tín dụng (Loan Loss Provision- LLP) tại các NHTM VN giai đoạn 2008-2012 và xem<br />
xét các nhân tố tác động đến LLP.<br />
2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Cơ sở lí thuyết<br />
Rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng<br />
Rủi ro tín dụng là rủi ro khi một phần lãi hay gốc hay cả gốc và lãi của khoản cho<br />
vay không được thanh toán như đã cam kết. Sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của<br />
ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào năng lực quản lí rủi ro tín dụng để sinh lời (Hempel<br />
& Simonson, 2001). Cùng quan tâm đến rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng,<br />
nhưng nhà điều hành và tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán có mục tiêu khác nhau.<br />
Để đảm bảo an toàn kinh doanh ngân hàng, nhà điều hành quy định LLP cao nhất có<br />
thể, trong khi đó vì mục tiêu minh bạch thông tin, chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 39-<br />
Công cụ tài chính- ghi nhận & đo lường) lại yêu cầu căn cứ vào bằng chứng khách<br />
quan về dấu hiệu không thu hồi được nợ để xác định tổn thất và lập dự phòng rủi ro.<br />
Theo đó, tổn thất cho vay là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của dư nợ và giá trị hiện tại<br />
các luồng tiền ước tính thu được trong tương lai. Giá trị tổn thất được ghi nhận vào chi<br />
phí kinh doanh và làm giảm giá trị khoản cho vay thông qua bút toán lập LLP. Nếu<br />
ngân hàng không lập LLP, thì giá trị khoản cho vay trên BCTC bao gồm cả phần tổn<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 65 <br />
<br />
<br />
thất cho vay. Điều đó khiến nhà điều hành, chủ nợ và nhà đầu tư sẽ hiểu sai và đánh<br />
giá quá cao vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Như vậy, LLP là một ước tính kế toán, phụ<br />
thuộc vào sự xét đoán của nhà quản trị ngân hàng, nhưng ảnh hưởng đến cả kết quả<br />
kinh doanh và tình hình tài chính của ngân hàng.<br />
Lí thuyết tín hiệu<br />
Lí thuyết tín hiệu do Spence khởi xướng năm 1973 nhằm giải thích tính bất cân<br />
xứng thông tin trên thị trường lao động, nhưng đã được nhiều nhà nghiên cứu kế toán,<br />
tài chính sử dụng để giải thích các vấn đề nghiên cứu của mình có liên quan đến tính<br />
bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và các nhà đầu tư. Bằng lí thuyết tín hiệu,<br />
Ross (1977) đã lập luận rằng sự tồn tại của thông tin bất cân xứng được xem là lí do để<br />
các công ty tốt sử dụng thông tin tài chính của mình gửi tín hiệu thị trường. Wahle<br />
(1994), Beaver & cộng sự (1989), Beaver & Engel (1996) cho thấy các ngân hàng tăng<br />
LLP để phát tín hiệu ra thị trường về việc cải thiện luồng tiền trong tương lai. Bài viết<br />
vận dụng lí thuyết tín hiệu nhằm giải thích các nhân tố tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản,<br />
hệ số rủi ro tài chính và quy mô ảnh hưởng đến LLP.<br />
Lí thuyết ủy nhiệm<br />
Lí thuyết ủy nhiệm nghiên cứu mối quan hệ bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm<br />
trong cổ đông và nhà quản trị (Jensen & Meckling, 1976). Lí thuyết này dựa trên cơ sở<br />
tồn tại của thông tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa bên ủy nhiệm và bên được<br />
ủy nhiệm, khiến phát sinh chi phí ủy nhiệm (Levinthal, 1988). Năm 1997, SEC -<br />
Security and Exchange Commission (Ủy ban Chứng khoán Mỹ) đã chỉ trích các ngân<br />
hàng sử dụng tổn thất tài sản để quản trị lợi nhuận (Sutton, 1997). Trong kế toán LLP,<br />
lí thuyết ủy nhiệm được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà quản trị với chủ<br />
nợ hay cổ đông nhằm giải thích việc lập LLP dựa trên giả thiết về chủ nghĩa cơ hội.<br />
Bài viết vận dụng lí thuyết ủy nhiệm giải thích các nhân tố lợi nhuận trước thuế và dự<br />
phòng, tỉ lệ nợ xấu ảnh hưởng đến LLP.<br />
2.2. Các nghiên cứu trước đây<br />
Sau khi Hiệp ước vốn Basel I (1988) ra đời và yêu cầu về vốn tối thiểu trong kinh<br />
doanh ngân hàng, đã có nhiều nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và quản trị vốn ngân<br />
hàng với việc sử dụng LLP (Whlen, 1994). Tại nhiều quốc gia, vì tính xét đoán cao khi<br />
tính LLP nên đã tạo cơ hội cho nhà quản trị duy trì được lợi nhuận ổn định như mong<br />
đợi (Kim & Santomero, 1993) hay làm giảm bớt biến động lợi nhuận (Ma,1988). Các<br />
nghiên cứu về sử dụng LLP trong quản trị vốn cho kết quả trái chiều (Kanagaretnam &<br />
<br />
<br />
66 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
cộng sự, 2005). Trong khi Beatty & cộng sự (1995) và Moyer (1990) kết luận ngân<br />
hàng có sử dụng LLP trong quản trị vốn, thì nghiên cứu của Collin & cộng sự (1995)<br />
cho kết quả ngược lại. Các nghiên cứu xem xét LLP là một hàm số với tác động của<br />
nhiều biến về đặc điểm ngân hàng như kết quả kinh doanh và nợ xấu. Ở giai đoạn tiếp<br />
theo, các nghiên cứu giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến LLP như Hasan & Wall<br />
(2004), Chen & cộng sự (2005), Ashour (2011), Mohd Isa (2011). Hasan & Wall<br />
(2004) sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định để xem xét tác động của nợ xấu, vốn chủ<br />
sở hữu, lợi nhuận trước thuế và dự phòng ảnh hưởng đến LLP. Kết quả cho thấy các<br />
nhân tố này đều có tác động đến LLP nhưng ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ngân<br />
hàng là khác nhau. Bằng phân tích hồi quy, Chen & cộng sự (2005) cho rằng ngoài<br />
nhân tố quy mô thì các nhân tố về dấu hiệu và đo lường tổn thất đều có ảnh hưởng đến<br />
LLP. Ashour (2011) xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận trước thuế và dự phòng, quỹ dự<br />
trữ, cơ cấu nợ phải trả, tỉ lệ an toàn vốn, tỉ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng và tổng<br />
tài sản đến LPP. Nghiên cứu phát hiện bằng chứng về các ngân hàng giảm LLP khi<br />
thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc và khi tỉ lệ cho vay trên tiền gửi cao. Nghiên cứu của<br />
Mohd Isa (2011) sử dụng mô hình nhân tố tác động cố định để tìm hiểu các nhân tố tác<br />
động đến LLP của các ngân hàng Malaysia trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kết<br />
quả là không đủ bằng chứng để kết luận các nhân tố ước tính thu hồi nợ xấu và nợ xấu<br />
ảnh hưởng đến LLP, nhưng thu nhập lãi và dư nợ có mối tương quan thuận, còn lợi<br />
nhuận lại có tương quan nghịch.<br />
2.3. Mô hình nghiên cứu<br />
Việc xây dựng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trong phân tích dựa vào những<br />
nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, các nhân tố được lựa chọn thích hợp với việc xác<br />
định LLP và có thể đo lường dễ dàng cho mục đích phân tích thống kê.<br />
- Biến phụ thuộc (LLP)<br />
LLP được hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đo lường bằng tỉ số giữa mức dự<br />
phòng rủi ro tín dụng và dư nợ cho vay. Trong khi Chen & cộng sự (2005), Leventis &<br />
cộng sự (2012) sử dụng dữ liệu tử số và mẫu số là tại thời điểm lập BCTC thì<br />
Anandarajan & cộng sự (2005) đo lường tử số là dư nợ bình quân. Nghiên cứu khảo<br />
sát dữ liệu của 5 năm, nên sử dụng dữ liệu tại các thời điểm vì như vậy sẽ phản ánh<br />
được biến động bình quân giữa các năm.<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 67 <br />
<br />
<br />
<br />
Mức dự phòng rủi ro tín dụng<br />
LLP =<br />
Tổng dư nợ cho vay khách hàng<br />
<br />
- Các biến độc lập và giả thuyết<br />
Biến quy mô (SIZE)<br />
Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định nhân tố quy mô được đo lường bởi tổng tài<br />
sản có tác động đến LLP. Theo Chen & cộng sự (2005), Ashour (2011) và Leventis &<br />
cộng sự (2012), khi tăng tài sản ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động tín dụng khiến tiềm<br />
ẩn tăng nợ xấu và dẫn đến LLP tăng. Giả thuyết đặt ra là:<br />
H1: Ngân hàng có quy mô tài sản lớn hơn sẽ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao<br />
hơn ngân hàng có quy mô tài sản thấp hơn<br />
Quy mô tài sản của ngân hàng thường lớn và tại VN có sự khác biệt đáng kể giữa<br />
các ngân hàng, do vậy chọn biến quy mô bằng ln (tổng tài sản) nhằm giảm sự phân tán<br />
thông qua xem xét một phần trăm thay đổi của tài sản tác động đến LLP. Biến quy mô<br />
công ty (SIZE) = ln(tổng tài sản).<br />
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ER)<br />
ER là chỉ tiêu phản ánh an toàn vốn của ngân hàng và khi ở mức thấp vốn chủ sở<br />
hữu khó có thể đảm bảo khi rủi ro xảy ra. Do đó, khi ER thấp ngân hàng có xu hướng<br />
giảm LLP nhằm tăng lợi nhuận để tăng vốn chủ sở hữu (Hasan & Wall, 2004). Quy<br />
định về tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM VN đã dần theo các chuẩn mực quốc tế: Quyết<br />
định số 457/2005/QĐ-NHNN - tiếp cận theo Hiệp ước về vốn Basel I yêu cầu tỉ lệ an<br />
toàn vốn là 8%, và tăng lên 9% (Thông tư số 13/2005/QĐ-NHNN - tiếp cận theo Basel<br />
II). Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ một số ít các ngân hàng lớn đảm bảo an toàn vốn<br />
theo quy định (Ngô Xuân Thanh, 2012). Vì vậy, các ngân hàng có ER thấp thường<br />
trích lập dự phòng thấp để đảm bảo lộ trình đạt yêu cầu về an toàn vốn. Giả thuyết đặt<br />
ra là:<br />
H2: Ngân hàng có tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cuối năm trước thấp sẽ<br />
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ít hơn ngân hàng có tỉ lệ này cao.<br />
Vốn chủ sở hữu cuối năm trước<br />
ER =<br />
Tổng tài sản cuối năm trước<br />
<br />
Biến nợ xấu (NP)<br />
<br />
<br />
68 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng mất vốn và ảnh<br />
hưởng đến dòng tiền hoạt động trong ngân hàng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã đưa biến<br />
này vào mô hình, như Chen & cộng sự (2005), Anandarajan & cộng sự (2005), Hasan<br />
& Wall (2004) và Pérez & cộng sự (2008). Giả thuyết đặt ra là:<br />
H3: Các khoản nợ xấu có tác động thuận chiều với mức trích lập dự phòng cho vay.<br />
Khi nợ xấu tăng thì trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng cũng tăng theo.<br />
Trong khi Hasan & Wall (2004), Pérez & cộng sự (2008) và Yeh (2010) đều đo<br />
lường NP qua tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản thì các nghiên cứu khác đo lường bởi tỉ lệ<br />
nợ xấu trên dư nợ cho vay. Tỉ số nợ xấu trên dư nợ cho vay phản ánh chất lượng khoản<br />
mục cho vay, còn tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản cho phép đánh giá chất lượng tổng tài<br />
sản. Vì vậy, nghiên cứu đo lường biến nợ xấu theo cả hai cách:<br />
Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NP1):<br />
Nợ xấu<br />
NP1 =<br />
Tổng dư nợ cho vay khách hàng<br />
<br />
Tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NP2)<br />
Nợ xấu<br />
NP2 =<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
Biến lợi nhuận trước thuế và dự phòng (CROA)<br />
Một số nghiên cứu thực nghiệm về quản trị lợi nhuận với việc sử dụng LLP đã cho<br />
kết luận trái ngược nhau. Trong khi Collins & cộng sự (1995), Beaver & Engel (1996),<br />
và Ahmed & cộng sự (1999) không tìm thấy bằng chứng về việc làm đẹp báo cáo thu<br />
nhập thì Wahlen (1994) lại đưa ra bằng chứng mạnh về việc các ngân hàng sử dụng<br />
LLP để quản trị lợi nhuận. Kết quả của Fundenberg & Tirole (1995) chỉ ra trong giai<br />
đoạn khó khăn, nhà quản trị sẽ chuyển lợi nhuận trong tương lai sang giai đoạn hiện tại<br />
thông qua LLP. Giai đoạn 2006-2011, tại VN, nhóm các ngân hàng lớn có mức lợi<br />
nhuận trước dự phòng và thuế trên tài sản cao hơn các ngân hàng nhỏ (Nguyễn Thị<br />
Thu Hiền & Vũ Hữu Đức, 2013). Trong khi đó, theo Ngô Xuân Thanh (2012), chỉ một<br />
số ít ngân hàng lớn là đảm bảo yêu cầu về an toàn vốn. Vì vậy, các ngân hàng có<br />
CROA lớn không phải chịu áp lực tăng vốn chủ sở hữu sẽ hướng tới đảm bảo tăng chất<br />
lượng tài sản với việc lập LLP đầy đủ. Ngược lại, các ngân hàng có CROA thấp do<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 69 <br />
<br />
<br />
chưa đảm bảo yêu cầu an toàn vốn nên có xu hướng lập LLP thấp hơn. Giả thuyết đặt<br />
ra là:<br />
H4: Lợi nhuận trước thuế và dự phòng có mối tương quan thuận đối với mức trích<br />
lập dự phòng cho vay của ngân hàng thương mại.<br />
Lợi nhuận trước thuế và dự phòng<br />
CROA =<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
Biến hệ số rủi ro tài chính (CE)<br />
CE được đo lường bởi tỉ lệ dư nợ trên tổng tài sản. Ashour (2011) cho rằng tồn tại<br />
quan hệ tỉ lệ nghịch giữa CE với LLP, nhưng Pérez & cộng sự (2008), Hasan & Wall<br />
(2004) lại chứng minh kết quả ngược lại. Theo Nguyễn Thị Thu Hiền & Vũ Hữu Đức<br />
(2013) thì tỉ lệ cho vay trên tài sản và tỉ lệ LLP trên tài sản của các ngân hàng lớn là<br />
lớn hơn nhóm ngân hàng nhỏ. Giả thuyết đặt ra là:<br />
H5: Hệ số rủi ro tài chính có mối tương quan thuận đối với mức trích lập dự phòng<br />
rủi ro tín dụng.<br />
Tổng dư nợ cho vay khách hàng<br />
CE =<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
2.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
Dữ liệu<br />
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ BCTC đã kiểm toán của 23<br />
NHTM có đầy đủ BCTC từ 2008 - 2012 trên website của các ngân hàng.<br />
Bảng 1. Danh sách các NHTM<br />
Sàn Sàn<br />
Vốn điều lệ Vốn điều lệ<br />
TT Mã cổ phiếu giao TT Mã cổ phiếu giao<br />
(tỉ VND) (tỉ VND)<br />
dịch dịch<br />
<br />
1 CTG Hose 32.661 13 PNB OTC 4.000<br />
2 VCB Hose 23.174 14 MDB OTC 3.750<br />
3 BID Hose 23.011 15 VietAbank OTC 3.098<br />
4 EIB Hose 12.355 16 MHB OTC 3.055<br />
5 STB Hose 10.740 17 Saigonbank OTC 3.040<br />
<br />
<br />
70 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
6 MBB Hose 10.625 18 NVB HNX 3.010<br />
7 ACB HNX 9.377 19 VietCapital bank OTC 3.000<br />
8 SHB HNX 8.865 20 WEB OTC 3.000<br />
9 VP Bank OTC 5.050 21 NamAbank OTC 3.000<br />
10 DongAbank OTC 5.000 22 KienLongbank OTC 3.000<br />
11 HDBank OTC 5.000 23 PGBank OTC 3.000<br />
12 Oceanbank OTC 4.000<br />
<br />
Nguồn: NHNN ngày 30/6/2013<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Với phương pháp định lượng, dựa vào phân tích của những nghiên cứu trước,<br />
nghiên cứu dự đoán mối tương quan giữa biến độc lập với các biến phụ thuộc theo mô<br />
hình sau:<br />
LLPit = i + 1SIZEit + 2ERi,t-1 + 3NP1it+ 4NP2Lit + 5CROAit - 6CEit + uit<br />
Trong đó :<br />
i = 1, 2, …, 23 (Ngân hàng thứ i);<br />
t = 1, 2,…, 5 (Thứ tự các năm, từ 2008 - 2012);<br />
LLPit: Tỉ lệ mức dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ của ngân hàng i tại thời điểm t;<br />
SIZEit: Logarit của tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t;<br />
ERi,t-1: Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t-1;<br />
NP1it: Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngân hàng i tại thời điểm t;<br />
NP2Lit: Tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t;<br />
CROAit: Tỉ lệ lợi nhuận trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản ngân hàng i tại<br />
thời điểm t;<br />
CEit: Tỉ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t.<br />
Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả để phân tích sơ bộ thông tin cơ bản từ mẫu.<br />
Để xác định mối tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc, nghiên cứu<br />
ước lượng tham số hồi quy cho mô hình các nhân tố tác động với hai bước: (i) Lựa<br />
chọn mô hình hồi quy thích hợp bằng cách so sánh giữa hai mô hình tác động cố định<br />
(FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (ECM) với kiểm định Hausman (Sau khi loại<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 71 <br />
<br />
<br />
trừ mô hình Pooled OLS); (ii) Phân tích hồi quy mô hình các nhân tố tác động đến<br />
LLP. Để thực hiện các hồi quy dữ liệu dạng bảng dễ dàng, nghiên cứu sử dụng phần<br />
mềm Stata 11.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả<br />
Thống kê mô tả<br />
Giai đoạn 2008-2012, LLP của các ngân hàng có mức trung bình là 1,236% với độ<br />
lệch chuẩn là 0,648%. Cùng năm 2008, Oceanbank có LLP thấp nhất là 0,193% trong<br />
khi đó LLP của VCB cao nhất là 3,702%.<br />
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả các biến<br />
Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch<br />
Chỉ tiêu<br />
nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn<br />
<br />
Tỉ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ (LLP) 0,193 3,702 1,236 0,648<br />
<br />
Quy mô ngân hàng (SIZE) 6,298 8,702 7,598 0,573<br />
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ER) 3,046 41,390 13,158 8,545<br />
Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NP1) 0,539 8,827 2,406 1,465<br />
Tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NP2) 0,143 6,043 1,206 0,886<br />
Tỉ lệ lợi nhuận trước thuế và dự phòng trên<br />
0,078 5,640 1,901 1,059<br />
tổng tài sản (CROA)<br />
Tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (CE) 15,610 94,422 52,163 14,262<br />
Số quan sát 115<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA<br />
ER của các ngân hàng có mức trung bình 13,158% với độ lệch chuẩn khá cao<br />
8,545%. Trong khi MHB năm 2010 với ER thấp nhất là 3,046%, thì WEB năm 2008<br />
có mức cao nhất lên tới 41,390% do tăng vốn điều lệ từ 200 lên 1.000 tỉ.<br />
NP1 có mức trung bình 2,406%, mức thấp nhất 0,539% (NVB năm 2008) và mức<br />
cao nhất 8,827% (MHB năm 2010). Trong khi đó, NP2 có mức trung bình 1,206%,<br />
mức cao nhất là 6,043% (PGBank năm 2012) và thấp nhất 0,143% (ACB năm 2010).<br />
CROA có mức trung bình 1,901%, cao nhất 5,640% (Saigonbank năm 2010) và<br />
thấp nhất 0,078% (MHB năm 2008) với độ lệch chuẩn 1,059%.<br />
<br />
<br />
72 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
CE với mức trung bình 52,163% và độ lệch chuẩn khá lớn là 14,261%. MDB năm<br />
2009 có CE cao nhất là 94,422%, và cũng chính ngân hàng này lại có CE năm 2010<br />
thấp nhất là 15,610% do vừa tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỉ lên 3.000 tỉ, vừa tăng mạnh<br />
huy động vốn, nhưng dư nợ tín dụng tăng không nhiều.<br />
Ma trận hệ số tương quan<br />
Bảng 3 cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp biến dao động từ 0,007 - 0,651.<br />
Trong đó, mức cao nhất là 0,651 thể hiện mối tương quan giữa biến SIZE và ER,<br />
nhưng cũng chỉ nằm trong khoảng trung bình (0,4 - 0,8), do vậy có thể chấp nhận<br />
được. Bên cạnh đó, hệ số tương quan thấp giữa các cặp biến độc lập cũng góp phần<br />
xác nhận thêm sự phù hợp của mô hình nghiên cứu khi hiện tượng đa cộng tuyến sẽ<br />
khó xảy ra hơn khi chạy mô hình hồi quy cho tương quan giữa các nhân tố tác động và<br />
dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.<br />
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập<br />
SIZE ER NP1 NP2 CROA CE<br />
<br />
SIZE 1,000<br />
ER -0,651 1,000<br />
NP1 -0,048 0,007 1,000<br />
NP2 -0,073 0,008 -0,051 1,000<br />
CROA -0,145 0,294 -0,027 0,098 1,000<br />
CE -0,021 -0,091 -0,102 0,439 0,307 1,000<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA<br />
Kết quả hồi quy theo OLS, FEM, REM<br />
Bảng 4. Kết quả ước tính các nhân tố tác động theo Pooled OLS, FEM, REM<br />
Pooled OLS FEM REM<br />
Biến<br />
độc Mức ý Mức ý<br />
Hệ số hồi Hệ số hồi Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy<br />
nghĩa nghĩa<br />
lập quy (Coef.) quy (Coef.) (P>|t|) (Coef.)<br />
(P>|t|) (P>|t|)<br />
<br />
SIZE 0,6680*** 0,000 0,5459*** 0,001 0,6121*** 0,000<br />
ER 0,0007 0,907 -0,0086 0,260 -0,0029 0,650<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 73 <br />
<br />
<br />
<br />
NP1 0,0365 0,181 0,0184 0,389 0,0229 0,280<br />
NP2 0,4333*** 0,000 0,3681*** 0,000 0,3793*** 0,000<br />
CROA 0,1053** 0,012 0,0163 0,712 0,0567 0,150<br />
CE -0,0049 0,140 -0,0066* 0,087 -0,0053* 0,098<br />
Cons -4,4059 0,000 -2,9724 0,038 -3,7201 0,000<br />
<br />
Số quan sát 115 115 115<br />
R-Squared 60,92% 57,76% 57,08%<br />
F(22,86) 5,16<br />
p-value 0,0000 0,0000 0,0000<br />
<br />
(***): Mức ý nghĩa thống kê 1%<br />
(**): Mức ý nghĩa thống kê 5%<br />
(*): Mức ý nghĩa thống kê 10%<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA<br />
Mô hình Pooled OLS có thể giải thích 60,92% sự thay đổi các yếu tố đến LLP.<br />
Bảng 4 cho thấy các biến SIZE, NP2 và CROA đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và<br />
tác động thuận chiều lên tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.<br />
Tuy nhiên, khi ước tính theo mô hình pooled OLS, dữ liệu chéo bị ràng buộc quá<br />
chặt chẽ về không gian và thời gian khi các hệ số hồi quy không đổi. Điều này khiến<br />
pooled OLS không phản ánh được tác động của sự khác biệt của mỗi ngân hàng, dẫn<br />
đến mức ảnh hưởng thật sự của biến độc lập lên biến phụ thuộc giảm mạnh và kết quả<br />
có thể không phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng F test để kiểm<br />
định xem có tồn tại tác động cố định của mỗi ngân hàng trong mô hình hay không. Kết<br />
quả bảng 4 cho thấy mô hình pooled OLS là không thích hợp vì sự tồn tại của tác động<br />
cố định ở mỗi ngân hàng (F(22,86)=5,16, P-value = 0,000). Tuy nhiên, cũng chưa<br />
khẳng định được mô hình FEM là mô hình đúng. Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm<br />
định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM.<br />
<br />
<br />
74 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
Kiểm định Hausman<br />
Bảng 5. Kiểm định Hausman<br />
Hồi quy theo FEM Hồi quy theo ECM<br />
Mức độ khác<br />
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Mức ý biệt (b-B)<br />
Mức ý nghĩa<br />
(b) (B) nghĩa<br />
<br />
SIZE 0,5459 0,001 0,6121 0,000 -0,0661<br />
ER -0,0086 0,260 -0,0029 0,650 -0,0056<br />
NP1 0,0184 0,389 0,0229 0,280 -0,0046<br />
NP2 0,3681 0,000 0,3793 0,000 -0,0112<br />
CROA 0,0163 0,712 0,0567 0,150 -0,0404<br />
CE -0,0066 0,087 -0,0053 0,098 -0,0013<br />
<br />
H0: Sự khác biệt giữa các hệ số hồi quy là không đáng kể<br />
<br />
Chi2(6): 64,04<br />
Prob>Chi2: 0,0000<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA<br />
Kết quả cho thấy mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM) là mô hình phù hợp<br />
cho nghiên cứu này vì Prob>Chi2 = 0,0000 < 5%. Mô hình có mức ý nghĩa là 1%<br />
Kết quả hồi quy theo FEM<br />
Dựa trên mô hình nghiên cứu được lựa chọn là mô hình FEM, nghiên cứu ước<br />
lượng tham số hàm hồi quy. Hệ số hồi quy (Coef.) là hệ số tác động của biến độc lập<br />
lên biến phụ thuộc. P>|t| cho biết ý nghĩa thống kê của biến độc lập. Khi giá trị này<br />
càng thấp thì biến độc lập đưa vào mô hình càng an toàn, đặc biệt khi ở dưới mức 5%.<br />
Kết quả từ Bảng 5 cho thấy các biến SIZE và NP2 có ý nghĩa thống kê vì dưới 5%,<br />
nên đưa vào mô hình là hoàn toàn thuyết phục. Biến CE ở mức 8,7%, tuy trên 5%,<br />
nhưng ở mức khá thấp và cũng có thể đưa vào mô hình, tuy nhiên biến này cho dấu<br />
ngược lại với dự kiến ban đầu. Các biến còn lại là ER, CROA và NP1 không có ý<br />
nghĩa thống kê nên loại bỏ.<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 75 <br />
<br />
<br />
Bảng 6. Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định<br />
Các nhân tố Hệ số hồi quy (Coef.) t-test Mức ý nghĩa (P>|t|)<br />
<br />
SIZE 0,5459 3,28 0,001<br />
ER -0,0086 -1,13 0,260<br />
NP1 0,0184 0,87 0,389<br />
NP2 0,3681 8,60 0,000<br />
CROA 0,0163 0,37 0,712<br />
CE -0,0066 -1,73 0,087<br />
Cons -2,9724 -2,11 0,038<br />
<br />
Số lượng quan sát: 115<br />
R2: 0,5776<br />
Kiểm định F (F-test): 0,0000<br />
Kiểm định phần dư (u_i =0): 0,0000<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA<br />
Hàm hồi quy với mô hình tác động cố định:<br />
LLPit = i + 0,5459 SIZEit + 0,3681 NP2it – 0,0066 CEit<br />
3.2. Thảo luận kết quả<br />
Mô hình giải thích được 57,76% sự tác động của các biến đốc lập đến LLP. Nghiên<br />
cứu cho thấy từng nhân tố có tác động đến LLP với mức độ tác động giảm dần như<br />
sau:<br />
Quy mô ngân hàng (SIZE): Ngân hàng có quy mô càng lớn thì LLP càng cao và<br />
thống nhất với giả thuyết H1. Kết quả nghiên cứu nhất quán với nghiên cứu của Chen<br />
& cộng sự (2005), Anandarajan & cộng sự (2005), Ashour (2011). Hai ngân hàng có<br />
vốn điều lệ trên 20.000 tỉ là VCB và BIDV có LLP cao nhất từ 2,712% đến 3,702%.<br />
Hay nói cách khác ngân hàng có quy mô càng lớn trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn.<br />
Tại VN, ngân hàng lớn vì đã đảm bảo vốn chủ sở hữu lớn nên không chịu áp lực tăng<br />
vốn, do vậy có động cơ phát tín hiệu ra thị trường về chất lượng tín dụng tài sản tăng<br />
do được lập dự phòng đầy đủ, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu đang là vấn đề bức xúc<br />
hiện nay. Ngược lại, ngân hàng quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu còn khiêm tốn, chịu áp<br />
lực tăng vốn nên có động cơ tăng vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách, trong đó bao gồm<br />
<br />
<br />
76 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
tăng lợi nhuận nhờ vào việc lập dự phòng thấp. Nợ xấu (NP2): Mức dự phòng rủi ro tín<br />
dụng được tính trên cơ sở nợ xấu, do vậy nợ xấu có mối tương quan thuận chiều với<br />
LLP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có nợ xấu trên tài sản càng cao thì<br />
LLP là càng lớn. Kết quả phù hợp với dấu kì vọng và giả thiết H3, đồng thời cũng phù<br />
hợp với các nghiên cứu Larry & Hasan (2003) và Pérez & cộng sự (2011). Kết quả này<br />
giải thích cho mối quan hệ ủy nhiệm giữa nhà quản trị ngân hàng (đại diện cho các cổ<br />
đông là bên được ủy nhiệm) và chủ nợ (người gửi tiền – là bên ủy nhiệm). Để giảm chi<br />
phí ủy nhiệm phát sinh (do chia cổ tức nhiều hơn), chủ nợ đòi hỏi các điều khoản hạn<br />
chế là kiểm soát chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, bằng cách lập dự phòng<br />
đầy đủ.<br />
Hệ số rủi ro tài chính (CE): Nghiên cứu cho thấy CE có mối tương quan ngược<br />
chiều với LLP (ngược lại với dấu kì vọng trong H5). Kết quả này tương tự phát hiện<br />
của Bikker & Metzemakers (2004), Moyer (1990). Tuy nhiên, nghiên cứu của Beatty<br />
& cộng sự (1995), Hasan & Wall (2004) lại cho kết quả hệ số rủi ro tài chính có tác<br />
động thuận chiều. Ngoài ra, Ashour (2011) đã bác bỏ giả thiết này trong nghiên cứu<br />
của mình do không mang ý nghĩa thống kê. Các dữ liệu của nghiên cứu được dựa vào<br />
các số liệu trên BCTC của các ngân hàng đã được kiểm toán mà chưa xét đến sự khác<br />
biệt chính sách kế toán giữa các ngân hàng về phân loại nợ và xác định dự phòng rủi ro<br />
tín dụng do Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được đánh giá có nhiều bất cập. Vì vậy,<br />
kết quả chỉ ra ngân hàng quy mô nhỏ, với áp lực tăng vốn chủ sở hữu có động cơ lựa<br />
chọn chính sách kế toán sao cho có thể giảm được chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.<br />
Nghiên cứu bước đầu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về lí thuyết ủy nhiệm và lí<br />
thuyết tín hiệu áp dụng trong lĩnh vực kế toán dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM.<br />
Theo Morris (1987), lí thuyết ủy nhiệm và lí thuyết tín hiệu không mâu thuẫn nhau, mà<br />
ngược lại cùng thống nhất để giải thích hành vi hợp lí trong lựa chọn chính sách kế<br />
toán. Trong đó, tính bất cân xứng của thông tin trong lí thuyết tín hiệu được ngầm hiểu<br />
tạo nên chi phí giám sát của lí thuyết ủy nhiệm. Các ngân hàng quy mô lớn có khả<br />
năng vừa muốn phát tín hiệu lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ hơn, vừa đảm bảo với<br />
các chủ nợ của ngân hàng về khả năng đối phó tốt với rủi ro tín dụng. Các ngân hàng<br />
có nợ xấu cao thường dự phòng rủi ro tín dụng cao để giảm chi phí ủy nhiệm. Cuối<br />
cùng, việc so sánh nhân tố hệ số rủi ro tài chính cần được xem xét trong bối cảnh đảm<br />
bảo được tính so sánh của số liệu kế toán các ngân hàng cung cấp trên cơ sở hướng dẫn<br />
của NHNN về phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng.<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 77 <br />
<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lí thuyết thực hiện trong điều kiện kinh tế,<br />
xã hội khác biệt, cũng như thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau nhằm góp<br />
phần khẳng định áp dụng các lí thuyết nền trong nghiên cứu kế toán với trường hợp tại<br />
VN. Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu khi so sánh với các nghiên cứu trước đây<br />
cần được xem xét thận trọng trong bối cảnh của VN. Đặc biệt, IAS 39 yêu cầu khi xác<br />
định LLP ngân hàng cần thực hiện hai bước: (i) Nhận diện các khoản cho vay bị tổn<br />
thất; và (ii) Đo lường tổn thất của các khoản cho vay. Như vậy, các nguyên tắc kế toán<br />
xác định mức dự phòng rủi ro tín dụng giữa các quốc gia càng khác biệt thì sự so sánh<br />
bị hạn chế.<br />
Nghiên cứu còn có hạn chế là các nhân tố đưa vào mô hình vẫn chưa giải thích<br />
được hết dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM, bởi có thể còn có những nhân tố<br />
khác nằm ngoài mô hình có ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.<br />
Ngoài ra, các biến đưa vào mô hình mới chỉ là biến tài chính. Vì vậy việc mở rộng<br />
sang các biến về quản trị có thể sẽ giúp giải thích mức dự phòng rủi ro sâu hơn là gợi ý<br />
cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
5. KHUYẾN NGHỊ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH<br />
Kết quả của nghiên cứu cho thấy hệ số rủi ro tài chính có quan hệ ngược chiều với<br />
LLP, hay ngược lại với dấu kì vọng của H5. Kết quả này xuất phát từ dữ liệu được sử<br />
dụng để kiểm định là báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2007-2012 với<br />
việc phân loại nợ và tính dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-<br />
NHNN. Trước thực tế Quyết định 493 còn nhiều bất cập, NHNN đã ban hành Thông tư<br />
02/2013/TT-NHNN thay thế; tuy nhiên, đến nay vẫn chưa hiệu lực. Bên cạnh đó, mặc<br />
dù Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, nhưng vẫn chưa ban hành<br />
được chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính – là chuẩn mực cần thiết trong kế toán<br />
cho vay và dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, việc phân loại nợ phụ thuộc vào việc<br />
chính các NHTM xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng. Kết quả<br />
khảo sát về ngành ngân hàng VN năm 2013 của KPMG cho thấy gần như toàn bộ các<br />
NHTM VN đang cùng sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ như nhau đã được<br />
triển khai từ vài năm trước. Bên cạnh đó, nhân tố quy mô của ngân hàng, mà một phần<br />
phụ thuộc vào vốn điều lệ của ngân hàng có ảnh hưởng thuận chiều đến LLP. Mặc dù<br />
không nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể, tuy nhiên, một số gợi ý có thể rút ra từ kết quả<br />
nghiên cứu là:<br />
<br />
<br />
78 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
- Bộ Tài chính cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, trong đó<br />
đặc biệt các quy định về kế toán tổn thất tài sản tài chính (trong đó bao gồm cho vay).<br />
Chuẩn mực này sẽ giúp cho các NHTM có căn cứ để nhận diện các khoản cho vay bị<br />
tổn thất cũng như đo lường tổn thất này trung thực và hợp lí.<br />
- NHNN nhanh chóng chính thức triển khai áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN<br />
về việc phân loại nợ và tiêu chuẩn trích lập dự phòng thay thế Quyết định<br />
493/2005/QĐ-NHNN sẽ giúp cho việc phân loại nợ và xác định mức dự phòng rủi ro<br />
tín dụng của các NHTM VN tiến gần thông lệ quốc tế hơn.<br />
- Các NHTM khẩn trương hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách<br />
hàng làm cơ sở quan trọng cho nhận diện các khoản cho vay bị tổn thất để góp phần đo<br />
lường đúng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, các NHTM không ngừng nâng cao năng lực<br />
tài chính để sẵn sàng áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN trong thời gian tới <br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Ahmed A.S, Takeda C, Thomas S (1999), “Bank Loan Loss Provisions: A Reexamination of<br />
Capital Management, Earnings Management and Signaling Effects”, Journal of Accounting and<br />
Economics,(28) 1- 25.<br />
Anandarajan A, Hasan I, Vivas A.L (2005), “Loan Loss Provision Decisions: An Empirical<br />
Analysis of the Spanish Depository Institutions”, Journal of International Accounting, Auditing<br />
and Taxation(14) 55–77.<br />
Ashour M.O (2011), Banks Loan Loss Provision Role in Earnings and Capital Management -<br />
Evidence from Palestine, Thesis for the Degree of Master in Accounting Finance, Islamic<br />
University Gaza.<br />
Beatty A, Chamberlain SL, Magliolo J.(1995), “Managing Financial Reports of Commercial Banks:<br />
The Influence of Taxes, Regulatory Capital, and Earnings”, Journal of Accounting Research,<br />
33(Autumn), 231–61.<br />
Beaver W & Engel E.(1996), “Discretionary Behavior with Respect to Allowances for Loan Losses<br />
and the Behavior of Security Prices”, Journal of Accounting and Economic, 22,177-206.<br />
Beaver W, Eger C, Ryan S, & Wolfson M (1989), “Financial Reporting, Supplemental Disclosures<br />
and Bank Share Prices”, Journal of Accounting Research, Autumn, 157–178.<br />
Bikker J.A, Metzemakers P.A.J (2005), “Banks Provisioning Behaviour and Procyclicality”,<br />
Journal of International Financial Markets, Institutions & Money,15(2),141-157.<br />
Collins J.H, Shackelford D, & Wahlen J. M (1995), “Bank Differences in the Coordination of<br />
Regulatory Capital, Earnings, and Taxes”, Journal of Accounting Research,33( 2),263-291.<br />
<br />
<br />
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 79 <br />
<br />
<br />
Chen G. T, Chung K. H & Gazzar S. E (2005), “Factors Determining Commercial Banks’<br />
Allowance for Loan Losses”, Commercial Lending Review,20(2),25-47.<br />
Fudenberg D. & Tirole.J (1993), “A Theory of Income and Dividend Smoothing Based on<br />
Incumbency Rents”, Journal of Political Economy,103(1),75-93.<br />
Gray R.P & Clarke F.L (2004), “A Methodology for Calculating the Allowance for Loan Losses in<br />
Commercial Banks”, ABACUS, 40 (3).<br />
HasanI. &Wall L.D (2004),“Determinants of the Loan Loss Allowance: Some Cross-Country<br />
Comparisons”, The Financial Review (39),129-152.<br />
Hempel G.H & Simonson D.O (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001.<br />
Jensen M. C & Meckling W. H (1976), “Theory of The Firm: Managerial Behavior, Agency Costs<br />
and Ownership Structure”, Journal of financial economics, Volume 3, Issue 4, October, 1976,<br />
305-360.<br />
Kanagaretnam K, Lobo G.J, Yang D.H (2005),“Determinants of Signaling by Banks Through Loan<br />
Loss Provisions”, Journal of Business Research, (58),312 – 320.<br />
Kim D. & Santomero, A.M (1993), “Forecasting Required Loan Loss Reserves”, Journal of<br />
Economics and Business. 45,315–29.<br />
KPMG (2013), Khảo sát về ngành ngân hàng VN năm 2013,<br />
[http://tcqt.proboards.com/thread/281/share-vietnam-banking-survey-2013] truy cập ngày<br />
3/06/2014.<br />
Leventis S, Dimitropoulos P.E & Anandarajan D.A (2012),“Signalling by Banks Using Loan Loss<br />
Provisions: The Case of the European Union”, Journal of Economic Studies,39(5),604-618.<br />
Levinthal D (1988), “A Survey of Agency Models of Organizations”, Journal of economic behavior<br />
organization, Volume 9, Issue 2, March, 1988, 153-185.<br />
Ma C.K (1988),“The Experience in the U.S Banking Industry”, Journal of Business Finance &<br />
Accounting,15(4),487-497.<br />
MacDonald S.S & Koch T.W (2006), Management of Banking, Sixth Edition, Thomson South<br />
Western, 2006.<br />
Mohd Isa Mohd Yaziz Bin (2011), Determinants of Loan Loss Provisions of Commercial Banks in<br />
Malaysia, 2nd International Cofference on Business and Economic Research (2nd ICBER<br />
2011), 14-15 March 2011, Langkawi Kedah, Malaysia.<br />
Morris R. D (1987),“Signalling, Agency Theory and Accounting Policy Choice”, Accounting and<br />
Business Research,18(69), 47-65.<br />
Moyer SE (1990), “Capital Adequacy Ratio Regulations and Accounting Choices in Commercial<br />
Banks”, Journal of Accounting and Economic,13,123– 54.<br />
<br />
<br />
80 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 <br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Xuân Thanh (2012), “Thách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại VN”, Tạp chí Tài<br />
chính, (8) [http://tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Thach-thuc-tai-co-cau-he-thong-ngan-<br />
hang-thuong-mai-Viet-Nam/14015.tctc, 30/11/2012].<br />
Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại VN và giải pháp tháo<br />
gỡ”, Tạp chí Tài chính (11), [http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Thuc-trang-no-<br />
xau-tai-cac-ngan-hang-Viet-Nam-va-giai-phap-thao-go/16290.tctc, 30/11/2012].<br />
Nguyễn Thị Thu Hiền & Vũ Hữu Đức (2013), Phân tích báo cáo tài chính các ngân hàng thương<br />
mại VN giai đoạn 2006-2011, Đề tài nghiên cứu khoa học CS-2010-21,Trường Đại học Kinh tế<br />
TP. Hồ Chí Minh.<br />
Prerez D, Fumas V.S, Saurina J (2008),“Earnings and Capital Management in Alternative Loan<br />
Loss Provision Regulatory Regimes”, European Accounting Review,17(3),423–445.<br />
Sutton M.H (1997), Current Developments in Financial Reporting, Conference of Banks and<br />
Savings Institutions of the American Institute Certified Public Accountants, Washington, D.C,<br />
7/11/1997.<br />
Wahlen J. M(1994),“The Nature of Information in Commercial Bank Loan Lossdis Closures”, The<br />
Accounting Review, 69(3),455- 478.<br />
Wahlen, J. M. (1994), “The Nature of Information in Commercial Bank Loan Loss Disclosures”,<br />
The Accounting Review, No 69, July, 455–478.<br />
Wall L.D & Koch T.W(2000), “Bank Loan - Loss Accounting: A Review of Theoretical and<br />
Empirical Evidence”, Economic Review, 85(2),1-16.<br />
Yeh.T (2010),“Bank Loan Loss Provision Decisions: Empirical Analysis of Taiwanese Banks”,<br />
Journal of Financial Services Marketing,14(4),278–289.<br />