CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG
lượt xem 216
download
Mục tiêu chính của điều trị nội khoa : - Giảm đau nhanh chóng - Liền sẹo ổ loét - Phòng ngừa biến chứng - Chống tái loét Các nhóm thuốc: - Antacid - Băng se niêm mạc - Giảm tiết...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG
- CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG * Mục tiêu chính của điều trị nội khoa : - Giảm đau nhanh chóng - Liền sẹo ổ loét - Phòng ngừa biến chứng - Chống tái loét * Các nhóm thuốc: - Antacid - Băng se niêm mạc - Giảm tiết - Tăng sức đề kháng niêm mạc và nhanh liền sẹo - Kháng sinh diệt H.P(nếu là loét do H.P) - Sinh tố, an thần 1. Nhóm thuốc giảm tiết: Gồm: - Kháng cholin - ức chế TCT H2 - ức chế bơm proton 1.1 Kháng cholin: * Cơ chế: có tác dụng ức chế hoạt động của dây X làm giảm tiết axit bằng tác động trực tiếp lên tế bào thành hoặc gián tiếp ức chế sản sinh gastrin, tiết pepsin cũng bị giảm đồng thời. Tác dụng giảm đau của thuốc giảm cholin đã rõ, song tác dụng làm liền sẹo và chống tái phát còn bị liệt điều tiết, rối loạn thần kinh, đái khó. * CCĐ: Chống chỉ định trong bệnh thiên đầu thống, tiền liệt tuyến phì đại. Không dùng cho người già, hẹp môn vị trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. * Biệt dươc: Atropin, đơn số 12(có Beladon)
- 1.2 Thuốc ức chế thụ cảm thể H2: * Cơ chế: Các tế bào thành có các TCT với histamin, gọi là TCT H2(ngoài ra còn có ở cơ tâm nhĩ, tế bào cơ trơn tử cung). Histamin gắn vào các TCT H2 làm hoạt hoá chuyển ATP thành AMPc, chất này hoạt hoá proteinkianse làm hoạt hoá bơm proton gây tăng tiết HCl. Các thuốc kháng H2 cạnh tranh với histamin làm giảm tiết HCl * Các thế hệ: - Thế hệ 1:Cimetidin BD: Cimetidin, Tagamet Hàm lượng: viên 200mg, 300mg, 400mg; ống tiêm 200mg Liều: 800-1200mg/24h/người 50-70kg, chia 2 lần trong ngày, uống lúc đói. Nếu uống 1 lần duy nhất trong ngày thì nên uống 1 lần trước ngủ - Thế hệ 2: Ranitidin(BD: Zantac) : Tác dụng mạnh hơn, kéo dài hơn và ít tác dụng phụ hơn Cimetidin + Hàm lượng: viên và ống tiêm: 150mg, 300mg + Liều: 600mg/người 50-70kg; uống 1-2/ngày vào lúc đói - Thế hệ 3: Famotidin + BD: Quamatel viên và ống tiêm 20mg, 40mg Liều: 40mg/ngày, chia 1-2 lần/ngày - Thế hệ 4: Nizatidin BD: Acid viên 150mg, 300mg, 300mg/ngày * Tác dụng phụ: - Thần kinh trung ương : về tâm thần nhất là với người già : đau đầu, lú lẫn, đờ đẫn đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch - Dùng lâu Cimetidin có thể gây K dạ dày do làm giảm độ toan dịch dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sản xuất nhiều chất độc gây K dạ dày - Thuốc ức chế P450 ở gan do đó có thể làm chậm sự chuyển hoá của những thuốc được thải qua hệ này như theophylin, diazepam - Sử dụng liều cao kéo dài có thể gây yếu sinh lý : liệt dương, vú to ở nam giới do
- cimetidin ức chế chuyển hoá estradiol và sự gắn kết dihydrotestosterol * Thời gian dùng kháng H2: Tấn công: 4-12 tuần; củng cố bằng 1/2 thời gian tấn công, liều cũng bằng 1/2 liều điều trị tấn công 1. 3 Thuốc ức chế bơm proton(PPI-Proton Pump Inhibitor) ức chế H+K+ATPase ở tế bào thành vào giai đoạn tiết axit cuối cùng. * Cơ chế: Các thuốc PPI ức chế H+K+ ATPase thông qua việc gắn tạo thành các cầu disulfid đồng hoá trị với enzym này làm bất hoạt enzym. Do vậy sự phục hồi quá trình bài tiết acid ở dạ dày đòi hỏi phải có enzym mới được tổng hợp, sự phục hồi tiết acid sẽ dần trở lại sau 3-5 ngày ngừng thuốc - Thế hệ 1: Omeprazole(BD Losec, Mopral 20mg) Liều: Tấn công mạnh: 2viên/ngày* 2 tuần+ 1viên/ngày * 2 tuần củng cố Liều bình thường 1v/ngày * 4-6tuần, uống lúc đói vì thuốc đóng viên nén có vỏ bao tan trong môi trường pH khoảng gần 8. Khi ăn pH giảm do đó thuốc sẽ tan ở dạ dày, khi đói pH tá tràng tăng thuốc tới đó mới tan - Thế hệ 2: Lansoprazon(Lanzor viên 30mg) Liều tấn công mạnh: 2v/ngày * 2tuần Củng cố 1v/ngày * 2-4 tuần - Thế hệ 3: Pantoprazon(Pantoloc viên, ống tiêm 40mg) Liều 2v/ngày, củng cố 1v/ngày - Thế hệ 4: Rabeprazol(Pariet viên 10mg, 20mg) Liều tấn công viên 20mg*2v/ngày* 2tuần, củng cố viên 20mg*1viên*2-4tuần - Thế hệ 5: Esomeprazol(Nexium viên 40mg) Liều tấn công 2v/ngày* 1tuần, củng cố 1v/ngày* 1tuần Chú ý: - Liều mạnh(2viên/ngày)dùng điều trị: + Xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày, hành tá tràng + Loét hành tá tràng
- + Trào ngược thực quản - Điều trị củng cố: Liều= 1/2 liều tấn công * Tác dụng phụ : Nhóm thuốc này sử dụng rất an toàn. Nó ức chế nhóm nhỏ enzym P450 và có khoản 10% bệnh nhân tăng nhẹ gastrin máu lcú đói go giảm acid nên đã kích thích tế bào G hang vị 2. Các thuốc Antacid: - Cơ chế: Có tác dụng trung hòa axít clohydric. - 1 thuốc antacid lý tưởng: + Phải mạnh để trung hoà acid dịch vị + Rẻ tiền + Dễ uống + ít hấp phụ vào máu + ít tác dụng phụ - Gồm các thuốc: hỗn hợp hydroxyd nhôm và hydroxyd magie BD: Maalox, Gastropulgite, Phosphalugel - Hydroxyd nhôm:có xu hướng gây táo bón, nhôm bám chặt vào phosphat trong dạ dày ruột do đó kéo dài dễ cạn kiệt phosphat làm bn mệt mỏi, khó chịu, chán ăn - Magie hydroxyd: hữu hiệu hơn nhôm hydroxyd. Nó làm phân lỏng, nó bị hấp thu vào máu khoảng 5-15% và thải qua thận do đó khi dùng phải chú ý ở bn suy thận. 2 tác dụng phụ của 2 loại trên được khắc phục nhở sử dụng phối hợp(táo bón và ỉa lỏng) - Không dùng các thuốc có một thành phần muối như Nabicarbonat và Canxicarbonat vì gây nhiễm kiềm và tăng canxi máu. * Biệt dược: Maalox (viên), Phosphalugel... - Liều: liều dùng trung hòa được 100-200mmol axit/ngày có tác dụng làm liền sẹo được 75-80% trong một tháng điều trị. - Thuốc uống 4-5 lần/ngày, uống sau bữa ăn một giờ và vào lúc đi ngủ. - Có tác dụng dự phòng loét do Stress trong chảy máu dạ dày, tá tràng, hiện có thể dùng các thuốc antacid tác dụng cũng tương tự như tiêm Cimetidin.
- 3. Các thuốc bảo vệ niêm mạc và tăng sức đề kháng niêm mạc : * Bismuth dạng keo (Bismuth Colloidal): - Cơ chế: trong môi trường axit, thuốc kết hợp với Protein của tổ chức hoại tử của ổ loét tạo thành một phức hợp không cho axit -Pepsin xâm nhập. Lượng Bismuth trong viên thuốc thấp nên không có nguy cơ gây bệnh não (ở Pháp cấm dùng các chế phẩm có Bismuth nhưng ở các nước khác vẫn dùng rộng rãi). Song thuốc nước có mùi Amoniac và làm đen lưỡi, răng, phân đen, nên bào chế dạng viên bao film cho đỡ có mùi. - Biệt dược Trymo viên 120mg Liều dùng 2 viên uống 1 giờ trước bữa ăn. Ngày uống 2 lần trong thời gian 4 - 8 tuần. * Sucralfat: là một muối Suerose Octasulfat có tác dụng bọc vết loét, bảo vệ niêm mạc, bảo vệ chống tổn thương gây ra do rượu, axit mật, do aspyrin. Liều dùng 1g/ngày chia 4 lần trước mỗi bữa ăn uống 1 gam và vào lúc đi ngủ. Thời gian điều trị 30 ngày hoặc hơn. * Thuốc tăng sức đề kháng niêm mạc: Các PGE1 và PGE2 đều có tính chất chống tiết axit và bảo vệ niêm mạc. + Prostagandin E1 : Misoprotol BD là Cytotec viên 200mg liều 4v *4-12 tuần + PGE2: Teprenone : BD Selbex, Dimixel viên 50mg liều 3-4viên * 2-8 tuần CCĐ đối với phụ nữ có thai vì PG kích thích tử cung gây co bóp có thể xảy thai Cơ chế : Các PG đặc biệt là PGE2 ngoại sinh có tác dụng : - Tăng bài tiết chất nhầy(kích thích sinh tổng hợp các gotprotein cao phân tử và phospholipid thành phần chính của màng nhầy) - Kích thích bài tiết bicarbonat dạ dày và tá tràng - Duy trì, tăng lượng máu tới niêm mạc dạ dày - Duy trì hàng rào niêm mạc dạ dày đới với sự khuyếch tán trở lại của H+ - Kích thích sự hồi phục tế bào niêm mạc dạ dày Tác dụng: của Teprenone(qua nghiên cứu) :
- - Hiệu quả chống loét và cải thiện tổn thương màng nhầy dạ dày ở động vật, Teprenone đã cho thấy có hiệu quả kháng loét mạnh chống lại nhiều loại loét thực nghiệm (gây ra bởi stress gây lạnh, Indomethacine, Aspirin, Reserpine, acid Acetic và đốt điện) và cải thiện rõ rệt những tổn thương màng nhầy dạ dày thực nghiệm (gây ra do HCl + Aspirin, Ethanol và phóng xạ). Thuốc có những hiệu quả hữu ích này nhưng không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của dạ dày như khả năng tiết dịch vị và nhu động dạ dày. - Kích thích sinh tổng hợp glycoprotein trọng lượng phân tử cao và phospholidids: Teprenone có khả năng bảo vệ dạ dày chống lại sự giảm glycoprotein trong niêm dịch cũng như bảo vệ dạ dày chống lại những thương tổn loét gây ra do Aspirrin ở dạ dày trên thực nghiệm. Teprenone còn thúc đẩy đáng kể sự tăng sinh của niêm mạc dạ dày bị khiếm khuyết trong suốt quá trình làm lành ổ loét, gây ra bởi acid Acetic ở trên thực nghiệm. Người ta đã báo cáo rằng có một sự giảm đáng kể lượng glycoprotein trọng lượng phân tử cao và sự tăng lượng glycoprotein trọng lượng phân tử thấp trong niêm mạc dạ dày trong suốt quá trình phục hồi ở đối tượng loét dạ dày mạn tính. Nó không chỉ xảy ra ở phần dạ dày bị loét mà còn cả phần không bị loét với giả thuyết là glycoprotein bị mất đi đặc tính tạo dính và tạo keo (đặc tính polymer) của một glyprotein tự nhiên. Điều này có thể là hậu quả của việc làm suy yếu hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại HCl & pepsin - Duy trì sự ổn định nội môi của tế bào sinh sản trong màng nhầy dạ dày: Teprenone hồi phục sự suy giảm khả năng tăng sinh gây ra do hydrocortisone của tế bào sinh sản của màng nhầy dạ dày và duy trì sự ổn định nội môi của tế bào nhầy. Do vậy Teprenone kích thích sự làm lành tổn thương của màng nhầy dạ dày. - Tăng cường sinh tổng hợp prostaglandins trong màng nhầy dạ dày: Người ta đã chứng minhtrên thực ngiệm ở chuột rằng Teprenone tăng cường sinh tổng hợp prostaglandin (PGE2 & I2) ở màng nhầy dạ dày của môn vị và thân dạ dày.
- - Cải thiện dòng máu nuôi dưỡng màng nhầy dạ dày Teprenone cải thiện sự giảm lưu lượng máu đến màng nhầy dạ dày gây ra do choáng xuất huyết hoặc stress. 4. Kháng sinh: - Nhóm betalactam phổ rộng: amoxicillin, tetracyclin - Các imidazole - Macrolid: clarythromycin - Bismuth dạng keo * Phối hợp thuốc: 3 kháng sinh: amoxillin, Imidazole, tetracyclin, clarythromycin, bismuth dạng keo - Amoxilin 30mg/kg + Imidazole 20mg/kg(Flagyl hoặc Tinidazole hoặc Secnidazole)* 10-14 ngày - Tetracyclin 30mg/kg + Imidazole(Flagyl hoặc Tinidazole hoặc Secnidazole)* 10- 14 ngày - Clarithromycin 500mg + Amoxilin 30mg/50kg và /hoặc Imidazole 20mg/kg - Bismuth dạng keo 600mg + Tetracyclin 30mg/kg + Imidazole 20mg/kg
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều trị loét dạ dày - tá tràng cần chú ý tới sự tương tác thuốc
5 p | 270 | 63
-
Bài giảng Loét dạ dày tá tràng (Petic ulcer disease)
68 p | 213 | 34
-
Khi dùng thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng cần chú ý
4 p | 136 | 25
-
Những loại Thuốc sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng
10 p | 143 | 14
-
VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (Kỳ 5)
6 p | 124 | 13
-
Thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng (Kỳ I)
5 p | 151 | 11
-
Bài giảng chương 15: Thuốc ảnh hưởng chức năng dạ dày – ruột
94 p | 106 | 11
-
Thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng (Kỳ 2)
5 p | 77 | 8
-
Bài giảng môn Dược lý - Bài: Kháng acid & chống loét tiêu hóa
28 p | 51 | 8
-
Các thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng
5 p | 152 | 8
-
Thuốc sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng
11 p | 103 | 7
-
Sucralfat
5 p | 134 | 6
-
Thực trạng các thuốc sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
6 p | 91 | 6
-
Bài giảng Thuốc ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, ruột - CĐ Y tế Hà Nội
55 p | 15 | 5
-
Lansoprazol
5 p | 98 | 4
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc RANITIDINE
3 p | 134 | 4
-
Phải nuốt nguyên viên thuốc
3 p | 52 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn