intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp – Phần 3

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

177
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NHÓM THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ GIAO CẢM 3.1 Nhóm thuốc kích thích TCT α2 trung ương hoặc I1-Imidazole ở hành não để làm giảm trương lực giao cảm - α- Methyldopa(BD Aldomet; Dopegyt) - Clonidin(BD Catapressan) - Rilmenidin( BD Hyperium) * Cơ chế: - α-methyldopa từ các neuron giao cảm chuyển hoá thành α-methylnoradrenalin, chất này được phóng thích đã hoạt hoá các TCT α2 trung ương ở hành não làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi gây hạ huyết áp do đó nó còn được gọi là thuốc liệt giao cảm trung ương. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp – Phần 3

  1. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp – Phần 3 3. NHÓM THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ GIAO CẢM 3.1 Nhóm thuốc kích thích TCT α2 trung ương hoặc I1-Imidazole ở hành não để làm giảm trương lực giao cảm - α- Methyldopa(BD Aldomet; Dopegyt) - Clonidin(BD Catapressan) - Rilmenidin( BD Hyperium) * Cơ chế: - α-methyldopa từ các neuron giao cảm chuyển hoá thành α-methylnoradrenalin, chất này được phóng thích đã hoạt hoá các TCT α2 trung ương ở hành não làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi gây hạ huyết áp do đó nó còn được gọi là thuốc liệt giao cảm trung ương.
  2. - Rilmenidin( BD Hyperium) có tác dụng chọn lọc trên thụ thể I1-Imidazoline ở hành não và ở thận - Các thuốc này không làm thay đổi đáng kể cung lượng tim, clonidin còn làm giảm cung lượng não và áp lực nội nhãn
  3. * Tác dụng phụ:
  4. - Do an thần: giảm khả năng hoạt động trí óc, khó tập trung tư tưởng - Do liệt giao cảm: hạ huyết áp thế đứng nhẹ - Đôi khi thấy đau đầu, khô miệng, buồn nôn, nôn, tan máu, tổn thương tế bào gan(hiếm gặp) * CCĐ: - Khi có trạng thái trầm cảm rõ - Viêm gan, suy chức năng gan, thiếu máu tan máu - Thận trọng dùng cho những người lái xe và đứng máy vì thuốc dễ gây buồn ngủ * BD và cách dùng: - α- Methyldopa(BD Aldomet; Dopegyt viên 250mg: Bắt đầu liều nhỏ chia 3lần/ngày rồi tăng dần, liều cao nhất 4-6viên/ngày - Rilmenidin: BD Hyperium viên 1mg: 1viên/ngày. Aldomet viên 250mg,500mg * Ưu điểm: dùng được cho bệnh nhân suy thận, bệnh nhân có thai * Nhược: tác dụng ngắn hay hạ HA tư thế đứng 3.2 Nhóm thuốc tác dụng lên sợi giao cảm hậu hạch: Reserpin, Guanethidin(BD Ismelin)
  5. * Cơ chế: (xem hình ở phần cơ chế thuộc 3.1) Reserpin tác động ở tận cùng các sợi thần kinh giao cảm hậu hạch làm cho các hạt dự trữ noradrenalin phóng thích chất này vào trong bào tương để bị men MAO (monoaminoxydase) chuyển hoá thành những chất không có hoạt tính tim mạch, đồng thời ngăn cản không cho noradrenalin ở trong b ào tương được hấp thu trở lại các hạt dự trữ vì vậy làm cạn nguồn noradrenalin cần thiết cho dẫn truyền thần kinh giao cảm. được quay trở lại các hạt dự trữ kết quả làm cạn nguồn noradrenalin cần thiết cho dẫn truyền thần kinh giao cảm. Guanethidin vào trong các hạt dự trữ noradrenalin tách chất này ra khỏi ATP làm cho noradrenalin được giải phóng ra ngoài để bị các men chuyển hoá đồng thời lại cản trở không cho tái hấp thu trở lại các đầu tận cùng các sợi thần kinh giao cảm hậu hạch và như vậy cũng làm cạn nguồn noradrenalin Nhóm thuốc này làm gải sức cản ngoại vi dẫn đến giảm HA, chỉ làm giảm nhẹ cung lượng tim, mạch chậm lại, guanethidin l àm giảm nhẹ cung lượng thận và độ lọc cầu thận. Reserpin vẫn được WHO đưa vào danh sách các thuốc thiết yếu vì hiệu lực của thuốc và giá rẻ phù hợp với khả năng kinh té của các nước đang phát triển * Tác dụng phụ: - Do liệt giao cảm: hạ huyết áp khi đứng, liệt dương, rối loạn phóng tinh
  6. - Do cường phế vị phản xạ nên dễ gây ra xung huyết mũi, ỉa lỏng, tăng nhu động dạ dày- ruột - Có tính an thần, dễ gây buồn ngủ, trạng thái trầm cảm, giảm khả năng tư duy - Có thể gây tăng tiết sữa ở phụ nữ do tăng tiết prolactin, gây vú to, bế kinh 3.3 Nhóm thuốc liệt hạch: Các thuốc này do có nhiều tác dụng phụ không tốt vì tác động cả trên thần kinh giảo cảm lẫn phế vị nên hiện nay không dùng nữa trừ trimetaphan( BD Arfonad) còn dùng sử dụng khi muốn hạ áp điều khiển trong khi phẫu thuật 3.4 Nhóm thuốc tác dụng lên thụ thể giao cảm: 3.4.1 Nhóm thuốc ức chế TCT α1: prazorin. * Cơ chế: Thuốc ức chế các TCT α1 sau sinap của các sợi thần kinh giao cảm hậu hạch làm cho noradrenalin có trong khe sinap quay sang kích thích các TCT α2 tiền sinap kích thích này lại tác động làm cho các hạt dự trữ trong bào tương giảm phóng thích noradrenalin và hậu quả là làm giãn các tiểu đm và tiểu tĩnh mạch giảm sức cản ngoại vi giảm huyết áp
  7. Nó còn tham gia ức chế phosphodiesterase làm tăng AMPc cũng gây giãn cơ trơn thành mạch gây hạ huyết áp * Tác dụng phụ: - Hạ huyết áp khi đứng có thể gây ngất - Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, ỉa lỏng… - Dùng lâu dài có thể gây ứ nước và natri máu làm giảm tác dụng hạ áp * CCĐ: - Mẫn cảm với thuốc - Thận trọng dùng cho bệnh nhân suy tim, các lái xe và điều khiển máy - Không dùng cho trẻ < 12 tuổi 3.4.2 Thuốc chẹn TCT β: * Cơ chế: Cơ chế hạ HA của nhóm thuốc này còn chưa rõ, có nhiều giả thiết đưa ra: - Tác dụng kháng sinh ra renin - Tác dụng trung ương như clonidin
  8. - Làm giảm calci nội bào như thuốc ức chế calci Phân loại: *Tác dụng phụ: - Giảm sức co bóp cơ tim - Nhịp tim chậm, block dẫn truyền - Làm tăng triglycerid và giảm HDL-C máu - Cơn hen phế quản do ức chế TCT β2 làm co thắt phế quản - Đôi khi có cảm giác lạnh đầu chi kiểu Raynaud - Giảm phân huỷ glycogen ở gan và ức chế tiết glucagon, làm nặng thêm cơn hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường - Ngừng thuốc đột ngột có thể xảy ra cơn tăng huyết áp kịch phát
  9. * CCĐ: - Suy tim - Nhịp chậm < 60 ck/phút, hội chứng yếu nút xoang, block nhĩ thất các loại - Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Loét dạ dày – tá tràng - Nhiễm toan chuyển hoá - Hạ glucose máu - Hội chứng Raynaud - Không dùng cho phụ nữ có thai * Ưu điểm: Làm hạ HA + giảm được nhịp tim * Nhược điểm: Các CCĐ * Cách dùng: Các thuốc có hiệu lực như nhau trong điều trị THA bắt đầu từ liều thấp rồi tăng dần tới liều hiệu lực, sau đó chuyển sang liều duy tr ì, liều này thường là 1viên/ngày. Chú ý là khi đến một ngưỡng nhất định liều cao hơn không làm tăng hiệu lực thuốc lúc đó các thụ thể beta đã bão hoà thuốc, không được dùng thuốc đột ngột
  10. 3.4.3 Nhóm thuốc chẹn α1 và β giao cảm: Carvedilol viên 6,25mg Sự phối hợp tác dụng ức chế 2 loại thụ thể làm tăng hiệu lực của thuốc và làm hạn chế các tác dụng phụ xấu của mỗi thuốc, vì vậy không làm chậm nhịp tim, ít gây hạ HA tư thế. Carvedinol còn có tác dụng chống tăng sinh nên làm giảm phì đại thất và chống oxy hoá mạnh Liều dùng: Dilatrend viên 25mg 1-2viên/ngày ưu điểm dùng tốt khi có THA và suy tim
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2