intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các thói quen của bố mẹ có hại cho con

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ trích bản thân Nếu bạn chán ghét vẻ ngoài của mình, bạn sẽ gửi đi thông điệp là sự tự tin phải dựa trên quần áo bạn mặc hay cân nặng của cơ thể. Trẻ, đặc biệt là các bé gái, có thể bị ảnh hưởng từ những điều chúng nghe mẹ nói về bản thân. Điều này có thể khiến các em không thích hình ảnh của mình trong gương dẫn đến sự thiếu tự tin, không trân trọng cơ thể mình. Cả hai điều này đều có thể khiến bé có thói quen không lành mạnh như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các thói quen của bố mẹ có hại cho con

  1. Các thói quen của bố mẹ có hại cho con Chỉ trích bản thân Nếu bạn chán ghét vẻ ngoài của mình, bạn sẽ gửi đi thông điệp là sự tự tin phải dựa trên quần áo bạn mặc hay cân nặng của cơ thể. Trẻ, đặc biệt là các bé gái, có thể bị ảnh hưởng từ những điều chúng nghe mẹ nói về bản thân. Điều này có thể khiến các em không thích hình ảnh của mình trong gương dẫn đến sự thiếu tự tin, không trân trọng cơ thể mình. Cả hai điều này đều có thể khiến bé có thói quen không lành mạnh như ăn kiêng quá đáng hay tăng nguy cơ rối loạn ăn uống nguy hiểm. Ăn uống theo tâm trạng Nếu bạn ăn để cảm thấy tốt hơn khi buồn chán hay thất vọng, bạn có thể gửi thông điệp không lành mạnh tới con. Bạn cho chúng thấy thức ăn là cách để cảm thấy tốt hơn về bản thân. Thay vào đó, hãy làm những cách khác để cải thiện tâm trạng như trò chuyện với bạn bè hay đi dạo khi muốn phấn chấn hơn. Liên tục nhắn tin, gửi mail, chat Thật vô lý khi bạn bảo con không được nhắn tin lúc đang ăn tối còn bạn thì chẳng rời mắt khỏi chiếc điện thoại của mình. Những gì bạn làm có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều điều bạn nói. Tạo các quy tắc trong gia đình về việc sử dụng các đồ điện tử và mọi người bao gồm cả bố mẹ, cần tuân thủ nghiêm túc.
  2. Trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính, TV hay điện thoại đều có thể gặp một số vấn đề như buồn ngủ, không tập trung học tập và tăng cân. Những trẻ ăn tối với gia đình ít có nguy cơ bị béo phì Đề cao vật chất và vẻ bề ngoài Hầu hết các bé gái đều thích ăn diện. Nhưng các chuyên gia cho rằng nên cẩn thận khi thấy con coi trọng việc sơn móng chân hơn là làm những điều có giá trị khác. Hãy cùng con tạo những thói quen lành mạnh như đi dạo, dạy bé chơi thể thao. Các em gái cần được dạy cách làm thế nào để trở thành người khỏe mạnh, độc lập và nữ tính. Ngoài ra, các bé gái cũng cần thấy sự năng động là một phương thuốc giảm stress tuyệt vời. Bạn cũng chú ý đến việc nói với con rằng bé thông minh tốt bụng hơn là thường xuyên khen con xinh đẹp. Uống rượu để quên sầu Bạn đang thất bại trong công việc hay có một mối quan hệ bế tắc và uống rượu trước mặt con cái để quên đi buồn phiền trong lòng? Khi bạn làm vậy, các con có thể nghĩ rằng, uống rượu là cách tốt để giảm stress và cảm thấy tự tin hơn. Việc quá nghiện cà phê để tỉnh táo cũng có ảnh hưởng tương tự. Thay vì làm thế, hãy tìm cách tốt hơn để giảm buồn phiền hay trở nên tỉnh táo, khỏe khắn hơn như tập thể dục, thiền hay làm một việc mình yêu thích và tổ chức các hoạt động gia đình. Tạo tính cạnh tranh trong mọi việc Luôn chỉ cho con thấy những đứa trẻ khác như hàng xóm, bạn cùng lớp, anh chị em... khỏe khoắn hơn, tài giỏi hơn hiếm khi là một động lực tốt cho con.
  3. Thay vào đó, hãy thử cách khuyến khích tích cực. Động vi ên con làm mọi việc ở mức tốt nhất trong khả năng. Giúp con tập trung vào những điều vui vẻ bên ngoài cuộc sống hay vượt qua chính mình và biết cách cải thiện bản thân. Bạn cũng có thể giúp con tìm hoạt động bé đam mê và khuyến khích trẻ luyện tập. Hãy thường xuyên trò chuyện với con về việc cần năng động mỗi ngày và cách để thực hành những cách để cả bạn và trẻ cảm thấy tự tin hơn. Luôn tranh luận, cãi vã Nếu bạn và "nửa kia" thường xuyên công kích lẫn nhau, các con sẽ cho rằng hành động này là tốt. Sự căng thẳng thường châm ngòi cho những cuộc cãi vã. Bố mẹ hãy tự kiểm soát stress, nếu khôn g, hãy học vài kỹ thuật quản lý căng thẳng. Đấu khẩu có thể giúp bạn giải tỏa và cảm thấy tốt hơn lúc đầu nhưng sau đó mọi việc sẽ càng tệ. Hơn nữa, không khí căng thẳng từ những cuộc cãi vã ảnh hưởng tiêu cực đến con cái. Điều này được chứng minh là làm tăng nguy cơ béo phì. Dè bỉu người khác Chỉ trích vẻ ngoài hay hành động của một người khác có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin về chính mình. Đừng làm thế nữa. Bạn hãy tự hỏi xem có lý do chính đáng nào để làm vậy không, nếu là không, hãy từ bỏ thói quen này. Nhiều chương trình truyền hình có các màn chỉ trích một ai đó hay các tờ báo lá cải bêu xấu người khác. Hãy tắt TV, bỏ báo xuống và cho con bạn thấy có nhiều cách giải trí lành mạnh hơn nhiều, như ra ngoài trời đạp xe hoặc ném bóng. Phớt lờ lỗi của mình
  4. Nếu bạn thấy mình hành xử một cách tiêu cực khi ở bên con, đừng phớt lờ điều đó và hy vọng bọn trẻ sẽ không chú ý. Hãy thừa nhận lỗi của mình, coi đó là cơ hội để dạy con. Hãy để các con tham gia vào việc này bằng cách đề nghị bọn trẻ giúp bạn từ bỏ thói quen xấu. Các con sẽ hạnh phúc hơn khi chỉ ra nếu bạn lặp lại hành động không hay một lần nữa và bạn sẽ ý thức về điều đó. Các nghiên cứu cho thấy, gia đình sẽ bền chặt hơn nếu các thành viên giúp đỡ nhau để cùng có lối sống lành mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2