X· héi häc thùc nghiÖm Xã hội học, số 4 (116), 2011 31<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở NÔNG THÔN<br />
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: LIÊN KẾT VÀ TRAO ĐỔI XÃ HỘI<br />
<br />
ĐẶNG THỊ VIỆT PHƯƠNG*<br />
BÙI QUANG DŨNG**<br />
<br />
Các tổ chức xã hội là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong truyền thống<br />
khoa học xã hội. Về mặt thực tiễn, đó cũng là điểm nóng của các thảo luận về<br />
chính sách, do vai trò ngày càng lớn của các tổ chức này đối với việc phát triển<br />
các quan hệ “dân sự” hiện nay.<br />
<br />
Dữ liệu từ một vài nghiên cứu cho thấy Việt Nam có số lượng các tổ chức xã hội nhiều nhất<br />
trong khu vực1. Một số nghiên cứu khác nhấn mạnh tới thực tế rằng các hình thức hội và<br />
đoàn thể tự nguyện chủ yếu xuất hiện cùng với đổi mới kinh tế xã hội ở Việt Nam<br />
(Wischermann and Nguyen Quang Vinh, 2003) và cho đó là một phần của tính đa dạng<br />
trong đời sống xã hội hiện nay. Bài viết này dựa trên dữ liệu của một chương trình nghiên<br />
cứu về các mạng lưới xã hội tại xã Đồng Quang (nay đã tách thành phường Đồng Kỵ và<br />
phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)2. Bài viết cố gắng nhận diện các tổ chức<br />
xã hội tự nguyện, các hình thức liên kết và trao đổi xã hội ở nông thôn. Từ đó, các tác giả<br />
cũng nêu ra một vài giả thuyết làm việc, nhằm định hướng cho những tìm tòi tiếp theo, về<br />
khả năng hình thành cũng như đặc điểm của “khu vực dân sự” tại nông thôn, trong bối cảnh<br />
một xã hội nông thôn đang chuyển đổi, hướng tới hiện đại hóa và công nghiệp hóa.<br />
<br />
1. Tên tổ chức và thời gian thành lập<br />
Các tổ chức tự nguyện thường xuất hiện dưới các tên: hội, câu lạc bộ và phường.<br />
Trong khi phường là một từ dùng cổ, để chỉ sự tập hợp thành nhóm của các cá nhân; thì<br />
câu lạc bộ (CLB) lại là một từ dùng mới. Các tổ chức tương ứng với hai tên gọi này cũng<br />
thể hiện sự khác biệt rõ rệt về thời gian thành lập cũng như tính chất hoạt động của chúng.<br />
Các phường thường là những tổ chức có xuất xứ lâu đời, hoạt động liên tục cho đến nay<br />
hoặc mới được khôi phục lại, chủ yếu liên quan đến các nhóm sở thích hoặc các hoạt động<br />
<br />
*<br />
ThS, Viện Xã hội học.<br />
**<br />
PGS.TSKH, Viện Xã hội học.<br />
1<br />
Theo số liệu của Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ thì đến tháng 12/2006 Việt Nam có 364 hội có<br />
phạm vi hoạt động toàn quốc và 4157 hội và hàng chục vạn tổ chức nhỏ có hoạt động được đăng kí<br />
chính thức tại các cấp chính quyền cơ sở.<br />
2<br />
Bài viết thực hiện trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu về “Các mạng lưới xã hội ở nông thôn: xây dựng và<br />
sử dụng mạng lưới trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi” (chương trình hợp tác về Khoa học xã hội<br />
Việt Nam và Cộng hòa Pháp), do Bùi Quang Dũng và Christian Culas lãnh đạo, tiến hành trong 4 năm,<br />
từ năm 2006 tới 2009, tại xã Đồng Quang (tỉnh Bắc Ninh) và xã Giao Tân (tỉnh Nam Định). Dự án<br />
nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề: trao đổi và liên kết xã hội, các phong trào xã hội, tổ chức xã hội tự<br />
nguyện v.v…Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng các kỹ thuật định tính và định lượng: các cuộc phỏng vấn<br />
trực tiếp kết hợp quan sát, phân tích văn bản, thống kê. Bài viết này dựa trên dữ kiện của 57 cuộc phỏng vấn, do<br />
Đặng Thị Việt Phương tiến hành, tại xã Đồng Quang, với đại diện chính quyền địa phương cùng với đại diện các tổ<br />
chức xã hội tự nguyện và ghi chép, quan sát đối với một số hội, đoàn tiêu biểu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
32 Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng …...<br />
<br />
<br />
<br />
dân gian phục vụ lễ hội (phường gà, phường vật, phường trâu, v.v.). Còn các CLB lại là<br />
những tổ chức mới ra đời từ sau Đổi mới (1986), chủ yếu liên quan đến các sinh hoạt thể<br />
thao, văn hóa, văn nghệ (CLB bóng bàn, CLB cầu lông, CLB văn nghệ, v.v.). Hội là từ<br />
dùng phổ biến nhất, là tên gọi chung cho tất cả các tổ chức xã hội.<br />
Các tổ chức xã hội tự nguyện được nói đến trong bài viết này là những tổ chức tự<br />
nguyện của công dân Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, hoặc cùng chia sẻ những<br />
đặc trưng chung nào đó, có hoạt động định kì và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các tổ<br />
chức này hầu hết đều hoạt động ở cấp xã, có hoặc không có đăng kí hoạt động với chính<br />
quyền địa phương, và hoàn toàn độc lập về kinh phí. Xét về loại hình tổ chức, chúng tôi<br />
thống kê được 22 loại hình tổ chức xã hội tự nguyện khác nhau ở Đồng Quang:<br />
<br />
Bảng: Danh sách các loại hình tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang<br />
<br />
<br />
TT Tên tổ chức TT Tên tổ chức<br />
1 Phường trâu 12 CLB cựu quân nhân<br />
2 Phường gà 13 CLB quan họ<br />
3 Phường chim 14 CLB văn nghệ<br />
4 Phường cờ 15 CLB thơ<br />
5 Phường chèo 16 CLB xe đạp<br />
6 Hội đồng niên/đồng canh 17 CLB bóng bàn<br />
7 Hội đồng học 18 CLB cầu lông<br />
8 Hội đồng bạn 19 CLB dưỡng sinh<br />
9 Hội đồng ngũ 20 CLB cây cảnh nghệ thuật<br />
10 Hội bạn chiến đấu 21 Hội sinh vật cảnh<br />
11 Hội cán bộ hưu trí 22 Hội khuyến học<br />
<br />
<br />
Tương ứng với mỗi loại hình tổ chức như thế, lại có những tổ chức với các tên gọi<br />
cụ thể khác nhau. Xét về địa vực, sự khác nhau đó thể hiện ở tên thôn (ví dụ: CLB cầu<br />
lông thôn Trang Liệt, CLB cầu lông thôn Đồng Kỵ), tên xóm (hội bạn thân xóm Bông,<br />
hội bạn thân xóm Bằng), thậm chí ở cấp độ hàng xóm. Xét theo đặc điểm của thành viên,<br />
sự khác nhau thể hiện ở năm sinh (hội đồng niên 1958, hội đồng niên 1980), ở giới tính<br />
(đồng canh nam 1967, đồng canh nữ 1967), ở trình độ học vấn (hội đồng học cấp II, hội<br />
đồng học cấp III), ở thời gian tham gia chung một sự kiện nào đó (hội đồng ngũ 1982, hội<br />
đồng ngũ 1979), v.v. Chúng tôi chưa làm một thống kê chính xác về số lượng thực tế của<br />
các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang. Tuy nhiên, từ sự phân chia ở trên, có thể<br />
ước tính rằng số lượng các tổ chức kiểu này ở Đồng Quang hoàn toàn có thể đạt tới con<br />
số hàng trăm. Số lượng và sự đa dạng các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang đủ<br />
đảm bảo cho bất kì thành viên nào cũng có thể tìm cho mình một tổ chức thích hợp khi có<br />
nhu cầu.<br />
Chúng tôi chia thành hai nhóm để xem xét thời gian thành lập và quy trình thành lập<br />
một tổ chức: nhóm 1 gồm các tổ chức có đăng kí với chính quyền, và nhóm 2 gồm các tổ<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 33<br />
<br />
<br />
<br />
chức không đăng kí với chính quyền.<br />
Nhóm các tổ chức có đăng kí bao gồm chủ yếu các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực<br />
thể thao, văn hóa, văn nghệ. Các tổ chức này thường được hình thành từ sau Đổi mới, tập<br />
trung phần lớn vào đầu những năm 2000, chủ yếu dưới hình thức CLB. Tìm hiểu các tổ<br />
chức này, chúng tôi nhận thấy một độ trễ nhất định giữa thời điểm tổ chức bắt đầu hoạt<br />
động và thời gian thành lập chính thức. Các tổ chức này thường đã có thời gian hoạt động<br />
từ trước; sau này được chính quyền xã vận động đăng kí thành lập3. Hầu như không có sự<br />
thay đổi nào trong hoạt động của các tổ chức này ở thời điểm trước và sau khi có quyết<br />
định thành lập.<br />
Nhóm thứ hai được xét đến ở đây là những tổ chức không đăng kí với chính quyền<br />
địa phương. Việc không đăng kí tư cách pháp nhân không có nghĩa là các tổ chức này<br />
không sinh hoạt công khai. Ngược lại, trong nhiều trường hợp (hội đồng niên/đồng canh<br />
chẳng hạn), các sinh hoạt của tổ chức còn có phần đình đám, phô trương hơn các tổ chức<br />
đăng kí chính thức. Tiêu biểu cho kiểu tổ chức này có thể kể đến: hội đồng niên, hội<br />
đồng học, hội đồng ngũ, các phường cờ, phường trâu, v.v.<br />
Các tổ chức này đều có bộ máy điều hành, nhưng nhỏ gọn và khá lỏng lẻo. Người<br />
đại diện có thể được phân công lần lượt hàng năm; hoặc cũng có thể giữ cương vị đại diện<br />
từ khi thành lập, tùy thuộc vào tính chất của từng tổ chức. Cách gọi tên các tổ chức cũng<br />
khá tùy tiện. Ngay cả người đại diện nhiều khi cũng không thể gọi một cái tên duy nhất<br />
cho tổ chức mình trong suốt cuộc phỏng vấn. Cùng nói về hội đồng bạn chẳng hạn, người<br />
ta có thể gọi nó bằng những cái tên rất khác nhau: hội, hội bạn, phường bọn, nhóm chơi.<br />
Trong cái nhìn của chính quyền địa phương, các tổ chức này thực sự là “tự<br />
nguyện”, phần nào đó là “vô hại”, theo nghĩa là họ hoạt động tự do, không có sự quản lí<br />
hay can thiệp từ phía chính quyền. Trên thực tế, nhiều đại diện chính quyền cũng tham<br />
gia vào các tổ chức này, nhưng chỉ đơn thuần với tư cách thành viên. Nhiều người đại<br />
diện không biết tổ chức mình hình thành từ khi nào. Người ta thường nói đến cái mốc<br />
“lập làng” như là khởi đầu cho sự hình thành các tổ chức này (trường hợp các phường);<br />
hay là “từ thời các cụ đã thế rồi, nay con cháu chỉ là người kế tục truyền thống của cha<br />
ông để lại” (Nam, 1958, Đồng Kỵ). Đối với một nhóm các tổ chức khác, như hội đồng<br />
bạn, hội đồng học, dù không có lịch sử lâu đời như các phường hội, nhưng do tính chất<br />
phi chính thức và những quy định lỏng lẻo (hoặc thậm chí là không có quy định nào rõ<br />
ràng) của nó, người ta không để ý đến mốc thời gian hình thành tổ chức.<br />
<br />
2. Cơ cấu tổ chức<br />
Đối với những tổ chức có đăng kí hoạt động (như trường hợp các CLB và một số<br />
hội liên quan đến giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể thao), việc bầu ra một bộ máy lãnh đạo<br />
là điều bắt buộc, bởi nó nằm trong quy định về thành lập hội theo Nghị định 88/2003/NĐ-<br />
CP của chính phủ. Theo tinh thần đó, các tổ chức này được giả định là có cơ cấu tổ chức<br />
<br />
3<br />
Theo NĐ 88/2003/NĐ-CP của chính phủ thì UBND cấp xã/phường ra quyết định thành lập các hội hoạt<br />
động ở cấp xã. Tuy nhiên, đến NĐ 45/2010-NĐ-CP thì cấp ra quyết định thấp nhất cho việc thành lập hội<br />
là cấp quận/huyện.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
34 Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng …...<br />
<br />
<br />
<br />
rõ ràng. Nhưng trong thực tế, ở Đồng Quang, điều này chỉ mang tính hình thức. Các tổ<br />
chức vẫn có ban lãnh đạo, thường gồm một chủ tịch/chủ nhiệm, một hoặc hai phó chủ<br />
tịch/chủ nhiệm, một thư kí và/hoặc một kế toán. Ban lãnh đạo gồm 3-4 người, nhưng thực<br />
chất chỉ là hoạt động của chủ tịch/chủ nhiệm và kế toán kiêm thủ quỹ. Người đứng đầu<br />
hầu như không nắm rõ được số lượng hội viên cũng như không nắm được điều lệ của tổ<br />
chức mình. Chúng tôi thường được người đại diện tổ chức giới thiệu đến gặp thư kí (kiêm<br />
kế toán và nhiều khi là cả thủ quỹ) của tổ chức để tìm hiểu những số liệu cụ thể. Các kì<br />
họp theo quy định của điều lệ cũng được tổ chức rất hình thức. Như một CLB Cựu quân<br />
nhân thôn chẳng hạn, mặc dù không có nhiều hoạt động nhưng hàng năm họ vẫn tổ chức<br />
sơ kết hoạt động 6 tháng và tổng kết cuối năm. Ông chủ nhiệm CLB này nói rằng tổ chức<br />
như vậy vì trong bản điều lệ do xã phê duyệt đã có quy định, nên họ làm theo, dù rằng<br />
hoạt động không có gì đáng phải báo cáo.<br />
Việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng<br />
Quang cũng cho thấy tính chất “phi văn bản” trong hoạt động của các tổ chức này, kể cả<br />
các tổ chức có và không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức thường không có trụ sở riêng,<br />
mà tổ chức sinh hoạt tại nhà người đứng đầu, hoặc tổ chức luân phiên tại nhà các thành<br />
viên, hoặc tại nhà một thành viên bất kì, miễn là có mặt bằng đủ rộng. Người phụ trách<br />
việc ghi chép sổ sách, thu chi, giấy tờ của một tổ chức thường phải là người hay chữ, thạo<br />
chuyện giấy tờ và biết tính toán. Những người như thế ở nông thôn không nhiều4. Do đó,<br />
người này thường cũng kiêm luôn việc ghi chép đối với một vài tổ chức khác mà anh ta<br />
tham gia. Với một quyển vở học sinh làm sổ ghi chép, anh ta có thể ghi lại hoạt động của<br />
tất cả các tổ chức mà anh ta phụ trách. Theo dõi thu-chi là phần ghi chép quan trọng nhất<br />
trong cuốn sổ. Tuy vậy, ngoài việc đọc được các con số, cuốn sổ thực sự là một “mật mã”<br />
đối với người ngoài, bởi nó không tách biệt giữa việc của hội này và hội kia, của việc<br />
công và việc tư. (Trong một cuốn sổ ghi chép các hoạt động của hội, người ta còn ghi lại<br />
cả tiền thuê công thợ và các chi phí cho việc sửa chái bếp của gia đình!) Chỉ có người giữ<br />
sổ mới hiểu được trật tự của sổ sách, và anh ta có trách nhiệm trình bày các khoản thu-chi<br />
và hoạt động của tổ chức mình trong một năm, căn cứ trên những ghi chép mà anh ta thực<br />
hiện trong năm đó. Khi chúng tôi ngỏ ý nhờ mượn xem cuốn sổ ghi chép của tổ chức,<br />
người chủ nhiệm một CLB cựu quân nhân nói rằng không muốn can thiệp vào việc ghi<br />
chép này. Anh ta ngại sẽ làm người thư kí kia tự ái vì cho rằng anh ta không tin tưởng và<br />
có ý soi mói.<br />
Ở những tổ chức không đăng kí hoạt động, việc quản lí các hoạt động của tổ chức<br />
còn linh hoạt hơn. Người ta không biết nguồn gốc hình thành của tổ chức mình, không có<br />
biên bản thành lập, không có điều lệ, không có trụ sở, thậm chí còn không có cả danh<br />
sách hội viên. Tất cả đều là những nguyên tắc không thành văn nhưng được tuân thủ một<br />
cách nghiêm ngặt. Trong nhiều trường hợp, thứ giấy tờ duy nhất mà hội có là tờ danh<br />
<br />
4<br />
Ở nông thôn, người ta ngại tiếp xúc với giấy tờ, ngại những giao tiếp hành chính bằng văn bản (Bùi<br />
Quang Dũng, 2007). Do đó, một người dù có trình độ học vấn cao ở nông thôn cũng không có nghĩa là<br />
anh ta gỡ bỏ được những ngại ngần cố hữu đối với giao tiếp văn bản và chữ viết. Trở thành người hay chữ<br />
và thạo chuyện giấy tờ trong làng là có được sự vị nể của mọi người và anh ta thường được nhờ vả khi cần<br />
đến những công việc giấy tờ.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 35<br />
<br />
<br />
<br />
sách ghi tên các hội viên và địa chỉ, số điện thoại của họ để khi cần thì báo tin. Trong<br />
danh sách 26 thành viên một hội đồng học (hội những người học cùng lớp/trường với<br />
nhau) thôn Đồng Kỵ, hầu hết các thành viên đều có điện thoại. Tuy nhiên, trên thực tế<br />
người ta vẫn chuộng các giao tiếp trực tiếp hơn. Người đại diện tổ chức này nói rằng khi<br />
có việc gì họ đến nhà báo cho từng người.<br />
<br />
3. Đối tượng tham gia<br />
Đối tượng tham gia các tổ chức tự nguyện rất đa dạng. Thường là nam giới tham gia,<br />
tuy nhiên, nữ giới cũng góp mặt trong các sinh hoạt hội, nhóm ở làng. Hội đồng niên là một<br />
tổ chức trước kia vốn chỉ dành cho nam giới trưởng thành, đến nay cũng đã có sự tham gia<br />
của nữ. Trong làng giờ có hội đồng niên nam và hội đồng niên nữ, sinh hoạt độc lập với<br />
nhau. Vào các dịp lễ hội của làng, đồng niên nam thì ra sinh hoạt ở đền, còn đồng niên nữ<br />
thì tham gia sinh hoạt ở chùa. Từ sau 30 tuổi, sau khi đồng niên tổ chức bốc thăm phân chia<br />
ngôi thứ để gánh vác việc dân (những việc chung của làng), thì lúc đó hai đồng niên nam nữ<br />
của cùng một bản tuổi có thể tham gia sinh hoạt cùng nhau. Ngoài ra, phụ nữ cũng tham gia<br />
vào các tổ chức tự nguyện khác như: hội đồng học, hội đồng bạn, CLB dưỡng sinh, v.v.<br />
Người tham gia phường hội cũng đa dạng về độ tuổi, từ thanh niên cho đến người<br />
cao tuổi. Có những tổ chức sinh hoạt theo lứa tuổi (đồng niên, đồng học, đồng bạn, v.v.),<br />
có những tổ chức không giới hạn độ tuổi (CLB bóng bàn, CLB cầu lông, phường gà,<br />
phường cờ, v.v.) Trước đây ngồi đồng niên (tham gia hội đồng niên) từ 18 tuổi (tính theo<br />
tuổi âm lịch) được xem là sớm, còn hiện nay, đời sống kinh tế khá lên, các hội nhóm còn<br />
quy tụ sớm hơn nữa. Nhiều hội đồng học ở Đồng Quang bây giờ được lập ra từ khi các<br />
thành viên còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng có phân ngôi thứ và hàng năm đều có tổ<br />
chức ăn uống. Nhiều tổ chức có sự góp mặt của các cụ cao niên trong làng, như một<br />
phường cờ ở thôn hiện có gần một nửa số thành viên tuổi từ 70 đến 80. Một CLB xe đạp<br />
thôn có 87 thành viên hầu hết đều là người cao tuổi, có cụ 83 tuổi vẫn tham gia CLB.<br />
Lí do tham gia các phường hội cũng rất đa dạng. Một hội sinh vật cảnh chẳng hạn,<br />
có 100 thành viên, nhưng chỉ có khoảng 1/3 số thành viên biết về cây cảnh và chơi cây<br />
cảnh. Như thế, trở thành thành viên một hội cũng không nhất thiết đòi hỏi người ta phải<br />
chia sẻ một đặc trưng chung, có cùng một mối quan tâm hay cùng sở thích. Mà vấn đề là<br />
“tham gia cho nó có hội. (…). Đa số vào hội cho vui. Một năm mở hội hoa xuân [một<br />
lần] thì ra đấy thăm, chơi hội, rồi liên hoan (...) chủ yếu là liên hoan.” (Nam, 1962, Đồng<br />
Kỵ). Hay như người ta vào phường tuồng “hát thì không biết hát, nhưng đến bữa ăn thì<br />
tôi đi, [khi] đóng quỹ thì tôi đóng quỹ” (Nam, 1958, Đồng Kỵ). Rồi có những trường hợp<br />
tham gia phường hội vì cha truyền con nối. Có nhà hai bố con, thậm chí là ba bố con cùng<br />
vào một phường. Có người vào phường vì bố mình trước kia cũng vào, rồi trước khi qua<br />
đời thì dặn con tiếp tục tham gia phường đó.<br />
Những quan sát ban đầu cho thấy ở Đồng Quang, những người không tham gia bất<br />
kì một tổ chức xã hội nào rất ít. Chân dung những người này được mô tả không mấy tích<br />
cực: “Người nghèo tỉnh dậy đã lo đi làm đi ăn, người ta không có thời gian vào hội cây<br />
cảnh với hội xe đạp du lịch” (Nam, 1942, Đồng Kỵ). Cũng có trường hợp có người<br />
“không muốn tham gia chỗ đông đúc, đông người. Nguời ta chỉ muốn về sớm với gia<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
36 Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng …...<br />
<br />
<br />
<br />
đình” (Nam, 1942, Đồng Kỵ), cho nên không thích vào các hội. Những trường hợp như<br />
thế này được giải thích bằng tính cách của đương sự: “tính từ thủa bé chẳng chơi bời với<br />
ai. (…)Nói năng không gãy gọn, và (…) cũng không biết thế nào là câu giao tiếp” (Nam,<br />
1942, Đồng Kỵ). Hay do họ “lành hiền không muốn va chạm” (Nam, 1962, Đồng Kỵ).<br />
Tình hình nói trên liên quan tới một cách hình dung khá đặc biệt của người nông<br />
dân về mối quan hệ giữa các cấp độ của thực tại xã hội: gia đình/họ hàng/làng, xóm/xã.<br />
Người ta khá tách bạch giữa hai khu vực gia đình và xã hội. Những người không tham gia<br />
vào các hội, trong trường hợp đang bàn, được xếp vào loại những người “không biết tham<br />
gia xã hội”, “không tiếp thu xã hội”, tóm lại là “không muốn ra xã hội” (Nam, 1942,<br />
Đồng Kỵ)! Người ta nhấn mạnh tới tình trạng yếu kém năng lực (nói năng và tiền bạc)<br />
của những người từ chối tham gia xã hội, và phạm vi sinh hoạt của họ chỉ giới hạn trong<br />
gia đình. Trong khi đó, khu vực xã hội là nơi mà một người có trình độ và kinh tế khá giả<br />
hướng tới. Việc người dân ở đây cấp cho khu vực xã hội một ý nghĩa tích cực (trong cái<br />
đối lập nói trên), xét từ chủ đề đang bàn, là quan trọng; và có thể gợi ý về nguồn gốc và<br />
tính chất của “xã hội dân sự” ở Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
4. Phạm vi hoạt động và kinh phí<br />
Phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội tự nguyện chủ yếu diễn ra ở cấp độ làng,<br />
xóm, thậm chí là hàng xóm5. Chúng tôi nhận thấy một mật độ dày đặc các tổ chức sinh<br />
hoạt trong phạm vi làng. Làng là nơi bảo lưu các tổ chức có nguồn gốc lâu đời, xuất phát<br />
từ các sinh hoạt xã hội truyền thống (như hội đồng niên) hoặc từ nhu cầu giải trí và phục<br />
vụ các hoạt động chung của làng (như phường gà, phường cờ, v.v.). Làng cũng là cơ sở<br />
phát sinh những hình thức tổ chức xã hội mới, như các loại hình hội hay CLB. Nhiều tổ<br />
chức chỉ có phạm vi từ cấp thôn làng trở xuống mà không được đẩy lên ở cấp cao hơn.<br />
Giữa ba thôn trong cùng một xã, các tổ chức có thể cùng một tính chất, nhưng hình thức<br />
tổ chức và thậm chí cả tên gọi cũng có nhiều nét khác biệt. Cùng là tổ chức của những<br />
người sinh cùng năm, nhưng ở Đồng Kỵ, người ta gọi là đồng canh; còn ở Trang Liệt và<br />
Bính Hạ, người ta lại gọi là đồng niên. Khác biệt về tên gọi, các tổ chức này cũng khác cả<br />
về cách thức tổ chức, các quy định và hình thức sinh hoạt.<br />
Ngay trong phạm vi một làng, cùng một loại hình tổ chức cũng lại có những cấp độ<br />
hoạt động khác nhau. Như một hội đồng canh ở Đồng Kỵ chẳng hạn, người ta có thể đồng<br />
thời sinh hoạt ở cả cấp làng và cấp xóm, có đồng canh thôn, đồng thời cũng có cả đồng<br />
canh xóm. Đồng canh thôn là một kiểu sinh hoạt hội nhóm có nguồn gốc từ lâu đời (cho<br />
đến nay không ai biết nó xuất xứ từ bao giờ); nhưng đồng canh xóm thì chỉ mới xuất hiện<br />
những năm gần đây. Người ta phân biệt giữa đồng canh thôn và đồng canh xóm thế này:<br />
“Đồng canh xóm nó là một cái hội, còn đồng canh thôn là để gánh vác việc toàn dân, nó<br />
là bắt buộc!” (Nam, 1967, Đồng Kỵ). Ngoài ra, nhiều người còn là thành viên của các tổ<br />
chức có phạm vi sinh hoạt lớn hơn, cấp tỉnh hoặc liên tỉnh, ví dụ như Hội Bạn chiến đấu<br />
5<br />
Hàng xóm là chỉ những hộ gia đình sống liền kề nhau (khoảng 15-20 hộ), cùng chung nhau một đường đi<br />
hay chia sẻ một mốc địa giới chung (như khoảnh tre- do đó người ta cũng còn gọi là “xóm khoảnh tre”).<br />
Trong khi xóm để chỉ các khu dân cư dưới cấp độ làng, trong một xóm có nhiều hàng xóm. Trong một làng<br />
có thể có nhiều xóm, như Trang Liệt có 5 xóm, Đồng Kỵ có 5 xóm.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 37<br />
<br />
<br />
<br />
cùng sư đoàn. Tuy nhiên, bao giờ người ta cũng cố gắng để thu hẹp phạm vi sinh hoạt của<br />
hội trong phạm vi làng xã. Chẳng hạn cùng là hội bạn chiến đấu cùng sư đoàn ở tỉnh,<br />
nhưng người ta có thể quy tụ những người cùng xã hoặc cùng huyện thành một nhóm<br />
riêng và sinh hoạt gần như độc lập với hội gốc. Đối với hội gốc, do tính chất tản mát của<br />
các thành viên, người ta có thể tổ chức họp mặt mỗi năm một lần. Nhưng đối với hội phái<br />
sinh (cấp xã/huyện), người ta có thể tổ chức gặp mặt thường xuyên hơn, tham gia nhiều<br />
hơn vào các sự kiện trong đời của thành viên.<br />
Những quy định về đóng góp kinh phí hoạt động hoàn toàn dựa trên quyết định của<br />
đa số các thành viên trong tổ chức, căn cứ vào mặt bằng kinh tế chung của các thành viên.<br />
Đối với những tổ chức mà thành viên đều khá giả, người ta kêu gọi góp quỹ cả triệu đồng,<br />
lấy nguồn quỹ đó cho vay lấy lãi để chi dùng cho các hoạt động của tổ chức khi cần đến.<br />
Cũng có những tổ chức góp quỹ mang tính vụ việc, hoặc nếu có đóng góp thì nguồn quỹ<br />
cũng không lớn. Dù mức đóng góp như thế nào, đại diện các tổ chức đều cho biết: đã chơi<br />
hội thì kiểu gì cũng tốn kém, không thể khác được.<br />
Ở Đồng Quang, nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội tự nguyện này<br />
không phụ thuộc vào việc nó có tư cách pháp nhân hay không. Thậm chí đối với những<br />
đóng góp cho các tổ chức chính thức, người ta còn có thể “chày bửa”, còn đối với các<br />
khoản đóng góp của hội tự nguyện, không ai dám lơ là6. Tuỳ theo từng tổ chức mà số tiền<br />
đóng góp có thể khác nhau, nhưng về nguyên tắc thì việc sử dụng quỹ là như nhau. Một<br />
CLB cầu lông là một trong những tổ chức hoạt động mạnh và có nguồn lực khá nên<br />
khoản đóng quỹ này khá nhiều. Mỗi người khi vào hội đóng một lần, lúc mới thành lập<br />
quy định mỗi người đóng 100.000đ để gây quỹ và đem cho vay lãi7. Tiền lãi từ khoản quỹ<br />
CLB này được đem chi dùng chung cho các hoạt động của CLB. Sau một thời gian, số<br />
tiền quỹ của CLB (bao gồm cả tiền quỹ đóng ban đầu và tiền lãi suất còn lại không dùng<br />
hết đã lên tới 200.000đ/người). Khi đó, ai muốn vào hội thì phải đóng 200.000đ, trong đó<br />
100.000đ là khoản quỹ cố định, còn lại 100.000đ thì trích ra dành cho việc thăm hỏi<br />
người ốm, mua sắm vật dụng, giao lưu trong CLB, v.v. Khi thành viên nào không tham<br />
gia nữa hoặc qua đời thì CLB hoàn lại khoản tiền quỹ cố định (100.000đ).<br />
<br />
5. Mục đích tham gia<br />
Sở thích là lí do phổ biến giải thích cho việc tham gia các tổ chức tự nguyện của<br />
người dân. Nhiều người nói rằng mình vào phường hội là vì ham thích và nhiệt tình với<br />
các hoạt động xã hội tại địa phương. Người thích chơi gà thì có phường gà; người thích<br />
hoạt động thể thao thì có các CLB bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, vật, xe đạp. Ai thích<br />
văn hoá văn nghệ thì vào CLB quan họ, CLB tuồng, CLB thơ, CLB chèo; ai thích chơi<br />
6<br />
Theo nghị định 88/2003, hội được coi là tổ chức tự nguyện và không vụ lợi, do đó một hội không cần phải<br />
có kinh phí hoạt động mới có thể thành lập tổ chức. Sau khi thành lập, hội có thể gây dựng nguồn kinh phí<br />
thường xuyên từ nguồn đóng góp của hội viên và các hoạt động tạo thu nhập khác.<br />
7<br />
Lưu ý rằng các hoạt động kinh doanh, buôn bán ở Đồng Kỵ rất sôi động, và do đó, người ta cần tiền mặt<br />
cho các giao dịch thương mại. Do nhiều hộ sản xuất không đăng kí kinh doanh nên khả năng vay tiền từ<br />
ngân hàng thấp, chưa kể đến những ngần ngại cố hữu về các thủ tục, giấy tờ, hồ sơ vay tiền vốn vẫn được<br />
cho là phức tạp. Họ tìm đến các nguồn quỹ của các tổ chức phường/hội và sẵn sàng trả mức lãi suất cao<br />
hơn lãi suất ngân hàng để có được các khoản vay khi cần.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
38 Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng …...<br />
<br />
<br />
<br />
cây cảnh thì tham gia hội sinh vật cảnh... Trong làng ngoài xã hình như có đủ các loại<br />
hình phường hội đáp ứng hết các sở thích đa dạng của người dân8.<br />
Liên kết và trao đổi xã hội cũng là một trong những động cơ tham gia các hội và<br />
đoàn thể tự nguyện. Người ta tham gia vì đó là nơi có thể chia xẻ chuyện xã hội. Sân chơi<br />
là một môi trường cung cấp thông tin nhanh hàng ngày, nhất là trong bối cảnh nông thôn.<br />
Chính là theo tinh thần này mà vị chủ nhiệm một CLB cầu lông, đồng thời là một doanh<br />
nhân, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc thu hút các nhân vật biết làm ăn, có uy tín<br />
trong xã hội tham gia sinh hoạt CLB. “Đến sân cầu lông là biết hết chuyện xã hội, những<br />
thông tin thị trường, thời buổi như thế nào. Người ta tụ hội với nhau chứ không phải đi<br />
chơi không đâu”. (Nam, 1962, Đồng Kỵ). Tham gia vào một sân chơi, các thành viên<br />
được mở mang quan hệ, được giao lưu xã hội. Người ta mắc một chút kinh tế nhưng có<br />
lợi về mặt quan hệ, về nhiều mặt trong quan hệ đời sống. “Cũng từ lúc từ chỗ chơi thể<br />
thao có thêm được bạn hàng, đấy cũng là một mẹo trong quan hệ.” (Nam, 1962, Đồng<br />
Kỵ). Một người đại diện cho Hội sinh vật cảnh (Nam, 1962, Đồng Kỵ) đồng thời cũng là<br />
chủ xưởng sản xuất đồ gỗ nói rằng tham gia các tổ chức giúp anh ta có cơ hội va chạm,<br />
làm việc, có tiếng tăm, nên cũng được vị nể.<br />
Nhiều người nói đến việc tham gia vào các phường hội là một niềm vinh dự: “Người<br />
ta tham gia nhiều hội thì đi đâu thì người ta cũng có đủ tư trang, quần áo nom nó nuột nà,<br />
rồi thẻ đeo nó danh dự, còn không thì chẳng có cái gì. Mặc áo cái đó cũng chẳng dám mặc<br />
vì không có hội thì ai dám mặc vào.” (Nam, 1942, Đồng Kỵ). Tham gia vào các tổ chức<br />
cũng là để cho oai. “Có những người thích mình oai, mình nhiều phường mà. (...) Có người<br />
khoe tôi vào 5 phường, tôi oai nhất làng. (...) Tham gia phường để chứng tỏ là ta nhiều<br />
phường, ta chơi nhiều đoàn thể” (Nam, 1958, Đồng Kỵ). Mà là người đứng đầu của các tổ<br />
chức này thì còn oai hơn: “Đứng đầu một cái tổ chức đoàn thể thì nó cũng có một cái chức,<br />
cái chân trong thôn xã. Đi họp hành thì cũng sướng” (Nam, 1962, Đồng Kỵ).<br />
<br />
6. Các hoạt động chủ yếu<br />
Dù có đăng kí hay không, các tổ chức đều có những quy định về chức năng hoạt<br />
động của mình. Những quy định này có thể dưới dạng văn bản (điều lệ của tổ chức),<br />
nhưng cũng có thể chỉ là các quy ước miệng.<br />
Đối với các tổ chức có đăng kí hoạt động, điều lệ là một bản quy định được soạn trên<br />
cơ sở ý kiến của đa số thành viên trong kì họp đại hội lần đầu tiên sau khi có quyết định thành<br />
lập tổ chức. Tuy nhiên, đối với các tổ chức này, bản điều lệ giống như một thủ tục hành chính<br />
hơn là một khung tham chiếu cho hoạt động của họ. Một tình trạng phổ biến đối với các tổ<br />
chức có thâm niên từ 3 năm trở lên là hầu hết người đại diện không còn nhớ nội dung của<br />
điều lệ và họ cũng không biết hiện tại bản điều lệ đó do ai nắm giữ. Một số người thậm chí<br />
còn không rõ tổ chức của mình có quyết định thành lập và điều lệ hay không.<br />
Đối với các tổ chức không đăng kí, hoạt động của tổ chức được thống nhất giữa các<br />
thành viên trong các cuộc họp chung. Thông thường, các hoạt động không được thống nhất<br />
8<br />
Tuy nhiên, không phải ai thích cũng theo được các sinh hoạt phường hội. Thích là một chuyện, người ta<br />
cũng cần phải “có kinh tế” nữa.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 39<br />
<br />
<br />
<br />
ngay từ đầu, mà bổ sung dần dần cùng với quy mô và thâm niên hoạt động của tổ chức.<br />
Không có sự khác biệt về độ gắn kết, tính chặt chẽ trong hoạt động của các tổ chức này.<br />
Việc có hay không có giấy tờ không liên quan tới tính nghiêm ngặt của tổ chức. Và giấy tờ<br />
cũng không làm tăng giá trị tư cách thành viên của người tham gia hội này hay hội khác.<br />
Hoạt động “chức năng”<br />
Dạng hoạt động này thể hiện rõ nhất ở các tổ chức hoạt động theo sở thích, dưới<br />
hình thức các CLB, trong đó nổi bật hơn cả là CLB thể thao. Do tính chất thể thao phục<br />
vụ sức khỏe mà các CLB này sinh hoạt hàng ngày. Một CLB cầu lông thôn thành lập từ<br />
năm 1994, lúc đầu có 90 thành viên, tới năm 1999 tăng lên thành 183 thành viên. Thời kỳ<br />
đầu CLB hoạt động cũng yếu, về sau mạnh lên do nhiều người nhận thấy môn thể thao<br />
này “có lợi nhiều mặt, nhất là sức khoẻ bản thân và giao lưu quan hệ.” (Nam, 1962,<br />
Đồng Kỵ). Ngoài các buổi tập hàng ngày, vào dịp hội làng thì CLB tổ chức giải cầu lông,<br />
mời các CLB ở các làng, xã lân cận tới thi đấu.<br />
Một CLB bóng bàn thôn cũng tổ chức các hoạt động tập luyện hàng ngày. CLB có<br />
khoảng 30 hội viên; nhưng hoạt động thường xuyên, theo nghĩa là đến chơi tại địa điểm của<br />
CLB thì có khoảng 15 người, vì địa điểm của CLB chỉ kê được 2 bàn bóng thôi. Nếu hội<br />
viên ra chơi đông quá, người nọ phải chờ người kia thì họ lại tỏa vào các bàn bóng của các<br />
cá nhân trong làng. Một CLB Dưỡng sinh thôn cũng tổ chức tập dưỡng sinh buổi tối, nhưng<br />
không phải ai cũng tham gia đầy đủ các buổi tập đó. Hoạt động dưỡng sinh như một hình<br />
thức tập thể dục tự do. Họ chỉ quy định về giờ giấc và địa điểm tập, các thành viên ai có thể<br />
tham gia thì đến tập, không có những ràng buộc hay quy định gì chặt chẽ. Do đó người ta<br />
không phân biệt giữa sinh hoạt thể thao thường ngày và sinh hoạt CLB.<br />
Không có sự khác biệt nào về hoạt động của các tổ chức có đăng kí và không đăng kí.<br />
Một CLB Văn nghệ thôn thành lập năm 2005, xuân thu nhị kì tổ chức luyện tập văn nghệ vào<br />
các dịp lễ hội hoặc khi có yêu cầu. Thành lập từ năm 2004, một CLB Cựu quân nhân thôn coi<br />
năm 2007 là năm có nhiều hoạt động nhất. Năm đó họ tổ chức đến động viên thăm hỏi9 anh em<br />
chuẩn bị lên đường nhập ngũ (Nói thêm là hàng năm cả thôn chỉ có khoảng 2-3 người nhập<br />
ngũ.) Cuối năm 2007, CLB này tham gia cùng Hội Cựu chiến binh trồng cây xung quanh nhà<br />
văn hóa thôn. Việc trồng cây được xem là hoạt động điển hình của CLB trong năm đó.<br />
Ngoài tính chất thể thao, giải trí phục vụ sức khỏe, các tổ chức tự nguyện cũng<br />
nhằm phục vụ các sinh hoạt lễ hội chung của làng. Nhiều tổ chức thậm chí chỉ hoạt động<br />
trong mấy ngày hội làng. Phường cờ tổ chức cho mọi người thi đấu cờ vào dịp hội làng<br />
vào tháng 3 hàng năm. Trước hai ngày, người trong phường phân công nhau chuẩn bị,<br />
quét sân dành cho chơi cờ, đi mua bán các thứ cần thiết. Thành viên phường cờ không<br />
chơi cờ vào ngày hội, mà phường chỉ đứng ra tổ chức thi đấu cờ như là một sinh hoạt hội<br />
hè giải trí cho nhân dân. Hết lễ hội, phường tổ chức liên hoan; và người đăng cai chịu<br />
trách nhiệm tổ chức bữa ăn này. Các ván cờ của phường thường diễn ra vào ngày này, sau<br />
bữa liên hoan. Trong dịp họp mặt, người ta không chỉ chơi cờ; còn có tú lơ khơ, tổ tôm,<br />
và nhiều trò khác để giải trí. Ở các phường khác, các hoạt động “chức năng” còn có vẻ<br />
<br />
9<br />
Mỗi suất quà thăm hỏi trị giá 20 ngàn đồng, bằng hiện vật gồm cuốn sổ, cây bút và bánh xà phòng thơm.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
40 Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng …...<br />
<br />
<br />
<br />
lỏng lẻo hơn: Phường vật, phường gà hay phường chim hầu như chỉ có các hoạt động này<br />
vào các ngày lễ hội. Họ đứng ra tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ nhân dân.<br />
Bản thân thành viên phường gà không hẳn phải chơi gà; người ở phường chim không có<br />
nghĩa là anh ta phải nuôi chim. Họ chỉ cần bày tỏ một chút quan tâm là có thể trở thành<br />
thành viên. Với những tiêu chí hoạt động lỏng lẻo như thế, bất cứ ai cũng có thể tham gia<br />
các phường hội. Và dường như người ta không chọn vào một phường vì những ưu thế của<br />
chính phường đó, mà vì đó đơn giản là nơi dành cho các sinh hoạt hội nhóm.<br />
Thăm hỏi thành viên và gia quyến<br />
Các hoạt động thăm hỏi thành viên và gia đình của họ (vợ/chồng, con và tứ thân<br />
phụ mẫu) là một hoạt động phổ biến ở hầu hết các tổ chức tự nguyện.<br />
Một CLB Cựu quân nhân thôn cũng tổ chức thăm hỏi anh em hội viên, vợ và con<br />
của họ khi ốm đau phải nằm viện và bố mẹ thân sinh (không bao gồm bố mẹ vợ) khi họ<br />
qua đời. Trường hợp ốm đau, người ta tổ chức đến thăm với 1 kg đường và 1 hộp sữa, trị<br />
giá khoảng 20 nghìn đồng. Việc thăm hỏi bằng hiện vật chỉ được các tổ chức thực hiện<br />
một lần duy nhất cho một người ốm10, ngay cả khi hội viên đau ốm nằm viện nhiều lần<br />
(các lần khác thì chỉ đến thăm hỏi mà không có quà). Khi bố mẹ hội viên qua đời, CLB<br />
cũng tổ chức viếng bằng hiện vật gồm vòng hoa, hương, nến, trị giá 70-80 ngàn đồng.<br />
Hoạt động thăm hỏi và phúng viếng này, cùng với những quy định về quà thăm viếng là<br />
khá thống nhất giữa các hội tự nguyện khác trong thôn.<br />
Hội hưu trí cùng cơ quan hoạt động trên phạm vi cả tỉnh, nhưng 20 người ở cùng<br />
huyện Từ Sơn lại tập hợp với nhau thành một hội riêng, tổ chức các hoạt động riêng bên<br />
ngoài các sinh hoạt chung với hội của tỉnh. Trong năm khi nhà thành viên nào có tứ thân<br />
phụ mẫu qua đời hoặc cưới con thì lại gọi nhau. Tính tổng các hoạt động thăm hỏi, phúng<br />
viếng, chúc mừng gắn với các các sinh hoạt hội nhóm của mình, một hội viên (tham gia 3<br />
tổ chức tự nguyện) cho biết mỗi tháng đi dự vài đám cưới, đám hiếu hoặc thăm người ốm.<br />
Anh ta nói có tháng một người (vợ hoặc chồng) đi gần chục đám. Mỗi đám cưới hay đám<br />
ma trung bình mừng hoặc viếng 100 ngàn. Có tháng vợ chồng anh chi khoảng 1 triệu<br />
đồng cho đám cưới. Để tham gia vào các sinh hoạt hội nhóm thế này, người ta phải trù<br />
tính đến một khoản tiền dự trữ nhất định để chi dùng vào những sinh hoạt của tổ chức.<br />
Chuyện xúc thóc dự trữ đi bán để mừng đám cưới hay phúng đám ma không phải là<br />
chuyện hiếm ở nông thôn.11<br />
Ở Đồng Quang nói riêng và ở nhiều vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng khác nói<br />
chung, hoạt động thăm hỏi không chỉ là một thực tiễn của đời sống nông thôn mà được<br />
<br />
10<br />
Người dân ở đây coi “ốm” có nghĩa là nằm viện nguy kịch một thời gian dài và/hoặc sắp qua đời. Thông<br />
thường, người ta chỉ đến thăm người ốm nếu người đó có nguy cơ không qua khỏi. Hành động thăm<br />
viếng người ốm được coi là nhìn mặt người đó lần cuối trước khi họ qua đời. Do đó, việc được nhiều tổ<br />
chức đến thăm khi nhà có người ốm chứng tỏ gia đình đó sống có uy tín, được nhiều người quý mến.<br />
11<br />
Ở nông thôn các hộ có ruộng vẫn nhận cấy để lấy thóc ăn (dù nhiều khi phải đi thuê mướn hoàn toàn).<br />
Thóc lúa được họ trữ trong nhà, để dùng dần trong suốt năm đó. Thùng thóc đặt trong nhà đảm bảo cho<br />
an ninh sinh tồn của hộ gia đình trong suốt cả năm. Thùng thóc cũng đồng thời là một khoản tích trữ của<br />
cả gia đình, để khi có việc người ta có thể đem thóc bán lấy tiền mặt để chi dùng. Tuy nhiên, đôi khi<br />
việc xúc thóc đem bán, trong một vài trường hợp, cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn về sinh tồn của<br />
cả gia đình trong suốt năm đó.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 41<br />
<br />
<br />
<br />
nâng lên thành tiêu chuẩn của một người có đạo đức. Cái cách mà người ta nói về những<br />
người không giao tiếp, không đi lại với ai có một hàm ý phê phán rõ nét. Đó là những kẻ<br />
chỉ biết có lợi ích bản thân, chẳng quan tâm tới ai và do đó là đáng xấu hổ và thiệt thòi.<br />
Một người có uy tín, nói có người nghe, là người có quan hệ xã hội rộng. Anh ta phải<br />
tham gia vào mọi chuyện trong họ, trong xóm, trong làng. Anh ta phải trực tiếp có mặt ở<br />
đó, phải đi lại, thăm hỏi, bàn bạc (về đám tang, đám cưới, làm nhà v.v.).<br />
Việc cá nhân tham gia vào nhiều tổ chức, đoàn thể, nhiều sinh hoạt hội nhóm là một<br />
sự đảm bảo cho uy tín của cá nhân và của gia đình trong con mắt người làng. Khi nhà có<br />
công có việc mà có nhiều người đến thăm hỏi, động viên, chúc mừng thì người ta coi đó<br />
là niềm vinh dự cho cả gia đình. Người ngoài nhìn vào cũng đánh giá rằng gia đình này<br />
quan hệ rộng. Đặc biệt là khi gia đình có người ốm, càng nhiều tổ chức, đoàn thể tới thăm<br />
càng thể hiện uy tín của gia đình. “Có việc mà có các cụ đến, có phường đến là quý chứ,<br />
là vinh dự cho mình” (Nam, 1955, Trang Liệt). Nhiều người cung cấp tin ở thôn Trang<br />
Liệt đã kể câu chuyện về một người sống thiếu hòa nhập đã bị người làng tẩy chay, thậm<br />
chí còn không được công nhận là hàng xóm. Ông này học hết trung cấp, trước thoát li làm<br />
cán bộ, giờ về nghỉ hưu. Ông cậy có bạn là các ông to trên huyện, trên tỉnh, về làng không<br />
thèm tham gia phường hội gì. Tổ liên gia tổ chức lát đường bê tông cho sạch ngõ xóm,<br />
ông lại lấy cớ nhà ông ở đầu xóm ông không cần lát đường. Như thế nghĩa là ông “đối<br />
kháng” với hàng xóm rồi và sẽ bị cô lập!<br />
Các hoạt động thăm hỏi người ốm, viếng đám tang, mừng đám cưới, mừng tân gia,<br />
mừng đầy tháng, v.v., là cách người dân tham gia vào và/hoặc duy trì các quan hệ xã hội<br />
ở làng. Việc tham gia vào các hội tự nguyện, và cùng với nó là tiến hành các hoạt động<br />
thăm hỏi có thể cũng là một hình thức thay thế cho các quan hệ bạn bè mà phải nhờ có<br />
giao thiệp rộng họ mới có. Dường như có sự phân biệt khá rõ giữa “bạn bè” với “hàng<br />
xóm” và “người làng”. Hàng xóm và người làng gắn liền với nơi người ta cư trú. Trong<br />
khi đó, bạn bè là thứ quan hệ có thể tách rời khỏi nơi ở. Ở đây, việc một người nào đó có<br />
bạn đồng nghĩa với việc anh ta có quan hệ, giao thiệp rộng, ra ngoài nhiều và mở mang.<br />
Ăn uống<br />
Bao giờ cũng thế, sinh hoạt của các hội tự nguyện hầu như đều đi kèm với ăn uống.<br />
Người ta coi ăn uống là hoạt động quan trọng để duy trì các sinh hoạt hội nhóm, thiếu nó<br />
khó có thể thành hội.<br />
“Chẳng hội nào là không ăn uống” (Nữ, 1970, Đồng Kỵ). Phường chim ăn vào<br />
ngày thả chim, phường gà ăn vào dịp kết thúc hội xuân. Phường cờ, Hội sinh vật cảnh,<br />
CLB cầu lông, CLB bóng bàn, bóng chuyền, cờ tướng… đều ăn từ một đến hai lần,<br />
thường vào dịp đầu xuân và cuối năm. Ăn uống quan trọng đến mức người ta còn gắn nó<br />
với việc gọi tên tổ chức của mình một cách rất tự nhiên, như ăn phường trâu, ăn đồng<br />
niên, ăn đồng ngũ, v.v. Đối với một số tổ chức, ăn uống thậm chí còn là hoạt động duy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
42 Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng …...<br />
<br />
<br />
<br />
nhất. Phường trâu thôn Đồng Kỵ trước kia là hội của những người buôn trâu12. Nay nghề<br />
này không còn nữa, nhưng những người buôn trâu xưa và con cháu của họ vẫn tập hợp<br />
nhau lại thành phường. Hàng năm vào dịp lễ hội, họ tổ chức thui một con trâu và “đánh<br />
chén” với nhau. Với hình thức sinh hoạt mới này, phường trâu giờ cũng kết nạp thêm cả<br />
thành viên là những người thích ăn thịt trâu.<br />
Mỗi hội, phường thường tổ chức ăn theo lối đăng cai lần lượt tại nhà của các<br />
thành viên. Người đăng cai tổ chức việc ăn uống của tổ chức trong một năm, hết năm lại<br />
chuyển cho người đăng cai khác. Phường cờ chọn đăng cai theo lối luân phiên, bắt đầu<br />
từ người cao tuổi nhất, để đảm bảo rằng ai cũng có cơ hội được đăng cai mời phường ít<br />
nhất một lần trong đời. Ví dụ năm nay cụ 71 tuổi đăng cai thì tới năm sau sẽ là cụ 70, cứ<br />
lần lượt như thế. Hội đồng niên thì vì bằng tuổi nên tổ chức đăng cai (hay còn gọi là dọn<br />
hay chứa) bằng cách gắp thăm, theo thứ tự từ thấp lên cao. Hoặc có những tổ chức để<br />
cho các thành viên tự đăng kí. Dù dưới hình thức nào thì mỗi thành viên trong một<br />
phường, hội đều sẽ tổ chức ít nhất một bữa ăn tại nhà mình. Phải luân phiên hết một<br />
vòng thành viên rồi mới quay lại từ đầu. Nhiều người coi việc được dọn, được chứa,<br />
được đăng cai bữa ăn ở nhà mình là niềm vinh dự cho gia chủ. “Những anh đăng cai là<br />
tốn kém chứ, nhưng mà đấy là lại còn tranh nhau nữa chứ có phải là đùn đẩy cho nhau<br />
đâu.” (Nam, 1955, Trang Liệt)<br />
Trước kia người ta thường để tùy tâm gia chủ mời cơm phường hội. Thế là có xu<br />
hướng người sau phải làm to hơn người trước, hoặc ít nhất là bằng người trước, kẻo<br />
mang tiếng với anh em là keo kiệt hoặc kém cỏi. Sau này để tránh tình trạng ganh đua<br />
nhau, nhiều tổ chức đã có những quy định về mức đóng góp ngay từ khi thành lập hội<br />
hoặc tiến hành bàn bạc thống nhất trước khi tổ chức ăn. Hiện nay, trước một bữa ăn<br />
phường hội, bao giờ người đăng cai cũng tổ chức một buổi họp mặt trước đó vài ba<br />
ngày để bàn bạc thống nhất hình thức ăn và đóng góp. Người ta thống nhất việc ăn<br />
món gì, làm bao nhiêu bát, bao nhiêu đĩa13 và tiền định mức cho mỗi suất ăn. Tiền ăn<br />
chủ yếu là các thành viên đóng góp dựa trên giá trị thực của bữa ăn. Giá trị trung bình<br />
của một mâm cỗ cho bốn đến năm người ăn thời điểm năm 2008 ở Đồng Quang là<br />
khoảng từ 100-150 nghìn đồng.<br />
Đối với một số tổ chức, nếu nhà chứa khá giả, họ có thể làm cỗ quá số tiền quy định<br />
cho một suất ăn (chẳng hạn suất ăn quy định là 30.000đ/người, họ có thể làm đến<br />
50.000đ/người) mà vẫn chỉ nhận số tiền như đã thống nhất từ trước. Hành động này nhiều<br />
khi không được khuyến khích, vì phường, hội muốn tạo sự bình đẳng giữa các thành viên,<br />
họ không muốn “ăn không” của gia chủ, mà muốn ăn bằng tiền của mình. Ở một số tổ<br />
chức khác, hành động này được cho là tùy tâm gia chủ, theo nghĩa nếu gia chủ bày tỏ<br />
thành ý muốn mời anh em thì sẽ được khuyến khích. Tuy nhiên, ngay cả khi có ý mời thì<br />
12<br />
Đồng Kỵ trước kia vốn nổi tiếng là nơi có nhiều lái trâu. Lái trâu thời kì đó được coi là một nghề đòi hỏi<br />
vốn liếng lớn, và người làm lái trâu phải là người rất sắc sảo, đi lại nhiều và giao thiệp rộng. Nhà nào có<br />
người làm lái trâu là coi như được đảm bảo về sự no đủ cho cả gia đình.<br />
13<br />
Bát là dành cho những món nước, và đĩa là dành cho các món khô. Chỉ cần biết số bát số đĩa trên mâm<br />
người ta có thể biết được đây là cỗ to hay cỗ nhỏ, mà không cần phải nhìn tận mắt mâm cỗ đó. Một mâm<br />
cỗ trung bình khi có 3 bát, 4 đĩa.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 43<br />
<br />
<br />
<br />
gia chủ cũng phải có lời14 với tổ chức trước khi ăn.<br />
Khi tổ chức ăn tại nhà, dù là cỗ to hay nhỏ, bao giờ người ta cũng bớt lại một mâm cho<br />
gia chủ, đó là nguyên tắc. Mâm cỗ này được tính chung vào số tiền mà các thành viên trong<br />
tổ chức đóng góp cho bữa ăn. Các thành viên trong gia đình không bao giờ ăn cùng lúc mà ăn<br />
sau, bởi vì họ còn phải lo phục vụ khách. Trong nhiều trường hợp, ngày đăng cai bữa ăn này<br />
cũng đồng thời là ngày liên hoan ăn uống của gia đình với họ hàng, bạn bè thân cận. Người<br />
ta có thể ăn đăng cai vào buổi trưa, buổi chiều lại tiếp tục với liên hoan gia đình hoặc bạn bè.<br />
Ngày hôm đó là ngày cả gia đình trổ hết sự nhiệt tình và hiếu khách, là lúc người ta xây dựng<br />
và củng cố hình ảnh của bản thân và gia đình trong con mắt xóm làng.<br />
Bữa ăn đăng cai tại nhà không phải là một bữa ăn thuần túy no bụng. Nó không<br />
nhằm giải quyết nhu cầu của cái bụng như người ta thoạt nghĩ, nghĩa là không chỉ liên<br />
quan tới cái mà Gourou, trong một khảo cứu viết từ lâu, gọi là “sở thích ăn uống” của<br />
nông dân Bắc kỳ (Gourou, 1936: 253), mà là nhằm một chức năng xã hội. Thật vậy, hành<br />
vi ăn uống, đối với người nông dân, là một hình thức tham gia xã hội. Bạn bè gặp nhau<br />
thường xuyên, người ta rủ nhau ra quán ngồi ăn. Ngồi với nhau, gặp mặt nhau cho vui vẻ,<br />
tốn kém nhưng cũng là cách để nhập vào xã hội. Ăn uống là thời gian người ta ngồi với<br />
nhau, tán gẫu, biết được chuyện nọ chuyện kia trong làng. Ăn uống cũng là dịp để người<br />
ta học hỏi những chuẩn mực và duy trì tôn ti trật tự. Nhìn cái cách người ta sắp xếp chỗ<br />
ngồi trong một bữa ăn đã thấy ở đó hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn là chỉ để thỏa mãn cái dạ<br />
dày. “Nhìn mâm cỗ, nhìn vị trí ngồi thì biết vị trí của người nào như thế nào rồi. Mâm có<br />
5 người, thì 1 người ngồi giữa, bên tay phải có 2 người, bên tay trái có 2 người. Ông ngồi<br />
giữa là ông có vị trí quan trọng nhất, hoặc là cao tuổi nhất, hoặc là vai trên vai dưới. Có<br />
khi ông ít tuổi hơn lại ngồi giữa, ông già hơn thì lại xới cơm, thế chắc chắn là có quan hệ<br />
họ hàng.” (Nam, 1955, Trang Liệt).<br />
Ăn uống, đối với hội đồng niên, còn giống như một lễ thức tôn giáo. Một bữa ăn<br />
của đồng canh thôn Đồng Kỵ bắt đầu với phần lễ. Lễ trình đồng canh được làm là phần<br />
cỗ mặn và ngọt, thường bao gồm miếng thịt lợn/con gà luộc, xôi và hoa quả. Tùy từng<br />
đồng canh có thể tiến lễ to hay nhỏ. Lễ được chủ nhà chứa, người già (cha, chú hoặc<br />
người trong họ của chủ nhà) và một số thành viên gánh ra đình làm lễ từ sáng. Tại đình,<br />
mâm lễ được đưa lên bàn thờ Thánh, cụ Từ đền và người già của gia chủ sẽ tiến hành làm<br />
lễ15, những người đi theo sẽ đứng khấn cùng. Làm lễ xong, một phần lễ được chia cho cụ<br />
Từ đền, phần còn lại sẽ được đem về. Khi đó, đồng canh mới tiến hành ăn uống.<br />
Sự kiện này là quan trọng nếu ta nhớ lại rằng một trong những chức năng quan<br />
trọng của hệ thống nghi lễ làng xã (không thuộc số các nghi lễ của Phật giáo hay Công<br />
giáo) là bảo vệ và kiểm soát xã hội đối với cư dân làng xã. Mặt khác, nhìn từ phía người<br />
dân thì tuân thủ các nguyên tắc của hệ thống nghi lễ này là một cách xác nhận mình thuộc<br />
<br />
14<br />
“Có lời” nghĩa là nói chuyện một cách chính thức. Người ta cũng phải học cách “có lời” với phường hội,<br />
phải học thuộc một khuôn mẫu chuẩn, chứ không phải tùy tiện thích gì nói đấy. Trong nhiều trường hợp,<br />
việc gia chủ “có lời” thiếu lễ độ, không gãy gọn, hay đơn giản là ‘không thuộc bài mẫu’ thôi cũng khiến<br />
phường hội từ chối những thành ý của gia chủ.<br />
15<br />
Ở Đồng Kỵ, dưới tuổi các cụ (51 tuổi) thì không được làm lễ.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
44 Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng …...<br />
<br />
<br />
<br />
về cộng đồng làng.<br />
<br />
7. "Xã hội tính" của nông dân?<br />
Như đã nói, bài viết không đề câp tới bất kỳ loại hình tổ chức xã hội nào, mà chỉ<br />
bàn tới các tổ chức không có tính chất chính quyền và hình thành hoàn toàn dựa vào sự<br />
tham gia tự nguyện của người dân. Người ta nhấn mạnh tới lợi thế của các tổ chức xã hội<br />
tự nguyện, rằng các tổ chức này gần với người nghèo và thu hút được sự tham gia đông<br />
đảo của nhân dân. Các tổ chức xã hội tự nguyện với các giá trị như “khoan dung”, “đoàn<br />
kết”, “công bằng”, thể hiện trong các hoạt động của nó, còn được coi là môi trường để<br />
người dân “tập dượt dân chủ” (Wischermann và đồng nghiệp, 2003).<br />
Vậy là điểm cốt yếu trong định nghĩa về các tổ chức xã hội tự nguyện là ở tính chất<br />
độc lập của nó đối với các hình thức tổ chức nhà nước và các quan hệ xã hội truyền thống<br />
(làng, xóm, họ hàng, gia đình v.v..). Khái niệm về “khu vực dân sự” hay “xã hội dân sự”<br />
khá phổ biến hiện nay cũng hàm ý tương tự. Theo nghĩa này, Jamieson (1993), khi đề cập<br />
tới sự kiện các hội và đoàn thể tự nguyện, đã nhận xét rằng “người Việt Nam truyền<br />
thống là người có “tính xã hội cao”" (tr.33), căn cứ trên sự kiện trong làng có vô số<br />
“những tập thể có tính xã hội” như hội đồng niên, hội nuôi chim, hội đồng môn v.v.<br />
Nhận xét này của Jamieson chỉ cấp thêm ý nghĩa về một “không gian dân sự” cho<br />
cái sự kiện mà nhiều học giả khác đã phát hiện từ lâu. Gourou có lẽ là người đầu tiên<br />
nhận xét rằng nét đáng chú ý nhất trong đời sống xã hội của làng Bắc kỳ là xu hướng của<br />
nông dân muốn họp thành các phe nhóm (tr. 268). Trong các hội nhóm đó, người nông<br />
dân làm quen với cuộc sống công cộng, tập dượt vai trò họ sẽ đóng trong làng, “học cách<br />
ăn nói” (Gourou, 1936). Nguyễn Từ Chi cũng xác nhận sự kiện này và nhấn mạnh tới tình<br />
hình là người nông dân Việt thời ấy không phải là người nông nô hay người nông dân bán<br />
tự do trong các lãnh địa trung cổ, mà là người nông dân tự do, sống trong các làng xã ít<br />
nhiều tự trị đối với chính quyền quân chủ (Trần Từ, 1984).<br />
Các dữ kiện trong thực tế dẫn ta tới những phỏng đoán khác nhau liên quan tới tính<br />
chất và đặc điểm “dân sự” của các tổ chức và đoàn thể tự nguyện trong nông thôn hiện<br />
nay. Thật thế, một mặt là cái đối lập rõ nét giữa làng xóm (một không gian xã hội truyền<br />
thống) và khu vực xã hội (cái có thể đóng vai trò “không gian dân sự”), nơi người nông<br />
dân thực hành hàng ngày các trao đổi và liên kết xã hội, là cái giúp anh ta cảm thấy tự tin<br />
và tự do. Mặt khác, người ta lại vẫn bắt gặp cái cảm thức khá mạnh mẽ về tình trạng lệ<br />
thuộc của nông dân vào các thể chế xã hội truyền thống.<br />
Thật thế, tại Đồng Quang (cũng như tại nhiều làng xã khác của miền Bắc hiện nay),<br />
người làng vẫn còn giữ một vai trò đặc biệt cũng như lệ làng vẫn cứ là một sức ép đáng<br />
kể đối với các thành viên của làng. Người ta thường lí luận rằng: anh có thể làm cán bộ ở<br />
đâu mặc anh, nhưng về đến dân thì anh là người làng. Một vài tổ chức tự nguyện liên<br />
quan tới vai trò này, hội đồng niên chẳng hạn. Theo lệ làng, các thành viên đến tuổi<br />
trưởng thành phải vào hội đồng niên. Vào đồng niên là cơ sở để các thành viên sau này<br />
tham gia gánh vác “việc dân”, thực hiện nghĩa vụ với dân.<br />
Chẳng ai dám bỏ đồng niên. Nếu bỏ thì anh ta sẽ mang tiếng với làng suốt đời,<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 45<br />
<br />
<br />
<br />
mang tiếng là không theo được đồng niên. Anh ta sẽ bị đánh giá hoặc là tiếc tiền, hoặc là<br />
khin