Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm
lượt xem 49
download
Tham khảo tài liệu 'các trào lưu nghệ thuật, từ trừu tượng động thái tới ngôn ngữ và ý niệm', văn hoá - nghệ thuật, điêu khắc - hội họa phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm
- Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (1) Sau thế c hiến hai, toàn thể thế giới bước vào một thời kỳ mới cùng một sinh cảnh hoang tàn với những niề m tin v ỡ vụn và đôi chút hy vọng quá bé nhỏ le lói ở đâu đó. Nghệ thuật thế g iới dường như cũng bắt đầu loạng choạng hồi sinh – Một số những trào lưu cũ bị gián đoạ n và ngưng hẳn lạ i, cũng có những trào lưu mới ra đời. Có rất nhiều khuôn mặt nghệ thuậ t mới từ từ trội lên và theo dòng thời gian – đã dần chiế m lấy những vị trí có tính áp chế với nghệ thuậ t. Cu ốn sách Theories and Documents of Contemporary art là một cuốn sách dạng tổng hợp các trào lưu nghệ thuật thế giới chủ yếu từ sau thế chiến hai tới nay (tuy cũng không ngần ngạ i đề cập tới mộ t số tác giả mang tính tạo sinh từ trước thế chiến). Không giống như một số cuố n sách khác, cuốn sách này không trình bầy lịch sử nghệ thuật theo trình tự thời gian tuyến tính mà nó chia lịch sử nghệ thuật thành chín khu vực – mỗi khu vực có những tác giả đại diện tiêu biểu ( Những tác giả này được liệt kê không phụ thuộc vào tuổ i tác và thời gian mà thuộc về phong cách, phạm trù nghệ thu ật mà họ theo đuổi ). Đây là mộ t cách làm khá hay - bởi việc xét tiế n trình nghệ thuật theo những lát cắt ngang như vậy có cái lợi là làm cho người đọc hiểu thêm được về những phát triển n ội hàm của nghệ thuật – cái mà nếu chỉ nhìn theo chiều tuyến tính sẽ thừơng bị trùm lấp trong những sư kiệ n phi nghệ thuật (tấ t nhiên – góc nhìn này cũng có lý của nó) Như đã nói ở trên, cuốn sách này chia làm chín chươn g – mỗ i chương đều có một bài giới thiệu sơ qua về sự hính thành của một phạm trù nghệ thuật và giới thiệu đôi nét nh ững tác giả tiêu biểu của ph ạm trù nghệ thuật ấy . Đi kèm cùng mỗi chương là một tập hợp của những bài phỏng vấn, nh ững tuyên ngôn, những
- bài thuyế t trình hay những bài viế t quan trọng nhấ t của cái phạm trù nghệ thuật được giới thiệu trong chương đó. Cũng xin lưu ý là, như đã nói, dù được coi là mộ t khảo cứu về nghệ thuật thế giới, song, về thực chất, đây là một cuốn sách ( như mọi cuốn sách về lịch sử mỹ thuật khác xuất bản ở phương Tây dười nhan đ ề lịch sử nghệ thuật ) chỉ xem xét dạng nghệ thuật phương Tây ( hoặc được nhìn và quy chiếu theo thang chuẩn phương Tây), do đó, chúng ta thấy thiếu đi toàn bộ các thực hành nghệ thuật từ nh ững khu vực rìa viền khác của thế giới. Do nhiều lý do khách quan và chủ quan (Mà nói chung là do lý do chủ quan - Lười), chúng tôi chỉ x in lược giới thiệu với các bạn chín phần giới thiệu chín phạm trù nghệ thuật được chia ra trong cuốn sách này - từ trừu tượng động thái (Gestural Abstraction ) tới ngôn ngữ và ý niệm (Language and concepts). Nếu có điều kiện ,chúng tôi sẽ xin giới thiệu các bài viết hay phỏng vấn khác trong cuốn sách này trong thời gian tới. N.H. -------
- 1 – Trừu Tượng Động Thái ( Gestural Abstraction ) Giới thiệu: Peter Selz Những mẫu mã nổi trộ i của nghệ thuật trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2 chính là:Biểu Hiện Trừu Tượng (Abstract Expressionism), Hội Họa Hành Động (Action Painting) Trừu Tượng Họa Pháp (Tachism), Trừu Tượng Trữ Tình (Lyrical Abstraction), Nghệ Thuật Phi Hình Th ức ( Art Informel ), Ngh ệ Thuật “ Khác “ (Art Autre) và vô số khái niệm đa dạng khác nữa. Dạng nghệ thuậ t mà các điêu khắc gia và nghệ s ỹ gá ngh ĩa để tìm thấy chính mình được định tính hoá thông qua những phản ứng cá nhân mãnh liệt và chủ quan nhắm vào cả m xúc, chất liệ u cũng như tiến trình làm việc của bản thân họ . Đứng trong cái vũ trụ, nơi các nhà hiện sinh than phiền là phi lý, nghệ s ỹ đặ t ra cái truy vấn mang mầu sắc lãng mạn về bản ngã, về sự thành thật, về tính chính danh đầ y c ảm động nhắm vào một thế giới của sự khả biến và vô thường. Bởi vậy - Giá trị tối cao được nằm ở s ự nhận lãnh hiểm nguy, sự khám phá, s ự thám hiểm vào những cái chưa biết. Nghệ sỹ và điêu khắc gia đã bầ y tỏ cái thái độ mà nhà lập thể Juan Gris đã từng diễn tả trước đây, khi ông nói : “ bạn sẽ lạ c đường ngay lậ p tức khi bạn biết trước kết quả “.
- Hirosima 1945 Với h ậu quả để lại của chủ ngh ĩa Phát xít trên phần lớn châu Âu cũng như với việc phải đố i mặt với sự khắc nghiệt của chủ n ghĩa cộng sản Nga sô – Stalinist mang mầ u sắc độc đoán, nghệ sỹ từ khắp mọ i nơi cảm thấ y nhu cầu phả i thiế t lậ p một c ảm thức về tính biệt lậ p cá nhân. Auschwitz và Hirosima chính là nh ững cơn chấn động đại hồng thủy đăng đối một cách tàn bạo - buộc các nghệ sỹ phả i lên tiếng, dù chỉ chút ít. Tuy nhiên, ngay chính hành động miêu tả cái ác không thể
- diễn tả, như Theodor Adorno đã phát biểu, dừơng như cũng vô hình chung mở lối cho nó đi vào cuộc đời. Theodor Ardono Cuộc sụp đổ rành rành của tính nhân bản và tình trạng tiến thoái lưỡng nan của nỗ lực chống lạ i sức ép từ nền văn hóa đạ i chúng có tính máy móc cũng như từ trạng thái ứ th ừa của sự dễ dãi hời hợt phô bầy qua các phương tiệ n truyền thông công cộng tràn ngập cũng đã làm tăng thêm cả m thức về sự xa lìa và nhu cầu bộc lộ nội tại của nghệ sỹ. Tác phẩm của họ đã trở nên có ý ngh ĩa tối thượng. Sự thật là những tranh và tượng làm theo phương pháp thủ công đã trở nên rất quan trọng và phẩm chất đặc biệt của chúng - cái tính vậ t chấ t - cái “ facture “ của mỗ i tác phẩm đ ã được nhấn mạ nh. Andre Malraux đã lưu ý rằng “nghệ thuật hiện đại , không nghi ngờ gì nữa, đã được sinh ra vào chính ngày mà những ý niệ m về cái đẹp bị phân rã “ và ông cũng gợi ý rằng Fransisco de Goya có lẽ cũng đã từng chỉ ra điều tương tự n hư vậ y.Trong thế kỷ 19, khước từ các dạng đề tài lịch sử, nghệ sỹ đã đặ t nghi vấn về phong cách vẽ tường thuật, về chủ n ghĩa hiện thực, cũng như về mọi vẻ thực theo kiểu đố i chiếu. Cùng với mỹ học của chủ nghĩa lập thể và chủ n ghĩa biểu hiện vào đầu thế kỷ 20, d ạng nghệ thuật theo kiể u một suối nguồn khoái lạ c đã bị hu ỷ giả i. Vào thời kỳ giữa các cuộc thế chiến, rất nhiều nhà trừu tượng đã sử dụ ng tới nh ững hình thái kỷ hà toán học, những vòng tròn, hình vuông và lập phương. Song, cho tới khoảng giữa thế kỷ, nhiều nghệ sỹ đã từ khươc dạng motif này bởi cho rằng chúng quá gần với khoa học, công nghệ , quá hình thức chủ ngh ĩa và quá phi nhân tính. Dọc theo chiều dài của thế kỷ, các nghệ sỹ đã dần phá vỡ mọi quy tắ c mỹ học truyền thống với những giá trị và ý tưởng bảo thủ. Tuy nhiên cũng cần nói rằng, cuộc từ khước truyền thống kiểu này không mới mẻ gì, khi nó có liên quan
- tới những điều mà kandinsky, nhà “biểu hiện trừu tượng” tiên kh ởi từng gọi là: “ nghệ thuật của nhu cầu n ội tại “ Wassily Kandinsky, Improvisation 31 (Sea Battle), 1913, National Gallery of Art, Ailsa Mellon Bruce Fund mặc dù vẫn có thể nhận ra những sự khác biệ t trong cả hai lĩnh vực lý thuyế t và thực hành, song những quan điểm tương tự về nghệ thuật đã xuất hiệ n gần như đồng thời tạ i châu Âu và Mỹ- n ơi vào thời điểm đó, không nghi ngờ gì nữa, được coi như là môi trường văn hóa đang ngày càng kế t tủa của thế giới phương Tây hậu chiến. Chủ n ghĩa siêu thực, với sự đề cao tâm lý cá nhân nghệ sỹ vượt khỏi thế giới hiện tượng chính là trào lưu tiền phong nguyên khởi tạ i châu Âu vào giai đoạn giữa các cuộc thế c hiến. Khát vọng của các nhà siêu thực với tính tự
- động mang mầu sắc vô thức đã hứa hẹn cả một chân trời cho sự sáng tạo tự do đích thực và có tác động tới cả hai bờ đạ i Tây dương. Salvador Dali. Dali’s dream of a virgin. Thế giới của các nghệ sỹ được xét tới trong chương này nhấn mạnh về tính động thái và ý nghĩa mang mầu sắc biểu hiện của nó. Họ làm việ c trong một lãnh địa của sự mơ hồ tranh tố i tranh sáng và thông qua động thái của mình truyền đi thông điệp về một dạng mỹ học của tính không hoàn tất. Đôi khi, những khám phá của họ ngã về hướng biểu hình mới mẻ và mang sắc thái bấ t ngờ – như trong các
- tác phẩ m c ủa Alberto Giacometti, Jean Dubuffet, và nhóm Cobra ở phía Bắc, đôi khi, chúng lại có xu hướng trừu tượng động thái.Ở đây, hành vì có tính hiện sinh của việc làm tác phẩm chính là khía cạnh bản chất của vấn đề. Thậm chí còn đi xa hơn các tuyên ngôn trước đây củ a nghệ thuậ t hiện đại, cuộc đố i thoại giữa người sản tạo và kẻ tiêu thụ tác phẩ m đã trở nên nguyên tố tối cần thiết cho sự hoàn tất chính bản thân tác phẩm.
- Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm ( 2) Những người Mỹ Hầu hế t các nghệ s ỹ Hoa kỳ hiện ra trong ánh đèn của sân khấu nghệ thuật sau thế chiến đều từng thai nghén phong cách riêng biệt của họ trong một thời gian khá dài. Rất nhiề u người đã được ủ ng hộ và tài trợ bởi chương trình hỗ trợ của chính phủ vào thập niên 30 - nhằm thiết lập nên mộ t cộng đồng nghệ thuật qua việc phát phiếu ăn miễn phí và tổ chức các dự án trao đổi trí thức. Chính trong cộng đồng mới mẻ này, nghệ sỹ và điêu khắc gia có thể thảo luận với nhau về lý thuyế t Marxist, các hành động chính trị cũng như các mụ c tiêu xã hội hay riêng tư trong nghệ thuậ t của họ. Khước từ hội hoạ Mỹ, song những nghệ s ỹ và điêu khắc gia này cũng lại cảm thấy rằ ng chủ n ghĩa hiện thực xã hộ i chủ n ghĩa không phả i là một công cụ thích hợp giúp phô b ầy ra tình trạng thảm họa xã hộ i và nhân tính. Sau hiệ p ước Xô – Đức 1939, văn nghệ sỹ trí thức tại Mỹ và Tây Âu dần dần cũng chấm dứt luôn ảo mộng về các hành động chính trị. Tách nghệ sỹ khỏ i kiểu cá thể được định dạng chính trị, Robert Motherwell - người cảm thấ y nghệ thuật phải là một điều gì vượt khỏ i tình trạng đơn thuần chỉ là công cụ – đã viết vào năm 1944 như sau; “ … Nhà chủ n ghĩa xã hội sẽ giả i thoát giai cấp công nhân khỏi s ự chi phối của quyền sở hữu đến mức mà nhu cầu tinh thần có thể là tài sản chung cho tất cả. Chức năng của nghệ sỹ chính là; hiện thực hóa khía cạnh tinh thầ n, đến mức thậm chí có thể sở hữu được nó”. Những hình thái biểu hiện trước kia đã mất tác dụng. Chỉ những phương pháp cách mạng mới có thể đạ t tới nh ững giải pháp cách mạ ng mà thôi “.
- Robert Motherwell ( 1915-1991 ) Trước và cả trong thời kỳ d iễn ra thế chiến, đã có rất nhiều siêu thực gia – Andre Bréton, Marcel Duchamp, André masson, Marx Ernst, Yves Tanguy, Kurt Seligmann, Eleanora Carrington, Salvador Dalí, Joan Miró và Mata lánh nạn tới New York. Tác phẩm của những người này – trên hết là những bức trừu tượng thi vị và ám gợi c ủa Miró –từng đã rấ t được ngưỡng mộ tạ i các gallery và bảo tàng ở New York.Ấy vậy mà giờ đây, họ - c ác nghệ sỹ châu Âu, lại đã có mặ t ngay tại đây, bước trên cùng hè phố, cùng lui tới các tiệm ăn, cùng hiện diện tạ i những buổi khai mạc triển lãm với nghệ sỹ Mỹ. Ngay khi có mối quan hệ trực tiếp cùng nh ững “ bậc thầ y “ châu Âu này - chắc chắn là không già hơn họ bao nhiêu - các nghệ sỹ và điêu khắc gia Mỹ bắt đầu tự khởi tạo nên một trào lưu – mà họ coi như
- thể một phần của cái truyền thống châu Âu vẫn đang tiếp diễn. Và bi kịch từ sự đầu hàng c ủa nước Pháp vào năm 1940 cũng tác động sâu sắc tới các văn nghệ sỹ và trí thức Mỹ y như tới các văn nghệ sỹ và trí thức châu Âu. Lưu ý về ảnh hửơng của các nhà siêu thực lên những họa s ỹ Mỹ, Dore Ashton trong bài phân tích văn cảnh củ a trường phái New York đã viết:”…Huyền thoại, sự hoá thân, cơn liều lĩnh, các bức tranh tự động…-tất c ả những khả năng được phóng thích này, từng chút, từng chút một đã tạo ảnh hưởng lên cái tâm lý bất an c ủa các nghệ sỹ New York...” Garden, Joan Miró (1893-1983)
- Song “ Những tân họa sỹ Mỹ “ – c ái tên được đặt cho họ - c ũng bầy tỏ một thái độ bất nhất khi hướng về châu Âu. Nhiều người cả m thấy sự cần thiết có một cú phá bỏ quyết liệt truyền thống nghệ thuậ t châu Âu, và mộ t số ít thậm chí còn đi xa hơn - như Clyfford Still chẳng hạn, ngư ời, mặc dù rấ t sành về nghệ thuật hiện đạ i châu Âu – đã b ầy tỏ thái độ thù đ ịch cực đoan vào năm 1959:” Sương mù đ ã che phủ dầ y đặc và không tan nổi …bởi những kẻ học tập kinh nghiệm từ châu Âu già cỗ i nhằ m tạo nên quyền lực cho mình ở lụ c địa mới …song kế t quả thì thật mỉa mai - cuộc triển lãm Armory vào năm 1913 – đã bầ y ra trước mắt chúng ta những bằng chứng lai ghép và thiếu sáng tạo của cơn băng hoạ i tây Âu”. Cho dù hầu hế t các nghệ sỹ Mỹ đ ều không có thái độ thù địch cực đoan như thế, họ đều đã muốn nhìn xa hơn đường chân trời châu Âu, và rất nhiều người trong số họ đã hy vọng tìm thấy suối nguồ n nghệ thuậ t cho bản thân nơi nghệ thuật của những nền văn hóa nguyên thủ y và văn minh cổ sơ. Barnett Newman từng nghiên cứu nghệ thuật cổ của châu Đại Dương và c ủa thổ dân Mỹ tiền –colombo, Pollock nghiên cứu hội họa và vũ đạo bản xứ, Mark Rothko thấm đẫm những huyền tích Hy lạ p, Adolph Gottlieb khảo sát thuậ t khắc chạm tiền sử và Mark Tobey bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Baha’i và Thiền.
- Jason Pollock at work Nói chung, những nghệ s ỹ Mỹ thuộc trường phái New York đã tìm thấ y bản lai diện mục ngay trong hành vi cắ t đứt khỏi cái xã hội đang trăn trở với nh ững mối quan tâm đời thừơng của kỷ nguyên hậu chiến. Thật ra, những nghệ sỹ Mỹ - thậ m chí còn h ơn cả những đồng nghiệp châu Âu của họ– cảm thấ y không được công nhận về mặ t luân lý và thiếu đi sự hỗ trợ tài chính từ công chúng. Ch ả còn mong chờ gì về danh tiếng và tiền bạc, họ h oàn toàn tự do đi theo những nhu cầu nội tại của bản thân và chấp nhận liều mạng để nhắ m tới những sáng tạo nghệ thuậ t vô tiền khoáng hậu. Trong các căn gác xép rộng rãi ở khu Manhattan hạ, họ bắ t đầu vẽ các b ức tranh lớn, vượt khỏi khuôn khổ không gian giới hạn nơi những căn hộ tư của các sưu tập gia giầu có. Và rồi chính trong cuộc đối thoại với tác phẩm, mà họ đã có khả năng khởi hoạt lại vở diễn cho các trả i nghiệ m đương đạ i.
- Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (3) Jackson Pollock ( 1912 – 1956 ) Nghệ s ỹ được xưng tụng nhiều nhấ t trong s ố n hững họa sỹ Mỹ, tới New York từ miền Tây. Nh ững tác phẩ m thời kỳ đầu của Pollock – có ảnh hưởng từ thầy c ủa ông là Thomas Hart Benton và từ nh ững nghệ sỹ tranh tường Mexico như Rivera, Siqueiros, Tamayos – n gay lập tức đã chịu tác động bởi các thực hành siêu thực và lý thuyết tâm phân học của Jung. Vào giai đoạn cuối thập kỷ 40, ông bắt đầu dùng thủ pháp rải sơn tự do lên mặ t vải tole đặ t trên sàn studio. Qua cách vẽ này, những quyết định thẩm mỹ c ủa họa s ỹ đã được hình thành ngay trong tiến trình làm việ c và các bức họa hoàn tất của Pollock rốt cục ngập tràn tính nhịp điệu và hành động. Ông cũng chính là một trong những nghệ sỹ Mỹ đ ầu tiên từ khước các khổ tranh salon để lựa chọn những khuôn khổ lớn hơn – thậm chí tới tầm mức của tranh hoành tráng ( mural painting ).
- Tranh của Thomas Hart Benton, thầy trưởng khoa của Pollock Tranh tường của Siqueros The Key, một trong những bức tranh thời kỳ đầu của Jason Pollock, vẽ năm 1946
- Jackson Pollock, Number One, 1948
- Pollock đang rải sơn Chi tiết tranh của Pollock ----------- Barnett Newman, ( 1905 – 1970 ) Một trí giả và cũng là một biện luận gia sắc sảo, ngư ời cảnh báo về mối nguy hiểm c ủa phong cách trang trí trong nghệ thuậ t trừu tượng và đề nghị những con đường mới. Kẻ d ấn bước vào sự hỗn loạn (chaos ) để thấu hiểu lẽ sống chết và cũng là kẻ từng định đề hóa ý tưởng gây sốc; "Trong lịch sử nhân loạ i “ những hành vi mỹ họ c luôn vượt trước những hành vi xã hội“. Newman coi nền tân nghệ
- thuậ t Mỹ n hư thể mộ t mố i quan tâm tới dạng kinh nghiệ m siêu nghiệm ( transcendental experience ) Barnett Newmann ( 1905-1970)
- Achilles, Barnett Newman
- Barnett Newman, Adam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Installation Art (Nghệ thuật sắp đặt) có từ bao giờ?
6 p | 625 | 96
-
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 1
8 p | 204 | 60
-
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 3
14 p | 174 | 54
-
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 7
18 p | 199 | 52
-
Các trường phái Mỹ thuật theo dòng lịch sử
18 p | 208 | 47
-
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 6
17 p | 136 | 46
-
Các trào lưu nghệ thuật - Phần 4
14 p | 129 | 45
-
Nghệ thuật tối giản Đức những năm 1960
4 p | 78 | 9
-
Khắc gỗ trong thời kỹ thuật số: Có gì khác? Có gì hay?
4 p | 88 | 7
-
Sáng tác Điêu khắc và Nghệ thuật không gian tại Bảo tàng Mường (phần 1)
31 p | 82 | 7
-
Nghệ thuật đương đại Trung Quốc - Hệ quả từ một chính sách
7 p | 97 | 6
-
NGHỆ SĨ ALBERTO CORAZON VÀ NGHỆ THUẬT KHÁI NIỆM
6 p | 91 | 6
-
Từ học viện, ra thị trường (phần 1)
10 p | 67 | 5
-
Đón xem Hiếu Mường lần đầu làm Festival
8 p | 70 | 4
-
Vừa sạch vừa vui: Rửa mặt có thành nghệ thuật?
5 p | 71 | 3
-
Jeff Koons tung tẩy. Ai Weiwei được tự do hơn
5 p | 71 | 3
-
Nghệ thuật sắp đặt – trào lưu, thử thách và cơ hội cho các nghệ sĩ tạo hình trẻ ở nước ta
9 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn