intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các vấn đề tâm lý hiện tại của học sinh sinh viên

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các vấn đề tâm lý hiện tại của học sinh sinh viên" nhằm tìm hiểu về tình trạng các vấn đề tâm lý hiện tại của học sinh sinh viên, các vấn đề tâm lý trong cuộc sống, nguyên nhân gây ra những vấn đề tâm lý đó và hậu quả mà các vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các vấn đề tâm lý hiện tại của học sinh sinh viên

  1. CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ HIỆN TẠI CỦA HỌC SINH SINH VIÊN Phạm Bùi Duy Bảo, Trần Huy Hoàng, Trương Nguyễn Anh Thư, Bùi Võ Cẩm Tú, Trần Tiến Đạt* Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Châu Ngọc Lang TÓM TẮT Nhóm chúng tôi đã lập khảo sát nhằm tìm hiểu về tình trạng các vấn đề tâm lý hiện tại của học sinh sinh viên, các vấn đề tâm lý trong cuộc sống, nguyên nhân gây ra những vấn đề tâm lý đó và hậu quả mà các vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên. Từ khóa: học sinh, sinh viên, tâm lý, nguyên nhân, hậu quả 1. TỔNG QUAN Đa phần các học sinh sinh viên đều gặp phải vấn đề tâm lý trong cuộc sống. Các vấn đề tâm lý có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm căng thẳng, lo âu, sự mất cân bằng hoóc-môn, rối loạn giấc ngủ, sự thiếu tự tin và sự tổn thương tâm lý trong quá khứ. Tuy nhiên, các vấn đề tâm lý cũng có thể được gây ra bởi các yếu tố xã hội và môi trường như áp lực công việc, xung đột gia đình và sự thiếu hỗ trợ xã hội (Trương Oanh, 2023). Nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát các vấn đề tâm lý mà học sinh sinh viên đang gặp phải. 2. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát trên google form. Phiếu khảo sát gồm 11 câu hỏi. Số lượng mẫu khảo sát 148 người tham gia khảo sát gồm học sinh, sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, và năm 4 của các trường trên địa bàn TPHCM. Link khảo sát: Phiếu khảo sát về "Các mức độ tâm lý hiện tại của HSSV" (Câu trả lời) - Google Trang tính 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Theo như khảo sát, trong 148 người gồm có: 102 người (68,9%) là sinh viên năm 1; 17 người (11,5%) là sinh viên năm 2; 14 người (9,5%) là học sinh; 9 người (6,1%) là sinh viên năm 3 và còn lại là năm 4 (4,1%). Đa phần đối tượng khảo sát là sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2 (Hình 1). 2236
  2. Hình 1: Biểu đồ thể hiện đối tượng tham gia khảo sát Theo như khảo sát, trong 148 người gồm có: 66 người (44,6%) là nam; 65 người (43,9%) là nữ và còn lại là giới tính khác (11,5%) (Hình 2) Hình 2: Biểu đồ thể hiện giới tính của đối tượng tham gia khảo sát Qua số liệu của phiếu khảo sát, có 50,7% người bị mất ngủ, 48,6% bị khó kiểm soát cảm xúc, 47,3% cảm thấy thường xuyên lo lắng, 43,9% cảm thấy dễ nổi nóng, 39,2% bị căng thẳng, 26,4% bị trầm cảm nhẹ, 2% bị trầm cảm nặng và một số vấn đề khác (Hình 3) 2237
  3. Hình 3: Biểu đồ thể hiện vấn đề tâm lý của đối tượng tham gia khảo sát Theo như khảo sát, trong 148 người gồm có: 43 người (29,1%) người cảm thấy rất áp lực với điểm số trong học tập, 51 người (34,5%) cảm thấy áp lực, 44 người (29,7%) cảm thấy bình thường và còn lại cảm thấy không áp lực 6,8% (Hình 4) Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ áp lực trong học tập của đối tượng tham gia khảo sát Theo khảo sát, trong 148 người có: 45 người (30,4%) cảm thấy rất áp lực đối với kỳ vọng của phụ huynh và giáo viên, 43 người (29,1%) cảm thấy áp lực, 54 người (36,5%) cảm thấy bình thường và còn lại cảm thấy không áp lực 4,1% (Hình 5). Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức độ áp lực về kỳ vọng của phụ huynh, giáo viên với đối tượng tham gia khảo sát 2238
  4. Nguyên nhân chính dẫn đến áp lực tâm lý của học sinh sinh viên là vấn đề tài chính chiếm 65% , vấn dề gia đình chiếm thứ hai là 41,2% và vấn đề ngoại hình đứng thứ ba chiếm 37,8% (Hình 6). Hình 6: Biểu đồ thể hiện những nguyên nhân gây nên áp lực tâm lý của đối tượng tham gia khảo sát Đa phần học sinh sinh viên lựa chọn việc giữ kín trong lòng và không chia sẻ cho ai về vấn đề họ gặp phải (45,9%) hoặc họ sẽ chọn chia sẻ những việc đó với những người bạn bè, người yêu (39,2%),sau đó là chia sẻ với gia đình, người thân ( 10,1%) (Hình 7). Hình 7: Biểu đồ thể hiện đối tượng chia sẻ của đối tượng tham gia khảo sát Sinh viên học sinh qua khảo sát cảm thấy khá bình thường khi họ chia sẻ những vấn đề tâm lý của bản thân và chiếm gần 52,7%, cảm thấy sợ chia sẻ vấn đề tâm lý của mình chiếm 19,6%. Đây là dấu hiệu đáng mừng khi chúng ta có thể hiểu và giải quyết các vấn đề của mình nhiều hơn qua những lần chia sẻ và giảm bớt áp lực bên trong chính con người họ (Hình 8). 2239
  5. Hình 9: Biểu đồ thể hiện mức độ sợ hãi khi chia sẻ về vấn đề tâm lý của đối tượng khảo sát Thường đại đa số các bạn trẻ chưa từng đi chuyên gia tâm lý chiếm 93.2% và đã từng đi chuyên gia tâm lý có 6,8% (Hình 9). Hình 9:Biểu đồ thể hiện mức độ sợ hãi khi chia sẻ về vấn đề tâm lý của đối tượng khảo sát Hậu quả của những vấn đề tâm lý xếp theo thứ tự là học sinh sinh viên thường mất ngủ (64,2%), lơ là viêc học ( 51,4%), suy yếu sức khỏe (50%) và có suy nghĩ về việc tự sát (19,6%) và cuối cùng là lạm dụng chất cấm chiếm 10,8%. Vậy mức độ tâm lý của học sinh, sinh viên chủ yếu là do thường xuyên mất ngủ chiếm 64,2% (Hình 10). 2240
  6. Hình 10: Biểu đồ thể hiện mức độ hậu quả về vấn đề tâm lý của đối tượng khảo sát 4. KẾT LUẬN - Các vấn đề tâm lý hiện tại của học sinh, sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh thật sự đáng quan ngại và đáng báo động. - Và dưới một xã hội luôn luôn tịnh tiến và đi lên phía trước ngày một nhanh. Với những người không thích nghi được sự tịnh tiến ấy. Họ không thể thích nghi và không theo kịp dần bỏ lại phía sau. Và với sự thờ ơ của những người xung quanh dần đẩy họ đến gần những bờ vực cận tử. Các tâm bệnh tường rồi sẽ chuyên chở “Người bệnh” đến một sa mạc khô cằng. - Họ giữ mãi trong lòng và khó tìm đến một ai có thể chia sẽ tâm tư. Như một quả bóng, ắt hẳn một ngày sẽ vỡ và tạo ra các hệ lụy rất khôn lường. - Đây là một vấn đề nhức nhói trong cộng động và là một bài toán có ẩn số phức tạp. Vì tâm lý của giới trẻ hiện nay nói riêng và tâm lý của cộng đồng nói chung. Vì tâm lý là một diễn biến phúc tạp bên trong một con người và hầu hết không thể đoán trước. - Vì một mầm non tương lai và vì một thế hệ cứng cáp. Chúng ta: những người xung quanh cùng tạo nên “Một Thế Giới Lý Tưởng”. Nơi mọi người quan tâm lẫn nhau, không ai bỏ lại một ai, quan tâm hơn đến cảm xúc, suy nghĩ lẫn nhau để không phải bất kỳ hậu quả đáng tiếc nào xẩy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trương Oanh, Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh quan trọng như thế nào?, 2023, 2241
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2