intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình - Tâm lý học y học - chương 5

Chia sẻ: Norther Light | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

543
lượt xem
141
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TÂM LÝ HỌC Y HỌC Mục tiêu học tập 1.Trình bày được đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học y học. 2.Trình bày được các nhiệm vụ của tâm lý y học I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ Y HỌC Từ xa xua người ta quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm lý người thầy thuốc.Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học và y học hiện đại mà nhiều ngành khoa học mới đã đề ra để nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này. Trong số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình - Tâm lý học y học - chương 5

  1. TÂM LÝ HỌC Y HỌC Mục tiêu học tập 1.Trình bày được đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học y học. 2.Trình bày được các nhiệm vụ của tâm lý y học I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ Y HỌC Từ xa xua người ta quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm lý người thầy thuốc.Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học và y học hiện đại mà nhiều ngành khoa học mới đã đề ra để nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này. Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học. Tâm lý y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong quá trình phòng và chữa bệnh. Nó là khoa học cần thiết cho tất cả các thầy thuốc ở các chuyên khoa và nhờ nó nên nhu cầu điều trị toàn diện, nhu cầu không ngừng nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm lý của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn. 1. Các quan niệm khác nhau về tâm lý học y học 1.1. Các quan niệm nguyên thủy Trong một thời gian dài, loài người có khuynh hướng cơ bản là giải thích một cách thần bí các hoạt động tâm lý và bệnh tâm thần. Song bên cạnh những quan niệm thần bí là những quan niệm mang tính khoa học như: Alkmon đã đề cập đến mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và não; Hypocrate đã nói tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể.Những quan niệm hết sức tiến bộ này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự ra đời của tâm lý y học sau này. 1.2. Y học và tâm lý học thời trung cổ Thế kỷ XVI, tại Italia, đã có một số quan niệm về bệnh tật thoát khỏi sự thần bí.Mercurial cho rằng trầm cảm có thể do nguyên nhân thực thể hoặc do tổn thất tính cảm gây ra. Platon là bác sĩ đầu tiên đề xuất cách phân loại bệnh tâm thần theo bệnh sinh và đã tính đến vai trò của các yếu tố di truyền, nội sin, ngoại sinh trong cơ chế của bệnh. Sang thế kỷ XVII thế kỷ của Decartes, đựợc đặc trưng bởi sự xuất hiện khái niệm phản xạ - khuynh hướng duy vật trong trong triết học Gobx và tư tưởng quyết định bắt đầu thâm nhập vào y học. Thế kỷ XVIII, Pinel – nhà cải cách phương pháp điều trị bệnh tâm thần vĩ đại người pháp- đã cho rằng, người lãnh đạo bệnh viện tâm thần phải là một bác sĩ, một nhà tâm lý, nhà quản lý hành chính và ông là người đầu tiên đã giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏi xiềng xích. 1.3. Tâm lý y học thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Đầu thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý y học với tư cách là một khoa học độc lập đã xuất hiện. Năm 1818, Reie - một bác sĩ, một nhà giải phẫu học - đã viết cuốn “ Cuồng tưởng và phương pháp tâm lý trong điều trị những sang chấn tâm
  2. lý”. Tác phẩm này đã chỉ ra y nghĩa cơ bản của tam lý y học là sử dụng liệu pháp tâm lý tích cực. Trong thời kỳ này đại diện cho trường phái duy vật la Jacobi - Gnisinger, đã khẳng định rằng tâm thần học là một bộ phận thống nhất của y học và coi não là cơ quan của tâm lý. Giữa thế kỹ XIX, Lotze đã viết cuốn “ Tâm lý y học”. Đến giữa những năm 70, Tuhe viết cuốn “ Y học tâm lý”. . Sang thế kỷ XX đã có nhiều chuyên đề nói rõ hơn về đối tượng của tâm lý y học. Cũng trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều học thuyết tâm lý mới có liên quan đến tâm lý y học như: Phân tâm học của Freud; học thuyết y học tâm thần - thực thể của Alexander; học thuyết thể tạng - sinh vật trong tâm thần học và tâm lý học của Kreschner.Nhìn chung, các trường phái này chưa thấy hết vai trò của yếu tố xã hội trong tâm lý, trong nhân cách con người. 1.4. Sự hình thành tâm lý y học duy vật Quan điểm về sự thống nhất giữa tâm lý và thực thể chính là quan điểm của học thuyết thần kinh chủ đạo trong khoa học. I.M Xetrenop sau khi vận dụng nguyên lý phản xạ vào hoạt động của não người đã đặt tiền đề cho sự hình thành học thuyết phản xạ trong hoạt động tâm lý. I.P.Pavlop đã phts triển quan điểm của Xetrenop và đề ra phương pháp phản xạ có điều kiện. Với phương pháp này, ông đã tìm ra quy luật cơ bản và cơ chế hoạt động của não, khám phá ra vai trò của hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai.Học thuyết thần kính chủ đạolà học thuyết tâm lý - thần kinh chủ đạo. Học thuyết này cũng khẳng định vai trò then chốt của ý thức trong hoạt động của con người. Dựa vào học thuyết Mác- Lênin, chúng ta có thể nhận thức đúng đắn hoạt động tâm lý của con người với tư cách là một nhân cách, một chủ thể của nhận thức. 1.5.Một số quan niệm về phương Tây về tâm lý y học Ở phương tây, đặc biệt ở Mỹ tuy đã hình thành quan điểm thừa nhận con người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn, song lại quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tâm lý trong bệnh sinh của tất cả các bệnh, kể cả bệnh chức năng và bệnh thực thể. Bệnh tật, theo các nhà tâm lý thực thể là hậu quả của sự xung đột giữa hai nguyên lý thỏa mãn, hiện thực và đã được định sẵn trong tâm lý con người. Theo họ, tình trạng lo sợ, phẫn nộ, bị kiềm chế được biểu hiện trong bệnhtim, bệnh ngoài da…. Các nhà tâm lý thực thể còn cho rằng, phù hợp mỗi loại nhân cách là một loại bệnh. 1. VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌC Tâm lý y học vừa là bộ phận của y học vừa là bộ phận của tâm lý học có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong hoạt động phòng bệnh, phòng bệnh góp phần không ngừng bảo vệ và nâng cao sức khỏe thể chất tâm thần con người và xã hội. Tâm lý y học là lĩnh vực khoa học ứng dụng của tâm lý học và tâm lý y học có quan hệ chặt chẽ với tâm lý học đại cương. Những nghiên cứu ứng dụng của tâm lý y học chỉ có thể phát triển trên cơ sở của tâm lý học đại cương đã được nghiên cứu, xây dựng và phát triển vững chắc. Tuy nhiên ngược lại tâm lý y học phát triển cũng góp phần hoàn thiện thêm về lý luận khoa học cho tâm lý học đại cương.
  3. II.ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC Y HỌC 1. Vị trí, đối tượng nghiên cứu của tâm lý y học Tâm lý y học vừa là bộ phận của y học,vừa là bộ phận của tâm lý học. Về đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thành các nhóm sau: 1.2. Cung cấp những tri thức tâm lý học đại cương và trên cơ sở đó vận dụng vào y học, nghiên cứu những biểu hiện tâm lý ở từng loại bệnh. 1.2. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý người bệnh và ảnh hưởng của những đặc điểm đó lên sức khỏe, thể lực, bệnh tật. 1.3 Phân tích về mặt tâm lý của bản chất các bệnh thần kinh (theo Ekpectiep -là một bộ phận hẹp của tâm lý y học) 1.4 Nguyên cứu vai trò của các yếu tố tâm lý trong quá trình điều trị, quá trình xuất hiện và diễn biến của bệnh. 1.5 Nghiên cứu vai trò của các yếu tố tâm lý trong dự phòng, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. 2. Nhiệm vụ của tâm lý y học 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý người bệnh - Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của bệnh. - Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển của bệnh. - Aính hưởng của bệnh đối với tâm lý. - Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh. - Những tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh. - Vai trò của tâm lý trong điều trị. - Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế - Nghiên cứu những phẩm chất, nhân cách của thầy thuốc và nhân viên y tế. - Y đức học và phẩm chất đạo đức thầy thuốc và nhân viên y tế.ú - Hoạt động giao tiếp của thầy thuốc và nhân viên y tế.ú 2.3 Một số nhiệm vụ chung của tâm lý y học - Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý học lâm sàng. - Các trắc nghiệm tâm lý y học. - Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp ý... 2.4 Nội dung nghiên cứu của tâm lý y học Các nội dung cơ bản gồm: - Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế, tâm lý giao tiếp, không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị. - Học thuyết về tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể. - Tác động tâm lý của các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội...đối với bệnh. - Y đức và phẩm chất đạo đức của thầy thuốc và nhân viên y tế. - Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.
  4. - Một số vấn đề tâm lý học trong giám định sức khỏe, lao động, quân sự... 3. Cấu trúc của tâm lý học y học Tâm lý y học gồm các phần chính sau: 3.1 Đại cương tâm lý học y học. 3.2 Một số nét cơ bản về tâm lý con người. 3.3 Tâm lý học người bệnh. - Tâm lý học bệnh sinh. - Tâm lý học môi trường người bệnh. 3.6 Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khỏe. 3.7 Stress và vệ sinh tâm lý. 3.8 Một số vấn đề về tâm lý học thần khinh và tâm lý bệnh học. 3.9 Tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng. 4. Ý nghĩa của tâm lý y học với hoạt động của nhân viên y tế Sự tiến bộ của nền y học hiện đại được đặc trưng bằng sự phát triển của hai khuynh hướng: một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh; mặt khác, nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện, trong mối quan hệ tương hỗ giũa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Kết quả của sự phát triển này là làm nẩy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý y học. Đây là một chuyên khoa y học cơ sở, cần thiết cho tất cả các nhân viên y tế. Con nguời khi bị bệnh, tâm lý ít nhiều đều bị biến đổi do tác động của bệnh tật và ngược lại, tâm lý không bình thường là một trong những nguyên nhân phát sinh, phát triển của bệnh tật. Nhiều khi yếu tố tâm lý là nguồn gốc của các bệnh thực thể, hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát. Cho nên tìm hiểu yếu tố tâm lý trong tiền sử bệnh là quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh. Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâm sàng, các thao tác kỹ thuật và đặc biệt các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý người bệnh. Thực tế chúng ta đã gặp những cơn choáng xúc cảm, thậm chí dẫn đến tử vong. Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết. Các thầy thuốc thời xưa coi lời nói giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống các phương pháp điều trị. Những lời khuyên của thầy thuốc chỉ trên cơ sở nắm vững đời sống, tình trạnghiện tại và quá khứ của người bệnh. Lời khuyên không phải bao gồm không chỉ kế hoạch điều trị mà còn phải nói rõ cho người bệnh biết các nguyên nhân hỗ trợ cho người bệnh phát triển. Thầy thuốc phải giải thích rõ cho người bệnh: điều trị chỉ tạo điều kiện thuạn lợi cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnh lâu dài và ngăn ngừa tái phát, không thể không loại trừ các nguyên nhân gay ra nó, tức là giải thích cho người bệnh về vệ sinh cá nhân. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, thuốc có tác dụng tốt là nhờ sự đóng góp của cơ chế ám thị. Những điều trên đây cho thấy, vấn đề tâm lý trong y học cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Rõ ràng là, không có tri thức về tâm lý y học, không coi trọng trạng thái tâm lý và nhân cách người bệnh thì không thể nói đến một nền y học tương lai. Xetrenop đã cho
  5. rằng, người thầy thuốc không những là chuyên gia về trạng thái thực thể mà còn lf chuyên gia về tâm lý cho người bệnh. 5. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học Phương pháp nghiên cứu của tâm lý y học là các phương pháp nghiên cứu tâm lý học nói chung và của tâm lý học y học nói riêng. Phương pháp nghiên cứu đặc biệt là tâm lý học lâm sàng được dùng để nghiên cứu tâm lý người bệnh. Phương pháp có thể gồm 3 phần như sau: 5.1 Phần mở đầu cuộc khám - Thu nhập thông tin tạo điều kiện cho mối quan hệ giao tiếp. - Khai thác bệnh: Cần chú ý trạng thái chung, sự rối loạn giấc ngủ, biến đổi khí sắc và trạng thái tâm lý khác thường của người bệnh. - Khai thác tiền sử bệnh: Hỏi bệnh nhân về thời điểm xuất hiện bệnh? bắt đầu và diễn biến ? tiền sử đời sống, mối quan hệ của bệnh nhân... nhằm tìm cơ hội thâm nhập vào thế giới nội tâm của người bệnh, tạo mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và người bệnh. 5.2 Phần khám các triệu chứng khách quan Tìm hiểu trạng thái tâm lý: tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức, các hoạt động... của người bệnh, Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất, những nét tính cách đặc trưng, phản ứng xúc cảm của người bệnh... 5.3 Phần kết luận Trong phần kết luận, ngoài việc chẩn đoán bệnh cần phải có các chẩn đoán về nhân cách, về trạng thái người bệnh. Xem nhân cách người bệnh hướng nội hay hướng ngoại, kiểu khí chất chính. Xác định hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, trạng thái tâm lý người bệnh trong mối tương quan với bệnh và hoàn cảnh mắc bệnh. Đề xuất nghệ thuật giao tiếp, kế hoạch thực hiện tâm lý trị liệu, vệ sinh tâm lý, với người bệnh. Tóm lại, tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề về tâm lý người bệnh, tâm lý thầy thuốc,tâm lý bệnh học…bừng những phương pháp đặc trưng của mình. Nó có cơ sở phương pháp luận là những quan điểm duy vật biện chứng và học thuyết thần kinh chủ đạo. Tâm lý học y học thực sự cần thiết cho một nền y học hiện đại. Chỉ có những người thầy thuốc vừa có đủ tri thức về y học thực thể, vừa có hiểu biết sâu sắc về tâm lý y học mới có thể phòng bệnh, chữa bệnh một cách toàn diện và có hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2