intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội: Bằng chứng thực nghiệm từ hồi quy đa biến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu có mục đích đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến ý định sử dụng xe máy điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội. Thông qua bộ dữ liệu sơ cấp từ 311 khách hàng trẻ, kết quả đánh giá thang đo và kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng xe điện chịu sự ảnh hưởng của mối quan tâm đến môi trường, chuẩn chủ quan, giá cả hợp lí, tinh thần đổi mới và kiến thức về sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội: Bằng chứng thực nghiệm từ hồi quy đa biến

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG XE ĐIỆN CỦA KHÁCH HÀNG TRẺ TẠI HÀ NỘI: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ HỒI QUY ĐA BIẾN Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Hiền, Phạm Vũ Hải, Lương Thị Ngọc Huyền, Phạm Nguyễn Trang Hiền, Vũ Tuấn Dương Trường Đại học Thương mại Email: vutuanduong@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu có mục đích đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến ý định sử dụng xe máy điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội. Thông qua bộ dữ liệu sơ cấp từ 311 khách hàng trẻ, kết quả đánh giá thang đo và kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng xe điện chịu sự ảnh hưởng của mối quan tâm đến môi trường, chuẩn chủ quan, giá cả hợp lí, tinh thần đổi mới và kiến thức về sản phẩm. Trong khi đó, cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu được chứng minh là rào cản lớn đến ý định sử dụng của khách hàng. Những kết quả nghiên cứu đã được thảo luận và trở thành nền tảng đề xuất một số hàm ý cho các bên liên quan như doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Từ khóa: hành vi thân thiện với môi trường, khách hàng trẻ, tiêu dùng bền vững, xe điện, ý định sử dụng xe điện. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh hiện nay, việc con người khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản nguyên nhiên vật liệu đã gây ra tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái dẫn đến nhiều khó khăn, thách thức về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Theo một kết quả đo lường về vấn đề ô nhiễm môi trường của tổ chức công nghệ IQAir, mức độ ôi nhiễm không khí hằng năm ở khoảng 90% quốc gia và vùng lãnh thổ vượt quá giá trị hướng dẫn PM2.5 của WHO, trong đó chỉ có 6 quốc gia đáp ứng được hướng dẫn PM2.5 của WHO lần lượt là: Úc, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland và New Zealand; trong khi đó, nồng độ PM2.5 trung bình tại Việt Nam cao gấp 5.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO (IQAir 2022). Với tình hình đó, xe điện đã và đang trở thành một xu hướng tiêu dùng xanh thu hút được lượng lớn sự quan tâm của công chúng, đây chính là một bước tiến quan trọng hướng tới một tương lai bền vững hơn (Nguyễn Minh Hoàng, 2023). Theo đó, việc khách hàng lựa chọn xe điện đang ngày càng tăng mạnh và chưa có dấu hiệu suy giảm, điều này dễ hiểu bởi các nghiên cứu liên quan đã nhận định rằng xe điện hoàn toàn tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường hơn so với xe máy chạy xăng (Ma & cộng sự, 2017) đó chính là động lực thúc đẩy nhu cầu thay đổi thói quen đi lại của các cá nhân. Kể từ khi xe điện xuất hiện và phát triển đến nay, các nghiên cứu đã luôn tìm cách khám phá những lợi ích và rủi ro đến ý định sử sử dụng xe điện thông qua các cuộc khảo sát, thu thập dữ liệu từ người tham gia giao thông (Gunawan & cộng sự, 2022). Và các cuộc nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự đa dạng của người tiêu dùng bao gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chuẩn chủ quan ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức tiêu dùng của họ (Zhang & cộng sự, 2018). Ngoài ra, các nghiên cứu khác tập trung vào các yếu tố liên quan tới sự tác động đến môi trường và 524
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 tầm quan trọng của giá cả, chúng có tác động ngang hàng trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua xe điện của người dùng (Ali & Naushad, 2022). Thực tế cho thấy rằng các nghiên cứu điều tra việc áp dụng xe điện chủ yếu được thực hiện ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ hoặc Canada (He & cộng sự, 2018; Jayasingh & cộng sự, 2021; Ackaah & cộng sự, 2022; Mohamed & cộng sự, 2016). Vì thế, chưa thể chắc chắn rằng các số liệu đưa ra từ các nghiên cứu trước sẽ phù hợp với bối cảnh khách hàng sử dụng xe điện ở Việt Nam. Hơn nữa, những cuộc điều tra trước đây đã bỏ qua một số biến số quan trọng có thể tác động đáng kể đến việc chấp nhận xe điện bao gồm kiến thức, tinh thần đổi mới cá nhân và rủi ro được nhận thức, các biến này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng áp dụng xe điện (Lee & cộng sự, 2021). Trong bối cảnh dân số Việt Nam đang trong giai đoạn “dân số vàng” với tỷ lệ độ tuổi trung bình là 33,2 tuổi, nhóm khách hàng trẻ hiện đang là phân khúc đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp trong nước. Với sự tiện lợi, tiết kiệm và thân thiện với môi trường, phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện đang được giới trẻ đô thị ưa chuộng. Mặc dù việc sử dụng xe điện đem lại lợi ích vô cùng lớn trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường (Li & cộng sự, 2015). Tuy nhiên, việc chuyển đổi sử dụng các loại xe sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện vẫn còn khó khăn do những hạn chế về thiếu cơ sở hạ tầng sạc, lo lắng về phạm vi sạc, chi phí sở hữu và thiếu nhận thức của người tiêu dùng về xe điện (Vishnu & cộng sự, 2023). Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, cần có những nỗ lực đồng bộ từ cả phía doanh nghiệp và chính phủ nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cải thiện cơ sở hạ tầng sạc và hỗ trợ tài chính cho những người quan tâm đến việc sở hữu xe điện (Bonsu, 2020). Trước những vấn đề thực tế đó, việc tìm hiểu điều gì ảnh hưởng, thúc đẩy các khách hàng trẻ sử dụng xe điện là vấn đề cần thiết để gợi ý và đem lại những giải pháp cho các bên liên quan. Nghiên cứu này được thực hiện với các mục đích chính bao gồm: (1) Thiết lập thang đo và mô hình lý thuyết giải thích hiệu quả cho hành vi sử dụng xe điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội. (2) Đánh giá tác động của các yếu tố đề xuất đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. (3) Từ các kết quả, đề xuất các hàm ý cho các bên liên quan để phát triển bền vững tiêu dùng phương tiện giao thông động cơ điện 2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Hành vi thân thiện với môi trường (PEB) Hành vi vì môi trường (pro-environmental behavior - PEB), còn được gọi là hành vi xanh, hành vi thân thiện với môi trường (Hoàng Trọng Hùng & cộng sự, 2022). Hành vi vì môi trường được định nghĩa là những hành vi được các cá nhân thực hiện các hành động hướng đến việc bảo vệ môi trường. PEB tác động đến sự biến đổi khí hậu như việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hầu hết, các nhà nghiên cứu mô tả hành vi vì môi trường là đa chiều. Theo nghiên cứu của Smith-Sebasto & D'Costa (2010), PEB có sáu khía cạnh bao gồm giáo dục, công dân, tài chính, pháp lý, thể chất và thuyết phục. Theo nghiên cứu của Karp (1996), PEB có ba khía cạnh, cụ thể là hoạt động môi trường, hành vi tốt của công dân và hành vi của người tiêu dùng lành mạnh. Phân loại được sử dụng rộng rãi nhất được đưa ra bởi Stern (2002), người đã đề xuất hành 525
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 vi vì môi trường theo định hướng tác động và định hướng ý định. Các hành vi định hướng tác động có khả năng tác động trực tiếp đến môi trường và có thể thay đổi sự cân bằng sinh thái rõ ràng. Hành vi này được hiểu là hành vi của cá nhân liên quan đến hoạt động hàng ngày và hành động giảm thiểu của các yếu tố tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. Các hành vi định hướng ý định là những hành động được thúc đẩy bởi ý định của cá nhân nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Hành vi định hướng được chia thành hai nội dung: trực tiếp và gián tiếp. Các hành vi định hướng trực tiếp được hiểu là hành vi có hành động, đề cập tới việc tham gia tích cực trong lĩnh vực công cộng, như tổ chức các chiến dịch và biểu tình để tăng cường hành vi bền vững. Các hành vi định hướng ý định gián tiếp được hiểu là hành vi không hành động, có thể là bất kỳ hành vi nào trong lĩnh vực công cộng nhằm hỗ trợ, đóng góp với mục tiêu là bảo vệ môi trường. Sự đa dạng của hành vi vì môi trường (PEB) có thể được giải thích rõ hơn bằng các ý tưởng về hành vi môi trường trong các lĩnh vực công cộng. 2.1.2. Ý định hành vi (Behavioural intention) Ý định hành vi (Behavioural intention) là thước đo hoặc cường độ, về ý định của một cá nhân để thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen & Fishbein, 1977). Theo Đỗ Huy Thưởng & Trần Lệ Thu (2020), ý định hành vi thể hiện sự sẵn sàng của cá nhân trước việc thực hiện hành vi cụ thể và biểu hiện của việc đó được coi là cơ sở trực tiếp dẫn đến hành vi. Nếu thuận lợi thì cá nhân đó sẽ thực hiện hành vi theo dự định. Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường là hành vi sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. Trong bối cảnh của việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, ý định hành vi có thể được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân sẵn sàng sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (Ajzen, 1991). Trong bối cảnh của việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, ý định hành vi có thể được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân sẵn sàng sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Khái niệm này liên quan đến hành vi của cá nhân trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện giao thông không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. 2.2. Các giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Mối quan tâm về môi trường (Environmental concerns) Theo nghiên cứu của Sang & Bekhet (2015), mối quan tâm về môi trường được định nghĩa là mức độ mà mọi người nhận thức được các vấn đề liên quan đến môi trường. Sự nhạy cảm con người ngày càng thể hiện rõ thông qua ý định tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các nhà nghiên cứu trước đây cho thầy rằng người tiêu dùng quan tâm đến môi trường có nhiều khả năng quan tâm đến môi trường thông qua hành vi tiêu dùng (Anjam & cộng sự, 2020). Mối quan tâm về môi trường của người tiêu dùng ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm thân thiện với môi trường (Roberts & Bacon, 1997). Người tiêu dùng sẵn lòng ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với môi trường thông qua việc mua sản phẩm xanh với giá cao (Bang & cộng sự, 2000). Ngoài ra, Đoàn Văn Khanh (2018) đã chứng minh rằng ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao thông qua ý định hành vi tiêu dùng xe đạp điện thay vì phương tiện truyền thống của người dân. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: H1:Mối quan tâm về môi trường có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. 2.2.2. Kiến thức về sản phẩm (Product knowledge) Wang & cộng sự (2018) định nghĩa kiến thức về sản phẩm là lượng kiến thức mà người 526
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 tiêu dùng biết về sản phẩm xe điện của mình như giá cả, thương hiệu, chính sách...Thông thường khi người tiêu dùng dùng cảm thấy thất vọng với sản phẩm cũ, họ sẽ có mong muốn khám phá và lựa chọn sản phẩm mới (Simsekoglu & Nayum, 2019). Tuy nhiên, người tiêu dùng tỏ ra ngần ngại khi mua xe điện, do họ chưa quen với việc sử dụng, ít kiến thức và lo lắng về rủi ro của xe điện. Những người tiêu dùng có kiến thức sâu về xe điện khả năng chấp nhận sử dụng xe điện sẽ cao hơn những người ít kiến thức. Do đó, kiến thức của người tiêu dùng ngày càng tăng sẽ làm tăng khả năng chấp nhận xe điện (Abudayyeh & cộng sự, 2023) và nhận thức của họ về các rủi ro liên quan có xu hướng giảm đi (Wang & cộng sự (2018). Dựa vào các nghiên cứu trên, nghiên cứu này đề xuất đánh giá kiến thức của người tiêu dùng về xe điện thông qua nhận thức về chi phí, công nghệ, thuộc tính, chính sách, ưu điểm, hạn chế của chúng... (De Wolf & Smeers, 2023; Krause & cộng sự, 2013; Jaiswal & cộng sự, 2022; Jin & Slowik, 2017) Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: H2: Kiến thức về sản phẩm có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. 2.2.3. Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu (Perceived brand risk) Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu được thể hiện qua chất lượng cảm nhận. Zeithaml (1988) định nghĩa chất lượng cảm nhận là sự đánh giá của người tiêu dùng về sự xuất sắc hoặc ưu việt của sản phẩm nào đó. Theo (Mieres, 2006) chỉ ra rằng nhãn hiệu riêng có rủi ro hơn đáng kể so với các thương hiệu quốc gia, phần lớn là do hiệu suất không chắc chắn; so sánh giữa các nhãn hiệu cho thấy, xét về mặt cảm nhận của người tiêu dùng, mặc dù các nhãn hiệu riêng vượt trội hơn thương hiệu quốc gia, chúng vẫn được đánh giá là lựa chọn thay thế kém hơn. Người tiêu dùng cho rằng rủi ro chức năng của các sản phẩm thuộc nhãn hiệu riêng cao hơn, các thuộc tính không rõ ràng, do vậy, họ càng không tin tưởng về chất lượng và chức năng của sản phẩm (Erdem & Swait, 2004; Glynn & Trần, 2009). Do đó, giả thuyết được đề xuất như sau: H3: Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu tác động tiêu cực đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. 2.2.4. Tính đổi mới cá nhân (Personal innovativeness) Theo Arts & cộng sự (2011), tính đổi mới cá nhân được định nghĩa là hành vi của người tiêu dùng khi mua một sản phẩm sớm hơn so với phân khúc thị trường. Điều này kích thích người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận và có ý định sử dụng sản phẩm xe điện mới hơn. Ngược lại, những người có thái độ né tránh không muốn tiếp cận sản phẩm mới sẽ thường cảm thấy lo lắng, nghi ngờ về công nghệ mới của sản phẩm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc sử dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ đo lường thông minh, phương thức thanh toán tiện lợi đãvà đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới cá nhân thúc đẩy hành vi sử dụng xe điện (Morton & cộng sự, 2016; Wolf & Korzynietz, 2019; Xia & cộng sự, 2022). Dựa vào các bài nghiên cứu trên, nghiên cứu này đã thiết lập mối quan hệ giữa yếu tố tính đổi mới cá nhân với ý định sử dụng xe điện. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: H4: Tính đổi mới cá nhân tác động tích cực đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. 2.2.5. Chuẩn chủ quan (Subjective norm) Chuẩn chủ quan là thành tố quan trọng trong nhiều mô hình hành vi. Chuẩn chủ quan của một người đối với một hành vi được định nghĩa là niềm tin của một người liệu người khác có cho rằng họ nên áp dụng hành vi có quan trọng hay không. Vì vậy, nó được đánh giá là áp lực 527
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 xã hội lên một cá nhân về việc liệu người đó có thực hiện hành vi đó hay không (Ajzen, 1991). Chuẩn chủ quan đã được chứng minh là thúc đẩy hành vi được áp dụng trong một số nghiên cứu nhất định (Chan & Lau 2002). Ảnh hưởng tích cực của chuẩn chủ quan đến quyết định mua hàng đã được chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Lane & Potter (2007) cũng khẳng định ảnh hưởng của chuẩn chủ quan đến quyết định mua xe điện, đặc biệt là do mong muốn đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Dựa trên những luận điểm này, nhóm tác giả nhận thấy tính khả thi trong thiết lập mối liên hệ giữa yếu tố chuẩn chủ quan với ý định sử dụng xe điện của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: H5: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. 2.2.6. Giá cả phải chăng (Reasonable price) Giá cả phải chăng là mức giá được xác định phù hợp với giá cả thị trường, là yếu tố quan trọng trong ý định sử dụng xe điện của khách hàng. Khi mua sản phẩm, khách hàng thường sẽ bị thu hút bởi những sản phẩm có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền (Chiu & cộng sự, 2014). Thường để chọn được một sản phẩm ưng ý, với giá thành phải chăng người tiêu dùng cần phải có sự tìm hiểu kỹ về thị trường từ đó so sánh giá giữa các nhãn hiệu, giữa các dòng sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định lựa chọn, bởi họ lo ngại về những rủi ro sẽ gặp phải (Hoyer & cộng sự, 1984). Hiện nay xu hướng xe điện đang phát triển mạnh mẽ và có thể thấy mức giá của những chiếc xe điện đều ở mức hợp lý, chi phí vận hành thấp, đó chính là yếu tố khách quan thúc đẩy khách hàng sử dụng xe điện. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: H6: Giá cả phải chăng có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. 2.3. Mô hình lý thuyết đề xuất Dựa trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu trước đây, lý thuyết hành vi thân thiện với môi trường (PEB) và phát triển các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được thiết lập với 6 giả thuyết nghiên cứu phản ánh vai trò của 6 biến độc lập là: mối quan tâm về môi trường, kiến thức về sản phẩm, cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu, tinh thần đổi mới cá nhân, chuẩn chủ quan và giá cả phải chăng đối với ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. Chi tiết mô hình nghiên cứu được mô tả tại Hình 1. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Các tác giả 528
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3. Phương pháp 3.1. Thiết kế nghiên cứu Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội, các tác giả áp dụng phương pháp phân tích hồi quy thông qua bộ dữ liệu được thu thập từ các khách hàng trẻ. Trong nghiên cứu này, phần mềm SPSS 25 được sử dụng để thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, kiểm định tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính. 3.2. Thang đo Thang đo nghiên cứu được tham khảo từ các nghiên cứu như Trần Thu Thảo & Trần Khánh Linh (2021), Nguyễn Hà & cộng sự (2023), Huang & Ge (2019), Bhukya & Singh (2015), Yang & cộng sự (2012), Vũ Tuấn Dương & cộng sự (2023), Ali & cộng sự (2022), Liu & cộng sự (2021), Dutta & cộng sự (2021). Các nhận định trong thang đo được đo lường bằng cấu trúc thang đo likert 7 mức độ, từ 1-Hoàn toàn không đồng ý đến 7- Hoàn toàn đồng ý. Thang đo chính thức gồm 24 biến quan sát được thiết lập. Chi tiết thang đo nghiên cứu được mô tả tại Bảng 1. Bảng 1. Thang đo nghiên cứu TT Tiêu chí Nguồn Mối quan tâm về môi trường Trần Thu Thảo & Trần MT1 Mối đe dọa từ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí Khánh Linh (2021) ngày càng nghiêm trọng MT2 Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân MT3 Sử dụng phương tiện động cơ xăng dầu làm tăng ô nhiễm không khí ở thành phố Hà Nội Kiến thức về sản phẩm KT1 Tôi biết về chi phí mua và sử dụng xe điện Thanh Tung Ha & cộng sự (2023); KT2 Tôi nhận thức được những ưu điểm của xe điện so với xe Huang & Ge (2019) thông thường KT3 Tôi có kiến thức về thương hiệu và đặc tính sản phẩm của xe điện. KT4 Tôi có kiến thức nhất định về các chính sách ưu đãi liên quan dành cho xe điện. Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu RR1 Tôi nghĩ nhãn hiệu riêng sẽ không mang lại lợi ích như đã hứa Bhukya & Singh (2015) RR2 Tôi nghĩ nhãn hiệu riêng có chất lượng thấp 529
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 RR3 Tôi nghĩ nhãn hiệu riêng không có thành phần tốt nhất Tinh thần đổi mới cá nhân DM1 Nếu tôi nghe nói về một sản phẩm công nghệ mới, tôi sẽ Yang & cộng sự (2012); tìm cách thử nghiệm nó. Vũ Tuấn Dương & cộng sự (2023) DM2 Tôi thích thử nghiệm các sản phẩm mới DM3 Trong số các đồng nghiệp của tôi, tôi thường là người đầu tiên khám phá các sản phẩm mới DM4 Nhìn chung tôi thích các sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại và muốn sử dụng Chuẩn chủ quan CQ1 Tôi quan tâm đến xe điện vì mọi người xung quanh tôi sử Trần Thu Thảo & Trần dụng chúng Khánh Linh (2021) CQ2 Tôi quan tâm đến xe điện vì người thân, bạn bè, đồng nghiệp khuyên tôi sử dụng chúng CQ3 Tôi quan tâm đến xe điện vì người nổi tiếng mà tôi thích đang sử dụng chúng Giá cả phải chăng GC1 Tôi thấy giá xe điện ở mức phải chăng. Ali & Naushad (2022); Liu & cộng sự (2021); GC2 Xe điện sử dụng điện năng có giá thành rẻ hơn so với nhiên Dutta & Hwang, (2021) liệu xăng truyền thống GC3 Chi phí bảo dưỡng xe điện thấp hơn xe động cơ đốt trong thông thường GC4 Nhìn chung, xe điện có chi phí vận hành thấp hơn so với xe động cơ đốt trong Ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội YD1 Tôi sẵn sàng sử dụng xe điện Thanh Tung Ha & cộng sự (2023) YD2 Tôi sẽ sớm cân nhắc việc mua một chiếc xe điện YD3 Tôi muốn giới thiệu bạn bè của mình mua xe điện 3.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu Mẫu mục tiêu của nghiên cứu này chủ yếu là các khách hàng trẻ đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam. Thời gian thu thập dữ liệu từ 07/11/2023 đến 27/11/2023. 530
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu khảo sát online Google Form gửi đến nhóm đối tượng chủ yếu là các khách hàng trẻ đã sử dụng, đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng xe điện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam với phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết. Ban đầu nhóm tác giả tìm kiếm 1 vài cá nhân trẻ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội để thu thập thông tin khảo sát từ họ. Sau đó nhờ các cá nhân này giới thiệu các cá nhân khác có đặc điểm tương tự họ thực hiện khảo sát, cứ như vậy cho đến khi mẫu nghiên cứu đạt kích thước cần thiết được nhóm tác giả dự tính. Theo Hair & cộng sự (1998), do nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến nên kích thước mẫu thu thập cần ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát. Vì vậy số mẫu tối thiểu của bài nghiên cứu cần thu thập là 120 mẫu cho 24 biến quan sát. Kích thước này sẽ là cơ sở để chuẩn bị số lượng 375 phiếu khảo sát sẽ gửi đi. Sau khi phiếu được gửi đi, nhóm tác giả nhận về 375 phản hồi. Thông qua rà soát và loại bỏ các phiếu không đủ điều kiện thì số phiếu cuối cùng đưa vào phân tích là 311 phiếu. Đặc điểm mẫu mô tả tại Bảng 2. Bảng 2. Đặc điểm mẫu khảo sát Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 138 44,4 Nữ 173 55,6 Độ tuổi 15 - 18 tuổi 13 4,2 19 - 22 tuổi 273 87,8 23 - 30 tuổi 17 5,5 31 - 40 tuổi 7 2,3 41 - 50 tuổi 1 0,3 Thu nhập 0 - 5 triệu 257 82,6 5 - 10 triệu 25 8 10 - 15 triệu 17 5,5 15 -20 triệu 6 1,9 Trên 20 triệu 6 1,9 Thương VinFast 82 26,4 hiệu xe 531
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 điện sử Vespa 51 16,4 dụng Pega 10 3,2 DK Bike 45 14,5 Giant 26 8,4 Dibao 26 8,4 Yadea 12 3,9 Khác 59 19 Tần suất 1 - 2 ngày 89 28,6 sử dụng/tuần 3 - 5 ngày 79 25,4 5 - 7 ngày 143 46 Mục đích Đi học 95 30,5 sử dụng Đi làm 20 6,4 Đi chơi 16 5,1 Đi học, Đi chơi 58 18,6 Đi học, Đi làm 10 3,2 Đi làm, Đi chơi 9 2,9 Đi học, Đi làm, 99 31,8 Đi chơi Khác 4 1,3 Nguồn: Các tác giả Kết quả thống kê về đặc điểm mẫu nghiên cứu cho thấy có 55,6% khách hàng nữ và 44,4 % khách hàng nam tham gia khảo sát, điều này cho thấy lượng khách hàng nữ có nhu cầu sử dụng xe điện nhiều hơn lượng khách hàng nam. Về độ tuổi và thu nhập có thể thấy các khách hàng được khảo sát chủ yếu nằm trong độ tuổi 19-22 (đạt tỷ lệ 87,8%) có thu nhập khá thấp 0 - 5 triệu/ tháng (đạt 82,6%). Do độ tuổi 19 - 22 chủ yếu là các sinh viên và còn hạn chế về thu 532
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 nhập nên tệp khách hàng trẻ này thường sử dụng xe điện với tần suất lớn, có tới 46% lượng khách hàng sử dụng xe điện 5 - 7 ngày/tuần; 28,6% khách hàng sử dụng xe điện 1 - 2 ngày/ tuần và 25,4% lượng khách hàng sử dụng xe điện 3 - 5 ngày/tuần. Các nhãn hiệu xe điện khách hàng sử dụng nhiều hơn theo thứ tự giảm dần: Vinfast (26,4%), Vespa (16,4%), DK Bike (14,5 %), Giant và Dibao cùng đạt 8,4%, Yadea (3,9%), Pega (3,2%) và 19% là các hãng xe điện khác. Qua số liệu trên có thể thấy các hãng xe: Vinfast , Vespa và DK Bike là các hãng xe thông dụng, được đông đảo khách hàng trẻ tin dùng. Mục đích sử dụng xe điện của tệp khách hàng này chủ yếu là để đi học, đi làm, đi chơi (đạt tỷ lệ 31,8%) và 30,5% tệp khách hàng sử dụng xe điện chỉ để đi học, 37,7% lượng khách hàng còn lại sử dụng xe điện với các mục đích cụ thể mô tả tại Bảng 2. Qua mục đích của các đối tượng khảo sát, có thể thấy phần lớn họ là những người đang trong độ tuổi còn đi học, đi chơi, cụ thể hơn là các học sinh, sinh viên. 4. Kết quả 4.1. Kiểm định thang đo Bảng 3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo STT Thang đo Hệ số Số biến quan Số biến quan Cronbach’s sát ban đầu sát sau khi Alpha loại biến 1 Mối quan tâm về môi trường (MT) 0,924 3 3 2 Kiến thức về sản phẩm (KT) 0,862 4 4 3 Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu (RR) 0,923 4 4 4 Tinh thần đổi mới cá nhân (DM) 0,936 4 4 5 Chuẩn chủ quan (CQ) 0,943 3 3 6 Giá cả phải chăng (GC) 0,855 4 4 7 Ý định sử dụng xe điện (YD) 0,899 3 3 Nguồn: Các tác giả Kiểm định độ tin cậy của thang đo căn cứ vào giá trị Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định giá trị Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của tất cả các thang đo đều vượt ngưỡng 0,6, cho thấy độ tin cậy cao, cụ thể dao động từ 0,855 đến 0,943. Các biến quan sát trong thang đo được phân tích EFA để đánh giá tính đơn hướng, sự tin cậy và sự phù hợp của thang đo. Phân tích EFA cho kết quả hệ số KMO = 0,839 > 0,5 nên dữ liệu phù hợp để phân tích EFA; kiểm định Bartlett's đạt mức ý nghĩa là 0,000 do đó các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. 24 biến quan sát ban đầu hội tụ thành 7 nhóm, được xác định lần lượt là tinh thần đổi mới cá nhân, kiến thức về sản phẩm, giá cả phải chăng, chuẩn chủ quan, cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu, mối quan tâm về môi trường và ý định sử dụng xe điện. Hệ số tải các biến trên các nhân tố nằm trong khoảng từ 0,732 đến 0,934. Như vậy, các giá trị của kết quả phân tích thỏa mãn đảm bảo độ tin cậy của thang đo. 533
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 4. Kết quả kiểm định EFA Component 1 2 3 4 5 6 7 DM2 0,877 DM1 0,865 DM3 0,827 DM4 0,823 KT2 0,866 KT4 0,851 KT1 0,049 KT3 0,733 GC1 0,889 GC2 0,853 GC3 0,813 GC4 0,559 CQ1 0,924 CQ2 0,921 CQ3 0,898 RR1 0,914 RR2 0,904 RR3 0,894 MT1 0,898 MT2 0,863 MT3 0,819 YD3 0,825 YD1 0,821 YD2 0,732 Nguồn: Các tác giả 4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Để kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa các biến quan sát, phương pháp phân tích tương quan Pearson được thực hiện. Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy, ngoại trừ mối quan hệ giữa nhân tố phụ thuộc Ý định sử dụng xe điện với Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu có tương quan ngược chiều, các mối quan hệ giữa nhân tố phụ thuộc và các biến độc lập còn lại có mối tương quan cùng chiều do hệ số tương quan Pearson của các mối quan hệ này đều lớn hơn 0. Ngoài ra, hệ số Sig trong mối tương quan giữa Ý định sử dụng với Mối quan tâm về môi trường, Kiến thức về sản phẩm, Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu, Tinh thần đổi mới cá nhân. Chuẩn chủ quan và Giá cả phải chăng đều nhỏ hơn 0,05, mối tương quan giữa nhân tố phụ thuộc với các nhân tố độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức p-value nhỏ hơn 0,01. Kết quả phân tích tương qua Pearson được thể hiện trong Bảng 5. 534
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 5: Kết quả phân tích tương quan MT KT RR DM CQ GC YD MT Pearson Correlation 1 0,109 -0,337** 0,466** -0,001 0,384** 0,411** Sig. (2-tailed) 0,054 0,000 0,000 0,985 0,000 0,000 ** ** ** KT Pearson Correlation 0,109 1 -0,062 0,248 0,214 0,211 0,301** Sig. (2-tailed) 0,054 0,273 0,000 0,000 0,000 0,000 ** ** RR Pearson Correlation -0,337 -0,062 1 -0,107 0,290 -0,140 -0,221** * Sig. (2-tailed) 0,000 0,273 0,059 0,000 0,013 0,000 ** ** ** ** DM Pearson Correlation 0,466 0,248 -0,107 1 0,258 0,483 0,551** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,059 0,000 0,000 0,000 CQ Pearson Correlation -0,001 0,214** 0,290** 0,258** 1 0,130* 0,288** Sig. (2-tailed) 0,985 0,000 0,000 0,000 0,022 0,000 GC Pearson Correlation 0,384** 0,211** -0,140* 0,483** 0,130* 1 0,543** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,013 0,000 0,022 0,000 YD Pearson Correlation 0,411** 0,301** -0,221** 0,551** 0,288** 0,543** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 **. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01. *. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05. Ghi chú: YD - Ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ; MT - Mối quan tâm về môi trường, KT - Kiến thức về sản phẩm, RR - Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu, DM - Tinh thần đổi mới cá nhân, CQ - Chuẩn chủ quan, GC - Giá cả phải chăng Nguồn: Các tác giả Để kiểm định các giả thuyết của mô hình, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy và đánh giá tác động của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện chi tiết ở bảng 6. Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy Mô hình Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy t Sig. chưa chuẩn hóa chuẩn hóa B Sai số Beta VIF chuẩn 1 Constant 1,021 0,252 4,057 0,000 MT 0,088 0,042 0,106 2,112 0,035 1,484 KT 0,074 0,030 0,107 2,441 0,015 1,116 RR -0,097 0,027 -0,169 - 0,000 1,262 3,644 535
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 DM 0,271 0,056 0,255 4,852 0,000 1,618 CQ 0,138 0,031 0,209 4,520 0,000 1,248 GC 0,317 0,050 0,305 6,271 0,000 1,382 R bình phương 0,470 điều chỉnh F 46,727 Sig 0,000 Nguồn: Các tác giả Từ kết quả phân tích hồi quy (bảng 6) cho thấy, kiểm định về mức độ phù hợp với tổng thể của mô hình cho giá trị F = 46,727 với giá trị Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là các biến đều có ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện. Bên cạnh đó, giá trị R bình phương hiệu chỉnh = 0,470 khác 0 cho thấy các biến độc lập giải thích được 47,0% sự biến thiên của Ý định sử dụng xe điện, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng là phù hợp với tổng thể. Giá trị VIF nằm trong khoảng từ 1,116 đến 1,618 (nhỏ hơn 2), do đó hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra trong nghiên cứu này. Trong số 6 giả thuyết đề xuất thì cả 6 yếu tố đều được chấp nhận. Ngoại trừ giả thuyết về mối quan hệ giữa Cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu có tác động ngược chiều đến Ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ do hệ số Beta mang dấu âm, các giả thuyết còn lại đều có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc. Trong khi đó, Giá cả phải chăng được cho là yếu tố có tác động lớn nhất đến Ý định sử dụng xe điện (Beta = 0,305). Thứ tự tác động của các yếu tố khác được sắp xếp lần lượt là Tinh thần đổi mới cá nhân (Beta = 0,255), Chuẩn chủ quan (Beta = 0,209), Kiến thức về sản phẩm (Beta = 0,107) và Mối quan tâm về môi trường (Beta = 0,106). Từ đó, thành lập phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau: YD = 0,305*GC + 0,255*DM + 0,209*CQ + 0,107*KT + 0,106*MT - 0,169*RR 5. Thảo luận và hàm ý 5.1. Thảo luận Kết quả của cuộc điều tra này đã chỉ ra vai trò quan trọng của các yếu tố như môi trường, kiến thức về sản phẩm, cảm nhận rủi ro về nhãn hiệu, tinh thần đổi mới, chuẩn chủ quan và giá cả. Những phát hiện chính có trong bài được trình bày chi tiết như sau. Về vai trò của mối quan tâm về môi trường cho thấy những cá nhân có nhận thức cao về các rủi ro và luôn cập nhật thông tin về sự phát triển, biến động của môi trường sẽ có tiềm năng cao tham gia vào việc sử dụng phương tiện di chuyển bằng điện. Về kiến thức sản phẩm, nghiên cứu cho thấy vai trò then chốt của kiến thức là hình thành nhận thức và thái độ của các cá nhân đối với xe điện. Khi có kiến thức đầy đủ về chi phí, chính sách... thì khách hàng sẽ có xu hướng chấp nhận sử dụng xe điện cao hơn, từ đó thúc đẩy việc phát triển hệ thống phương tiện giao thông. Do đó, những nỗ lực nâng cao kiến thức sản phẩm cho công chúng về xe điện chính là xu hướng dẫn tới tiêu dùng xanh của thời đại. Về cảm nhận rủi ro về thương hiệu, nghiên cứu cho thấy nhiều khách hàng tỏ ra do dự đối với việc lựa chọn các hãng xe điện. Đa phần khi khách hàng có ý định sử dụng xe điện, họ thường ưu tiên chọn các hãng xe nổi tiếng, quen thuộc hơn các hãng mới nổi. Việc khách hàng có nhận thức rõ về thương hiệu mình mong muốn sử dụng, sẽ giúp họ giảm nguy cơ rủi ro về tài chính, chất lượng, hình ảnh sản phẩm. Do vậy, việc lựa chọn được một thương hiệu tốt đòi hỏi khách hàng cần có sự hiểu biết sâu sắc về các thương hiệu xe điện, từ đó so sánh các hãng xe và tìm ra được lựa chọn tốt nhất, phù hợp nhất với cá nhân. 536
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Về tính đổi mới cá nhân, nghiên cứu cho thấy việc thay đổi trong tư duy của người tiêu dùng là rất quan trọng trong thời đại công nghiệp xe điện toàn cầu như hiện nay, việc tư duy đổi mới về một sản phẩm là rất cần thiết (Jiang & cộng sự, 2021; Ajzen, 2002). Kết quả của việc đổi mới cá nhân sẽ giúp ngành xe điện phát triển ngày càng bền vững hơn. Về chuẩn chủ quan, nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ tích cực với ý định sử dụng. Kết quả này nhấn mạnh rằng những cá nhân nhận thấy xe điện đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của họ và tác động đáng kể của nhận thức về tính hữu ích trong việc hình thành thái độ và ý định hành vi. Về giá cả, kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng đặc biệt quan tâm đến vấn đề giá của xe điện về cả chi phí mua, chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng. Do đó, cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ xe điện hơn từ Chính phủ Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng ý định hành vi có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến nhu cầu mua sắm, sử dụng xe điện, góp phần bảo vệ môi trường và đóng góp cho tương lai bền vững của nền kinh tế. 5.2. Hàm ý cho nghiên cứu Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ chính là giá cả phải chăng (Beta = 0,305). Do đó cần chú trọng đến việc củng cố và điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp để thu hút các tệp khách hàng tiềm năng. Điều này giúp các hãng xe điện thích nghi được với nhu cầu và khả năng tài chính của từng khách hàng cụ thể. Hiện nay, môi trường đang là một chủ đề nóng được quan tâm hàng đầu và trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, yếu tố mối quan tâm về môi trường cũng tác động tích cực đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng. Điều này chứng tỏ rằng, người dân vẫn luôn quan tâm đến môi trường xung quanh. Vì nền tảng truyền thông xã hội đang thu hút được rất nhiều khách hàng bởi tốc độ lan truyền thông tin nên có thể tận dụng các nền tảng này để chia sẻ thông điệp về lợi ích môi trường của việc sử dụng xe điện thông qua video, hình ảnh, và thông điệp truyền tải sáng tạo. Kiến thức về sản phẩm giúp khách hàng biết được công dụng, chất lượng sản phẩm, từ đó thúc đẩy ý định sử dụng xe điện thông qua các chương trình giáo dục, tư vấn và các hoạt động trải nghiệm thực tế, vừa tạo cơ hội cho khách hàng thử nghiệm các dòng xe điện vừa để thử nghiệm, đối chiếu chất lượng sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng. Cảm nhận rủi ro về thương hiệu có tác động đáng kể đến ý định hành vi mua sản phẩm xe điện của khách hàng trẻ. Để cải thiện yếu tố này, hãng xe điện cần phải nâng cao nhận thực về thương hiệu của mình bằng việc tăng cường quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Hơn nữa, cần phải giảm thiểu rủi ro từ các trải nghiệm của khách hàng. Các hãng xe điện cần cung cấp đầy đủ và chính xác các mặt hàng sản phẩm đến với khách hàng; đồng thời cần có biện pháp xử lý hiệu quả các phản hồi tiêu cực nhằm cải thiện thương hiệu. Tính đổi mới cá nhân là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng. Để nâng cao tính đổi mới cá nhân của khách hàng, các hãng xe điện cần có chiến lược marketing tập trung vào các nhóm khách hàng có tính đổi mới nói chung vàtính đổi mới bẩm sinh nói riêng để giới thiệu rộng rãi và tăng tính nhận diện sản phẩm trên xe điện ra thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng đánh giá chuẩn chủ quan tác động rất quan trọng đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng trong việc sử dụng xe điện. Vậy nên,các 537
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 hãng xe điện cần xây dựng được lòng tin và độ uy tín của mình trong lòng người mua bằng các chính sách dịch vụ, ưu đãi hấp dẫn, giải quyết nhanh các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Có thể chia sẻ những câu chuyện thực tế về những khách hàng hài lòng với xe điện để tăng cường niềm tin của tập khách hàng tiềm năng. 5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế Nghiên cứu còn gặp phải một số hạn chế sau: Thứ nhất, đáp viên ở độ tuổi 19 - 22 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%), tuy nhiên đề tài nghiên cứu hướng tới toàn bộ đối tượng khách hàng trẻ. Điều này dẫn đến việc bài nghiên cứu chưa đủ tính bao quát hoàn hảo. Thứ hai, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết nên trong quá trình nhờ các đối tượng gửi đi link khảo sát dẫn đến một vài nhầm lẫn về đối tượng cần được khảo sát. Thứ ba, nghiên cứu mới chỉ ra một số yếu tố tiêu biểu tác động đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ tại Hà Nội. Còn một số yếu tố khác vẫn có khả năng tác động đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ, ví dụ như cảm nhận rủi ro chức năng, chính sách của chính phủ, cơ sở hạ tầng trạm sạc, …đây cũng là một hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu khác. 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Cần chặt chẽ hơn trong việc nắm bắt đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng được khảo sát để tăng tính đại diện cho các nghiên cứu sau này. Thêm nữa, ần chỉ ra thêm một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ như cảm nhận rủi ro chức năng, chính sách của chính phủ, cơ sở hạ tầng trạm sạc, … Yếu tố giá cả phải chăng trong nghiên cứu này có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng xe điện do vậy cần được nghiên cứu và khảo sát kỹ hơn trong những nghiên cứu tiếp theo. Bởi giới hạn về năng lực và thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu vấn đề trong một phạm vi nhất định. Vì vậy, với bài nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết cũng như mở rộng phạm vi và mô hình nghiên cứu để đưa ra một mô hình có độ phù hợp và thực tiễn cao hơn về đề tài ý định sử dụng xe điện của khách hàng trẻ. 538
  16. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abudayyeh, D., Almomani, M., Almomani, O., Alsoud, H., & Alsalman, F. (2023). Perceptions of Autonomous Vehicles: A Case Study of Jordan. World Electric Vehicle Journal, 14(5), 133. 2. Ackaah, W., Kanton, A. T., & Osei, K. K. (2022). Factors influencing consumers’ intentions to purchase electric vehicles in Ghana. Transportation Letters, 14(9), 1031-1042. 3. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. 4. Ajzen, I. (2002). Residual effects of past on later behavior: Habituation and reasoned action perspectives. Personality and social psychology review, 6(2), 107-122. 5. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1977). Attitude-behavior relations: A theoretical analysis and review of empirical research.Psychological Bulletin, 84(5), 888–918. 6. Ali, I., & Naushad, M. (2022). A study to investigate what tempts consumers to adopt electric vehicles. World Electric Vehicle Journal, 13(2), 26. 7. ANJAM, M., KHAN, H., AHMED, S., & THALASSINOS, E. I. (2020). The Antecedents of Consumer Eco-Friendly Vehicles Purchase Behavior in United Arab Emirates: The Roles of Perception, Personality Innovativeness and Sustainability. International Journal of Economics & Management, 14(3). 8. Arts, J. W., Frambach, R. T., & Bijmolt, T. H. (2011). Generalizations on consumer innovation adoption: A meta-analysis on drivers of intention and behavior. International Journal of Research in Marketing, 28(2), 134-144. 9. Bang, H. K., Ellinger, A. E., Hadjimarcou, J., & Traichal, P. A. (2000). Consumer concern, knowledge, belief, and attitude toward renewable energy: An application of the reasoned action theory. Psychology & Marketing, 17(6), 449-468. 10. Bhukya, R., & Singh, S. (2015). The effect of perceived risk dimensions on purchase intention: An empirical evidence from Indian private labels market. American Journal of Business, 30(4), 218-230. 11. Bonsu, N. O. (2020). Towards a circular and low-carbon economy: Insights from the transitioning to electric vehicles and net zero economy. Journal of Cleaner Production, 256, 120659. 12. Chan, R.Y., Lau, L.B., 2002. Explaining green purchasing behavior: a cross-cultural study on American and Chinese consumers. J. Int. Consum. Mark. 14 (2–3), 9–40. 13. Chiu, C. M., Wang, E. T., Fang, Y. H., & Huang, H. Y. (2014). Understanding customers' repeat purchase intentions in B2C e‐commerce: the roles of utilitarian value, hedonic value and perceived risk. Information systems journal, 24(1), 85-114. 14. Dân số: https://danso.org/viet-nam/ 15. De Wolf, D., & Smeers, Y. (2023). Comparison of Battery Electric Vehicles and Fuel Cell Vehicles. World Electric Vehicle Journal, 14(9), 262. 16. Dutta, B., & Hwang, H. G. (2021). Consumers purchase intentions of green electric vehicles: The influence of consumers technological and environmental considerations. Sustainability, 13(21), 12025. 17. Đỗ, H. T., & Trần, L. T. (2020). Yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi theo học tại Khoa Các khoa học Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội= Factors Affecting Students’ Behavior 539
  17. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Intentions in Studying at the VNU School of Interdisciplinary Studies. VNU Journal of Science: Economics and Business. 18. Glynn, M. S., & Chen, S. (2009). Consumer‐factors moderating private label brand success: further empirical results. International Journal of Retail & Distribution Management, 37(11), 896-914. 19. Gunawan, I., Redi, A. A. N. P., Santosa, A. A., Maghfiroh, M. F. N., Pandyaswargo, A. H., & Kurniawan, A. C. (2022). Determinants of customer intentions to use electric vehicle in Indonesia: An integrated model analysis. Sustainability, 14(4), 1972. 20. Ha, T. T., Nguyen, T. C., Tu, S. S., & Nguyen, M. H. (2023). Investigation of Influential Factors of Intention to Adopt Electric Vehicles for Motorcyclists in Vietnam. Sustainability, 15(11), 8765. 21. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (1998). Multivariate data analysis. Uppersaddle River. Multivariate Data Analysis (5th ed) Upper Saddle River, 5(3), 207-219. 22. He, X., Zhan, W., & Hu, Y. (2018). Consumer purchase intention of electric vehicles in China: The roles of perception and personality. Journal of Cleaner Production, 204, 1060-1069. 23. Hoàng, N. M. (2023). Chuyển đổi từ xe nhiên liệu hóa thạch sang xe điện trên Hành trình bền vững 24. Hoyer, W. D. (1984). An examination of consumer decision making for a common repeat purchase product. Journal of consumer research, 11(3), 822-829. 25. Huang, X., & Ge, J. (2019). Electric vehicle development in Beijing: An analysis of consumer purchase intention. Journal of cleaner production, 216, 361-372. 26. Hung, H. T., Trang, T. T., Ngan, P. T. T., Huyen, D. T. T., Kien, N. T., & Hong, N. T. (2022). Các yếu tố thúc đẩy hành vi vì môi trường của giới trẻ: Trường hợp sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Hue University Journal of Science: Economics and Development, 131(5A), 219-235. 27. IQAir: https://www.iqair.com/vi/vietnam 28. Jaiswal, D., Kant, R., Singh, P. K., & Yadav, R. (2022). Investigating the role of electric vehicle knowledge in consumer adoption: evidence from an emerging market. Benchmarking: An International Journal, 29(3), 1027-1045. 29. Jayasingh, S., Girija, T., & Arunkumar, S. (2021). Factors influencing consumers’ purchase intention towards electric two-wheelers. Sustainability, 13(22), 12851. 30. Jiang, Q., Wei, W., Guan, X., & Yang, D. (2021). What increases consumers’ purchase intention of battery electric vehicles from Chinese electric vehicle start-ups? taking Nio as an example. World Electric Vehicle Journal, 12(2), 71. 31. Jin, L., & Slowik, P. (2017). Literature review of electric vehicle consumer awareness and outreach activities. International Council on Clean Transportation. Available frominternet: https://www.theicct.org/sites/default/files/publications/Consumer-EV Awareness_ICCT_Working-Paper_23032017_vF. pdf. 32. Karp D. G. Values and their effect on Pro-Environmental behavior. Environment and Behaviour 1996:28(1):111–133. 33. Khanh, Đ. V (2018). Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phổ thông và sinh viên. 34. Krause, R. M., Carley, S. R., Lane, B. W., & Graham, J. D. (2013). Perception and 540
  18. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 reality: Public knowledge of plug-in electric vehicles in 21 US cities. Energy Policy, 63, 433- 440. 35. Lane, B., & Potter, S. (2007). The adoption of cleaner vehicles in the UK: Exploring the consumer attitude-action gap. Journal of Cleaner Production, 15, 1085–1092. 36. Lee, J., Baig, F., Talpur, M. A. H., & Shaikh, S. (2021). Public intentions to purchase electric vehicles in Pakistan. Sustainability, 13(10), 5523. 37. Li, C., Cao, Y., Zhang, M., Wang, J., Liu, J., Shi, H., & Geng, Y. (2015). Hidden benefits of electric vehicles for addressing climate change. Scientific reports, 5(1), 9213. 38. Liu, Z., Song, J., Kubal, J., Susarla, N., Knehr, K. W., Islam, E., ... & Ahmed, S. (2021). Comparing total cost of ownership of battery electric vehicles and internal combustion engine vehicles. Energy Policy, 158, 112564. 39. Mohamed, M., Higgins, C., Ferguson, M., & Kanaroglou, P. (2016). Identifying and characterizing potential electric vehicle adopters in Canada: A two-stage modelling approach. Transport Policy, 52, 100-112. 40. Sang, Y. N., & Bekhet, H. A. (2015). Exploring factors influencing electric vehicle usage intention: an empirical study in Malaysia. International Journal of Business and Society, 16(1). 41. Simsekoglu, Ö., & Nayum, A. (2019). Predictors of intention to buy a battery electric vehicle among conventional car drivers. Transportation Research Part F: Traffic Psychology and Behaviour, 60, 1-10. 42. THẢO, T. T., & LINH, T. K. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện Vinfast của người dân trên địa bàn Tp. HCM. Journal of Science and Technology-IUH, 50(02). 43. Vu, T. D., Nguyen, H. V., & Nguyen, T. M. N. (2023). Extend theory of planned behaviour model to explain rooftop solar energy adoption in emerging market. Moderating mechanism of personal innovativeness. Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity, 9(2), 100078. 44. Xia, Z., Wu, D., & Zhang, L. (2022). Economic, functional, and social factors influencing electric vehicles’ adoption: An empirical study based on the diffusion of innovation theory. Sustainability, 14(10), 6283. 45. Yang, S., Lu, Y., Gupta, S., Cao, Y., & Zhang, R. (2012). Mobile payment services adoption across time: An empirical study of the effects of behavioral beliefs, social influences, and personal traits. Computers in Human Behavior, 28(1), 129-142. 46. Zeithaml, V. A. (1988). Consumer perceptions of price, quality, and value: a means-end model and synthesis of evidence. Journal of marketing, 52(3), 2-22. 47. Zhang, K., Guo, H., Yao, G., Li, C., Zhang, Y., & Wang, W. (2018). Modeling acceptance of electric vehicle sharing based on theory of planned behavior. Sustainability, 10(12), 4686. 541
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2