intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố chi phối phẩm chất văn học - báo chí trong phóng sự _2

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

148
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là sản phẩm sáng tạo mang tính lịch sử cụ thể, thể loại văn học nào cũng chịu sự tác động và chi phối trực tiếp từ diễn tiến của các môi sinh văn hoá khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố chi phối phẩm chất văn học - báo chí trong phóng sự _2

  1. Các yếu tố chi phối phẩm chất văn học - báo chí trong phóng sự
  2. Là sản phẩm sáng tạo mang tính lịch sử cụ thể, thể loại văn học nào cũng chịu sự tác động và chi phối trực tiếp từ diễn tiến của các môi sinh văn hoá khác nhau. Cùng với phong cách cá nhân, môi sinh văn hoá chính là tác nhân trực tiếp góp phần tạo cho các thể loại những hình hài và sắc màu mới mẻ. Vốn gắn bó với thời cuộc trong từng thời khắc lịch sử, qua mỗi bước vận động, phát triển, phóng sự lại có những “phá cách” để không ngừng làm mới thể loại. Hình dung sơ bộ diện mạo phóng sự Việt Nam qua các giai đoạn chính từ 1932 đến nay, có thể thấy rõ mỗi giai đoạn phóng sự là một mảng màu riêng biệt bên cạnh một số thuộc tính ổn định tương đối của thể loại này. Có lẽ hơn hẳn bất kỳ thể loại nào khác, phóng sự đã tỏ rõ giá trị ứng nghiệm tư tưởng nổi tiếng của Bakhtin về tính chất biến thiên của một thể loại “bao giờ cũng vừa là nó, vừa không phải là nó”(1) trước sự chi phối trực tiếp của các môi sinh văn hoá khác nhau. Sự đổi thay của các nhân tố thuộc môi sinh văn hoá là tiền đề cho sự đổi mới thể loại và chính nó sẽ tạo nền tảng cho sự hiệu chỉnh ý thức lý luận về thể loại. Trong kho tàng thư tịch nghiên cứu về phóng sự trên thế giới (cũng như ở Việt Nam) đã có khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm, vị trí đặc trưng… của thể loại này. Song cần lưu ý rằng: mọi khái luận về bản chất thể loại phóng sự chỉ có giá trị thuyết phục trong những điều kiện môi sinh văn hoá cụ thể mà thể loại đó sinh thành. Chẳng hạn, các quan niệm độc tôn một thời từng coi “phóng sự là một thể loại văn học và có thể trở thành một thể loại văn học quan trọng nhất” của Giăng Pôn Xáctơrơ(2) hay ý thức về “phóng sự là một thể loại văn học đặc thù” của Mao Thuẫn(3)… đều chỉ có thể tương thích với hiện trạng phóng sự châu Âu và Trung Quốc trong bối cảnh sau Thế chiến thứ nhất. Hệ thống quan niệm “phóng sự là một thể loại thông tấn báo chí” của Pôrơnin (4), A.A Chértưchơnnưi(5) ở Nga… hoặc các lý giải trong các bộ từ điển tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức… cũng chỉ có ý nghĩa thuyết phục trong bối cảnh môi sinh văn hoá châu Âu hiện đại vốn có nhiều khác biệt với các nước phương Đông và Việt Nam. Hình dung qua bức tranh quan niệm về phóng sự theo xu hướng lược quy thể loại vào cái khung thuần nhất văn học hoặc báo chí như trên sẽ thấy rõ những hạn chế tất yếu của loại quan niệm lý luận đơn cực này. Chúng không thể có được sức mạnh thuyết phục mang tính phổ
  3. quát trên phạm vi nhiều quốc gia có những điều kiện môi sinh văn hoá không giống nhau qua diễn tiến của lịch sử. Như để cân bằng sự đối trọng giữa hai luồng quan niệm (phóng sự là văn học hoặc báo chí), trường phái quan niệm về sự hợp sinh văn học và báo chí trong phóng sự đã xuất hiện với những biện giải của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như: E. Ecvinkít, Karen Xtôrơcan (Tiệp Khắc), Nôen Đuytơrơ (Pháp), M. Goócky (Nga), Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi (Trung Quốc)… Gần đây các nhà nghiên cứu Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến (Trung Quốc) đã chính thức xác định báo cáo văn học (cách gọi phóng sự ở Trung Quốc) là “một thể tài văn học biên duyên điển hình”(6), nghĩa là thừa nhận phóng sự như một thể loại tiêu biểu cho sự giao thoa giữa văn học và báo chí. Ở Việt Nam, xu hướng quan niệm phóng sự là một thể loại trung gian giữa văn học và báo chí đã và đang trở thành luồng quan niệm chủ lưu, thu hút được sự chia sẻ rộng rãi của giới nghiên cứu và các phóng sự gia đương đại. Ở các mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp, tính chất lưỡng sinh giữa văn học và báo chí trong tác phẩm phóng sự đã được các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Phương Lựu, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Xuân Nam, Phan Trọng Thưởng, Đức Dũng, Trịnh Thị Bích Liên… và các nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Nguyễn Quang Vinh, Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ Doãn Hoàng… ghi nhận. Phóng sự gắn với phẩm chất báo chí ở chỗ bao giờ cũng viết về những con người, những cảnh đời hoặc các biến cố sự kiện có thật, có địa chỉ minh xác. Phóng sự tiếp cận các đối tượng phản ánh trong tư thế thời sự - cập nhật, tôn trọng tối đa tính trung thực của sự kiện. “Nhiệm vụ của bất kỳ ký giả nào khi thực hiện phóng sự trước hết là cung cấp cho bạn đọc khả năng được nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của người chứng kiến”(7). Phẩm chất báo chí còn đặt ra cho phóng sự thiên hướng: không chỉ thực hiện chức năng thông tin, phơi bày, điều trần thực tại mà còn trực tiếp góp phần giáo dục, định hướng công luận, thể hiện giá trị chân chính của một nền báo chí tiến bộ, lành mạnh… Tuy nhiên, với phóng sự, trong những điều kiện môi sinh cụ thể, yếu tố thời sự, chân xác, chỉ đóng vai trò như là những cái “cần” chứ chưa “đủ” để có thể tạo nên những trang phóng sự đúng nghĩa. Chỉ coi trọng đặc trưng phản ánh thời sự, chân xác dễ có nguy cơ biến phóng sự thành những trang ghi chép tả chân theo lối thông tin báo chí giản đơn dưới dạng công thức 6W +H ở các nước
  4. châu Âu. Mao Thuẫn từng quan niệm: “Phóng sự khác với bản tin ở chỗ: phóng sự tất yếu phải được hình tượng hoá trọn vẹn. Một phóng sự hay tất yếu phải miêu tả hoàn cảnh phát sinh sự kiện và không gian cuộc sống của nhân vật, tất yếu phải có những phương diện nghệ thuật mà tiểu thuyết có như khắc hoạ nhân vật, miêu tả hoàn cảnh, tạo dựng bầu không khí”(8). Hiện nay các nhà nghiên cứu Trung Quốc bên cạnh việc đề cao tính thời sự, tính chân thực và tính chính luận của phóng sự cũng đồng thời rất nhấn mạnh “tính văn học là điều kiện không thể thiếu của phóng sự”(9). Có thể tóm lược phẩm chất văn học trong phóng sự qua các dấu hiệu cơ bản như: người viết phóng sự thường có ý thức khai thác các hình thức ngôn ngữ biểu cảm thông qua các thủ pháp tu từ đa dạng và linh hoạt nhằm tạo dựng những câu văn có hồn, giầu sức ám ảnh. Phóng sự khai thác các chất liệu văn học cổ kim Đông Tây hiện hữu dưới dạng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca, điển cố, điển tích văn học… khá thường xuyên. Phóng sự qua tay những ngòi bút tài hoa còn có thể tạo ra giọng điệu, chạm khắc được những nhân vật sống động, điển hình; khai thác tài tình, hợp lý và khéo léo các thủ pháp sáng tạo nhằm đem lại cho người đọc những thụ hưởng mỹ cảm đặc biệt. Đánh giá tổng thể, quan niệm phóng sự - thể loại lưỡng thê văn báo là cách nhìn khá linh hoạt, cơ bản phù hợp với thực tiễn phóng sự Việt Nam trong những thời đoạn nở rộ và thăng hoa. Tuy nhiên, nếu đẩy quan niệm học thuật này đi tới tận cùng của sự lý giải trong sự soi chiếu vào những hiện tượng tác gia, tác phẩm cụ thể thuộc các môi sinh văn hoá khác nhau thì sẽ thấy một điều không dễ gì lý giải, bởi lẽ không phải khi nào, ở tác gia, tác phẩm phóng sự nào, các phẩm chất văn học và báo chí cũng có thể hiển thị ở thế cân bằng trong cấu trúc nội tại của tác phẩm. Chúng là những đại lượng thường xuyên có sự biến thiên, gia giảm linh hoạt trước những thực tiễn sáng tạo đa dạng với sự chi phối từ nhiều tác nhân phức tạp thuộc các môi sinh văn hoá khác nhau của cộng đồng dân tộc và thời đại. Thực tế cho thấy, trước sự tác động của nhiều mối quan hệ phức tạp khởi phát từ cả phía chủ quan và hoàn cảnh khách quan, các phẩm chất văn học và báo chí đã có sự hoán đổi hết sức linh hoạt trong quá trình sáng tạo phóng sự của các nhà văn, nhà báo. Trong những điều kiện cụ thể, sự hoán đổi, tăng giảm các phẩm chất này là cần thiết để có được một tư thế tác nghiệp thật sự linh hoạt và uyển chuyển, góp phần tạo ra hiệu ứng phản ánh và tác động tích cực từ các trang phóng sự.
  5. Việc xác định chính xác các điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối phẩm chất văn học và báo chí trong tác phẩm phóng sự sẽ góp phần hoá giải một nghịch lý hiện hữu ngay trong hành trang phóng sự của một cây bút rằng: có những lúc họ cần viết những trang phóng sự giầu chất văn học và cũng lắm khi lại cần phải tác nghiệp những phóng sự theo lối thông tấn báo chí. Đây là hiện tượng thường xuyên diễn ra trong thực tiễn sáng tạo phóng sự song chưa được khái quát dưới góc độ lý luận. Không tham vọng xem xét cặn kẽ tất thảy các nhân tố đã tác động và chi phối các phẩm chất văn học và báo chí trong phóng sự, bước đầu bài viết xin được đề cập đến một vài tác nhân chi phối cơ bản như sau: 1. Mục đích và tính chất thông tin Thông tin gì? nhằm mục đích gì? là những câu hỏi trực tiếp chi phối cách viết như thế nào? Viết cho trúng, cho đúng, cho hay bao giờ cũng là tiêu đích chất lượng để các phóng sự gia hướng tới. Song thông tin sự thật thời sự - chân xác là thiên chức muôn thủa của phóng sự cho nên viết cho trúng, cho đúng cơ hồ đã là bản mệnh tự nhiên của thể loại này. Riêng viết cho haylại là phẩm chất có điều kiện, chịu sự chi phối trực tiếp từ nhiều tác nhân khác nhau mà ở đây nhân tố mục đích và tính chất thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Với phóng sự, để viết cho hay cần có sự trợ lực đáng kể của các thủ pháp nghệ thuật văn chương hợp lý và đắc địa trong quá trình tổ chức tác phẩm. Song thực tế tác nghiệp của nhiều cây bút phóng sự đ ã cho thấy không phải loại thông tin nào cũng có thể khai thác và vận dụng các thủ pháp văn học như một thuộc tính nghệ thuật tất yếu. Văn học như chất muối đem lại dư vị mặn mà cho các món ăn nhưng quả thực có những món ăn không cần muối hoặc cần với dung lượng rất ít, nêm quá tay sẽ thành mặn chát. Khai thác và vận dụng các phẩm chất văn học trong phóng sự cũng vậy, đó là cả một nghệ thuật đã có thông lệ nhưng không có những điều lệ thành văn để phổ cập rộng rãi trong nghề viết phóng sự như những pháp thuật nghiệp vụ bất biến. Người viết phóng sự có nghề thường ý thức rất rõ về sự chi phối của mục đích và tính chất thông tin đối với việc gia giảm, điều chỉnh các phẩm chất văn học và báo chí trong quá trình tác nghiệp. Thông thường, khi viết phóng sự về các biến cố, sự kiện thuộc dòng thời sự chủ lưu, đáp ứng nhu cầu nhận thức nhanh nhạy, chân xác cho công chúng (chẳng hạn các vụ án nghiêm trọng, các sự kiện chính
  6. trị, văn hoá, kinh tế nổi cộm, bức xúc… mới xảy ra), các cây bút thường ít khai thác các phẩm chất văn học hoặc chỉ khai thác ở mức độ hạn chế tựa như một thứ “phụ gia” điểm xuyết vào trang viết để “mềm hoá” thông tin. Tính thời sự cập nhật - chân xác của thông tin luôn chế định người viết tuân thủ tối đa quy mô, diện mạo của sự kiện cần phản ánh. Nguyên tắc định lượng, định tính, xác thực đến từng chi tiết của sự thật khách quan cũng đòi hỏi người viết hạn chế tối đa những lối biểu đạt theo hướng thẩm mỹ hoá đậm đặc xúc cảm cá nhân. Các nhà văn, nhà báo Tam Lang, Thép Mới, Đỗ Quảng, Nguyễn Quang Vinh, Huỳnh Dũng Nhân… từng đ ược bạn đọc biết đến như những cây bút phóng sự giầu chất văn, vậy mà khi phải đối mặt với các loại thông tin sự thật nghiêm cẩn đòi hỏi những chứng cứ xác tín, họ đều rất linh hoạt trong việc xử lý mối tương hợp giữa các thủ pháp thể hiện theo lối thông tấn khách quan và các phương diện biểu cảm chủ quan của người viết. Một ngày ở xứ Chàm (Tam Lang), Những chiến sĩ đánh thắng địch (Thép Mới), Hà Nội toạ độ lửa (Đỗ Quảng), Quảng Bình ngày thứ tư tắc đường (Nguyễn Quang Vinh)… là những minh chứng thuyết phục cho sự chi phối của áp lực thông tin sự thật chân xác - thời sự đối với yêu cầu tạo dựng những trang viết phóng sự theo lối báo chí nghiêm cẩn, khách quan. Tính hấp dẫn của các phóng sự này có được là nhờ độ nóng hổi, bức xúc của sự kiện và ý nghĩa của vấn đề mà tác giả đặt ra thông qua những lát cắt lý giải, điều trần và định hướng tư tưởng thiết thực đối với thời cuộc. Ở đây người đọc hiếm khi tìm thấy những dụng công sáng tạo câu từ, chữ nghĩa, xây dựng hình tượng nhân vật hay kết cấu sự kiện, tạo dựng điểm nhìn khéo léo… như ở hầu hết các phóng sự thấm đẫm chất văn của chính các cây bút ấy. Xét về tính chất, mục đích thông tin, yếu tố thời điểm của sự kiện (mới xảy ra hoặc đã có độ lùi về thời gian) cũng chi phối trực tiếp việc xử lý mối tương quan giữa các phẩm chất văn học và báo chí trong tác phẩm phóng sự. Cùng trên nền tảng của một sự kiện bản thể, ở mỗi thời điểm tiếp cận sự kiện khác nhau, người viết phóng sự thường có những điều kiện kiến tạo điểm nhìn và mục đích ký thác những thông điệp tư tưởng khác nhau. Chẳng hạn cùng viết về sự kiện chìm thuyền thảm khốc trên sông Gianh (Quảng Bình) ngày 25/1/2008, Nguyễn Quang Vinh có một số tin và 3 bài phóng sự: Bài Một gia đình cứu được 35 người, viết trong lúc sự kiện vừa xảy ra; bài Nhân dân gọi
  7. họ là anh hùng, viết sau khi sự kiện kết thúc 4 ngày và bài cuối cùng Thương lắm những người cha ru trẻ, viết sau khi sự kiện đã có độ lùi ngót 2 tuần. Hai bài đầu chỉ đơn thuần là những trang ghi chép, tả chân hiện trạng liên quan đến những nỗ lực cứu vớt các nạn nhân, những tổn hại và truy nguyên trách nhiệm của các bên liên đới… Nhưng khi thảm hoạ đã đi qua, không còn bị câu thúc bởi những thông tin bề nổi bức xúc, cập nhật, bài thứ ba đã khơi sâu vào những tầng vỉa ý nghĩa thông tin mới, nhân văn, hướng thiện hơn. Những trăn trở nội tâm, những hồi ức cá nhân, những chi tiết đau lòng liên quan đến người còn, kẻ mất… đã bào xát vào cõi tâm can của các nhân vật, cứa sâu vào ý thức người đọc những nỗi đau nhân thế khôn nguôi, khơi dậy niềm cộng cảm của đồng loại… Như vậy có thể thấy rằng khi có độ lùi về thời gian, độ mở về không gian, người viết phóng sự sẽ có điều kiện khai thác các thủ pháp văn chương để vươn tới những chiều sâu, tầng chìm của sự kiện, điều trần sáng tỏ những sự thật nhân sinh nhức nhối về số phận con người. Các phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng, Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập… của Ngô Tất Tố; Sông Đà một thủa của Xuân Ba, Làng giáo có gì vui của Hoàng Minh Tường, Đừng bắt bà Chúa Kho tham nhũng… của Vũ Hữu Sự, Thương về A Nhí của Đỗ Doãn Hoàng… đều lấy tâm điểm sự kiện là những nghịch lý của hoàn cảnh sinh tồn để gợi lên sự “nhức nhối của trí tuệ” và thức tỉnh lương tri người đọc. Khi không còn chịu sự chế định khắt khe về tính thời sự - chân xác của thông tin, người viết có thể đặt sự kiện trong các mối quan hệ đa chiều của nó để phát huy năng lực sáng tạo của mình. Sức hấp dẫn từ các phóng sự của Vũ Trọng Phụng có một phần nhờ vào khả năng kết dệt hài hoà, hợp lý giữa các sự kiện và con người nguyên mẫu ở ngoài đời với các tình tiết “có thoáng một chút ma quái”(10) từ sự hư cấu tài tình của nhà văn. Tất nhiên mọi hiệu quả của sự sáng tạo chỉ có thể tìm được sự tương thích từ những tính chất và mục đích thông tin cụ thể mới phát huy hiệu ứng tác động tích cực cho người đọc. Không ý thức được điều này người viết dễ biến phóng sự thành những trang viết theo lối văn nghệ hoá thông thường, đánh mất đặc trưng cá biệt của một thể loại văn học - báo chí giầu tính năng ích dụng trong đời sống xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2