Các yếu tố của Nghiên cứu khả thi
lượt xem 38
download
Những người cho vay thường yêu cầu trình một bản nghiên cứu khả thi. Nghiên cứu khả thi là nghiên cứu chỉ ra rằng kế hoạch của một công ty - mua một thiết bị mới hay mở rộng một nhà máy - là có thể thực hiện được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố của Nghiên cứu khả thi
- Các yếu tố của Nghiên cứu khả thi 1. Các yêu cầu về tài chính 2. Các mục tiêu của công ty 3. Bức tranh toàn cảnh về công ty 4. Chiến lược sản phẩm 5. Phân tích thị trường 6. Kế hoạch Marketing 7. Kế hoạch tài chính 8. Các tài liệu bổ trợ Những người cho vay thường yêu cầu trình một bản nghiên cứu khả thi. Nghiên cứu khả thi là nghiên cứu chỉ ra rằng kế hoạch của một công ty - mua một thiết bị mới hay mở rộng một nhà máy - là có thể thực hiện được. Chúng tôi nghĩ rằng tốt hơn cả là phải xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ hơn bao gồm cả bản nghiên cứu khả thi và các thông tin quan trọng về công ty. Quy trình phát triển một kế hoạch cụ thể cũng tạo cơ hội cho các nhà quản lý đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh tốt là cách rất hiệu quả để thuyết phục những người cho vay về giá trị của công ty bạn và tính thích đáng của đề nghị vay vốn của bạn. Mục đích thực của kế hoạch này là để thuyết phục người cho vay xem xét mọi khía cạnh trong kế hoạch kinh doanh của bạn chứ không chỉ đơn thuần xem xét khoản thế chấp của công ty bạn. Bạn muốn người cho vay đánh giá được toàn bộ giá trị của công tác quản lý và hoạch định của công ty bạn. Hiện nay, thuyết phục người cho vay quyết định cho vay không chỉ dựa vào thế chấp rất khó, nhưng điều đó sẽ thay đổi. Những Nghiên cứu tiền khả thi mà chúng tôi đã được thấy ở Việt Nam thường nhấn mạnh về sản xuất. Các công ty thường rất kỹ lưỡng trong việc phân tích chi phí thiết bị mới và tính toán mức sản xuất được tăng lên nhờ thiết bị đó và tác động của việc này đối với nguyên vật liệu và các chi phí trực tiếp khác. Tuy nhiên những yếu tố chủ yếu đã bị bỏ qua, mà quan trọng nhất là phân tích thị trường và kế hoạch marketing.
- Đây là những yếu tố của một kế hoạch kinh doanh tốt đối với một công ty đang xem xét việc mở rộng công ty bằng cách đưa thêm các máy móc mới hoặc các máy móc bổ sung. 1. Các yêu cầu về tài chính Hãy bắt đầu bằng việc tóm tắt lượng tài chính bạn cần; hãy chỉ ra đặc tính và giá cả của mỗi thiết bị; hãy ghi lại những chi phí mở rộng nhà xưởng của nhà máy hay bất cứ chi phí nào khác sẽ nảy sinh do việc mở rộng đó và sau đó hãy chỉ ra tổng chi phí được chia thành hai phần: Một phần là số tiền mà công ty bạn có thể lấy từ vốn lưu động và phần kia là lượng tiền mà bạn cần vay. 2. Các mục tiêu của công ty Những người cho vay và những nhà đầu tư thường cần biết những người quản lý đánh giá tương lai của công ty như thế nào. Các mục đích có thể rất rộng, ví dụ, công ty của bạn có thể muốn được biết đến như một công ty đứng đầu ngành về chất lượng sản phẩm. Các mục tiêu cũng có thể còn cụ thể hơn ví dụ, công ty bạn có thể muốn đạt được một thị phần nhất định hay là một tỷ lệ nhất định về thu nhập trên vốn đầu tư. Việc xác định khoảng thời gian dành cho việc đạt được mục tiêu đó là rất quan trọng. 3. Bức tranh toàn cảnh về công ty Hãy cho biết ai là chủ sở hữu công ty, công ty được tổ chức như thế nào, các bộ phận chính và người quản lý công ty. Nên mô tả 2 hoặc 3 cấp quản lý đầu tiên, ai là người quản lý và kinh nghiệm, kiến thức của họ như thế nào. Mục đích là để chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm quyết định về sản xuất, marketing, tài chính và quản lý hành chính. Cán bộ quản lý và nhân viên của công ty bạn là một tài sản đáng kể và đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm sẽ củng cố lòng tin của những người cho vay và lòng tin của những người khác quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Ở đây việc mô tả chi tiết tất cả những chi nhánh, những công ty con, những công ty có liên quan là việc rất quan trọng. Hãy mô tả công việc giao dịch kinh doanh giữa những công ty con, những chi nhánh hay những công ty có liên quan để những người cho vay, những nhà đầu tư có thể đánh giá được sự tác động đến công việc kinh doanh của bạn. 4. Chiến lược sản phẩm
- Ở phần này hãy mô tả nguồn cung cấp và giá cả các nguyên vật liệu hay các đầu vào cơ bản cho quá trình sản xuất của bạn. Việc nắm được chu kỳ sản xuất, mức độ phế phẩm và giá tại xưởng là rất cần thiết. ở đây cũng phải nói doanh nghiệp của bạn xuất khẩu trực tiếp hay phải xuất khẩu uỷ thác, nếu xuất khẩu uỷ thác thì chi phí là bao nhiêu. Loại thiết bị và công nghệ sử dụng cũng là thông tin giá trị giống như quản lý chất lượng sản phẩm và tình trạng chung của cơ sở vật chất sản xuất của bạn. Nên nghĩ rằng những người đọc bản kế hoạch của bạn không có nhiều kiến thức kỹ thuật về sản phẩm của công ty bạn. Vì vậy nên cần thêm thông tin về sản phẩm của bạn và so sánh chúng với những đối thủ cạnh tranh. Hãy nói về sản phẩm mới bạn đang cân nhắc và lý do vì sao bạn lại muốn bổ sung thêm những sản phẩm đó. 5. Phân tích thị trường Hãy bắt đầu bằng việc mô tả các khách hàng của bạn theo loại khách hàng, ví dụ: đại lý, nhà phân phối, người bán buôn, người bán lẻ và theo vị trí địa lý, ví dụ tỷ lệ khách hàng nội địa so với khách hàng xuất khẩu. Nên tính xem doanh nghiệp có bao nhiêu khách đặt hàng nhiều lần và bao nhiêu khách đặt hàng một lần. Hãy đánh giá việc phân phối sản phẩm của công ty bạn. Hãy đưa ra nhận xét về ngành của bạn trên các mặt: quy mô, kim ngạch xuất khẩu, xu hướng doanh thu, và các đối thủ cạnh tranh. Hãy chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty bạn so với các công ty cùng ngành. Hãy mô tả rủi ro trong ngành sản xuất của bạn, như các vấn đề trong cung cấp nguyên vật liệu, những đối thủ cạnh tranh mới từ các nước khác, những vấn đề liên quan đến môi trường có thể làm tăng chi phí hoặc là những thay đổi về thuế hoặc các quy định có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn. 6. Kế hoạch Marketing Hãy bắt đầu bằng việc mô tả kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới của công ty bạn. Có nhiều phương pháp bao gồm lực lượng bán hàng trực tiếp, các đại lý theo hợp đồng của công ty bạn ở trong nước hoặc nước ngoài, các dịch vụ của nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các cuộc trưng bày thương mại và danh bạ ngành. Cần giải thích kế hoạch chi tiêu của công ty bạn dành cho quảng cáo, hoạt động xúc tiến và các quan hệ xã hội. Ở đây cần đánh giá xem công ty bạn xây dựng những mối quan hệ với các công ty bán trực tiếp sản phẩm của công ty bạn đến những người tiêu dùng như thế nào. Một công ty thiết lập được mối quan hệ tốt với người tiêu dùng loại này sẽ có doanh
- thu ổn định với tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với công ty bán hàng cho người phân phối, người bán buôn, hay người chế biến. Hãy chỉ ra chính sách giá cả của công ty bạn, ví dụ như bạn có thể tính giá trên cơ sở chi phí cộng thêm lợi nhuận hay bạn có thể phải chấp nhận giá cả do khách hàng hay các đối thủ cạnh tranh đặt ra. 7. Kế hoạch tài chính Một kế hoạch tài chính tốt thường phải đạt được hai mục tiêu: thứ nhất, kế hoạch này chỉ ra được những ảnh hưởng của các khoản đầu tư dự định, như đã giải thích ở những phần trước về nghiên cứu khả thi, và thứ hai là kế hoạch phải cho thấy rằng khoản đầu tư đó là đáng tin cậy bằng cách so sánh các kết quả dự báo sẽ đạt được sau khi đầu tư với các kết quả trước khi đầu tư. Người cho vay hay người đầu tư sẽ rất quan tâm đến sự khác biệt giữa những số liệu trước đây với kết quả dự báo của công ty bạn. Nếu sự chênh lệch đó là lớn thì nên chuẩn bị giải thích kỹ càng. Những người cho vay có thể yêu cầu công ty bạn ghi lại những chi tiết về tài chính trên những mẫu riêng của họ. Tuy nhiên, những thông tin yêu cầu có thể rất giống với những điều đã được trình bày và xem xét ở Phụ lục 5.1. Một kế hoạch tài chính cơ bản có thể gồm ba bảng khái quát (một bảng khái quát là một bảng thông tin được lập ra để so sánh các số liệu tài chính của các năm khác nhau), chỉ ra ảnh hưởng của khoản đầu tư hay dự án dự định: - Báo cáo thu nhập của hai năm qua và dự báo cho ba năm sắp tới; - Bảng cân đối tài sản cho cùng thời gian giống như bảng báo cáo thu nhập; và - Báo cáo dòng tiền cho từng tháng trong năm đầu và sau đó là cho từng năm trong ba năm tiếp theo. Có thể bạn cũng nên làm thêm hai phân tích khác: - Phân tích các tỷ số và - Phân tích dự án • Phân tích tỷ số thường không được đưa vào vì những người cho vay sẽ thực hiện phân tích riêng của họ trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, khi làm được phân tích các tỷ số sẽ giúp bạn dự đoán được các câu hỏi của người cho vay.
- • Phân tích dự án được thiết kế để chỉ ra tác động của một dự án hay một khoản đầu tư nhất định đối với công ty bạn. Mục đích của việc phân tích này là để đảm bảo với những người cho vay rằng đầu tư vào công ty của bạn là một khoản đầu tư đáng giá. Hãy xem ví dụ về phân tích một dự án thực tế ở Phụ lục 5.2.1. 8. Các tài liệu bổ trợ Các tài liệu này bao gồm sách giới thiệu công ty nếu bạn có và các báo cáo hàng năm cho ít nhất ba năm. Nếu người cho vay yêu cầu một mẫu đơn xin cụ thể thì còn bao gồm cả tài liệu đó. Phần lớn những thông tin mà ngân hàng yêu cầu giống những thông tin mà chúng tôi đã gợi ý nên cho vào đề nghị tài trợ. Có nhiều cách khác nhau để sắp xếp thông tin nhưng những người cho vay có thể cho rằng sự khác biệt này cũng như những chi tiết bổ sung khác là hữu ích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại Iphone tại thành phố Hà Nội
7 p | 211 | 13
-
Cảm xúc của doanh nghiệp
5 p | 82 | 11
-
Những yếu tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng tại các chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh ở thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 68 | 9
-
Đánh giá các yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại siêu thị điện máy xanh Long Xuyên
13 p | 129 | 8
-
Tác động của quảng cáo và khuyến mãi đến việc hình thành giá trị thương hiệu điện thoại di động OPPO tại thành phố Cần Thơ
13 p | 90 | 7
-
Nghiên cứu khả năng ứng dụng Social Wifi Marketing đối với các mô hình kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng
4 p | 20 | 7
-
Siêu thị bán lẻ trong bối cảnh phát triển thương mại - nghiên cứu thăm dò từ các siêu thị
16 p | 46 | 6
-
Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của nông sản: Nghiên cứu trường hợp của chè xanh bản ven
14 p | 13 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử của Công viên văn hóa Đầm Sen tại thị trường Việt Nam
4 p | 7 | 5
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ giữa các ngành kinh doanh
9 p | 41 | 4
-
Năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam: Góc nhìn từ chất lượng dịch vụ
16 p | 30 | 4
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của các doanh nghiệp tại Việt Nam: So sánh doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
14 p | 43 | 3
-
Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn: Một nghiên cứu trong ngành xi măng Việt Nam
8 p | 99 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn