intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm xúc của doanh nghiệp

Chia sẻ: Xuongrong_1 Xuongrong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nghiên cứu về khả năng của con người và đã kết luận: trong các lĩnh vực cá nhân và xã hội của con người thì trí tuệ xúc cảm (EQ) là yếu tố quyết định đến 75% sự thành công. Việc hiểu và đánh giá đúng EQ là vấn đề quan trọng trong công tác nhân sự và lãnh đạo hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm xúc của doanh nghiệp

  1. Cảm xúc của doanh nghiệp
  2. Có nhiều nghiên cứu về khả năng của con người và đã kết luận: trong các lĩnh vực cá nhân và xã hội của con người thì trí tuệ xúc cảm (EQ) là yếu tố quyết định đến 75% sự thành công. Việc hiểu và đánh giá đúng EQ là vấn đề quan trọng trong công tác nhân sự và lãnh đạo hiện nay. Cảm xúc của doanh nghiệp EQ: Xúc cảm thành năng lực EQ là viết tắt của cụm từ “Emotional Quotient” - chỉ số cảm xúc. Có nhiều cách nhiều khác nhau về EQ, và có thể nói nôm na EQ là năng lực quản lý cảm xúc giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, cải thiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Các chuyên gia tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu và đúc kết 5 yếu tố cấu thành năng lực EQ: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội.
  3. Trong thời đại mà chất lượng chăm sóc khách hàng và trách nhiệm xã hội trở thành yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, EQ rất cần được nhìn nhận và đánh giá với đúng nghĩa của nó. Thêm một thực tế khiến khả năng trí tuệ xúc cảm trở nên quan trọng hơn là: khi các tổ chức bị thu nhỏ lại bởi làn sóng giảm quy mô thì những người được giữ lại phải có tinh thần trách nhiệm hơn, có những cải thiện trong công việc hơn. Càng ngày chúng ta càng tập trung vào chất lượng nhân sự hơn là số lượng. Theo Daniel Goleman, kết quả so sánh giữa người điều hành thành công nhất với người thất bại cho thấy: những giám đốc bị thất bại đều là những người có chỉ số IQ và trình độ chuyên môn cao. Trong hầu hết các trường hợp, điểm yếu không thể khắc phục được của họ đều thuộc phạm trù trí tuệ xúc cảm. Kinh nghiệm không quan trọng bằng khả năng thích ứng với con người và môi trường, việc phát triển trí tuệ cảm xúc là một con đường đúng đắn cho ai muốn phát triển năng lực lãnh đạo. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đánh giá sai năng lực trí tuệ cảm xúc của bản thân, hoặc trong những trường hợp lựa chọn những nhân sự chủ chốt? Nếu đánh giá sai thì chúng ta có thể có được kế hoạch phát triển bản thân đúng đắn hay không? Những lỗ hổng mong manh
  4. Hiện nay, cách đo lường chỉ số EQ được áp dụng phổ biến hiện nay là qua các bài trắc nghiệm và một số trải nghiệm thực tế. Với hình thức trắc nghiệm, chưa bàn đến cơ sở của việc xây dựng hệ thống câu hỏi, về mặt logic ta thấy rằng, kết quả đánh giá chỉ chuẩn xác khi thỏa mãn được 2 tiêu chí: Người tham gia đánh giá trả lời đúng suy nghĩ thật của mình và người tham gia đánh giá hiểu đúng về mình. Tuy nhiên, người Việt Nam thường có xu hướng hay “tô hồng” năng lực của mình lên một cách có ý thức hoặc vô thức. Xu hướng này xuất phát từ thói quen “sống/nói sao cho vừa ý người khác” và “lựa chọn những phương án mình cho là tốt nhất, hơn là lựa chọn phương án đúng với mình nhất”. Chưa kể là có các ứng viên thông minh và muốn qua mặt người đánh giá, họ có thể dễ dàng vượt qua các cái bẫy của bài trắc nghiệm. Và cho dù, người đánh giá có phát hiện ra sự gian dối này thì cũng chỉ dừng lại ở việc biết người đó gian dối, chứ khó mà biết chính xác năng lực của họ như thế nào. Thêm vào đó, rất ít người có năng lực hiểu rõ về bản thân, nên mới có trường hợp “có lúc không biết mình là ai? Sinh ra để làm gì? Sau này mình sẽ ra sao?” Ta thấy rằng, nếu chỉ dựa vào các bài trắc nghiệm EQ của các tổ chức nước ngoài hiện nay để đánh giá chỉ số EQ cho người Việt Nam thì kết quả chắn chắn sai, chỉ là sai ít hay sai nhiều mà thôi. Và với những vị trí chủ chốt, thì tỷ lệ sai sót rất nhỏ cũng có thể là “lỗ nhỏ đắm thuyền” cho tổ chức. Với việc bổ sung hình thức đánh giá bổ sung qua trải nghiệm thực tế thì đòi
  5. hỏi tính chất của các thử thách phải phù hợp với bản chất của EQ và người xây dựng bản đánh giá phải có năng lực thấu hiểu tâm lý con người. Biểu hiện của việc thấu hiểu này là họ có cuộc sống an nhiên tự tại dựa trên sự thấu hiểu bản thân và bản chất thế giới. Và số người này đếm trên đầu ngón tay. Nếu bản thân người xây dựng bản đánh giá vẫn còn những biểu hiện của việc mất tự chủ cảm xúc với người thân hay chưa quản lý được những may rủi đến với cuộc đời mình thì chứng tỏ họ chưa đạt đến đỉnh cao của EQ. Như vậy họ sẽ đánh giá sai EQ của người khác. Hậu quả đánh giá sai còn lớn hơn cả việc không đánh giá. vậy trước những thách thức như trên, chúng ta có phải pháp nào để đánh giá đúng chỉ số trí tuệ cảm xúc của một người?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2