Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG<br />
Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI C ĐIỀU TRỊ<br />
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM - NĂM 2006-2007<br />
Võ Minh Quang*, Nguyễn Duy Phong**, Đặng Trần Khiêm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và biến đổi cận lâm sàng ở các bệnh nhân người<br />
lớn bị nhiễm siêu vi viêm gan C.<br />
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca: Tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng khám viêm gan của bệnh<br />
viện Bệnh Nhiệt Đới có Anti-HCV (+), không nhiễm HIV, trong thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng<br />
4/2007.<br />
Kết quả: độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 51.7 ± 12 tuổi (19-81). Phần lớn các bệnh nhân đến<br />
khám khi có triệu chứng lâm sàng: 75,4%. Yếu tố nguy cơ tiêm thuốc và truyền dịch chiếm tỉ lệ 93%. Ngoài<br />
ra, chúng tôi ghi nhận được nguy cơ ở các bệnh nhân được điều trị bằng châm cứu, giác hơi và cắt lễ với tỉ<br />
lệ lần lượt là 27,5%, 21,8% và 16,9% theo thứ tự. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ sống cùng nhà với người<br />
nhiễm siêu vi viêm gan C chiếm tỉ lệ 10,6%. Các triệu chứng cơ năng thường được ghi nhận là những triệu<br />
chứng không đặc hiệu: cảm giác mệt mõi, uể oãi và chán ăn (chiếm tỉ lệ 81% và 69%). Triệu chứng xạm da<br />
xuất hiện ở 25,4% bệnh nhân, trong khi đó, vàng da vàng mắt, dấu sao mạch và phù chân đều được ghi<br />
nhận ở 9,2% bệnh nhân. 5,8% bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan C đồng nhiễm siêu vi B. Tỉ lệ bệnh nhân<br />
có HCV-RNA ≥ 250 copies/ml máu chiếm 86,5%. Trong số 10 bệnh nhân được xác định genotype: 1a và 1b<br />
chiếm đa số (2 và 5 bệnh nhân, theo thứ tự), còn lại 3 trường hợp là 2a, 5a và 6a.<br />
Kết luận: các kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự cần thiết của việc tầm soát nhiễm siêu vi viêm gan C<br />
ở những người lớn trên 50 tuồi, từng tiếp xúc với máu và dịch tiết, từng được truyền dịch, chích thuốc,<br />
châm cứu, giác hơi, cắt lễ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL AND PARACLINICAL CARACTERISTICS<br />
OF VIRAL HEPATITIS C PATIENTS TREATED AT HOSPITAL<br />
FOR TROPICAL DISEASES - HCM CITY IN 2006-2007<br />
Vo Minh Quang, Nguyen Duy Phong, Dang Tran Khiem<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 268 - 273<br />
Objectives: We aimed to investigate the epidemiological factors, clinical manifestations and laboratory<br />
findings of Anti-HCV (+) patients treated at Hospital for Tropical Diseaes (HTD).<br />
Method: Case series: All Anti –HCV(+) patients treated at HTD from April 2006 to April 2007.<br />
Results: The mean age of patients is 51.7 ± 12 (range 19-81); 75.4% patients have clinical<br />
manifestations. Risk factors for HCV-infection are injection and transfusion (93%); acupuncture (27.5%);<br />
Glass-cupping (21.8%) and skin-cutting (16.9%); 10.6% patients are living with HCV-infected patients.<br />
Clinical manifestations are malaise and anorexia (81% và 69%); dark skin(25.4%); jaundice, Spider<br />
angiomas and painful swelling of the legs (9.2%); 5.8% co-infected HCV and HBV patients. 86.5% patients<br />
have HCV-DNA ≥ 250 copies/ml. Among 10 patients have result for genotyping: 2 cases of 1a; 5 cases of 1b<br />
and 1 case of 2a, 5a or 6a.<br />
* Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp.HCM ** Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
267<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: Detection for HCV-infection is recommended for the patients older than 50 years old, for the<br />
patients who has contact with blood and secrections, was treated by acupuncture, glass-cupping, skin-cutting.<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Viêm gan siêu vi C là một bệnh lý lây<br />
truyền qua đường máu. Bệnh thường gặp ở<br />
những người thường xuyên được truyền máu,<br />
tiêm chích chung kim, sử dụng kim tiêm nhiều<br />
lần. Theo WHO, hiện nay trên thế giới có<br />
khoảng 2-3% dân số (170 - 200 triệu) mang anti<br />
HCV. Việt Nam thuộc vùng có tỉ lệ siêu vi<br />
viêm gan C lưu hành cao: 5-10% dân số(8,11).<br />
Tuy nhiên, gần đây các nghiên cứu ghi nhận<br />
được số bệnh nhân viêm gan C ngày càng gia<br />
tăng(2,8). Nguyên nhân của sự gia tăng này<br />
được ghi nhận là do người nghiện ma túy<br />
bằng đường tiêm chích ngày càng nhiều, dân<br />
số ngày càng tăng trong lúc thói quen tiêm<br />
chích khi bị bệnh của người dân nông thôn<br />
vẫn còn. Bên cạnh đó, việc sử dụng kim tiêm<br />
một lần chưa được thực hiện toàn diện tại<br />
những vùng này. Ngoài ra, việc sử dụng các<br />
dụng cụ cắt lễ, châm cứu chưa được đảm bảo<br />
vô trùng vẫn còn phổ biến. Về lâm sàng, qua<br />
theo dõi và điều trị, các bác sĩ lâm sàng nhận<br />
xét, nhiều bệnh nhân phát hiện mình bị viêm<br />
gan C là do tình cờ chứ không có triệu chứng<br />
của viêm gan như thường thấy(8,11).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu các yếu tố dịch tễ gồm tiền căn<br />
truyền máu-các sản phẩm của máu, tiêm chích,<br />
quan hệ tình dục, các tiếp xúc thân mật mang<br />
tính gia đình; nghiên cứu các đặc điểm lâm<br />
sàng, cận lâm sàng nhằm trả lời câu hỏi: “Đặc<br />
điểm về các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm<br />
sàng ở những bệnh nhân viêm gan C đến<br />
khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí<br />
Minh (BVBNĐ) là như thế nào?”<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
1. Mô tả các yếu tố dịch tễ có liên quan đến<br />
nhiễm HCV ở người lớn, không nhiễm HIV.<br />
2. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm<br />
sàng ở bệnh nhân người lớn nhiễm HCV,<br />
không nhiễm HIV.<br />
<br />
268<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại BVBNĐ từ<br />
tháng 4/2006 đến tháng 4/2007.<br />
<br />
Đối tượng và phương pháp chọn mẫu<br />
Tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng<br />
khám viêm gan của BVBNĐ có AntiHCV (+),<br />
không nhiễm HIV, đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Các bệnh nhân nhiễm HIV<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Nhập số liệu và xử lý thống kê mô tả bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Thông tin nền của mẫu nghiên cứu:<br />
Từ tháng 4/2006 đến tháng 4/2007, chúng<br />
tôi ghi nhận được 142 bệnh nhân viêm gan C<br />
đến khám và điều trị tại BVBNĐ với độ tuổi<br />
trung bình là 51,7 ± 12 tuổi (nhỏ nhất là 19 tuổi<br />
và lớn nhất là 81 tuổi). Trong khi đó, bệnh<br />
nhân nam có độ tuồi trung bình là 55,2 (trung<br />
vị=49,5) và bệnh nhân nữ - 53,2 (trung vị=54).<br />
Bảng 1: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo giới<br />
tính, nơi cư ngụ và lý do đến khám bệnh<br />
Nam<br />
Nữ<br />
TP<br />
Hồ<br />
Chí Minh<br />
Nơi cư<br />
trú<br />
Các tỉnh khác<br />
Lý do Có triệu chứng lâm sàng<br />
khám<br />
Người hiến máu<br />
bệnh<br />
Kiểm tra sức khỏe<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Tần số (n) Tỉ lệ (%)<br />
70<br />
49,3<br />
72<br />
50,7<br />
45<br />
31,7<br />
97<br />
78,3<br />
107<br />
75,4<br />
3<br />
2,1<br />
32<br />
22,5<br />
<br />
Bệnh nhân nam và nữ chiếm tỉ lệ gần bằng<br />
nhau (lần lượt là 49,3% và 50,7%). Ngoài các<br />
bệnh nhân cư ngụ tại Tp. HCM, chúng tôi ghi<br />
nhận được 78,3% các bệnh nhân đến từ các<br />
tỉnh khác từ Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu,<br />
Long An …cho đến Kiên Giang (trong đó,<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
nhiều nhất là bệnh nhân ở Tiền Giang: 14,8%).<br />
Phần lớn các bệnh nhân đến khám khi có triệu<br />
chứng lâm sàng, chiếm tỉ lệ 75,4%. Tuy nhiên<br />
có 22,5% bệnh nhân được phát hiện nhiễm siêu<br />
vi viêm gan C qua kiểm tra sức khoẻ tổng<br />
quát, chưa có triệu chứng lâm sàng.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ về nguồn lây, các yếu tố<br />
nguy cơ<br />
Bảng 2: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo các<br />
yếu tố nguy cơ lây nhiễm siêu vi C.<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
Tần số Tỉ lệ (%)<br />
Tiêm thuốc – truyền dịch<br />
132<br />
93<br />
Phẫu thuật<br />
47<br />
33,1<br />
Châm cứu<br />
39<br />
27,5<br />
Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân<br />
33<br />
23,3<br />
Giác hơi<br />
31<br />
21,8<br />
Cắt lễ<br />
24<br />
16,9<br />
Cắt móng<br />
20<br />
14,1<br />
Truyền máu – các chế phẩm của máu<br />
17<br />
12<br />
Sống cùng nhà với người nhiễm siêu<br />
15<br />
10,6<br />
vi viêm gan C<br />
Xâm mình<br />
10<br />
7<br />
<br />
Phần lớn các bệnh nhân đã từng được tiêm<br />
thuốc và truyền dịch, chiếm tỉ lệ 93%, kế đó là<br />
các bệnh nhân đã từng được phẫu thuật, chiếm<br />
tỉ lệ 33,1%. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận được<br />
nguy cơ ở các bệnh nhân được điều trị bằng:<br />
châm cứu, giác hơi và cắt lễ với tỉ lệ lần lượt là<br />
27,5%, 21,8% và 16,9%. Bệnh nhân có yếu tố<br />
nguy cơ là sống cùng nhà với người nhiễm<br />
siêu vi viêm gan C: 15/142 (chiếm tỉ lệ 10,6%)<br />
đa số là vợ hoặc chồng, còn lại là anh em hay<br />
bà con.<br />
<br />
Các biểu hiện lâm sàng<br />
Bảng 2: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo<br />
triệu chứng cơ năng<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
Mệt mõi<br />
Chán ăn<br />
Đau vùng gan<br />
Đau nhức cơ thể<br />
Sụt cân<br />
Tiểu vàng<br />
Ngứa da<br />
Táo bón<br />
Sốt<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Tần số<br />
115<br />
98<br />
49<br />
46<br />
28<br />
28<br />
17<br />
12<br />
8<br />
<br />
Tỉ lệ, %<br />
81<br />
69<br />
34,5<br />
32,4<br />
19,7<br />
19,7<br />
12<br />
8,5<br />
5,6<br />
<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
Tiểu ít<br />
Tiêu chảy<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tần số<br />
4<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ, %<br />
2,8<br />
1,4<br />
<br />
Các triệu chứng cơ năng thường được ghi<br />
nhận là những triệu chứng không đặc hiệu: phần<br />
lớn các bệnh nhân đều có cảm giác mệt mõi, uể<br />
oãi và chán ăn (chiếm tỉ lệ 81% và 69%).<br />
Bảng 4: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo<br />
triệu chứng thực thể<br />
Triệu chứng thực thể<br />
Xạm da<br />
Vàng da - mắt<br />
Dấu hiệu sao mạch<br />
Phù chân<br />
Báng bụng<br />
Gan to<br />
Lách to<br />
Xuất huyết dưới da<br />
Xuất huyết tiêu hóa dưới<br />
Khác<br />
<br />
Tần số<br />
36<br />
13<br />
13<br />
13<br />
8<br />
5<br />
5<br />
2<br />
1<br />
6<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
25,4<br />
9,2<br />
9,2<br />
9,2<br />
5,6<br />
3,5<br />
3,5<br />
1,4<br />
0,7<br />
7<br />
<br />
Triệu chứng xạm da xuất hiện ở 25,4%<br />
bệnh nhân, trong khi đó, vàng da vàng mắt,<br />
dấu sao mạch và phù chân đều được ghi nhận<br />
ở 9,2% bệnh nhân.<br />
<br />
Các xét nghiệm cận lâm sàng<br />
Đặc tính sinh hóa, huyết học<br />
Bảng 5: Trị số trung bình của các xét nghiệm cận<br />
lâm sàng ở bệnh nhân<br />
Các chỉ số<br />
Trung bình Độ lệch<br />
(số lượng<br />
Ghi chú<br />
chuẩn<br />
(min – max)<br />
bệnh nhân)<br />
Dung tích<br />
40,3%<br />
Hct dưới 35%<br />
hồng cầu<br />
5,6<br />
(20 – 52)<br />
16,4%<br />
(n= 142)<br />
Bạch cầu<br />
6.353/mm3<br />
1.797<br />
(n= 142)<br />
(1.900 – 10.100)<br />
40% bệnh nhân<br />
Tiểu cầu<br />
178.000/mm3<br />
65.000 có Tiểu cầu <<br />
(n= 142) (60.000–335.000)<br />
150.000/mm3<br />
AFP<br />
40.5 ng/ml<br />
23 % có AFP<br />
87,8<br />
≥20 ng/ml máu<br />
(n=56)<br />
(1 – 350)<br />
AST<br />
82 UI/l<br />
84% có AST ><br />
60<br />
40UI/l<br />
(n= 142)<br />
(10 – 419)<br />
ALT<br />
100 UI/l<br />
78% có ALT ><br />
87<br />
40UI/l<br />
(n= 142)<br />
(16 – 515)<br />
GGT<br />
132 UI/l<br />
70% có GGT ><br />
173<br />
50UI/l<br />
(n= 142)<br />
(8 – 1.081)<br />
Protid/máu<br />
71g/l<br />
18,9% có protid<br />
6,6<br />
máu