Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG CỦA LỖ ĐÁO<br />
TRÊN BỆNH NHÂN PHONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU<br />
TP.HỒ CHÍ MINH VÀ KHU ĐIỀU TRỊ PHONG BẾN SẮN<br />
Nguyễn Vũ Hoàng*, Nguyễn Tất Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: lỗ đáo là vết loét mãn tính ở lòng bàn chân mất cảm giác gây khó khăn trong công tác chăm sóc và<br />
điều trị.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và xác định yếu tố liên quan đến lỗ đáo trên bệnh<br />
nhân phong tại Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM và khu điều trị phong Bến Sắn.<br />
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu và mô tả hàng loạt trường hợp.<br />
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 75 bệnh nhân phong có lỗ đáo. Tuổi trung bình mắc bệnh là 58,7.<br />
Tỷ lệ nam:nữ là 1,4:1. Hầu hết bệnh nhân làm nghề nông, trình độ học vấn thấp ≤ cấp 1 và hoàn cảnh kinh tế khó<br />
khăn. Lỗ đáo gót trước thường gặp nhất (67,3%) kế đến gót sau và gót giữa. Lỗ đáo đơn giản chiếm 54,7%. Một<br />
số mối liên quan giữa phân loại độ nặng của lỗ đáo và các yếu tố được tìm thấy: nghề nghiệp cần phải đi lại nhiều<br />
(p=0,000), trình độ học vấn ≤ cấp 1 (p=0,026), hoàn cảnh kinh tế khó khăn (p=0,013), nơi cư trú (p=0,002) và đặc<br />
biệt là hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo không đúng (p=0,000).<br />
Kết luận: lỗ đáo thường gặp bệnh nhân phong nam giới, lớn tuổi, gia cảnh nghèo và học vấn thấp. Nghề<br />
nghiệp phải đi lại nhiều và hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo không đúng là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy lỗ đáo<br />
đơn giản thành lỗ đáo viêm xương.<br />
Từ khóa: lỗ đáo, bệnh nhân phong<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL CHARACTERISTICS OF PLANTAR ULCERS OF LEPERS TREATED<br />
AT HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY, HO CHI MINH CITY AND BEN SAN LEPROSY<br />
TREATMENT CENTER<br />
Nguyen Vu Hoang, Nguyen Tat Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 301 - 305<br />
Background: Plantar ulcer is a chronic ulcer on the insensitive foot, making it difficult to treat.<br />
Objective: To study the epidemiological, clinical characteristics and identify relative factors in the lepers<br />
with plantar ulcers treated at hospital of dermato-venereology, Ho Chi Minh city and Ben San leprosy treatment<br />
center.<br />
Method: Prospective and descriptive study<br />
Results: There were 75 lepers with plantar ulcers appropriate for study. The median age was 58.7 years. The<br />
male to female ratio was 1.4:1. Most patients were farmers, low education level and difficult economic situation.<br />
The plantar ulcers were usually located at the forefoot (67.3%), the following is under the heel, midfoot of the sole.<br />
Simple plantar ulcer was 54.7%. There were some relative factors between classification of plantar ulcer and the<br />
* Bệnh viện Da Liễu TP. HCM<br />
<br />
** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng<br />
thangngtat@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
ĐT: 0903350104<br />
<br />
Email:<br />
<br />
301<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
followings such as: manual labour (p=0.000), low education level (p=0.026), difficult economic situation<br />
(p=0.013), location (p=0.002) and wrong practice on caring feet with plantar ulcer (p=0.000).<br />
Conclusion: plantar ulcer is appeared in lepers that are usually poor old man with low education level.<br />
Manual labour and wrong practice on caring feet with plantar ulcer are two main relative factors that transfer<br />
simple plantar ulcer to osteitis plantar ulcer.<br />
Key words: plantar ulcers, lepers<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, bệnh<br />
phong được xem là bệnh nan y, bất trị, một<br />
trong tứ chứng nan y “phong lao cổ lại”. Người<br />
bệnh bị xa lánh, hất hủi. Người ta gọi nó bằng<br />
những cái tên xấu xa, bôi bác “bệnh cùi, bệnh<br />
hủi” “bệnh ăn mòn”(1). Nguyên nhân chính vì<br />
bệnh phong gây ra những biến chứng, tàn tật rất<br />
ghê sợ như biến dạng, cụt, rụt(8)...<br />
Theo thống kê của TCYTTG, tàn tật độ 2<br />
trên những trường hợp phong mới trong những<br />
năm gần đây dao động lớn từ 0 % đến 25,17%(12).<br />
Tại Việt Nam tỷ lệ này còn khá cao 16,2 %(11). Vị<br />
trí thường gặp tàn tật nhất trong bệnh phong là<br />
bàn chân sau đó đến bàn tay và mắt. Trong đó<br />
loét lỗ đáo là loại hình dị tật phổ biến nhất ở bàn<br />
chân và đặc biệt rất khó khăn trong công tác<br />
chăm sóc và điều trị vì tính chất dai dẳng hay tái<br />
phát(4). Do đó, nghiên cứu về lỗ đáo có ý nghĩa<br />
quan trọng góp phần xác định nguyên nhân,<br />
yếu tố làm bệnh trở nặng từ đó đề xuất những<br />
cách phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu<br />
quả, sớm đưa bệnh nhân trở về với sinh hoạt lao<br />
động đời thường. Điều này có ý nghĩa nhân văn<br />
sâu sắc.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Mô tả được đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và<br />
xác định yếu tố liên quan đến lỗ đáo trên bệnh<br />
nhân phong tại Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM và<br />
khu điều trị phong Bến Sắn trong thời gian từ<br />
12/2009 đến 04/2010.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Mô tả được đặc điểm dịch tễ, bệnh sử, tiền<br />
căn và đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo.<br />
<br />
302<br />
<br />
Xác định được mối liên quan giữa phân loại<br />
lỗ đáo với đặc điểm dịch tễ, bệnh sử, tiền căn và<br />
đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân phong có lỗ đáo đến khám, điều<br />
trị nội trú tại Bệnh Viện Da Liễu Tp.HCM và<br />
bệnh nhân phong có lỗ đáo tại khu điều trị<br />
phong Bến Sắn từ 12/2009 đến 04/2010.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn vào<br />
Tất cả bệnh nhân phong có lỗ đáo đến khám,<br />
điều trị nội trú tại Bệnh Viện Da Liễu Tp.HCM<br />
và bệnh nhân phong có lỗ đáo tại khu điều trị<br />
phong Bến Sắn từ 12/2009 đến 04/2010.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả hàng<br />
loạt các trường hợp.<br />
Cỡ mẫu: do tỷ lệ lưu hành bệnh phong rất<br />
thấp < 0,1/10.000 nên tất cả bệnh nhân phong có<br />
lỗ đáo đến khám, điều trị nội trú tại Bệnh Viện<br />
Da Liễu Tp.HCM và bệnh nhân phong có lỗ đáo<br />
tại khu điều trị phong Bến Sắn từ 12/2009 đến<br />
04/2010 đều được thu nhận vào nghiên cứu.<br />
Phương pháp thu thập số liệu: khám trực<br />
tiếp bệnh nhân.<br />
Công cụ thu thập số liệu: mẫu bệnh án<br />
nghiên cứu.<br />
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:<br />
phần mềm thống kê SPSS 11.5 được sử dụng để<br />
tính tần số, tỷ lệ % các đặc tính của mẫu nghiên<br />
cứu. Sử dụng test Chi bình phương nhằm kiểm<br />
định ý nghĩa thống kê của mối liên quan và sử<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
dụng tỷ số chênh (OR) để đo lường mối liên<br />
quan. Các số thống kê được trình bày với KTC<br />
95% không chứa giá trị 1 và p < 0,05 được xem là<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm về dịch tễ học<br />
Tuổi trung bình mắc bệnh<br />
58,7 ± 11,87<br />
Nam: nữ<br />
1,4: 1<br />
Nghề nông<br />
48,0 %<br />
Trình độ học vấn ≤ cấp 1<br />
69,3%<br />
Hoàn cảnh kinh tế khó khăn<br />
80,0%<br />
Dân tộc Kinh<br />
85,3%<br />
Nơi cư trú (Tp.HCM: Bến Sắn: Tỉnh)<br />
1: 1: 1<br />
Bệnh sử<br />
Thời gian bị bệnh phong<br />
32,4 năm ± 15,3<br />
Thời gian bị lỗ đáo<br />
23,1 năm ±13,8<br />
Số lần bị lỗ đáo > 10 lần<br />
64,0%<br />
Kiến thức chăm sóc bàn chân lỗ đáo<br />
80,0 %<br />
đúng<br />
Hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo đúng<br />
44,0 %<br />
Tiền căn<br />
Đặc điểm<br />
Tăng huyết áp<br />
Đái tháo đường<br />
Hút thuốc lá<br />
Uống rượu bia nhiều<br />
<br />
%<br />
28,0<br />
17,3<br />
38,7<br />
8,0<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo<br />
Đặc điểm<br />
%<br />
Lỗ đáo đơn giản: lỗ đáo viêm xương<br />
54,7: 45,3<br />
Vị trí lỗ đáo (gót trước: gót sau: gót giữa) 67,3: 23,2: 9,5<br />
Vị trí ở (chân phải: chân trái: hai chân) 48,0: 42,7: 9,3<br />
Số lượng lỗ đáo (1: 2: 3)<br />
73,3: 24,0: 2,7<br />
Biến dạng khác ở bàn chân:<br />
Cò và cụt rụt<br />
86,7<br />
Bàn chân bệt<br />
33,3<br />
Bàn chân lết<br />
29,3<br />
Thể bệnh phong: PB<br />
5,3<br />
MB<br />
94,7<br />
Các mối liên quan với phân loại độ nặng của lỗ đáo<br />
Đặc điểm<br />
p<br />
Nhóm tuổi > 50<br />
p= 0,039 KTC 95% (0,101,08)<br />
Giới tính nam<br />
p= 0,15<br />
Nghề nghiệp đi lại nhiều<br />
p= 0,000<br />
Trình độ học vấn ≤ cấp 1<br />
p= 0,026<br />
Hoàn cảnh kinh tế khó khăn<br />
p= 0,013<br />
Dân tôc Kinh<br />
p= 0,37<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Nơi cư trú<br />
Thời gian mắc bệnh phong ><br />
20 năm<br />
Thời gian bị lỗ đáo > 10 năm<br />
Số lần bị lỗ đáo > 10 lần<br />
Kiến thức về chăm sóc bàn<br />
chân lỗ đáo sai<br />
Hành vi về chăm sóc bàn chân<br />
lỗ đáo sai<br />
Đái tháo đường<br />
Tăng huyết áp<br />
Hút thuốc lá<br />
Uống rượu bia nhiều<br />
Phân độ tàn tật bàn tay độ 2<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
p<br />
p= 0,002<br />
p= 0,12<br />
p= 0,87<br />
p= 0,91<br />
p = 0,49<br />
p= 0,000<br />
p= 0,50<br />
p= 0,79<br />
p= 0,17<br />
p= 0,25<br />
p= 0,36<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm về dịch tễ học<br />
Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 58,7 tuổi.<br />
Nam giới chiếm ưu thế hơn nữ giới với tỷ lệ<br />
1,4:1. Khoảng gần 50% các trường hợp làm<br />
nghề nông như làm ruộng, làm rẫy, chăn<br />
nuôi, trồng trọt. Tiếp theo là nhóm nghành<br />
nghề khác như bán vé số, bán hàng, thợ hồ,<br />
sửa xe đạp, công nhân cây xanh, thợ hớt tóc…<br />
có hoạt động đi lại nhiều. Điều này phù hợp<br />
với nhiều nghiên cứu(9,6,7).Bệnh nhân phong<br />
với các đặc điểm kể trên là những lao động<br />
chính trong gia đình, thường làm những công<br />
việc tay chân và tiếp xúc với đất, nước thường<br />
xuyên nên dễ có nguy cơ bị tổn thương bàn<br />
chân, nhất là trên các bàn chân bị giảm hay<br />
mất cảm giác từ đó tạo thành lỗ đáo.<br />
Bệnh nhân phong có lỗ đáo có trình độ học<br />
vấn thấp. Đa số trường hợp có trình độ ≤ cấp 1<br />
(69,3%) trong đó tỷ lệ mù chữ lên tới 20,0%.<br />
Khoảng 80,0% bệnh nhân rơi vào tình trạng<br />
nghèo khó. Do học vấn thấp và tình trạng kinh<br />
tế khó khăn nên bệnh nhân phong không đủ<br />
điều kiện để có những việc làm nhẹ nhàng mà<br />
thu nhập khá, mà phải chọn những nghề lao<br />
động chân tay đơn giản, nặng nề nên dễ bị chấn<br />
thương bàn chân hơn.<br />
Mặc dù, phần lớn có kiến thức về chăm sóc<br />
bàn chân lỗ đáo nhưng chỉ gần ½ bệnh nhân<br />
phong thực hiện đúng. Điều này một phần do<br />
bệnh nhân phong đa phần là nông dân, hòan<br />
<br />
303<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
cảnh kinh tế khó khăn khiến cho họ buộc phải đi<br />
lại trên đôi chân để tìm kế sinh nhai dù biết rằng<br />
bệnh sẽ nặng lên, một phần do bệnh nhân<br />
phong được sự giúp đỡ trợ cấp của nhà nước<br />
lâu dần dẫn đến tâm lý ỷ lại và phần nào do<br />
cuộc sống đơn độc không có gia đình khiến họ<br />
không còn nhiều động lực để tự chăm sóc bản<br />
thân.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo<br />
Chúng tôi ghi nhận thấy vị trí lỗ đáo thường<br />
gặp nhất là gót trước (67,3%), gót sau (23,2%) và<br />
gót giữa (9,5%). Điều này phù hợp với nhiều<br />
nghiên cứu và đúng với sinh lý ở vị trí đứng<br />
thẳng là bàn chân có 3 vùng tì đè chính gót<br />
chân, đáy xương bàn 5 và đáy xương bàn 1(4,5).<br />
Chúng tôi nhận thấy lỗ đáo đơn giản<br />
(54,7%) chiếm tỷ lệ cao hơn lỗ đáo có viêm<br />
xương (45,3%). Điều này phù hợp với nhiều<br />
nghiên cứu(4,6,7).<br />
Tỷ lệ thể phong MB trên bệnh nhân phong<br />
có lỗ đáo rất cao (94,7%). Điều này phản ánh<br />
được những khiếm khuyết của thể bệnh này, đó<br />
là thể phong nhiều khuẩn, miễn dịch qua trung<br />
gian tế bào yếu, bệnh nhân có sức đề kháng<br />
kém… nên dễ xảy ra các phản ứng phong hơn<br />
từ đó dẫn đến các tổn thương thần kinh là<br />
nguyên nhân của tàn tật(3).<br />
<br />
Các mối liên quan<br />
Nghề nghiệp cần phải đi lại nhiều có nguy<br />
cơ bị lỗ đáo viêm xương gấp 11,72 lần so với<br />
nghề nghiệp ít đi lại (p= 0,000). Điều này phản<br />
ánh đúng được biện pháp phòng ngừa và<br />
điều trị lỗ đáo quan trọng nhất là giảm áp<br />
ngay tại sang thương bằng các biện pháp như<br />
nằm nghỉ tại giường, đi bằng gót (lỗ đáo ở<br />
phía trước bàn chân) hay đi nhón gót (lỗ đáo<br />
ở gót chân) hay quan trọng hơn là đi lại bằng<br />
các loại giày giảm áp(1,4).<br />
Người có trình độ học vấn cấp 1 và mù chữ<br />
có nguy cơ bị lỗ đáo viêm xương gấp 3,31 lần so<br />
với người có trình độ học vấn trên cấp 1 (p=<br />
0,026). Hoàn cảnh kinh tế khó khăn có nguy cơ<br />
bị lỗ đáo viêm xương gấp 7,43 lần so với hoàn<br />
<br />
304<br />
<br />
cảnh kinh tế khá (p=0,013). Bệnh nhân phong ở<br />
các tỉnh thành phía Nam có tỷ lệ bị lỗ đáo viêm<br />
xương cao hơn so với bệnh nhân phong ở<br />
Tp.HCM hay Bến Sắn và sự khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê (p=0,002).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có<br />
44,0% bệnh nhân phong là có thực hiện đúng<br />
các bước chăm sóc bàn chân lỗ đáo hằng ngày,<br />
thấp hơn nhiều so với tỷ lệ có kiến thức đúng.<br />
Sự khác biệt về tỷ lệ lỗ đáo viêm xương ở hai<br />
nhóm rất có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Hành vi<br />
chăm sóc bàn chân lỗ đáo sai có nguy cơ bị lỗ<br />
đáo viêm xương gấp 6,69 lần so với hành vi<br />
chăm sóc đúng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tuổi trung bình mắc bệnh là 58,7. Nam giới<br />
chiếm ưu thế hơn nữ giới với tỷ lệ nam:nữ là<br />
1,4:1. Hầu hết bệnh nhân làm nghề nông, trình<br />
độ học vấn thấp ≤ cấp 1 và hoàn cảnh kinh tế<br />
khó khăn. Thời gian bị bệnh phong cũng như<br />
thời gian xuất hiện lỗ đáo đầu tiên cho đến nay<br />
kéo dài trong hàng chục năm.<br />
Lỗ đáo thường xuất hiện trên những vùng tì<br />
tè chịu áp lực của bàn chân, trong đó gót trước<br />
thường gặp nhất kế đến gót sau và gót giữa.<br />
Hầu hết bệnh nhân chỉ bị 1 lỗ đáo. Lỗ đáo đơn<br />
giản chiếm 54,7% nhiều hơn lỗ đáo viêm xương.<br />
Qua phân tích chúng tôi tìm thấy một số<br />
mối liên quan giữa phân loại độ nặng của lỗ đáo<br />
và các yếu tố sau: nghề nghiệp cần phải đi lại<br />
nhiều (p=0,000), trình độ học vấn ≤ cấp 1<br />
(p=0,026), hoàn cảnh kinh tế khó khăn (p=0,013),<br />
nơi cư trú (p=0,002) và đặc biệt là hành vi chăm<br />
sóc bàn chân lỗ đáo không đúng (p=0,000).<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên<br />
truyền bệnh phong trên cả nước đặc biệt ở vùng<br />
xa, dân tộc ít người. Từ đó giúp phát hiện sớm<br />
và điều trị kịp thời bệnh phong hạn chế những<br />
tàn tật của bệnh trong đó có lỗ đáo.<br />
Cần giáo dục kỹ hơn nữa về cách chăm sóc<br />
bàn chân lỗ đáo cho tất cả bệnh nhân phong.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Các cán bộ y tế cơ sở phải thường xuyên<br />
vãng gia đến hộ gia đình để động viên tinh<br />
thần, khuyến khích và nhắc nhở duy trì các hoạt<br />
động tự chăm sóc bàn chân lỗ đáo, đồng thời<br />
cần hỗ trợ các phương tiện và vật liệu kỹ thuật<br />
như các loại giày/dép giảm áp để giúp phòng<br />
ngừa và điều trị lỗ đáo tốt hơn.<br />
Cần mở rộng nghiên cứu ra các quận huyện<br />
TP.HCM và các tỉnh thành chứ không hạn chế<br />
trong các bệnh viện và khu tập trung bệnh<br />
phong để nâng cao giá trị của công trình và mẫu<br />
nghiên cứu đại diện tốt hơn cho dân số bệnh<br />
phong có lỗ đáo.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Alfica S (2006). Leprosy (Deadly Diseases and Epidemics).<br />
Chelsea House Publishers, United States of America, pp.8-20.<br />
Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM (2004). Săn sóc tàn tật, điều trị lỗ<br />
đáo. Handicap Internetional, Peter Donders Foundation, tr.2053.<br />
Bùi Văn Đức (2005). “Bệnh Phong”. Bài giảng bệnh da liễu, nhà<br />
xuất bản y học, Tp. HCM, tr.64-88.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kazen R (1993). “Management of plantar ulcers”. Leprosy Rev,<br />
70(1), pp.63-9.<br />
Nguyễn Tất Thắng (2008). “Bàn chân lỗ đáo”. Bài giảng chuyên<br />
khoa 1 Da Liễu, nhà xuất bản y học, Tp. HCM, tr.25-30.<br />
Phạm Đình Tụ, Huỳnh Thanh Liêm (2006). “Lỗ đáo tái phát ”.<br />
Tổng quan về chăm sóc và điều trị lỗ đáo tại các tỉnh phía Nam,<br />
bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tr.80-83.<br />
Phan Hồng Hải, Lê Văn Trước, Lê Thị Kim Thùy, Vũ Minh Duy<br />
(2007). “Lỗ đáo tái phát tại Khu điều trị phong Bến Sắn 20042006”. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật da liễu khu vực phía Nam kỳ<br />
IV tháng 12 năm 2007, bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tr.34-51.<br />
Rea TH., Modlin RL. (2008). “Leprosy”. Fitzpatrick's<br />
Dermatology in General Medicine 7th. The MacGraw-Hill<br />
Companies, pp.1786-1796.<br />
Trần Thị Song Thanh (2006).”Đánh giá kết quả điều trị lỗ đáo<br />
bệnh nhân phong tỉnh Khánh Hòa”. Tổng quan về chăm sóc và<br />
điều trị lỗ đáo tại các tỉnh phía Nam, bệnh viện Da Liễu Tp.<br />
HCM, tr.89-96.<br />
Trương Văn Út (2006). “Khảo sát hiệu quả điều trị phòng ngừa<br />
tái phát lỗ đáo dựa vào cộng đồng”. Tổng quan về chăm sóc và<br />
điều trị lỗ đáo tại các tỉnh phía Nam, bệnh viện Da Liễu Tp.<br />
HCM, tr.84-88.<br />
WHO (2008).”Trends in the Epidemiology of Leprosy - Viet<br />
Nam, 1983-2006”. Weekly epidemiological record, 24, pp.217–<br />
224.<br />
WHO (2009). “Global leprosy situation”. Weekly<br />
epidemiological record, 33, pp.333-340.<br />
<br />
305<br />
<br />